Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Con đường kinh tế lấy dân sự làm chủ đạo

Cái "mô hình kinh tế lấy doanh nghiệp làm chủ đạo" mà tôi chủ trương trong gần 20 năm qua đã làm cho một số người hiểu rằng doanh nghiệp sẽ làm hết việc của chính phủ.

Nhưng không phải như vậy. Không phải doanh nhân giải quyết công việc của chính phùlam, hay chính phủ hoàn toàn không can dự vào việc của doanh nghiệp. Chỉ có điều là những việc chính phủ can thiệp và tham gia quá sâu vào công việc của doanh nghiệp không được tồn tại nữa.

Quản lý toàn bộ nền kinh tế của đất nước và lựa chọn chính sách khuyến khích phát triển là do chính phủ thực hiện. Việc điều chỉnh công nghiệp, xây dựng xã hội quân bình chính là chức năng của chính phủ. Tương tự, doanh nghiệp có vuệc của doanh nghiệp, việc chọn ngành nghề, quyết định có đầu tư hay không, tính toán giá cả... hoàn toàn phải để cho doanh nghiệp tự quyết.

Chính phủ làm việc của chính phủ, dân sự làm việc của dân sự, phối hợp với nhau chính là ý nghĩa của "kinh tế lấy dân làm chủ đạo đúng nghĩa". Kinh tế vật chất thì dân phải làm chủ đạo.

Nếu như vậy thì khi sử dụng chính sách chấn hưng công nghiệp hoặc chỉnh đốn các doanh nghiệp tiêu cực... thì chính phủ không nên trực tiếp kiểm tra các doanh nghiệp và quyết định từng việc theo kiểu " doanh nghiệp này được, doanh nghiệp kia không được, doanh nghiệp này làm cái này, doanh nghiệp kia làm cái kia", mà chỉ định ra những tiêu chuẩn và mô hình, việc còn lại các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào tình hình thay đổi của thị trường, tự do phán đoán và tham gia vào.

Năng lực huy động vốn ở một mức nhất định, phải duy trì cơ cấu tài chính thì tiêu chuẩn đưa ra mới có thể thông qua cùng với chính sách quốc gia, các doanh nghiệp mới nỗ lực để phù hợp với các tiêu chuẩn đó. Cũng chính vì vậy, chỉnh phủ không phải chịu trách nhiệm cho những doanh nghiệp tiêu cực, cũng chẳng có việc ngân hàng phải tiếp nhận hàng loạt các doanh nghiệp tiêu cực, và như vậy kinh tế quốc dân mới có thể phát triển một cách lành mạnh.

Hơn hết là chính phủ đưa ra phương hướng phát triển kinh tế quốc dân, tạo ra dòng chảy hướng tới tương lại, tăng thêm vốn nhà nước, tài sản chung, đường sá, cảng... việc cần làm nhiều không kể hết.

Cái gọi là "nền kinh tế do chính phủ chủ đạo" nghĩa là chính phủ can thiệp quá sâu vào công việc của doanh nghiệp thì rõ ràng không mang lại hiệu quả.

Việc chúng ta chủ trương lấy dân làm chủ đạo không phải là muốn có một chính phủ nhỏ bé và khômg có sức mạnh. Doanh nghiệp luôn muốn một chính phủ mạnh thực sự và công minh chính đại. Bởi lẽ để chiến thắng được khủng hoảng kinh tế thế giới và tình hình kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng tự bảo vệ mình thì vai trò của chính phủ trong việc đoàn kết và hợp tác với doanh nghiệp rất quan trọng.

Đã đến lúc phải chấm dứt nền kinh tế chỉ thị để bắt đầu thời kỳ phát triển kinh tế. Cái thời đàia chính phủ không thể không tham dự vào lĩnh vực cung cấp vốn, mở rộng kỹ thuật, tìm kiếm thị trường vốn chẳng có hiệu quả đã kết thúc, bây giờ kinh tế của chúng ta cần nâng cao nhiều hơn năng lực và quy mô, số lượng lẫn chất lượng. Để phù hợp với điều đó thì vai trò của chính phủ là xây dựng một phương hướng mới kết hợp tinh thần sáng tạo của nhân dân để phát triển kinh tế đất nước.

Cái gọi là kinh tế dân sự có thể hoàn thành khi tất cả người dân, bắt đầu từ chính phủ và doanh nghiệp tự nhận biết trách nhiệm và vai trò của mình, có ý chí vững vàng để thành công trong việc hiện đại hóa xã hội và kinh tế.

Kinh tế lấy dân làm chủ đạo nói ngắn gọn là dựa theo nguyên lý của kinh tế thị trường mà hình thành nên giá cả. Trước đây, vì các nhà chính trị chỉ đạo giá cả, vì vậy những nhà doanh nghiệp cùng ngành nghề cấu kết lại và nỗ lực tìm cách đưa giá lên cao. Khi đó, doanh mghiệp tuyệt đối không thể tiến bộ được.

Trên nền tảng là lợi ích chung và chế độ tài sản tư hữu, việc cân bằng chủ nghĩa doanh nghiệp tự do chính là việc phải làm của chế độ kinh tế doanh nghiệp tự do ngày hôm nay.

Vậy mà hiện nay vẫn chưa tìm được phương cách điều chỉnh đúng đắn vấn đề này.

Nếu chỉ nhấn mạnh một phái các phương pháp tìm kiếm lợi ích tập thể thì sức sáng tạo và năng suất của doanh nghiệp sẽ có khả năng đi xuống, ngược lại nếu chỉ quan tâm tới lợi ích cá nhân mà không chú ý với tính cộng đồng thì sẽ mang đến sự rạn nứt trong xã hội và thiệt hại nhiều cho đất nước. Cho nên, khi lựa chọn chính sách chính phủ phải tập trung trí tuệ của các tầng lớp, các giai tầng lại và thận trọng đi đến sự thống nhất.

Dù xây dựng một chính sách nhỏ nào đi chăng nữa thì không thể phạm sai lầm kiểu chỉ cần tham khảo báo cáo của một vị tiến sĩ nào đó mà vội vã quyết định và tiến hành, nhất định phải tiếp nhận ý kiến về lý luận và thực tiễn để xây dựng chính sách.  Đồng thời một trong những việc quan trọng mà chính phủ phải làm là tạo ra môi trường thực hiện các chính sách làm điểm tựa cho kinh tế dân sự chủ đạo, cũng như làm cho doanh nghiệp, người dân, người tiêu dùng cùng hợp tác và hoạt động - bầu khômg khí tích cực mà doanh nghiệp và cá nhân có thể sống giàu mạnh, nhờ phát huy hết sức sáng tạo và năng suất của mình.

Phải dựa trên sự công nhận và niềm tin của toàn dân thì hiệu quả của chính sách mới phát huy được tối đa.

Một học giả Mỹ nói dân tộc duy nhất ở Viễn Đông mang tư chất có thể thực hiện chủ nghĩa dân chủ chính là dân tộc Hàn Quốc. Theo ông ta, so với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thẳng thắn hơn, cởi mở hơn và có tính sáng tạo cũng như tiến thủ hơn. Tôi đồng tình hoàn toàn với quan điểm của học giả ấy. Thông qua việc mở ra thể chế dân sự chủ đạo, trên phương diện kinh tế và công nghiệp, tôi tin chắc chắn rằng chúng tôi sẽ đi con đường xã hội tư bản chủ nghĩa dân chủ như châu Âu.

Doanh nghiệp chúng tôi đã tích lũy kinh nghiệm giao dịch làm ăn đối ngoại đa dạng với thế giới. Bên trong thì vượt qua những thử thách về lãi suất cao, thuế suất cao, trưởng thành và nỗ lực để giữ gìn kinh tế tự do.

Sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế được quyết định bởi sự nhanh nhạy, chính xác của các chính sách thích ứng phù hợp với tình hình mới của chính các doanh nghiệp hoặc đất nước đó. Để tiếp tục duy trì sức cạnh tranh lâu dài thì tất cả các đơn vị cụ thể của kinh tế dân sự chủ đạo, tức là tất cả người sản xuất, người lao động, người tiêu dùng, phải năng suất hóa và hợp lý hóa công việc của mình, đồng thời phải theo đuổi tự do hóa trong trách nhiệm của mình.

Sự ổn định không phải dựa trên sự áp đặt và không chế, mà phải tiến tới sự ổn định dựa trên nguyên lý thị trường, mang tính mềm mại và không ép buộc. Tất cả các nhà doanh nghiệp bằng trách nhiệm xuyên suốt đối với gánh nặng nguy hiểm và xây dựng kinh tế, không ngừng chấp nhận thử thách, khó khăn, hoàn thành trách nhiệm của mình, còn chính phủ phải dẫn dắt kinh tế theo hướng trung thực với nguyên lý của kinh tế thị trường, loại bỏ sự can thiệp quá mức và xây dựng chính sách có sự tham khảo ý kiến đầy đủ của những nhà chuyên môn và doanh nghiệp liên quan.

Nếu như vậy Hàn Quốc nhất định thực hiện thành công những giai đoạn phát triển kinh tế kế tiếp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com