Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Bài 2: Khái Quát Kiểm Toán

Kiểm toán: Là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp  của các thông tin với các tiêu chuẩn được thiết lập

Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các cá nhân đủ năng lực và độc lập

Kiểm toán được chia làm 2 nhóm:
- Kiểm toán theo mục tiêu
- Kiểm toán theo chủ thể/ Đối tượng thực hiện

1. Kiểm toán theo mục tiêu: Được chia làm 3 nhóm: 
 (1) Kiểm toán BCTC
 (2) Kiểm toán tuân thủ
 (3) Kiểm toán hoạt động

- Kiểm toán BCTC: Kiểm tra tính trung thực hợp lý của BCTC của một đơn vị như: Quy định về kế toán (Chuẩn mực kế toán, và thông tư 200, thông tư 202,...)
- Tính trung thực và hợp lý thể hiện ở:
      + Giá trị phù hợp;
      + Hiện hữu và tồn tại
      + Quyền và nghĩa vụ
      + Tính đầy đủ
=> Kiểm tra tính phù hợp hay không phù hợp, và tùy thuộc vào bản chất vấn đề và đặc điểm (mô hình kinh doanh) của đơn vị.
      + Các DN bắt buộc phải kiểm toán BCTC khi có nhu cầu huy động vốn và cơ quan kiểm toán bắt buộc phải tách biệt chủ sở hữu và các cổ đông, để đảm bảo tính trung thực, hợp lý của BCTC.
      + Các DN bắt buộc phải kiểm toán BCTC bao gồm: 
            * Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
            *  Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
            * Các định chế tài chính trung gian (ngân hàng, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán...)
            * Các công ty có vốn đầu tư nhà nước 
- Kiểm toán tuân thủ: Kiểm tra tính chấp hành một quy định như: Thỏa ước lao động, Luật lao động, Hợp đồng lao động, Luật chứng khoán,.... Nó áp dụng một cách nhất quán cho tất cả các đơn vị.
=> Kiểm tra tính có thể chấp hành hay không chấp hành.
- Kiểm toán hoạt động:  Kiểm tra tính hữu hiệu và hiệu quả của một hoạt động/ bộ phận của một đơn vị
      + Hữu hiệu: Có hoàn thành được mục tiêu đặt ra hay không/ đạt được
      + Hiệu quả: So sánh mục tiêu đạt được ><CP bỏ ra. Hai góc nhìn khác nhau về một vấn đề

2. Kiểm toán theo chủ thể/ Đối tượng thực hiện: Được chia làm 3 nhóm:
  (1) Kiểm toán độc lập => Kiểm toán BCTC <= Các Cty hợp đồng và cung cấp dịch vụ kiểm toán thực hiện
 (2) Kiểm toán của nhà nước => Kiểm toán tính tuân thủ <= Thanh tra, công an thực hiện
 (3)Kiểm toán nội bộ => Kiểm toán hoạt động: Tính hữu hiệu

- Kiểm toán nhà nước: Chỉ đi kiểm toán những nơi có vốn nhà nước, và các cơ quan hành chính nhà nước, không kiểm toán doanh nghiệp => Cơ quan tối cao
- Kiểm toán của nhà nước: Bao gồm doanh nghiệp

Do nhu cầu phát triển của xã hội => cần có những ràng buộc nên nghành nghề kiểm toán ra đời
- Ở nước ngoài: Hội nghề nghiệp (Mỹ, Úc, Anh,...)là người trao quyền cho Công ty tư nhân kiểm toán => Nguyên nhân: Hội nghề nghiệp có trước quốc gia
- Tại Việt Nam: Bộ tài chính là người trao quyền cho Công ty tư nhân kiểm toán => Nguyên nhân: Quốc gia có trước hội nghề nghiệp

Hội nghề nghiệp:

- VAA: Hội kế toán kiểm toán Việt Nam
- VACPA: Hội kiểm toán hành nghề Việt Nam

Kiểm toán viên: người có chứng chỉ hành nghề kiểm toán  (CPA)
      + Do Bộ tài chính cấp,nhưng VACPA đi kiểm tra, tước bằng
      + Chuẩn mực kiểm toán để đánh giá Kiểm toán viên
- Để đánh giá BCTC, kiểm toán viên cần đối chiếu BCTC với các chuẩn mực kế toán

Vai trò của chuẩn mực kiểm toán (VSA)

- Đo lường và đánh giá chất lượng công việc của kiểm toán
- Hướng dẫn kiểm toán viên thực hiện dịch vụ kiểm toán

Một cuộc kiểm toán bao gồm 3 giai đoạn
1. Chuẩn bị kiểm toán
2. Thực hiện kiểm toán
3. Hoàn thành kiểm toán


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com