KTSTVB2
Câu 27: Tại sao các DN phải sử dụng các hợp đồng kinh tế ? Vai trò của các hoạt động kinh tế đối với công tác kế hoạch của DN?
*) DN phải sử dụng các hợp đồng kinh tế vì
- Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
( Điều 1, pháp lệnh hợp đồng kinh tế ban hành ngày 25/09/1989)
*) Vai trò của hợp đồng với công tác kế hoạch của DN
- Hợp đồng kinh tế là văn bản quy định quan hệ về nghĩa vụ và lợi ích tức là quyền của mỗi bên trong các bên giao dịch kinh doanh với nhau, để nếu có tranh chấp khiếu kiện về giao dịch thì có văn bản hợp đồng kinh tế để phân xử.
- Hợp đồng kinh tế có tính pháp lý, buộc các bên tham gia phải thực hiện đầy đủ chính xác.
- Hợp đồng kinh tế là hòn đá tảng cho các hoạt động đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác của các cơ quan, tổ chức, DN.
- Hợp đồng kinh tế là 1 trong những văn bản làm cơ sở cho việc đăng kí các giao dịch khác nhau trong các hoạt động kinh tế, trong sản xuất kinh doanh và trong các giao dịch nhân sự.
Câu 28: Khi nào DN cần ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá? Các hợp đồng có vai trò như thế nào đối với hoạt động SXKD của DN
DN cần ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá khi có sự thoả thuận xong về số lượng chất lượng, giá cả… của các loại hàng hóa mà đơn vị mình hay các bên đối tác mà DN có thể đáp ứng hoặc cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của mình
Vai trò của hợp đồng đối với hđ SXKD của DN
- Những thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá là cơ sở để DN đề ra những kế hoạch cho hđ SXKD của mình để đáp ứng những tiêu chuẩn trong hoạt động về số lượng, bao bì mẫu mã và chất lượng hàng hoá của DN
-Hợp đồng mua bán hàng hoá là căn cứ sở để giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề mà 2 bên đã thoả thuận trong hợp đồng
-Là cơ sở pháp lý cho việc đăng ký các giao dịch khác liên quan tới hoạt động mua bán hàng hoá
Câu 29: Hợp đồng kinh tế dịch vụ được ký kết cho các hoạt động nào của DN? Tại sao phải sử dụng nó?
*) Hợp đồng kinh tế dịch vụ được ký kết cho các hoạt động nào của DN
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ được ký kết trong những hoạt động:
+ Sửa chữa dụng cụ máy móc
+ Sửa chữa công trình kiến trúc,
+ Phục vụ sinh hoạt
+ Dịch vụ pháp lý, dịch vị bảo vệ, bảo hiểm, cho thuê tài sản.
+ Giới thiệu việc làm, môi giới hôn nhân và các môi giới khác..
*) Phải sử dụng hợp đồng kinh tế dịch vụ vì
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ quy định những thỏa thuận giữa các bên đối tác về việc cung cấp dịch vụ của DN, và các thỏa thuận khác về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
- Hợp đồng kinh tế dịch vụ còn là cơ sở pháp lý giúp giải quyết những mâu thuẫn và tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
Câu 31: Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự? Tại sao trong hợp đồng dân sự phải có các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự?
Hợp đồng dân sự
Hợp đồng kinh tế
- Là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong mua, bán, thuê, vay, mượn, tặng, cho tài sản, làm hoặc không làm 1 việc, 1 dịch vụ hoặc các thỏa thuận khác
- Là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình
- Thể hiện những quan hệ trao đổi giữa công dân với công dân hoặc giữa công dân với pháp nhân. Nội dung của hợp đồng dân sự gắn với quyền và nghĩa vụ dân sự mỗi bên.
- Thể hiện quan hệ kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng kí kinh doanh.
*) Trong hợp đồng dân sự phải có các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự vì:
- Sau khi đã giao kết hợp đồng, các bên có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng 1 cách tự giác. Đồng thời các quyền và nghĩa vụ đó sẽ được đảm bảo thực hiện bẳng sự cưỡng chế của nhà nước khi 1 bên cố tình không thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Mỗi bên tham gia hợp đồng đều có nghĩa vụ thực hiện đúng mọi điều khoản như đã quy định trong hợp đồng hay do luật định. Nếu không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng, bên vi pham có thế phải chịu trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng.
Câu 32: Hợp đồng khoán việc được sử dụng trong những hoạt động nào của DN? Vai trò của nó đối với hoạt động quản lý kinh tế DN?
*) Hợp đồng khoán việc được sử dụng trong những hoạt động của DN
- Hợp đồng khoán việc được sử dụng khi có sự thỏa thuận giữa DN và bên nhận khoán, bên nhận khoán có nghĩa vụ phải hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của DN, và sua khi hoàn thành phải bàn giao cho DN kết quả công việc đó. DN nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán khoản tiền thù lao theo thỏa thuận đã thống nhất.
*) Vai trò của hợp đồng khoán việc đối với hoạt động quản lý kinh tế DN
- Hợp đồng khoán việc là những quy định mang tính pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa DN và bên nhận khoán về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được pháp luật bảo vệ.
- Hợp đồng khoán việc là căn cứ giải quyết các vấn đề mà 2 bên đã thỏa thuận: khối lượng công việc, chất lượng công việc, các yếu tố vật chất cho việc thực hiện công việc, thời gian hoàn thành kết quả công việc, nghiệm thu công việc, trách nhiệm vật chât của mỗi bên và thời hạn thanh toán.
- Hợp đồng khoán việc có vai trò chủ chốt trong hoạt động đầu tư và hoạt động kinh doanh của DN.
Câu 33: Tại sao các DN phải kí kết các hợp đồng đại lý? Bản chất hợp đồng đại lý là gì? Vai trò của nó với hoạt động quản lý kinh tế DN?
*) DN phải kí kết các hợp đồng đại lý vì
- Hợp đồng đại lý là sự thỏa thuận giữa hai bên trong đó 1 bên là bên đại lý được sự ủy quyền của DN ( bên giao đại lý) cam kết nhân danh DN thực hiện 1 hay nhiều giao dịch vì lợi ích của DN để nhận được khoản tiền thù lao do doanh nghiệp trả, theo 2 bên thỏa thuận về số lượng và thời hạn thanh toán.
*) Bản chất hợp đồng đại lý
- Về tính chất hợp đồng đại lý là hợp đồng song vụ có đền bù, nếu các chủ thể là các tổ chức xã hội hợp pháp thì hợp đồng đại lý là hợp đồng ưng thuận.
- Chủ thể của hợp đồng đại lý:
+ Bên đại lý: bên đại lý có thể là công dân ( đại lý xổ số) hoặc có thể là pháp nhân ( bưu điện, đại lý tiết kiệm) có nghĩa vụ thực hiện 1 hay nhiều giao dịch một cách có lợi cho bên giao đại lý. Bên đại lý tham gia vào 2 quan hệ pháp luật: quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại lý : quan hệ bên trong, quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ 3 để trao đổi giao dịch: quan hệ bên ngoài.
+ Bên giao đại lý có thể là công dân, pháp nhân, nhà nước cộng hòa XHCN VN, có quyền yêu cầu bên đại lý thực hiện tốt các giao dịch đã tham gia với người thứ 3, có quyền yêu cầu bên đại lý phải giao cho mình toàn bộ những kết quả bên đại lý hoàn thành.
Câu 34: Bản chất của hợp đồng lao động? Tại sao DN phải ký kết hợp đồng lđ? Vai trò của hợp đồng lđ đối với hoạt động quản lý nhân sự trong DN
Bản chất: hợp đồng lđ là sự thỏa thuận giữa người lđ và người sử dụng lđ về việc làm có trả công, điều kiện lđ, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lđ
Hợp đồng lđ thể hiện mqh có tính chất pháp lý của người sử dụng lao động và người lđ trong sự thỏa thuận trên cơ sở luật pháp quy định, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích người lđ đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trong quan hệ lao động giữa 2 bên.
Tại sao DN phải ký kết hợp đồng lao động:
Luật pháp lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của DN, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động. Để quy định trách nhiệm của các bên trong quan hệ lao động giữa DN và người lao động, luật lao động đã quy định phải ký kết hợp đồng lao động.
Vai trò của hợp đồng lao động đối với hoạt động quản lý nhân sự trong DN
- Hợp đồng lao động là cơ sở để DN tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của mình.
- Hợp dồng lao động là 1 trong những hình thức pháp lý chủ yếu nhất để công dân thực hiện quyền làm việc, tự do, tự nguyện lựa chọn việc làm cũng như nơi làm việc, yên tâm cống hiến hết mình cho DN.
- Hợp đồng lao động quy định trách nhiệm thực hiện hợp đồng, là cơ sở để giải quyết tranh chấp về lao động.
- Hợp đồng lao động là cơ sở để quản lý nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan.
Câu 35: Để quản lý toàn diện DN chúng ta cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống VB nào? Tại sao
Để quản lý toàn diện DN chúng ta cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống VB quản lý tổ chức DN
Nguyên nhân: Bất kỳ 1 tổ chức nào cũng đòi hỏi phải tạo ra sự phân công, phân nhiệm 1 cách rõ rang cụ thể cho các cá nhân và bộ phận nhằm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong hệ thống tổ chức đồng thời tạo ra sự thống nhất các quan điểm hành động và cơ chế hoạt động
-VB quản lý tổ chức là các quy định nhằm tạo nên sự thống nhất của các bộ phận cá nhân trong tổ chức nhằm đảm bảo tổ chức vận hành đc thông suốt hiệu quả
+Tạo nên sự thống nhất hành động, hướng hành động theo mục tiêu đã đề ra
+Chỉ rõ cho mỗi cá nhân bộ phận biết chức trách nhiệm vụ của mình trong tổ chức hướng họ vào các hoạt động thống nhất
+Tạo ra sự đồng bộ trong hđ quản lý, thừa hành và hướng các hđ này vào thực hiện có hiệu quả mục tiêu của tố chức
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com