. Nêu đặc trưng cơ bản của PLPK Trung Quốc
Mỗi triều đại có 1 pháp luật điển hình
Nhà Hán: Cửu chương luật (quy định về lễ nghĩa)
Nhà Đường: Đường luật sớ nghị (giảm nhẹ hình phạt, mở khoa cử tuyển quan lại).
Nhà Tấn: Tấn hình thống (bổ sung án lệ)
Nhà Nguyên: Chí Nguyên tân cách.
Nhà Minh: luật Đại Minh
Nhà Thanh: Đại Thanh luật lệ, hội điển.
a. Pháp luật phong kiến kết hợp giữa Lễ và Hình
- Phát triển mạnh trong 15 năm nhà Tần, tư tưởng hết sức tiến bộ.
- Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trọng tâm của Nho Giáo.
- Hình là hình phạt, hay nói rộng ra là pháp luật.
- Nguyên tắc lễ nghĩa của Nho giáo cũng được dùng để giải thích pháp luật và được sử dụng vào việc phán xét, Nho hóa các quan hệ pháp luật, pháp luật không chính xác.
b. Sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị và hòa đồng giữa QHPL với quy phạm đạo đức.
Nho gia chủ trương lấy đạo đức để răn dạy con người, từ đó ổn định xã hội, giữ vững trật tự phong kiến. Đạo đức ở đây là đạo đức Nho giáo.
* Pháp trị đòi hỏi phải rành rọt về luật, lệnh, hình, chính.
- Luật để mọi người nhận rõ vị trí của mình.
- Lệnh để dân biết bổn phận phải làm gì.
- Hành để trừng trị kẻ phạm pháp.
- Chính là tất cả các biện pháp kinh tế, chính trị để sửa chữa cho dân, đưa họ vào khuân khổ pháp luật.
Luật pháp phải minh bạch, phải hợp lý đối với đời sống theo nguyên tắc thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
=> Đề cao vai trò của pháp luật, đòi hỏi pháp luật phải nghiêm minh, chính xác.
Muốn thi hành pháp luật phải chuẩn bị cho dân hiểu pháp luật rồi mới áp dụng. Muốn cho mọi người tuân theo pháp luật, thì người trên phải gương mẫu.
1 nguyên tắc nổi tiếng của pháp trị: “trời không vì 1 vật nào mà làm thay đổi 4 mùa. Minh quân, thánh nhân cũng không vì 1 vật nào mà thay đổi pháp luật”.
* Đức trị: dùng đạo đức để giáo dục con người
- Ưu điểm: coi đạo đức là nền tảng của xã hội, rèn luyện con người phải tự biết sống có đạo đức.
Pháp luật chỉ làm cho người ta sợ mà không làm cho người ta phục, đức trị cho rằng pháp luật phải là hành vi tự nguyện của con người, pháp luật phải thể hiện nguyện vọng của nhân dân.
- Hạn chế: mang tính hoài cổ, không kích thích sản xuất, coi nhẹ vật chất, quá coi trọng các giá trị tinh thần, không quan tâm tới những tiến bộ khoa học, quá ảo tưởng và bảo vệ chế độ quân quyền.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com