KN & ND cac quan he doi ung TK
Quan hệ đối ứng tài khoản là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các loại tài sản với nhau và giữa các loại nguồn vốn với nhau trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinhvaf có ảnh hưởng đến phương trính kế toán. Các loại quan hệ đối ứng:
Loại 1: Tăng tài sản này- Giảm tài sản khác
Quan hệ này xảy ra trong nội bộ đơn vị kế toán. Trong quan hệ này, tổng quy mô tài sản của đơn vị kế toán ko thay đổi, khi quan hệ này phát sinh chỉ làm thay đổi cơ cấu tài sản. Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ: mua tài sản bằng tiền, thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền, đầu tư tài chính bằng tiền, dùng tiền cho vay, chi phí pahts sinh bằng tài sản
Ví dụ: Dùng tài sản mua nguyên vật liệu về nhập kho trị giá 10 triệu đồng
Nợ TK 152: 10tr
Có TK 111: 10tr
Loại 2; Tăng nguồn vốn này, giảm nguồn vốn khác
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc loại quan hệ đối ứng này làm thay đổi cơ cấu của đơn vị kế toán. Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ: phát sinh nợ mới, thanh toán nợ cũ, sử dụng lợi nhuận trích lập quỹ của đơn vị
Ví dụ; Vay ngắn hạn NH để trả lương cho CNV 100 triệu đồng
Nợ TK 331 ; 100 tr
Có TK 334: 100tr
Loại 3; Tăng tài sản- Tăng nguồn vốn
Quy mô tài sản và nguồn vốn tăng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ: Nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, mua chịu tài sản, mua tài sản bằng tiền vay, phát sinh chi phí bằng vay hay nợ, doanh thu phát sinh bằng tiền hay khoản phải thu
Ví dụ: Mua 1 TSCDHH trị giá 150 triệu chưa trả tiền cho người bán
Nợ TK 211 : 150 tr
Có TK 331: 150 tr
Loại 4: Giảm tài sản- Giảm nguồn vốn
Quy mô tài sản và nguồn vốn cùng giảm một lượng như nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Quan hệ này thường phát sinh trong các loại nghiệp vụ: thanh toán vay, nợ bằng tiền, hoàn trả vốn cho chủ sở hữu
Ví dụ: Thanh toán nợ kỳ trước cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản 50 triệu đồng
Nợ TK 331 : 50tr
Có TK 112 : 50 tr
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com