Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

nguyen nhan va giai phap

Vẫn theo kiểu của nền kinh tế quản lý tập trung

TS. Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức

Sài Gòn tiếp thị   

06:42' PM - Thứ năm, 28/10/2010Nếu coi thực tiễn là thước đo của chân lý, thì vụ Vinashin chính là một căn cứ không thể bác bỏ, để không chỉ đoạn tuyệt với vai trò chủ đạo, chi phối của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bằng ý chí quyền lực nhà nước, mà quan trọng hơn, trả nó về đúng chức năng kinh doanh độc lập của nó.

Vai trò chủ đạo của DNNN không phải xa lạ, đã được khẳng định trong lý thuyết của nền kinh tế quản lý tập trung, từng thực hiện tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu cho đến lúc sụp đổ bởi nguyên nhân kinh tế của chính nó, còn ở ta buộc phải đổi mới bằng cách phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhưng tới nay vẫn giữ quan điểm kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

Quan điểm này bất chấp thực tế: Vinashin được dựng lên như một mô hình kỳ vọng làm “quả đấm thép” cạnh tranh thế giới bị đổ vỡ, và khối DNNN ngốn tới 50% tổng đầu tư xã hội, nhưng hiệu quả kinh tế thấp nhất, chỉ làm ra 31,5% tổng doanh thu doanh nghiệp toàn quốc (năm 2008), thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm 7% tổng thu ngân sách nhà nước, và tạo ra chỉ 4,4% việc làm toàn xã hội.

Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam: không giống ai

Không phải chỉ ta mới có DNNN mà ở mọi nước trên thế giới đều có. Nhưng khác hẳn với doanh nghiệp họ hoàn toàn độc lập, bình đẳng với bất kỳ doanh nghiệp thuộc thành phần nào, DNNN ta vốn là con đẻ của nền kinh tế quản lý tập trung, được lập ra để hoàn thành kế hoạch phân bổ từ trên xuống như pháp lệnh và hoạt động không vì mục đích lợi nhuận của chính nó. Do nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, nên đại hội Đảng bộ Vinashin nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã ra nghị quyết “xác định từ nay đến năm 2015 huy động được nguồn vốn khoảng 40.000 tỉ đồng đầu tư. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển”. “Đảng uỷ Vinashin phối hợp hội đồng quản trị chỉ đạo tổng giám đốc và ban điều hành tổng công ty”. “Chủ tịch tập đoàn bổ nhiệm các tổng giám đốc các công ty con sau khi có ý kiến của Đảng uỷ” (Tạp chí Xây dựng Đảng online – 15.2.2007). Vậy là DNNN gánh cả chức năng chính trị và chịu sự chi phối của chính trị.

Về mặt nhà nước cũng vậy, Vinashin không độc lập mà đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, từ bổ nhiệm nhân sự đến phê duyệt kế hoạch, vốn là điều không được phép ở các nước kinh tế thị trường đầy đủ, bởi chức năng của Thủ tướng là hành pháp, chứ không phải cấp trên của doanh nghiệp. Quyền lực nhà nước được định nghĩa là quyền lực công, sử dụng vào kinh doanh đồng nghĩa áp đảo doanh nghiệp thành phần khác, vi phạm nguyên lý cạnh tranh bình đẳng của nền kinh tế thị trường.

Về cơ cấu nội tại, khác với các nước, DNNN ta coi chủ nhân là cán bộ công nhân viên chức, họ không phải người làm thuê, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ, và sự phối hợp của các đoàn thể. Ban giám đốc không làm theo hợp đồng mà được bộ nhiệm, hưởng lương theo chức danh chính quyền. Nghĩa là, DNNN cơ cấu và hoạt động như một đơn vị hành chính, một cấp nhà nước với đầy đủ các mối quan hệ nội tại, giữa dân (công nhân viên chức), chính quyền (cán bộ lãnh đạo), và Đảng (Đảng uỷ). Trong khi đó, DNNN trong nền kinh tế thị trường đầy đủ sinh ra chỉ để kinh doanh, nhà nước phải đảm bảo tính độc lập kinh doanh cho nó, chỉ mỗi công đoàn đại diện người làm thuê được phép hoạt động.

Do Vinashin cấu trúc như một cấp nhà nước, khi đổ vỡ muốn tìm nguyên nhân thì không thể từ Vinashin, mà phải từ thể chế nhà nước quyết định nó. Bởi ban giám đốc rốt cuộc cũng chỉ là người thừa hành. Họ phải xin ý kiến Đảng uỷ, Thủ tướng. Đến lượt Đảng uỷ và Thủ tướng cũng phụ thuộc các cấp Đảng và nhà nước liên quan. Không thể tìm ra một ai chịu trách nhiệm hoàn toàn với sự sụp đổ của nó nhưở các nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ, bởi đơn giản họ không được toàn quyền, ngay cả khi bỏ chiếc áo vai trò chủ đạo của nó.

Nguyên nhân từ thể chế

Tuy vậy, không ít nhà khoa học, nhà lập pháp, hành pháp ở ta vẫn không thấy được nguyên nhân từ thể chế, để xoá bỏ hẳn cơ chế quản lý kinh tế tập trung đối với DNNN vốn là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ Vinashin và sự bất lực của các DNNN, mà vẫn cố tìm nguyên nhân cá nhân, để bảo vệ mô hình đó. Đến chủ nhiệm uỷ ban Kinh tế Quốc hội Hà Văn Hiền cũng cho rằng, nguyên nhân sụp đổ Vinashin là do “không có cơ quan nhà nước nào làm đầu mối, chịu trách nhiệm chính, mà bị phân khúc, chia cắt... Phải chỉ ra một cơ quan có chức năng chịu trách nhiệm chính... mới có chỗ để quy kết trách nhiệm”. Nghĩa là vẫn muốn dùng quyền lực nhà nước để làm kinh tế – vốn là bản chất của nền kinh tế quản lý tập trung, chứ không chịu để cho quy luật thị trường điều chỉnh – là bản chất của nền kinh tế thị trường.

Việc thay đổi tư duy trên quả khó, bởi người ta không chịu chấp nhận tính độc lập kinh doanh của DNNN cùng thực tế đó trên thế giới, cứ nghĩ cái gì của nhà nước, thì nhà nước phải và được quyền chỉ huy, bảo lãnh. Ở các nước, doanh nghiệp của nhà nước, hay của bất cứ ai, đều được coi là nơi kinh doanh sinh lợi nhuận trả cho người góp vốn và là nơi lao động tạo ra giá trị, trả lương cho nhân công, được hiến định. Mọi doanh nghiệp bất kể của ai, vì vậy hoàn toàn độc lập tự do như công dân, không có cấp trên, bình đẳng cùng chung sự điều chỉnh của văn bản luật áp dụng cho loại hình của nó, không phân biệt chủ sở hữu. Loại hình cơ bản mà nhà nước tham gia là doanh nghiệp cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp cổ phần độc lập với cả chủ góp vốn, do giám đốc toàn quyền điều hành và làm đại diện, chịu trách nhiệm chế tài trước pháp luật đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, làm việc và trả lương theo hợp đồng ký kết có thời hạn với chủ góp vốn. Chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện cho chủ sở hữu có chức năng bảo đảm lợi ích của chủ góp vốn, thuê và giám sát ban giám đốc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, chứ không phải cấp trên. Tuy tổng giám đốc độc lập thật, không có cấp trên, nhưng không phải là vua, mà phải chịu sự điều chỉnh của mọi văn bản lập pháp có liên quan, được giám sát bởi các cơ quan thi hành luật pháp. Họ phải phát hiện được sai phạm của doanh nghiệp, nếu không chính họ phải chịu trách nhiệm về hậu quả doanh nghiệp gây ra, nhất là với thuế vụ, kiểm toán, quản lý thị trường, bảo vệ người tiêu dùng…

Hiến pháp Đức, chẳng hạn, còn quy định: thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng không được phép làm giám đốc bất cứ doanh nghiệp gì, và không được tham gia hội đồng quản trị mà không có chuẩn thuận của quốc hội – đó cũng chính là giải pháp thực hiện nguyên lý tách rời quản lý nhà nước ra khỏi quản trị kinh doanh. Nếu Vinashin hoạt động trong môi trường như thế thì tổng giám đốc chịu hoàn toàn trách nhiệm về sự sụp đổ của nó, giống như tổng thống, thủ tướng phải chịu trách nhiệm với đất nước họ, chẳng phải tìm kiếm đâu.

Chừng nào chưa từ bỏ tư duy của nền kinh tế quản lý tập trung, không chủ động tạo ra khung pháp lý kinh tế thị trường đầy đủ, thì chừng đó không thể thay đổi được bản chất cố hữu trước kia của DNNN, vốn là một trong những nguyên nhân từng làm sụp đổ Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, và đừng kỳ vọng bất cứ “quả đấm thép“ nào, nếu không muốn trở thành nạn nhân của chính nó. (Ở đây chưa bàn đến động cơ cố níu giữ DNNN theo cơ chế cũ của các nhóm lợi ích đặc quyền đặc lợi cố kết với nó, đang là trở ngại nặng nề nhất cho công cuộc đổi mới nhằm đuổi kịp thế giới hiện nay. Cũng chưa kể quan niệm vẫn coi công hữu là đặc trưng của CNXH, trong khi thế giới hiện chỉ dùng nó để đánh giá mức độ đầy đủ của nền kinh tế thị trường, nhằm áp thuế chống phá giá rất bất lợi cho những nước như ta, lẽ ra cần sáng suốt, tìm cách tránh).

Nguồn:  Sài Gòn tiếp thị

Người Việt và căn bệnh ”Đáng là bao”

Nguyễn Đức

Người đô thị   

09:38' AM - Thứ ba, 14/10/2008

Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm kỷ luật nhân viên chỉ vì lỗi hành vi biếu quà?

Nếu làm một bản liệt kê chi tiết N "kể tội" sự lãng phí của người Việt có lẽ cái danh sách ấy sẽ dài bất tận…

Chuyện ở một đám cưới

Nhà có dâu và chú rể cùng trên phố Bạch Mai (Hà Nội), cách nhau chưa đầy 300m. Ấy vậy mà nhà trai rình rang huy động tới đoàn xe 6 chiếc xế hộp đi... đón dâu. Sau khi xong xuôi thủ tục bên nhà gái, họ bước lên xe hoa (là chiếc Mercedes S500 đi thuê với giá 3,2 triệu đồng chỉ để chạy trong buổi sáng) và cả đoàn rồng rắn nối đuôi lăn bánh theo hướng phố Huế. Dân tình trong khu phố được phen mắt tròn mắt dẹt, họ không quay về nhà trai "bá cáo" ông tiên bà tổ mà còn chạy đi đâu? Mãi 45 phút sau, cái đoàn xe ấy ầm ĩ trở về rồi đỗ cả một đoạn dài khiến cho con đường Bạch Mai vốn chẳng được rộng rãi trở nên ùn tắc.

Trong khi pháo giấy bên nhà trai phụt ra tới tấp hân hoan chào đón thì cô dâu phờ phạc, son phấn lấm lem, mặt mũi tái xanh tái mét vì say xe... Thì ra, chỉ vì hai nhà quá gần, nên người ta bàn nhau bày vẽ làm một "tua khép kín" (mất hơn 10 phố vòng lên Hồ Gươm) diễu qua các con phố để quay phim, chụp ảnh cho xôm tụ. Biết hoàn cảnh nhà trai chẳng phải khá giả, có người buột miệng góp ý thì gia chủ xông xênh: "Cả đời mới có một lần, đáng là bao"!

Không lãng phí, không phải người Việt

Câu chuyện "cầu kỳ sinh lãng phí" kể trên chỉ là một ví dụ nhỏ trong vô vàn cái sự lãng phí của người Việt.

Vào nhà hàng gọi món thừa mứa... vì "đáng là bao", người ta sẵn sàng bật đèn sáng trưng cả ngôi nhà 4 tầng suất đêm cho... đỡ lạnh lẽo, xả toilet bằng nút 6 lít (thay vì nút 3 lít) cho... nó nhanh. Rồi cũng vì lãng phí mà chẳng hiếm những buổi khai trương cửa tiệm với loa đài ầm ĩ cả khu phố, thuê người viết kịch bản, thuê MC, ca sĩ, vũ công rồi mời cả quan chức phường, quận (bằng phong bao dày cộm) đến dự để... gây thanh thế...

Trước "quốc nạn" lãng phí ấy, các cấp chính quyền đã ban hành không ít quyết định, chỉ thị, kêu gọi, động viên cán bộ, nhân dân thực hành tiết kiệm, không được dùng tiền công vào lễ khai trương, động thổ, không biếu xén lãnh đạo dịp lễ tết, không mua lẵng hoa khi dự hội nghị

Nhưng Nhà nước nói nhiều, thử hỏi mấy ai nghe? Thế nên báo chí thỉnh thoảng "bắt quả tang" được vị lãnh đạo A cưỡi chiếc xe công trị giá tương đương hàng nghìn con trâu đi chơi thể thao, vị B đi "kiểm tra thực hành tiết kiệm ở cơ sở", lúc nghỉ trưa ra xế hộp bật điều hòa mát lạnh để ngủ đẫy giấc, rồi những bữa ăn "rau mắm" đón khách của vị quan chức C toàn tay gấu, thịt bò tót, rượu hổ cốt,... với hóa đơn lên tới 20 - 25 triệu đồng, làm dân nghèo tối tăm mặt mũi. Bảo bỏ quà cáp, biếu xén để tiết kiệm ư? Đó chỉ là chỉ thị của chính quyền, chứ còn "mối quan hệ như cá với nước" là cấp dưới - cấp trên, thì chuyện ấy tựa như một thứ "lễ nghĩa" mà bây giờ và có lẽ mãi mãi sẽ chẳng thể đổi thay. Thử hỏi có bao nhiêu vị lãnh đạo đủ thanh liêm mà từ chối, đưa ra kỷ luật nhân viên chỉ vì cái lỗi đã có hành vi... biếu quà?

Theo quan niệm của chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong 4 đức tính (Cần, Kiệm, Liêm, Chính) không thể thiếu của mỗi một con người là phải tiết kiệm

Bao giờ người Việt biết tiết kiệm?

Sau sự kiện giá xăng "phọt" lên 19.000 đồng/1ít vừa qua, nhiều người tính toán nhiều hơn đến các giải pháp nhằm tiết kiệm túi tiền. Họ hạn chế dùng xe máy cho những việc không thực sự can thiết, sử dụng xe buýt cho rẻ hơn... Nhưng đó là chuyện của những người biết quý trọng đồng tiền, của dân nghèo phải tính toán từng bữa, còn với dân có tiền, coi xăng, điện, nước, mớ rau... chỉ là những thứ vụn vặt, "đáng là bao" , thì có lẽ tiết kiệm còn quá xa xôi... Tác giả bài viết này có anh bạn mới đi công tác ở Đức về. Anh ấy bảo cả tháng rồi mà cứ bị ám ảnh bởi một người đàn ông Đức dùng vụn bánh mì quết, vét hết nước xốt và bỏ vào miệng ngon lành, một người Đức khác còn liếm đĩa thức ăn khi đã ăn xong. Mà họ làm cái việc đó giữa đám đông, trong một nhà hàng khá sang trọng và hơn hết là ở một đất nước có nền kinh tế phát triển vào loại nhất thế giới. Có bao nhiêu người Việt vượt qua lòng sĩ diện để làm được cái chuyện tiết kiệm như hai ngươi đàn ông Đức kia?

Nguồn:  Người đô th

******************************************************************************

Ý nghĩa của toàn cầu hóa

Thuật ngữ toàn cầu hoá xuất hiện vào những năm 1950, với sự phổ biến các phương tiện vận tải có động cơ và sự gia tăng các trao đổi thương mại; và được chính thức sử dụng rộng rãi từ những năm 1990 của thế kỷ thứ 20.

"Toàn cầu hóa" có thể có nghĩa là:

Sự hình thành nên một ngôi làng toàn cầu — dưới tác động của những tiến bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu nghị giữa các "công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh toàn cầu,

Toàn cầu hoá kinh tế — "thương mại tự do" và sự gia tăng về quan hệ giữa các thành viên của một ngành công nghiệp ở các khu vực khác nhau trên thế giới (toàn cầu hoá một nền kinh tế) ảnh hưởng đến chủ quyền quốc gia trong phạm vi kinh tế.

Xem bài nói riêng về toàn cầu hoá kinh tế

Tác động tiêu cực của các tập toàn đa quốc giatìm kiếm lợi nhuận — việc sử dụng các phương tiện luật lệ và tài chính mạnh mẽ và tinh vi để vượt qua giới hạn của các tiêu chuẩn và luật pháp địa phương hòng lợi dụng nhân công và dịch vụ của các vùng phát triển chưa đồng đều lẫn nhau.

Sự lan rộng của chủ nghĩa tư bản từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển.

Khái niệm này cũng chia sẻ một số tính chất với khái niệm quốc tế hoá và có thể dùng thay cho nhau được, mặc dù có một số người thích dùng "toàn cầu hoá" để nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước hay biên giới quốc gia.

Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội.... Rõ ràng cần phân biệt toàn cầu hoá kinh tế với khái niệm rộng hơn là toàn cầu hoá nói chung.

Khái niệm chủ nghĩa toàn cầu, nếu chỉ được sử dụng trong phạm vi kinh tế, có thể được xem là trái ngược hẳn với khái niệm chủ nghĩa kinh tế quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ. Nó có liên quan đến khái niệm chủ nghĩa tư bản không can thiệp và chủ nghĩa tân tự do.

Các dấu hiệu của toàn cầu hoá

Có thể nhận biết toàn cầu hoá thông qua một số xu hướng, hầu hết các xu hướng đó bắt đầu từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong số đó có lưu thông quốc tế ngày càng tăng đối với hàng hoá, tiền tệ, thông tin và người; cùng với việc phát triển các công nghệ, tổ chức, hệ thống luật lệ và cơ sở hạ tầng cho việc lưu thông này. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận xung quanh sự tồn tại của một số xu hướng.

Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới

Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại

Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu các văn hoá phẩm như phim ảnh hay sách báo.

Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma tuý và vấn đề nâng cao mức sống ở các nước nghèo.

Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng hướng đến đa dạng văn hoá, mặt khác, làm mất đi tính đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hoá, lai tạp hoá, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá.

Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như WTO và OPEC

Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế

Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép

Phát triển hạ tầng viễn thông toàn cầu

Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế

Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia

Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO, WIPO, IMF chuyên xử lý các giao dịch quốc tế

Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. luật bản quyền

Các rào cản đối với thương mại quốc tế đã giảm bớt tương đối kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai thông qua các hiệp ước như Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Các đề xuất của GATT cũng như WTO bao gồm:

Thúc đẩy thương mại tự do

Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có

Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản

Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương

Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ

Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia (nói chung là thắt chặt hơn)

Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thể được Mỹ thừa nhận)

Có khá nhiều thảo luận mang tính học thuật nghiêm túc quanh việc xem toàn cầu hoá là một hiện tượng có thật hay chỉ là một sự đồn đại. Mặc dù thuật ngữ này đã trở nên phổ biến, nhiều học giả lý luận rằng các tính chất của hiện tượng này đã từng được thấy ở một thời điểm trước đó trong lịch sử. Tuy vậy, nhiều người cho rằng những dấu hiệu làm người ta tin là đang có tiến trình toàn cầu hoá, bao gồm việc gia tăng thương mại quốc tế và vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn gia quốc gia, thực sự không rõ ràng như ta tưởng. Do vậy, nhiều học giả thích dùng thuật ngữ "quốc tế hoá" hơn là "toàn cầu hoá". Để cho đơn giản, vai trò của nhà nước và tầm quan trọng của các quốc gia lớn hơn nhiều trong khái niệm quốc tế hoá, trong khi toàn cầu hoá lại loại trừ vai trò các nhà nước quốc gia theo bản chất thực sự của nó. Chính vì vậy, các học giả này xem biên giới quốc gia, trong một nghĩa rộng, còn lâu mới mất đi, do vậy tiến trình toàn cầu hoá căn bản này vẫn chưa thể xảy ra, và có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra vì dựa trên lịch sử thế giới người ta thấy rằng quốc tế hoá sẽ không bao giờ biến thành toàn cầu hoá — chẳng hạn như trường hợp Liên hiệp châu Âu và NAFTA hiện tại.

Tác động của toàn cầu hoá

Khía cạnh kinh tế

Các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực (xem ảnh hưởng về khía cạnh chính trị phía dưới), quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO. Các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế.

Toàn cầu hóa cũng làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người". Hai hiện tượng này đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước.

Khía cạnh văn hoá, xã hội và ngôn ngữ

Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc, mà kết cục thế nào đến nay cũng vẫn chưa ngã ngũ. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:

Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;

Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế, thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là phương Tây có thể tạo ra (và làm giả) thông tin đưa đến dân chúng. Sự độc quyền trong lĩnh vực văn hoá và thông tin này được xem như một sự " Mỹ hoá " thế giới.

Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:

nỗ lực che dấu những khác biệt về bản sắc, thay vì để lộ ra.

cảm giác toàn cầu hoá sẽ mang lại sự tự do cá nhân, ngay cả khi điều đó đi cùng với một sự đồng nhất hoá toàn cầu một cách tương đối.

Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy khuynh hướng rõ ràng hướng tới đồng nhất hoá việc dùng "tiếng Anh toàn cầu" ("globish", viết tắt của global English), một thứ tiếng Anh nghèo nàn do những người không phải là người Anglo-Saxon dùng khi họ ở nước ngoài. (Lưu ý là "tiếng Anh toàn cầu" không phải là tiếng Anh cơ bản như trong phiên bản Wikipedia bằng tiếng Anh đơn giản).

Sự phổ cập của tiếng Anh toàn cầu gắn với việc mất đi quyền lực chính trị ở cấp độ thế giới: thay vì một chính sách văn hoá quốc tế có sự phối hợp để có thể dẫn đến việc chọn một thứ tiếng có quy luật rõ ràng và ngữ âm học rõ ràng, phần lớn các nước đều chọn dạy tiếng Anh cho giới trẻ dựa trên lựa chọn của các nước khác! Do sự bắt chước một cách máy móc và sự trơ ì chính trị, tiếng Anh đã trở thành một ngôn ngữ của thế giới và được gọi là "tiếng Anh toàn cầu" ("globish") vì các yếu tố cơ bản của tiếng Anh Oxford đã bị biến dạng về phát âm, ngữ pháp, từ vựng, v.v.). Đối với một số những người nói tiếng Anh, "tiếng Anh toàn cầu" là kết quả của chủ nghĩa đế quốc về ngôn ngữ của nước họ. Vấn đề là liệu có thể dễ dàng cho rằng các nỗ lực hướng đến việc dạy tiếng Anh thay vì giảng dạy các thứ tiếng khác sẽ làm giảm chất lượng của các ngôn ngữ khác hay không (như tiếng Pháp lai Anh - franglais).

[sửa] Khía cạnh chính trị

Toàn cầu hoá sẽ làm tăng lên nhiều lần các mối quan hệ giữa các công dân trên thế giới và cũng như các cơ hội cho từng người. Tuy nhiên nó đặt ra vấn đề là phải tìm ra một giải pháp thay thế cho hệ thống chính trị và hiến pháp hiện tại dựa trên khái niệm nhà nước-quốc gia. Các thực thể này đã từng gây ra những tác động tiêu cực trong suốt lịch sử do tính chất can thiệp mạnh bạo của nó. Ảnh hưởng của chúng giảm dần do sự toàn cầu hoá, và không còn đủ tầm xử lý nhiều thách thức mang tính toàn cầu ngày nay.

Từ đó nảy sinh thách thức cần thiết lập một toàn cầu hoá dân chủ thể chế nào đó. Kiểu toàn cầu hoá này dựa trên khái niệm "công dân thế giới", bằng cách kêu gọi mọi người sống trên hành tinh này tham gia vào quá trình quyết định những việc liên quan đến họ, mà không thông qua một bức màn "quốc tế".

Các tổ chức phi chính phủ muốn thay vào khoảng trống này, tuy nhiên họ thiếu tính hợp pháp và thường thể hiện các tư tưởng đảng phái quá nhiều để có thể đại diện tất cả công dân trên thế giới.

Phản ứng xung quanh toàn cầu hoá

Chống toàn cầu hoá

Bài chi tiết: Chống toàn cầu hoá

Các nhà hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng coi một số khía cạnh của toàn cầu hoá là nguy hại. Phong trào này không có tên gọi thống nhất. "Chống toàn cầu hoá" là thuật ngữ mà báo chí hay dùng nhất. Ngay chính các nhà hoạt động xã hội như Noam Chomsky đã cho rằng tên này không có ý nghĩa gì cả vì mục tiêu của phong trào là toàn cầu hoá sự công bằng. Trên thực tế, có một tên phổ biến là "phong trào đòi công bằng toàn cầu". Nhiều nhà hoạt động xã hội cũng tập hợp dưới khẩu hiệu "có thể có một thế giới khác", từ đó ra đời những tên gọi như altermondisme hay altermondialisation, đến từ tiếng Pháp.

Có rất nhiều kiểu "chống toàn cầu hoá" khác nhau. Nói chung, những phê phán cho rằng kết quả của toàn cầu hoá hiện không phải là những gì đã được hình dung khi bắt đầu quá trình tăng cường thương mại tự do, cũng như nhiều tổ chức tham gia trong hệ thống toàn cầu hoá đã không xét đến lợi ích cho các nước nghèo cũng như giới lao động.

Các lý luận kinh tế của các nhà kinh tế theo học thuyết thương mại công bằng thì cho rằng thương mại tự do không giới hạn chỉ đem lại lợi ích cho những ai có tỷ lệ vốn lớn (v.d. người giàu) mà không hề quan tâm đến người nghèo.

Nhiều nhà hoạt động xã hội "chống toàn cầu hoá" coi toàn cầu hoá là việc thúc đẩy chương trình nghị sự của những người theo chủ nghĩa tập đoàn, một chương trình này nhằm mục tiêu giới hạn các quyền tự do cá nhân dưới danh nghĩa lợi nhuận. Họ cũng cho rằng sự tự chủ và sức mạnh ngày càng tăng của các tập đoàn dần dần hình thành nên các chính sách chính trị của nhà nước quốc gia.

Một số nhóm "chống toàn cầu hoá" lý luận rằng toàn cầu hoá chỉ đơn thuần là hình thức đế quốc, là một trong những lý do căn bản dẫn đến chiến tranh Iraq và là cơ hội kiếm tiền của Mỹ hơn là các nước đang phát triển.

Một số khác cho rằng toàn cầu hoá áp đặt một hình thức kinh tế dựa trên tín dụng, kết quả là dẫn tới các nợ nần và khủng hoảng nợ nần chồng chất không tránh khỏi.

Sự phản đối chủ yếu nhắm vào sự toàn cầu hoá không kiểm soát (như trong các chủ nghĩa tân tự do và tư bản tự do tuyệt đối) do các chính phủ hay các tổ chức gần như chính phủ (như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới) chỉ đạo và không chịu trách nhiệm đối với quần chúng mà họ lãnh đạo mà thay vào đó gần như chỉ đáp ứng lợi ích của các tập đoàn. Rất nhiều các cuộc hội thảo giữa các vị bộ trưởng tài chính và thương mại các nước trong trục toàn cầu hoá đã gặp phải những phản kháng rầm rộ, đôi khi cũng có bạo lực từ các đối tượng chống đối "chủ nghĩa toàn cầu tập đoàn".

Phong trào này quy tụ nhiều thành phần, bao gồm các nhóm tín ngưỡng, các đảng phái tự do dân tộc, các đảng phái cánh tả, các nhà hoạt động vì môi trường, các hiệp hội nông dân, các nhóm chống phân biệt chủng tộc, các nhà chủ nghĩa xã hội tự do và các thành phần khác. Đa số theo chủ nghĩa cải cách (hay ủng hộ chủ nghĩa tư bản nhưng mang tính nhân bản hơn) và một thiểu số tương đối thuộc thành phần cách mạng (ủng hộ một hệ thống nhân bản hơn chủ nghĩa tư bản). Nhiều người đã chê trách sự thiếu thống nhất và định hướng của phong trào, tuy nhiên một số khác như Noam Chomsky thì cho rằng sự thiếu tập trung hoá kiểu này trên thực tế có thể lại là một sức mạnh.

Những người phản đối bằng phong trào công bằng toàn cầu đã tổ chức các cuộc gặp mặt quốc tế lớn ở những thành phố nhỏ thay vì những trung tâm đô thị lớn như trước đây.

Phân bố GDP toàn cầu, năm 1989:

Phân bố GDP toàn cầu, 1989

Thành phần dân s

Thu nhập

20% giàu nhất

82.7%

20% thứ hai

11.7%

20% thứ ba

2.3%

20% thứ tư

2.4%

20% nghèo nhất

0.2%

Nguồn: United Nations Development Program. 1992 Human Development Report[1]

Ủng hộ toàn cầu hoá (chủ nghĩa toàn cầu)

Những người ủng hộ toàn cầu hoá dân chủ có thể được gọi là những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu. Họ cho rằng giai đoạn đầu của toàn cầu hoá là hướng thị trường, và sẽ được kết thúc bởi giai đoạn xây dựng các thiết chế chính trị toàn cầu đại diện cho ý chí của toàn thể công dân thế giới. Sự khác biệt giữa họ với những người ủng hộ chủ nghĩa toàn cầu khác là họ không định nghĩa trước bất kỳ hệ tư tưởng nào để định hướng ý chí này, mà để cho các công dân được tự do chọn lựa thông qua một tiến trình dân chủ.

Những người ủng hộ thương mại tự do dùng các học thuyết kinh tế như lợi thế so sánh để chứng minh thương mại tự do sẽ dẫn đến một sự phân phối tài nguyên hiệu quả hơn, với tất cả những ai tham gia vào quá trình tìm kiếm lợi ích từ thương mại. Thương mại tự do sẽ cho những nhà sản xuất tại các nước một thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Đồng thời tạo ra sự cạnh tranh giữa các nguồn tư bản, từ đó đem lại lợi ích cho người lao động trên toàn thế giới; cũng như cạnh tranh giữa nguồn nhân công trên toàn thế giới sẽ mang lại lợi ích cho các nhà tư bản và trên hết là cho người tiêu thụ. Nói chung, họ cho rằng điều này sẽ dẫn đến giá thành thấp hơn, nhiều việc làm hơn và phân phối tài nguyên tốt hơn. Toàn cầu hoá đối với những người ủng hộ dường như là một yếu tố dẫn đến phát triển kinh tế cho số đông. Chính từ điều này mà họ chỉ nhìn thấy trong sự truyền thông hoá khái niệm "toàn cầu hoá" một cố gắng biện minh đầy cảm tính và không duy lý của chủ nghĩa bảo hộ kinh tế.

Những người ủng hộ chủ nghĩa tự do cá nhân và những người ủng hộ chủ nghĩ tư bản tự do tuyệt đối cho rằng mức độ tự do cao về kinh tế và chính trị dưới hình thức dân chủ và chủ nghĩa tư bản ở phần thế giới phát triển sẽ làm ra của cải vật chất ở mức cao hơn. Do vậy họ coi toàn cầu hoá là hình thức giúp phổ biến nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản.

Họ phê phán phong trào chống toàn cầu hoá chỉ sử dụng những bằng chứng vụn vặt để biện minh cho quan điểm của mình, còn họ thì sử dụng những thống kê ở quy mô toàn cầu. Một trong những dẫn chứng này là tỉ lệ phần trăm dân chúng ở các nước đang phát triển sống dưới mức 1 đôla Mỹ (điều chỉnh theo lạm phát) một ngày đã giảm một nửa chỉ trong hai mươi năm [1]. Tuổi thọ gần như tăng gấp đôi ở các nước đang phát triển kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai và bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển nơi ít có sự cải thiện hơn. Tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh đã giảm ở các khu vực đang phát triển trên thế giới [2]. Bất bình đẳng trong thu nhập trên toàn thế giới nói chung đang giảm dần [3].

Nhiều người ủng hộ chủ nghĩa tư bản cũng phản đối Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế với lý luận rằng những tổ chức này đều tham ô, quan liêu do các nhà nước kiểm soát và cung cấp tài chính, chứ không phải các tập đoàn kinh doanh. Nhiều khoản cho vay chỉ đến tay những lãnh đạo độc tài không thực hiện bất kỳ một cải cách nào, rốt cuộc chỉ dân thường là những người phải trả những khoản nợ này về sau. Một số nhóm đặc biệt như các liên đoàn thương mại của thế giới phương Tây cũng phản kháng sự toàn cầu hoá vì mâu thuẫn quyền lợi.

Tuy nhiên, thế giới ngày càng chia sẻ những vấn đề và thách thức vượt qua khỏi quy mô biên giới quốc gia, nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, và như vậy phong trào được biết đến trước đây với tên gọi phong trào chống toàn cầu hoá từ nay đã biến thành một phong trào chung của các phong trào vì toàn cầu hoá; họ tìm kiếm, thông qua thử nghiệm, các hình thức tổ chức xã hội vượt qua khỏi khuôn khổ nhà nước quốc gia và nền dân chủ đại diện. Do đó, cho dù các lý lẽ của phe chống toàn cầu hoá lúc ban đầu có thể bị bác bỏ thông qua các thực tế về quốc tế hoá như ở trên, song sự xuất hiện của một phong trào toàn cầu là không thể chối cãi và do đó chúng ta có thể nói về một tiến trình thực sự hướng tới một xã hội nhân bản ở quy mô toàn cầu của tất cả các xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com