Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 21: Động lòng

Ánh trăng đêm nay sáng rõ hơn, cậu nhớ mợ không ngủ được bèn mang sách ra ngoài tựa ghế tre đọc. Vẫn là quyển sách cũ kĩ cậu cất giữ lâu, dáng vẻ chăm chú đọc sách của cậu tình cờ được cô Nguyệt đi qua nhìn thấy. Cô dừng chân một hồi lâu nhìn ngắm cậu, vì tập trung đọc nên cậu cũng không biết có người đang nhìn mình chằm chặp.

Mãi lúc sau khi cô hầu đánh tiếng khuyên cô Nguyệt về phòng kẻo sương đêm lạnh. Cô mới quyến luyến rời đi.

Cả đêm nằm trên giường cô vẫn nhớ tới dáng vẻ lúc tình cờ gặp khi tan chợ và bộ dáng suy tư đọc sách dưới ánh trăng khi nãy của cậu Bình.
Trái tim cô lại lần nữa rung rinh. Tuy cô biết cậu đã có vợ nhưng nếu chỉ nhìn ngắm chắc không sao đâu.

Cứ như vậy dần dần cô bắt gặp cậu nhiều hơn, còn lén nhìn ngắm từ xa khi cậu đọc sách ban khuya. Không biết hạt mầm trong lòng đã nảy chồi từ bao giờ. Mới được nửa tháng mà cậu đã không chịu nổi viết thư cho mợ. Nội dung vẫn là nhớ mợ rất nhiều.

Ở quê, ông Hộ cũng chú ý tới đứa con dâu ra đồng suốt ngày. Cũng tính khuyên Bạch không cần làm nhưng thấy Bạch vui ông cũng không nhắc nhở.

Thi thoảng cô Liễu lại sang thăm Bạch, hoá ra chuyện cô muốn kể lúc trước chính là cô đã mến một anh hầu mới vào làm. Nhưng anh này không quan tâm gì đến cô mấy, mặc dù cô Liễu có nhiều lần bắt chuyện nhưng anh vẫn hay đuổi cô về.

Tuy nhiên với bản mặt dày hơn mấy tấc đất nhà cô Liễu thì cô vẫn bám riết không thôi. Ngày ngày giúp đỡ anh hầu làm việc còn lẽo đẽo theo sau. Chính vì thế mới ít thời gian sang thăm Bạch.

Bạch cười tủm tỉm khi thấy chị gái đang mộng mơ về anh hầu.

“Ngày mốt làng Sen tổ chức hội hái sen chị rủ anh ta đi cùng xem thế nào. Cha chồng em thưởng lớn lắm chị cứ thử rủ đi.”

Nói là làm cô Liễu về năn nỉ anh Tùng đi bằng được. Cũng khá bất ngờ khi anh đồng ý đi cùng cô luôn. Rồi ngày tổ chức hội làng cũng tới.

Trong đám đông cô Liễu dễ dàng nhận ra đứa em mình mặc bộ áo hồng phấn từ đầu đến chân. Hai chị em ríu ra ríu rít nói chuyện, cô Liễu còn nhờ Bạch đánh giá người mình thích ở cạnh.

Bạch mới gặp cũng chưa thể đánh giá hết nhưng dựa vào gương mặt nghiêm nghị đó cũng đoán được anh ta khá chững chạc và nghiêm túc.

Hội thi diễn ra như sau: Trong vòng một nén hương ai lấy được nhiều tơ sen trong hồ nhất người đấy thắng.

Vì nhiều người chưa biết lấy tơ sen ra sao ông Hộ đã kêu người ra làm trước. Quy trình làm cần sự tỉ mỉ và khéo léo cao độ. Cũng thật khó vì bình thường những người thợ thành thạo cũng mất một tháng để tập luyện kỹ thuật rút tơ sen.

Người thợ chỉ thị phạm đúng ba lần cho mọi người quan sát. Cô Liễu cũng muốn tham gia nhưng Bạch ngăn lại. Thấy dáng vẻ hiếu động của cô anh Tùng ngẫm nghĩ một hồi rồi xuống tham gia.

Cô Liễu ngạc nhiên không ít khi thấy anh tham gia thật sau một câu bông đùa của cô. Thấy vậy Bạch mách nhỏ chị gái vài câu. Cô Liễu nghe xong vội len vào đám đông, trước khi xuống dưới hồ cô kịp gọi anh lại thì thầm vào tai.

“Chọn sen vừa phải không quá non cũng không được quá già. Còn nữa khi khứa đừng cắt quá sâu kẻo bị ngắn với đứt.”

Tùng cũng không rõ mùi thơm từ những đoá hoa sen thoảng qua hay trên người cô Liễu chỉ biết khoảnh khắc này hai người rất gần nhau. Anh hơi cúi đầu cảm ơn và nhanh chóng ngoảnh đi sợ cô biết bản thân đang đỏ mặt.

Quả nhiên với gợi ý từ chỗ Bạch, anh Tùng đã rất khéo vê được nhiều nhất và ít bị đứt đoạn khi kéo tơ sen. Kết quả anh là người dành được phần thưởng thắng cuộc, ông Hộ chi hẳn một quan tiền cho phần thưởng.

Mọi người cũng chỉ nghĩ tới mấy trăm đồng, nhưng không nghĩ ông lại ra tay hào phóng như thế. Kết quả làm những người tham gia tiếc nuối. Vì năm nay làm ăn cũng khấm khá nên ông muốn cho lộc để lấy tích đức cho gia quy sau này.

Từ trong đám đông cô Liễu lại chạy ra lần nữa ôm cổ anh Tùng vui sướng. Không phải cô vui vì tiền thưởng mà cô vui chính là anh thắng hội làng. Anh cũng không ghét bỏ để mặc cô Liễu ôm cổ. Cuối ngày Bạch đi theo cô Liễu về thăm bu.

Vừa đi về đến phủ đã thấy bà cả ngồi vắt vẻo cắn hạt dưa. Thấy cô Liễu về cùng Bạch sắc mặt đang tươi tắn của bà Uyên xịu xuống. Bà liếc xéo:

“Gả đi rồi mà suốt ngày đi đi về về. Con Liễu mày không ở nhà với mẹ đi sang đây rước ruồi bọ về làm gì.”

Cô Liễu dậm chân bực bội: “Mẹ! Sao mẹ cứ nhằm vào cái Bạch thế?”

Bà cả đưa mắt nhìn Bạch nhưng bà thấy sắc mặt Bạch hơi là lạ. Bạch nhìn chằm chằm bà hồi lâu không chớp mắt sau đó lẩm bẩm gì đó trong miệng. Bà Uyên nhìn thấy xong thì tức giận nhưng không làm gì được.

Qua khẩu miệng bà đoán được câu nói đó là: “Dùng đồ của tôi thích nhỉ?” Bà ta ngỡ ngàng khi nhìn thấy nụ cười mỉa mai của Bạch, tưởng mình nhìn nhầm, nhưng cũng không dám gọi Bạch lại. Vì quả thực bà ta đang đeo xấp vòng vàng lẫn ngọc từ đầu xuống chân đều từ sính lễ của Bạch.

Bà cả cảm nhận được gì đó khác thường, cũng như bà đoán Bạch không muốn giả ngốc nữa rồi. Nếu bà ta còn quá phận với Bạch thì Bạch quyết không để yên.

Căn nhà kho cũ xưa kia giờ khang trang hơn, sức khoẻ bu Bạch cũng có dấu hiệu chuyển biến tốt. Sắc mặt hồng hào trở lại không còn nhợt nhạt như trước.

Hai bu con gặp nhau ôm vội, Bạch kể đủ thứ chuyện với vẻ hào hứng. Khi kể đến chuyện cậu Bình lên tỉnh bu hơi lo lắng dặn kĩ.

“Ở nhà chồng con bơ vơ một mình nên càng phải cẩn trọng lời ăn tiếng nói. Tránh làm phật ý họ.”

Bạch răm rắp gật đầu nhưng lại có suy nghĩ khác: “Nếu con chọc họ tức điên cũng chẳng làm gì được con.”

Chương 21: Không cần giả ngốc

Bạch ở lại hai ngày, ban ngày đi ra chợ bán thúng bu đan. Tối lại đi chơi với cô Liễu. Cứ như vậy qua hai ngày mới về. Sáng sớm hôm đó Bạch về phủ, thấy bà Nếp đang lúi húi sai hạch mấy đứa hầu nhỏ tuổi quét sân. Bạch đi vào trong cũng định chào hỏi ai ngờ bà ta đánh tiếng trước.

“Phận hầu thì phải chăm chỉ biết chưa. Số chúng mày cũng chỉ có vậy đâu có được như người ta. Cùng tuổi đấy ngồi mát ăn bát vàng còn cỡ chúng mày chỉ có lúi húi cả đời thôi…”

Bạch nghe ngứa cả tai, buông thõng chiếc túi xuống đất.

“Bà ơi bà nói vậy là có ý gì không ạ?”

Bà liếc nhìn mợ vẻ mặt giả vờ như lỡ lời.

“Ấy chết mợ ạ? Tôi chỉ đang dạy dỗ chúng nó thôi. Cần chăm chỉ ấy mà.”

“Vậy ạ? Thế mà tôi nghe cứ ngứa ngáy thế nhở. Không biết nước bọt của bà có dính vào người tôi không mà ngứa cực kỳ luôn.”

“Mợ nói vậy là… sao? Tôi không có nói mợ. Tôi chỉ dạy bảo lại đám này thôi.”

Bà Nếp sững người, đây đâu phải cái dáng vẻ ngu ngơ hàng ngày đâu.

“Rõ ràng con ranh này có ý khác. Nó còn hàm ý mình.”

Nói rồi Bạch cười tươi đi lướt qua bà. “Xem lại chức phận của bà đi nhé!”

Nghe xong câu này bà quay người nhìn theo Bạch. Sau đó trầm mặc bỏ đi ra sau sân lớn. Bạch vừa về đi ngang qua khu bếp đã thấy chị Gạo đang thổi cơm làm bữa sáng cho ông bà. Bạch chào nhỏ rồi đi vào phòng.

Suy nghĩ lại Bạch đã sớm biết nếu không có cậu ở đây cũng sẽ có vài người cậy lớn như bà Nếp khó dễ mình. Nhưng Bạch nào chịu để yên, mỗi lần gửi thư Bạch cũng không kể những chuyện vặt vãnh ấy để cậu tập trung học hành.

Nhưng hôm nay rõ ràng ánh mắt bà ta có ý đồ khi nói những lời lẽ như thế. Còn đang nằm suy nghĩ sẽ đối xử sao với họ trong thời gian tới thì Bạch nghe thấy tiếng ồn ào của hạ nhân.

“Mau mau bắt nó vào…”

“Nhưng mà chó của cậu hai dữ lắm tôi không dám…”

“Tôi sợ bị cắn lắm…”

“Các người trông nom kiểu gì mà để chó của cậu xổng ra thế này.”

Tiếng ồn ào ngày càng to Bạch bèn đi ra xem. Thấy một con chó lớn đang bị vây bởi đám người hầu. Ai cũng muốn né tránh nó sợ nó đớp vào thì thiệt thân.

Nó gầm gừ như đe doạ đám người xung quanh không được động vào nó. Bạch lúc này mới biết đây là con chó cậu nuôi, vậy mà trước giờ Bạch chưa từng thấy, cũng chưa nghe cậu kể. Bỗng nó nhằm vào Bạch vẫn gầm gừ đáng sợ nhưng không cắn xông xốc như mọi người.

Nhìn xung quanh bếp có củ giềng vừa mới đào Bạch cầm lên.

“Đứng yên đó cấm cắn, cậu mà biết mày cắn tao chắc chắn mày được ngả bảy món đấy.”

Điều bất ngờ là con chó không gầm gừ nữa thật, nó nằm yên ở sân không cắn nữa. Nhưng có người lại gần là nó lại gầm gừ, ông Đàm rất muốn bắt nó vào lại chuồng nhưng nó không chịu còn suýt cắn mất tay ông.

Mợ Bạch hơi nhíu mày, đi vào bếp xới cơm mà chị Gạo nấu cho ông bà ra một cái bát sắt rồi xúc thêm một miếng cá kho.

Trước sự chú ý của mấy người hầu có mặt ở đó mợ đưa cơm cho con chó. Quả nhiên nó chịu ăn. Mợ Bạch nhìn nó chăm chăm rồi vẫn ngồi gần, lúc đầu nó còn cảnh giác khi mợ muốn sờ đầu nó. Nhưng ăn hết bát cơm thì nó lại để cho chạm.

Ông Đàm dường như đã nghĩ tới điều gì đưa ánh mắt nhìn một cậu thanh niên gần đó. Cậu ta như chột dạ cúi đầu thấp không dám đối diện ánh mắt của ông.

Nhưng không may Bạch đã chú ý sự khác thường này.

“Anh Tý, chuồng chó ở đâu?”

“Dạ? Mợ gọi con ạ?”

Bạch lặp lại câu hỏi một lần nữa. Anh vẫn hơi ngạc nhiên gãi gãi đầu. Cùng lúc này cậu thanh niên khi nãy đã lùi xuống muốn lẩn đi nhưng bị Bạch gọi lại.

“Anh kia, đúng! Chính anh ! Giúp tôi dẫn đường.”

Anh ta giật thót mình nhưng vẫn phải đi theo. Chuồng chó được đặt ở chỗ rất xa. Tận cuối cùng của vườn phía sau đi rất lâu mới tới. Bảo sao Bạch không nghe thấy tiếng chó sủa là phải.

Con chó khi nãy thấy anh ta đi theo liên tục sủa lớn còn muốn nhào vào cắn điều này làm Bạch càng muốn tìm hiểu rõ hơn. Sau khi thắt được dây vào cổ nó tạm thời Bạch cũng dắt nó đi theo.

Dọc đường nó sủa inh ỏi không ngớt, khi đến tận chuồng chó Bạch gọi anh Tý lên kiểm tra. Sau khi thấy bát cơm chó được mang lên mọi người xúm vào khi thấy bên trong toàn là xương gà sắc nhọn.

“Gì đây, ai phụ trách cho chó ăn mà lại có xương gà nhiều thế này?”

“Chẳng phải hóc chết nó sao?”

Nhưng vẫn còn chưa hết bát cháo cá bên trong đã có mùi chua nhưng khi thấy vẫn còn nguyên si Bạch vẫn nghi ngờ. Cảm thấy có điều bất thường mợ quay lại nhìn ông Đàm sau đó đợi ông mở miệng.

“Có chuyện gì sao mợ?”

“Ông là người có kinh nghiệm chắc ông cũng phát hiện điểm lạ chứ?”

Không còn cách nào ông đành cầm bát cháo chó lên xem. Vẫn chưa phát hiện điểm khác thường nhưng khi ông ngửi gần lại hơi giật mình. Dĩ nhiên điều này đều bị mợ nhìn được.

Ông ấp úng một hồi muốn che đậy.

“Vậy ông muốn có tội chung à?”

Nghe thấy vậy ông Đàm lưỡng lự đôi ba phần. Dưới sự thúc ép của mọi người ông lắp bắp.

“Nếu tôi không nhầm thì… có bả chó… trong bát thức ăn đó.”

Mọi người xôn xao nói to nói nhỏ, chỉ có cậu thanh niên khi nãy mặt trắng bệch.

Bạch chỉ vào bát thức ăn đã xuống mùi đó,

“Là ai làm chuyện này. Nếu khai thật tôi sẽ tha nhẹ. Còn không tôi sẽ nói chuyện này cho cha chồng tôi đến lúc đấy không chỉ bị phạt còn sẽ bị đuổi khỏi đây không biết chừng.”

Nhìn dáng vẻ bức xúc của mợ hai không còn là mợ ngốc được cậu Bình chiều chuộng nữa. Như một có một người khác đang đứng trước mặt họ. Từ lời nói đến cử chỉ đều dứt khoát còn có dáng vẻ uy nghiêm.

Ông Hộ cùng lúc đã được ai đó báo cùng bà Tuyết đi ra xem xét chuyện ồn ào.

Thấy ông Hộ ra đến nơi một người sợ quá đi lên khuỵu gối xuống gần Bạch tố cáo cậu thanh niên kia.

“Là Nam, chính anh ta cho chó ăn từ mấy tuần nay.”

Người tên Nam run rẩy mất kiểm soát chỉ thẳng mặt người tố cáo mắng xơi xơi.

“Mày… thằng chó nói láo… uổng công cậu ba vun vén cho mày… thằng đểu…”

Con chó đằng trước Bạch càng sủa lớn hơn, tên Nam điên tiết muốn tìm gạch ném nó nhưng vẫn không dám vì ở đây có rất nhiều người.

“Rốt cuộc chuyện này là sao?”

Bạch nhìn thẳng vào ông rồi liếc bà Tuyết một cái.

“Chính cậu ta cho chó chồng con ăn bả, còn nhiều lần bỏ đói, đánh đập nó.”

Ông Hộ nhìn ông Đàm đang toát mồ hôi, không còn cách khác ông Đàm đành tường thuật lại đầu đuôi mọi chuyện. Đến nước này anh ta không còn đường nói lảng hay vu cáo cho người khác.

Ông chỉ mấy người lực lưỡng mang tên kia về sân lớn. Bạch xin chuyển chuồng chó về gần đây, ông cũng đồng ý. Lúc này mợ mới biết vốn chỗ cũ của chuồng chó là khá gần đây. Nhưng tính nó vốn hung dữ chỉ cậu Bình thuần được nó nên cậu sợ nó đến gần làm mợ bị thương. Đành chuyển chuồng xuống tận xa, mỗi bữa đều là cậu đích thân cho ăn.

Khi hỏi lý do tại sao thằng Nam lại muốn hại chó cậu hai thì nó ậm ừ không nói khi Bạch lia mắt nhìn anh ta thì anh ta đột nhiên trừng mắt mắng mỏ lớn tiếng.

“Phải đấy tôi ghét cậu ta ai bảo cậu ta chơi xấu với cậu ba. Còn ngang nhiên triệt đường sống của tôi. Cậu ta là tên khốn nạn, bại hoại…”

Còn chưa đợi ông Hộ xử trách Bạch đã bật dậy khỏi ghế đứng trên cao một bậc chỉ xuống anh ta.

“Anh còn nói nửa câu xúc phạm cậu hai, tôi sẽ cho chó cắn đứt cuống họng anh.”

Ánh mắt tức giận của Bạch khiến mọi người lần nữa lại ngạc nhiên. Anh ta như vậy mà còn cười mỉa.

“Chẳng qua là một con ngu nói nhăng nói cuội. Sao? Bênh chồng mày hả? Tao cứ nói, nói nó là thằng mất dạy khốn…”

Chưa nói hết câu đã nghe mợ lớn tiếng gọi: “Cắn chết gã đi.”

Con chó to lớn đằng sau bổ nhào vào người anh liên tục sủa gần mặt. Nếu không tránh kịp phát cắn ấy chắc chắn rách thịt trên mặt. Thằng Nam đưa tay chắn bị nó cắn vào tay lôi lại lúc này hắn mới biết sợ, liên tục gọi mọi người cứu.

Bạch hơi hoảng hốt vì ai nghĩ rằng con chó thực sự hiểu ý lao ra cắn gã. Lúc đó chỉ là lời đe doạ trong tức giận không nghĩ tới nó lao ra thật. Bạch vội gọi nó về, nó dừng lại thật chạy lại gần phía mợ.

Mới sáng sớm ông đã phải đau đầu xử lý công chuyện. Nhưng điều khiến ông bất ngờ hơn là đứa con dâu vốn nghịch ngợm ngốc nghếch ấy thế lại mang vẻ trái ngược bình thường thế này. Quả nhiên điều ông đoán đã đúng. Mợ hai không hề ngốc. Vậy giả ngốc để làm gì? Lẽ nào muốn trà trộn vào nhà ông?

Thằng Nam bị đánh gậy thì kêu la oai oái, anh ta vẫn gầm trời rằng cậu Bình có tội với anh ta. Bạch còn nghe được lõm bõm vài câu liền đi hỏi ông Đàm.

“Ông nói tôi biết trước kia anh ta có quan hệ gì với cậu Bình?”

Ông Đàm đành kể lại:

“Hồi trước thằng Nam chơi với cậu hai và cậu ba. Còn học với nhau từ bé. Mối quan hệ của họ rất tốt, nhưng không hiểu sao thằng Nam không đi học nữa rồi một thời gian sau lại làm công trong phủ này. Tôi cũng chỉ nghe lỗ mỗ thế thôi ạ.”

“Thôi đừng đánh nữa nãy ông lớn bảo xử anh ta ra sao thì làm đi.”

Mợ không lôi co đi vào phòng, giao việc xử phạt cho ông Đàm. Khi ông Đàm đi ra chỉ lẳng lặng cởi dây trói rồi đưa anh ta ít tiền.

“Mày đi đi, sau này đừng gây hoạ nữa.”

Anh ta cầm lấy chỗ tiền đó nghiến răng nghiến lợi ánh mắt còn thù hằn khi đi ra khỏi phủ. Trước khi đi còn lẩm bẩm gì đó trong miệng.

Bữa trưa mợ lên nhà lớn ăn cơm, trên bàn cơm chẳng ai nói với ai câu nào. Có lẽ bà hai vẫn bất ngờ khi thấy Bạch thay đổi một cách nhanh chóng. Bây giờ biết mình bị lừa thì đã muộn, “Tao đã đánh giá thấp mày rồi.”

Ấy vậy mà Bạch cư xử như chưa từng xảy ra chuyện gì. Bà Tuyết ngồi cạnh chỉ hỏi chuyện cửa hàng, có lẽ cả hai người đều buồn chán khi không có mấy đứa con ở nhà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com