Cuộc hành trình cùng với bạn và 47 chon làm lộ phí
Chon: Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc, tương đương với xu.
14 tuổi, tôi tốt nghiệp tiểu học. Điều đó có nghĩa là đã đến lúc tôi phải bắt đầu làm những công việc nặng nhọc của nhà nông. Lúc ấy, toii ấp ủ giấc mơ được học tiếp để trở thành thầy giáo dạy tiểu học.
Xuân vừa chớm bắt đầu, cha tôi khai hoang những mảnh ruộng đá làm thành ruộng. Việc này vất vả hơn nhiều so với công việc khai hoang đất bằng đót lửa. Chúng tôi phải đào đất lên, nhặt từng hòn đá một, mà đá thì nhiều vô kể, gom lại bỏ vào thúng rồi chất thành đống bên cạnh suối, sau đó san đất ch bằng, làm đường cho nước chảy vào ruộng. Mất ròng rã hai tháng trời chúng tôi mới hoàn thành thửa ruộng khoảng 330 mét vuông.
Tình cảm cha tôi dành cho đất cũng xuất phát từ nỗi uất hận khao khát của tất cả những nông dân hiền lành và chất phác, phải chống chọi với khó khăn để tìm lấy cho mình một mảnh đất. Và sự nỗ lực, cũng như nỗi vất vả, cực nhọc của cha để tìm từng mét đất chính là động lực trực tiếp để sau này tôi xây dựng khu khai hoang Sosan, trả cái hận ngày xưa cho cha. Thưở ấy, tôi hết lòng giúp đỡ cha trong công việc, nhưng trong đầu tôi lại hiện diện những suy nghĩ khác.
So với những nỗ lực, thời gian và mồ hôi bỏ ra, thành quả của những người nông dân quả là quá ít ỏi. Vào những công xưởng làm việc, chẳng phải khai hoang gì cả, rồi lấy tiền mua đất chẳng hơn sao.
Đúng như vậy. Làm việc trong nhà máy có mệt đi mấy cũng không vất vả bằng làm nông, nếu làm nhiều như làm nông thì thành quả chắc chắn kiếm được nhiều hơn thành quả từ làm nông.
Thời ấy có thể nói nghề nông là bi thảm. Người nông dân có làm gãy cả lưng thì khổ vẫn cứ hoàn khổ, cách làm ruộng vẫn y như thời nguyên thủy. Chỉ cần mưa đến muộn một chút vào mùa xuân hay một cơn mưa đá trong mùa hè hoặc sương muối xuống sớm vào mùa thu là nắm đó sẽ mất mùa. Năm nào được mùa thì cũng chỉ đủ ăn, trong ba năm thì có đến hai năm mất mùa. Mà mất mùa thì nhà nào nhà nấy sớm hết lương thực, phải ăn cháo đậu hoặc hạt dẻ hàng ngày.
Cuộc sống đói nghèo, làm đến chết cũng không tránh khỏi con đường ăn cháo đậu của nông thôn là lý do chính khiến tôi căm ghét cuộc sống làm nông, dù nó có thế nào đi nữa.
Việc nhà nông từ mùa xuân đến mùa hạ là nhổ cỏ. Lúc nào không phải làm mùa thì cắt cỏ làm phân, be bờ, nhưng đó cũng là thời gian rảnh rỗi.
Ngày ấy, chỉ có trường làng của tôi mua báo Đông Á phát hành hằng ngày. Mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, tôi đến nhà ông tìm mấy tờ báo mà người lớn đã đọc xong để lại. Lúc đó, ngay cả truyện " Đất" của nhà văn Lee Kwang Shu được đăng tải thường kỳ trên tờ Đông Á mà tôi cũng không biết là tiểu thuyết, cứ tưởng đó là chuyện hằng ngày được ghi chép lại một cách thực tế. Thế là tôi cũng mong muốn mình sớm được lên Seoul, tự học, vượt qua kỳ thi rồi trở thành một người như luật sư Hur Song trong truyện.
Sau này nghĩ lại mới thấy thật buồn cười. Để thực hiện ước mơ của mình, tôi đã lên Seoul lao động và trên thực tế cũng đã tìm đọc các sách về luật pháp như "Thông tin pháp chế", rồi cũng thuộc lòng cuốn "Lục pháp chiến thư". Tôi cũng đã tham dự những kì thi thông thường. Và kết quả tất nhiên là hỏng thi, tôi đành phải từ bỏ giấc mơ trở thành luật sư, nhưng dù sao những tri thức pháp luật khiêm tốn ngày ấy cũng đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc sau này. Khi tôi ra nước ngoài kí hợp đồng, chẳng cần luật sư cố vấn đi cùng tôi cũng có thể xử lý công việc mà không có sai sót gì.
Một hôm tôi tình cờ đọc thấy phần quảng cáo lớn trên nhật báo Đông Á rằng ở Chongjin, người ta mới bắt đầu xây dựng nhà máy chế tạo thép và sân bay nên cần rất nhiều lao động. Trống ngực tôi đập thình thịch. " Hãy đến Chongjin đi, dù đi đâu và làm gì cũng có thể sẽ tốt hơn như thế này, cùng là chuột nhưng chuột ở nhà vệ sinh thì ăn phân, còn chuột nhà kho thì ăn gạo". Người tôi rắn chắc, tinh thần mạnh mẽ. Đây là việc mà tôi có thể làm được. Không có cách nào khác, tôi phải trốn nhà đi mà không được cho ai hay biết.
Tôi giở bản đồ, tìm thấy Chongjin. Tôi giả vờ vô tình hỏi người lớn, họ nói đường đến đó xa lắm, nếu đi tàu biển thì mất bốn ngày còn đi bộ thì mất khoảng nửa tháng. Tiền không có một xu nên tôi quyết định đi bộ.
Vì cảm thấy bất an khi mạo hiểm lần đầu tiên ra đất khách nên tôi rủ người bạn cùng học hồi lớp ba tên Chu Ji Won, lớn hơn tôi ba tuổi, cùng đi, và anh ta nhanh chóng đồng ý. Có một người bạn đồng hành như có cả một đội quân, dũng khí của tôi tăng lên gấp trăm lần. Vào một đêm oi bức tháng Bảy, chờ tất cả mọi người trong nhà ngủ hết, tôi ra đi. Tôi phải đi suốt cả đêm vì sợ rằng sáng hôm sau khi cha tôi thức dậy đi làm đồng và phát hiện tôi đã chốn khỏi nhà, thế nào ông cũng tìm tôi. Lúc đó tôi phải đi thật xa rồi.
Cả hai chúng tôi chẳng có hành lý gì ngoài cái quần vải và chiếc áo khoác đang mặc trên người. Gom hết tiền bạc của hai đứa lại thì được đúng 47 chon làm lộ phí. Đó là tiền dự phòng của chúng tôi.
Hôm đó lại đúng vào ngày cuối tháng âm lịch, khôn có trăng, trời tối như mực, hai chúng tôi đi như chạy vì cứ cảm tưởng là sau lưng có ai đó đang đuổi theo mình. Chúng tôi quren cả sợ, đi vào tận đường sâu trong núi. Chúng tôi cứ hướng về phía Bắc mà đi, băng qua đèo Pechon thuộc địa phận Samtealy, vốn là ngọn đèo mà bọn cướp có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Trong đêm tối, chúng tôi đi mà không hề dừng lại nghỉ, vượt qua ngọn đèo, dạng sáng hôm sau thì tới Hiopkoc. Vậy là chúng tôi đã đi được 60 dặm.
Bây giờ thì không còn sợ bị ai bắt lại nữa, chúng tôi đã tạm yên tâm. Nhưng chỉ với bát cơm khoai tây hồi chiều qua, lại đi cả đêm, qua bao ngọn đồi, cơn đói bắt đầu đến với hai đứa tôi.
Trước hết phải kiếm cái gì cho vào bụng. Từ trước đến nay, nhân tâm ở ngôi làng mới xây dựng của tôi bao giờ cũng bạc bẽo. Giờ đây, tôi gặp ngôi làng trên núi còn bạc bẽo hơn.
Dù nghèo đến rách mồng tơi nhưng từ bé đến giờ tôi chưa từng phải xin cơm ăn. Đây là việc chẳng dễ chịu gì, cho nên Chu Ji Won đã xui tôi xin trước. Anh viện lý do là anh ta đang ở tuổi thanh niên trai tráng, thân hình lại to lớn nên mở miệng xin cơm nghe thật ngượng ngạo. Tôi ít tuổi nên có lẽ đứng ra xin có lẽ tốt hơn. Thấy Chu nói có lý, tôi quyết định đi xin cơm một mình. Tôi chẳng có lấy một cái tô hay một cái gáo, những thứ cần thiết để ăn xin, mà chỉ đi với hai bàn tay không.
Tôi và Chu Ji Won vào làng, chọn một ngôi nhà trông có vẻ khá rồi đi tới. Chúng tôi bước vào sân ngay lúc cả nhà ấy đang ngồi ăn sáng. Trước tiên chúng tôi cúi chào ông chủ nhà và nói: "Chúng tôi là khách qua đường, vì hết tiền nên ghé vào đây xin cơm ăn. Xin ông giúp cho chúng tôi ít cơm". Ông chủ nhà khoảng 50 tuổi, trông đạo mạo, cười tròn miệng hỏi lại: " Ấy, cái thằng này mà không có cái gì à?" Ông ta không nói vậy thì tôi cũng cảm thấy xấu hổ lắm rồi vì đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi phải đi xin cơm. Lúc đó bên cạnh có cái hang chuột thì tôi cũng đào rộng mà chui xuống. Thật là xấu hổ."Vâng, thật sự chúng tôi hết tiền rồi", tôi trả lời một cách nài nỉ. Lời nói của tôi nghe xót xa như là tiếng nói của người sắp chết. Ông chủ nhà cười và nói: "Cái thằng này, phải biết dè sẻn cho nó đừng hết chứ, hết tiền rồi thì bây giờ còn làm cái gì được".Thà chịu đói chứ không thể đứng đó chịu đựng xấu hổ thêm được nữa, chúng tôi bỏ đi như chạy trốn khỏi ngôi nhà ấy.
Về sau nghĩ lại tôi mới biết ông chủ ấy thật ra trong bụng đã muốn đãi cơm rượu cho chúng tôi thật hậu và chỉ nói đùa như vậy, nhưng chúng tôi thất bại là do hoàn toàn không có kinh nghiệm và tự xấu hổ. Đi ăn xin cũng phải có dũng khí và sự chịu đựng. Sau đó, chúng tôi từ bỏ ý nghĩ đi xin cơm và cũng không thể đi được nữa. Bụng đói ngấu, chân nặng nề, chúng tôi bước đi một cách uể oải. Đi chưa được bao lâu chúng tôi thấy một căn nhà có bày mâm và cái chày làm bánh, nhà này bán bánh.
Bụng đói tưởng chừng nhjw sắp chết, chúng tôi chỉ nghĩ rằng sau này thế nào thì kệ chứ bây giờ không có cách nào khác là phải dùng đến những đồng tiền dự phòng bất trắc. Chúng tôi ngồi vào mái sau ngôi nhà, gọi bà chủ quán cho 5 chon bánh, với hai đứa trẻ đang sức lớn như chúng tôi thì 5 chon được ba cái bánh gạo tẻ chẳng thấm vào đâu. Bây giờ có bỏ hết cả 47 chon để mua bánh thì có thể hai đứa chúng tôi ăn vẫn chưa no, nhưng vì những đồng tiền này quý như sinh mạng nên chúng tôi chỉ dám dùng 5 chon.
Thời ấy, mua bánh được cho kèm canh rau cải khô. Mỗi đứa tôi ăn một cái bánh với một bát canh, cái còn lại chia làm hai rồi xin thêm một bát canh nữa mà không phải trả tiền. Canh giúp cho chúng tôi no bụng. Tôi dự định trong ngày hôm đó sẽ đi đến Wonsan, nơi mà Chon Un Hak, người bạn học cùng lớp với tôi thuở xưa, đang làm việc. Thế là chúng tôi lại tiếp tục lên đường.
Từ khi Chon Un Hak ra đi, thỉnh thoảng tôi vẫn viết thư liên lạc với bạn ấy. Hiện Chon Un Hak làm việc ở cửa hàng bán đồng hồ của người Nhật. Chúng tôi nghĩ rằng nếu đến Wonsan thì có thể ở nhờ nhà Chon Un Hak mà chẳng mất tiền. Càng đi càng thấy xa. Qua khỏi bình nguyên Anpiong, qua cả Kalma mà người ta nói Wonsan vẫn còn xa lắm.
Chúng tôi chẳng biêta khoảng cách từ Tongchon đến Wonsan là bao xa, như g không biết có phải vì đói bụng không mà tôi nghĩ rằng có lẽ nó phải hơn 200 dặm. Tuy nhiên, ngày hôm đó chỉ với một cái bánh rưỡi và hai bát canh, chúng tôi đã đến được Wonsan.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com