linh linh linh
Từ Thế kỉ XX đến CMT8 năm 1945 có 3 đặc điểm:
- Nền văn học được hiện đại hóa
- Nền văn học được hình thành với 2 bộ phận, nhiều xu hướng, vừa đấu tranh với nhau, vừa bổ sung cùng song song tồn tại và phát triển
- Văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt mau lẹ
Văn học Việt Nam thời kì từ đầu thế kỉ 20 đến Cách mạng Tháng Tám 1945 tuy chỉ diễn ra không đầy nửa thế kỉ nhưng có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam. Phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, Văn học thời kì này có 3 đặc điểm cơ bản: Nền văn học được hiện đại hóa, nền văn học phát triển với nhịp độ đặc biệt mau lẹ và nên văn học có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng khác nhau.
Ở thời kì này, xá hội Việt Nam có nhiều thay đổi lớn dẫn đến những biến đổi sâu sắc trong ý thức và tâm lí con người, các giai cấp mới xuất hiện như tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị dẫn đến ý thức xã hội cũng thay đổi. Mặt khác, nền văn hóa và tân hồn người Việt đến lúc đó có điều kiện vượt ra ngoài giới hạn khhu vực ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa để tiếp xúc với thế giới hiện đại. Một lớp công chúng mới của văn học ra đời với nhu cầu , thị hiếu, Văn hóa thẩm mĩ không giống cũ. Đời sống văn học trở nên sôi nổi, khẩn trương với sự phát triển của in ấn, phát hành, dịch thuật báo chí. Trung tâm của đời sống văn học là tầng lớp trí thức Tây học chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Sự thay đổi của lịch sử văn hóa xã hội tất yếu dẫn đến sự đổi mới theo hướng hiện đại của văn chương. Đó là một đòi hỏi tất yếu, khách quan của dân tộc.
Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây, có thể hội nhập với văn học hiện đại thế giới.
Quá trình hiện đại hóa diễn ra qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất khoảng 20 năm đầu tiên: chữ quốc ngữ ngày càng được phổ biến rộng rãi, câu văn xuôi trưởng thành nhanh chóng tuy nhiên thành tựu chủ yếu của văn học thời kì này vẫn là thơ văn sáng tác theo thi pháp trung đại. Thành tựu hiện đại hóa chỉ giới thiệu ở một số truyện kí của mốt vài cây bút Nam Bộ nhưng nghệ thuật còn nhiều hạn chế.
Giai đoạn 2 khoảng 10 năm được coi là giai đoạn quá độ giao thời, quá trình hiện đại hóa văn học đã đạt được một số thành tựu quan trọng song các sáng tác viết theo lối hiện đại chưa hoàn toàn thắng thế, những yếu tố của văn học cổ vẫn còn tồn tại ở nhiều thể loại từ nội dung đến hình thức. Thành tựu cơ bản hiện đại phải kể đến những sáng tác của Nguyễn Ái Quốc.
Giai đoạn 3 từ năm 1930 đến năm 1945 là giai đoạn phát triển đặc biệt mạnh mẽ hoàn tất quá trình hiện đại hóa với nhiều cuộc cách tân sâu sắc trên mọi thể loại, đặc biết là tiểu thuyết, truyện ngắn, thở và đặc biệt là phê bình văn học. Lối viết mới hầu như độc chiếm trên văn đàn và đạt được những thành công rực rỡ về số lượng. Phong trào thơ mới đã mở ra cả 1 thời đại trong thi ca. Truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại đã mang một diện mạo mới cho nền văn xuôi chữ quốc ngữ, có sự ra đời của nhiều thể loại mới mà cha hề có như kịch nói, phê bình, phóng sự… đã đem lại sự khởi sắc cho văn chương. Có thể nói đến giai đoạn thứ 3 này văn học Việt Nam đã thực sự trở nên hiện đại.
Nội dung của hiện đại hóa diễn ra ở tất cả các lĩnh vực từ quan niệm văn chương, ý thức cá nhân, tinh thần dân chủ của nhà văn đến hệ thống thi pháp, hiện đại từ nội dung đến hình thức nghệ thuật trên tất cả các thể loại,
ĐÂy là đặc điểm cơ bản bao trùm của nền văn học Việt NAm thời kì từ đầu Thế kỉ 20 đến cách mạng Tháng Tám 1945. Với những đặc điểm nổi bật, văn học thời kì này đã đánh dấu mốc quan trọng và có những tác động ảnh hưởng lâu dài trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc VN.
Phân tích nhân vật Huấn Cao
Truyện ngắn “ Chữ người tử tù” in trong tập “Vang bóng một thời” ( 1940) là tập truyện được coi “ gần đạt đến sự toàn thiện, toàn mĩ” của nghệ thuật. Trong những vẻ đẹp của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng nổi lên vẻ đẹp chói lòa rực rỡ của Huấn cao. Đó là một hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ được xây dựng bằng cảm hứng lãng mạn kết tinh tư tưởng, tài năng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Các nhân vật trong “Vang bóng một thời” chủ yếu là những nho sĩ cuối mùa quyết giữ trọn thiên lương bằng cách tìm đến “cái đạo sống của người tài tử” trong việc thả thơ, uống trà, thưởng hoa… Khác với họ, Huấn cao không những là nghệ sĩ tài hoa mà còn là một anh hùng nghĩa sẽ. Tuy chí lớn không thành, sắp phải rơi đầu ông vẫn giữ tư thế hiên ngang bất khuất. Hình tượng Huấn Cao phảng phất hình ảnh Cao Bá Quát- một nhà nho tài hoa, văn hay, chữ tốt, anh hùng khí phách nổi tiếng một thời, đã từng cùng Lê Duy Cự chống lại phong trài khởi nghĩa chống lại triều đình. Nguyên mẫu vốn đã đẹp nhưng đi vào tác phẩm nhờ tài năng của tác giả, Huấn Cao đã trở thành một hình tượng nghệ thuật lung linh tỏa sáng, kết tinh những phẩm chất đẹp đẽ của con người, tài hoa, khí phách, thiên lương.
Câu chuyện là sự gặp gỡ giữ hai nhân vật. Một là anh hùng thất thế đang bị bắt giam chời ngày ra pháp trường xử tử, mốt là quản ngục, đại diện cho trật tự xã hội đương thời nhưng lại khao khát đến cháy lòng có được cái chữ của người sắp nhận án chém kia. Đặt nhân vật vào tình huống đối nghịch, trớ trêu, Nguyễn Tuân đã buộc nhân vật “ bộc lộ ra cái phần tâm can nhất” ( NGuyễn Minh Châu). Cảnh ngộ đặc biệt làm nổi bật sự phi thường, khác thường trong con người Huấn Cao, qua đó thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm.
Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, luôn tìm hiểu, khám phá con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. Nhân vật Huấn Cao cũng không ngoại lệ. Huấn Cao có tài viết chữ rất nhanh và đẹp, cái chứ nói lên “hoài bão tung hoành của một đời người”. Người đời coi có được chữ của Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời, cũng chính bởi tâm hồn khí phách Huấn Cao tỏa sáng trong từng nét chữ tài hoa. Viên quản ngục coi việc có được chữ của Huấn Cao là sở nguyện suốt đời, bất chấp hiểm họa, dụng công xin cho bằng được. Riêng việc đó cũng đủ thấy chữ của Huấn Cao quí giá đêbs mức nào. Tài viết chữu của Huấn Cao làm đảo lộn mối quan hệ thực tế giữa viên coi ngục và người tử tù sắp nhận án chém. Kẻ chúa ngục nắm trong tay mọi quyền uy mà phải “nhã nhặn”, “nhẫn nhục”, “hạ mình” thậm chí còn phải vái lạy người tử tù. Trong con người văn võ toàn tài sắp phải đi vào cõi chết này toát lên một uy lực có sức cảm hóa mạnh mẽ. Đó là uy lực của một người đang sở hữu trong mình không chỉ là cái đẹp của nghệ thuật vĩnh cửu mà còn là cái đẹp của nhân cách, khí phách con người.
Quả thật, Huấn Cao là một con người có khí phách khác thường. Cùng với tài viết chữ, cái tài bẻ khóa vượt ngục được lan truyền khắp tình Sơn như một huyền thoại đã thể hiện khí phách tự do, hoài bão tung hoành của Huấn Cao. Khi đã sa cơ trong chốn lao tù, con người ấy vẫn ung dung lẫm liệt áp đảo kẻ cầm quyền. Ông không hề che dấu thái độ khinh bỉ với những kẻ nắm trong tay mạng sống của mình, hoàn toàn không có quyền hành hạ mình. Với bọn lính vô danh tiểu tốt, Huấn Cao không thèm để tâm. Ông bỏ qua mọi lời dọa dẫm, lạnh lùng bình thản dỗ chiếc gông nặng tới 6-7 tạ và tường đá huỳnh một cái làm rơi xuống nền nhà lao một trận mưa rệp. Hành động ấy không chỉ biểu hiện sức mạnh thể chất mà còn thể hiệ khí phách của một con người tự do, muốn làm j là làm, không một thế lực nào ngăn cản nổi. Đối với viên quản ngục, ông trả lời bằng những câu nói khinh bạc đến điều “ ngươi hỏi ta muốn j, ta chỉ muốn nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Con người dọc ngang trời đấy đến cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị ai trong chốn lao tù. Huấn Cao quả là một nhân cách cứng cỏi, không hề khuất phục trước vũ lực, quyền uy và cái chết.
Nhân vật Huấn Cao hấp dẫn người đọc không chỉ bằng tài năng khí phách mà hơn thế bằng chính cái tâm cao cả trong sáng của mình. Huấn Cao vốn là người trọng nghĩa. Chữ ống đẹp nhưng tính ông vốn khoảnh, chỉ tặng chữ cho tri âm, tri kỉ chứ không vì vàng bạc quyền thế mà phải ép mình bao h. Ông biết trọng kẻ liên tài, biết sợ việc “phụ lòng thiên hạ”. Trước đó, Huấn Cao đối xử cao đạo, khinh miệt với quản ngục vì tưởng y cũng chỉ là một thứ cặn bã làm cái nghề thất đức, “sống bằng tàn nhẫn và lừa lọc”. Đến khi biết tân sự và sở thích cao quí của quản ngục, Huấn Cao đã thuwcjc sự cảm động và hối hận. Con người không bao giờ khuất phục trước quyền uy, tiền bạc lại biết cúi đầu trước cái tâm trong sáng của người khác. Hình ảnh Huấn Cao mang vẻ đẹp “nhất sinh đê thủ bái mai hoa” của Cao Quí của Cao Chu Thần. Nét chữ tài hoa, sản phẩm tinh thần cao quí chỉ có được khi người ta thực sự có một tấm lòng, Chính sự thay đổi trong đối xử của quản ngục đã là sáng lên vẻ đẹp nhân cách Huấn Cao.
Vẻ đẹp tài hoa khí phách thiên lương hòa quyện gắn bó trong con người Huấn Cao và bộc lộ sáng chói, rực rỡ nhất trong đêm Huấn Cao cho chữ quản ngục. Trong không khí khói tỏa ra như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, trên cái nền đen quánh của ngục tù Huấn Cao “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” dậm tô từng nét chữ “không còn bóng dáng một tử tù, chỉ còn bngs dáng một nghệ sĩ tự do sáng tạo nghệ thuật”. Những nét chữ đẹp đẽ như tỏa hào quang rực rỡ làm bừng sáng không gian u tối. Người sáng tạo ta cái đẹp bỗng trở nên to lớn, cao cả, uy nghi, sừng sững như muốn cất bổng nhà tù, phá vỡ cuộc sống đầy bóng tối. Lời khuyên chĩ tình của Huấn Cao với quản ngục là lời di huấn thiêng liêng về nghệ thuật và đạo lí làm người. Đồng thời nó cũng thể hiện quan niệm sâu sắc của nghệ thuật về mối quan hệ giữa tài và tâm, giữa cái đẹp và cái thiện. Bút pháp tương phản, ngôn từ vừa cổ kính, vừa sắc sảo góc cạnh dựng cảnh, dựng người như chạm khắc đã làm nổi bật hơn bao giờ hết vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ hào quang bất tử của hình tượng nhân vật Huấn Cao.
Có thể nói nhân vật Huấn Cao là một trong những nhân vật đẹp nhất đời viết văn của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân đã đặt Huấn Cao vào một tình huống đặc biệt, những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án tử hình, trong tương quan đối sánh với ngục quan để làm nổi bật hình tượng nhân vật. Tác giả kết hợp bút pháp miêu tả trực tiếp và gián tiếp. Cảm hứng mãnh liệt khiến ngòi bút Nguyễn Tuân như được thăng hoa. Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa đã tạo dựng thành công một hình tượng nghệ thuật chói sáng những phẩm chất cao đẹp, những nhân cách đẹp của một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng.
Bằng tài năng nghệ thuật của mình, Nguyễn Tuân đã sáng tạo hình tượng Huấn Cao để thể hiện khát vọng vượt lên cuộc đời ô trọc, bộc lộ niềm say mê cái tài, cái đẹp, cái thiên lương của con người và sự trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc. Ca ngợi nhân cách Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã gửi gắm ở đó lòng yêu nước kín đáo, thái độ trân trọng, tiếc nuối những anh hùng đã xả thân vì nước.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com