kiếp thứ hai - anh có nghe
Cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 làm phá sản Kế hoạch Na-va của Pháp - Mĩ. Đồng thời chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kí Hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 21 - 7 - 1954.
Cùng với Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải rút hết quân đội về nước, miền Bắc nước ta được giải phóng hoàn toàn, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam tạm chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm đường rãnh giới quân sự tạm thời.
Pháp đã rút khỏi miền Nam, Mĩ liền nhảy vào và đưa bọn tay sai do Ngô Đình Diệm đứng đầu lên nắm chính quyền ở miền Nam.
Năm 1964, một lần nữa, lãnh thổ thân yêu của chúng ta bị chia cắt làm hai miền.
Kim Khuê Bân cùng Hàn Duy Thần là đứa con máu đỏ da vàng, được mảnh đất Thái Bình nuôi dưỡng mà lớn khôn. Sau khi trải qua tháng ngày chiến đấu gian lao tại quê nhà, khắp miền Bắc đã thống nhất và bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày ngày làm việc cực nhọc, nhưng sự tự do khiến cho hai anh em luôn cười tít mắt.
Hằng ngày, Thần thường làm việc tại nhà sinh hoạt chung của xã, em thuộc lớp trẻ hiếm hoi biết chữ tại đây. Làng nghèo, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của chế độ phong kiến xưa nên chẳng mấy ai biết chữ, cả người lớn lẫn trẻ con. Nên Thần ở đây cùng với các anh chị thanh niên xung phong tự nguyện thắp đèn sáng tối dạy con chữ cho bà con.
Còn anh Khuê Bân là bộ đội, anh chạy cả ngày ngoài đường sá với cái nắng oi ả, nói cho oai thế thôi. Chứ dạo này ở đây cũng khá bình yên, anh cũng chỉ lo một số việc vặt hay giấy tờ mà chi đội trưởng giao cho. Sẵn đây em cũng nói cho mọi người nghe về một việc ẩm ương hết sức, anh chi đội trưởng đã yêu cầu phía trên cung cấp một số nhu yếu phẩm cho cái làng nghèo đến nỗi mồng tơi còn chẳng có để mà rớt này. Nhưng mà vì tình hình miền Nam đang không ổn định, mọi vật dụng thiết yếu đều cấp ra đấy, nên hiện tại không còn đủ để chi về địa phương. Điều này làm anh chi đội trưởng nổi điên suốt, cũng vì vậy mà anh Khuê Bân của Thần hay bị anh đội trưởng giữ lại mắng cho một trận để xả cơn tức.
Anh Bân thì phải chịu cảnh uất ức này suốt mà chẳng dám hó hé gì, vì cái thân phận có phần thấp cổ bé họng của mình. Ngày nào cũng nghe cấp trên mắng một cách vô tội vạ khiến anh vô cùng nản chí mỗi khi phải làm việc, hôm nào về đến nhà, anh cũng sà vào lòng Thần mà giả bộ khóc hu hu. Thần biết anh vờ nhưng mà trông quá chừng thương nên cũng đành xoa dịu anh bằng mấy cái vuốt lưng con con, hay đôi khi là những cái thơm má nhẹ bẫng.
Gia cảnh hai đứa cũng có hơi đặc biệt, Thần vốn được anh Khuê nhặt đem về nhà phú ông họ Kim, cũng chính là cha của anh Khuê Bân. Đó giờ toàn lưu trú nơi đầu đường xó chợ, ăn không ngon, ngủ không yên. Tự nhiên trong một phút nông nổi giở cái thói cắp vặt, lại vô tình người đó lại là anh, thế là anh Khuê Bân quắp em về nhà lúc nào chả hay. Anh là con nhà gia giáo nên anh được dưỡng dạy kĩ lắm, một lần thấy anh học xem chừng có vẻ vui, Thần cũng bày đặc xách thân đến ngồi học cùng anh, anh Bân thấy em dễ thương nên quyết định dạy chữ cho em luôn. Lúc đấy em cũng định học chơi thôi, ai ngờ anh dạy hay quá nên đến giờ Thần biết chữ luôn mới ghê.
Cuộc sống của Thần với anh vốn dĩ đã từng hạnh phúc như vậy đấy, thế mà sau một trận càn lớn của thực dân Pháp trên toàn thể lãnh thổ. Ông bà là một trong những người xấu số phải bỏ mạng. Còn anh Bân và Thần thì may mắn hơn khi thoát khỏi tử thần trong gan tất, lúc ấy Thần bị đá đập trúng vào chân khi quả bom cách đấy một khoản không xa thình lình phát nổ. Vết thương không nặng lắm, nhưng mỗi khi trời trở gió thì Thần lại cảm thấy đau đớn không thôi. Thú thật thì nếu không nhờ có anh Khuê Bân vội vã kéo em thoát khỏi nơi đó, thì không chừng em đã bị bom nổ banh xác rồi chứ chả còn tâm hơi.
Cũng vì sự việc trên mà anh căm ghét lũ khốn kia vô cùng. Anh tham gia kháng chiến một cách năng nổ hòng đánh đuổi bọn chúng ra khỏi mảnh đất thân thương. Nhiều lần còn mém chết nữa cơ. Thần lo lắng cho anh nên càm ràm anh mãi, anh thì mặc kệ người ta lo lắng, vẫn chạy xuôi chạy ngược nơi chiến trường khói lửa mịt mù đến nỗi khắp cơ thể toàn sẹo.
Thần nhớ mãi chuyện đó, trong một lần anh đi trinh sát, bất cẩn thế nào mà lại bị phát hiện, quân địch nã một phát ngay bụng anh. Máu túa ra thắm đẫm đỏ rực trên mặt đất, mùi hương tanh tưởi ấy khiến Thần ám ảnh suốt một quãng thời gian.
Anh được đồng đội sơ cứu rồi đưa về chỗ trú ẩn, lúc này Thần cũng ở đấy để xem có phụ giúp được việc nào hay việc đó cho mấy anh chị. Thấy vẻ mặt cắt không còn giọt máu của anh được đồng đội lê lếch về làm Duy Thần hoảng đến khóc lớn. Trong tâm trí của mình, em cũng chẳng có hy vọng gì nhiều khi được các anh kể lại sự việc. Cứ tưởng là anh Khuê Bân đi đời rồi không ấy chứ, nào ngờ anh phúc lớn mạng lớn mà giữ được cái mạng. Chắc ông bà trên cao đang ra sức bảo vệ anh, còn anh thì bảo vệ Thần.
Có điều anh ngủ hơi lâu, mày anh nhăn lại, trán thì túa đầy mồ hôi lạnh, biểu cảm nhăn nhó khó chịu vô cùng, tầm đến tận sáng hôm sau anh mới thoát khỏi cơn mơ màng. Người túc trực bên cạnh anh trong suốt lúc đó là Thần, cũng chính em là người chăm sóc anh những ngày nằm trên giường dưỡng thương. Em vẫn chăm anh ăn, lau mình hay băng lại vết thương cho anh. Chỉ có điều, Thần tuyệt nhiên chẳng chịu mở miệng với anh một tiếng. Anh biết ý nhưng mồm câm như hến chẳng chịu mở lời trước. Hai anh em cứ như vậy mà giận dỗi nhau cả tuần trời, mà thật ra thì chỉ có mình Thần giận anh, giận vì anh suốt ngày làm chuyện xốc nổi không nghe lời đồng đội mà luôn lao vào chỗ chết. Giận vì anh để em phải chịu thương tổn, anh bị thương đến chìm vào cơn mê còn Thần lặng thinh như ai cướp mất nửa hồn. Phần anh, anh không mở lời là do anh hèn.
- Thần này, đừng giận anh nữa mà. Anh hứa sẽ không liều như vậy một lần nào nữa mà.
- Em không có giận, mà anh chỉ biết hứa suông chứ có mấy lần thực hiện.
- Nhìn là biết em giận rồi, chối hoài.
- Ừ đấy rồi sao? Anh đâu có biết em đã sợ hãi như thế nào. Có ngon thì anh cho em tham gia với mọi người xem, lúc đấy cho anh sợ đến nổ mắt.
Giận quá nên Thần mới nói vậy thôi, nhưng mà mọi thứ liên quan đến em. Dẫu là thật hay đùa đều khiến Kim Khuê Bân lo sốt vó.
- Không được.
- Sao lại không. Anh đi được thì em cũng đi được.
- Anh nói không là không.
Dẫu cho có chết, Kim Khuê Bân cũng phải bảo vệ cho trân quý của đời mình.
Trẻ thì trẻ thật, nhưng cũng mười chín mười sáu cả rồi mà lại cãi cọ chí chóe như con nít lên ba xem có ra gì không. Duy Thần muốn ra chiến tuyến, khao khát được góp một phần sức lực cho công cuộc giải phóng. Khổ cái là luôn bị anh ngăn cản, em năn nỉ mãi mà anh chẳng cho nên đành thôi. Ý em rằng em chẳng thèm nài nỉ anh chi cho tốn nước bọt, anh không cho thì em tự đi.
Chiến công đâu chẳng thấy, chỉ thấy ngay từ lần đầu tiên đi liên lạc, Thần đã đụng độ với quân giặc, nhờ vào sự nhanh nhẹn nên thư mật đã được em giấu kĩ. Còn bản thân mình thì bị tóm, em bị chúng bắt về tra khảo, đó là một trải nghiệm như địa ngục, đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần làm em như gục ngã. Tuyệt nhiên, em không khai lấy một lời. Bọn chúng cũng chẳng phải kiểu người kiên nhẫn gì cho cam, chỉ sợ anh chậm thêm một giây thì mộ em giờ đã xanh cỏ. Nơi đó không chỉ có mình em mà còn rất nhiều Việt Cộng khác. Tình trạng của em chắc là khắm khá nhất trong số đó rồi. Quân đội ta đã có một trận tập kích vào căn cứ của địch, có người cứu được có người không, Thần thì số đỏ nên cuối cùng em cũng thoát khỏi chốn tối tâm đó.
Biểu cảm khi mà anh Bân gặp lại em thì ta nói là thôi rồi, anh vừa lo vừa giận tại em chẳng chịu nghe lời mà rước hoạ vào thân. Trong em lúc đấy thảm vô cùng, thân tàn ma dại đến đi đứng cũng chẳng vững. Anh muốn mắng em lắm nhưng mà thấy em nhỏ mếu máo than đau thì lại thôi.
- Anh ơi, Thần không dám nữa đâu. Anh đừng mắng Thần nhé.
- Anh không mắng, Thần yên nào, vết thương lại chảy máu rồi.
Thần xạo đó, chịu khổ mấy hôm mà Thần thấy tâm hồn mình vui phơi phới. Chắc tại bị tra khảo riết khùng. Đùa thế thôi, Thần vui vì mình có thể góp chút sứt mọn cho non sông đất nước.
Hai anh em cứ nương tựa vào nhau mà sống, trải qua không biết bao nhiêu giây phút sinh tử. Mỗi lần sống sót em lại thấy tựa như một kì tích. Quen đến mức, Thần cảm thấy sợ, liệu sẽ còn may mắn mãi thế không.
Ngày 13 - 5 - 1955 những lính Pháp cuối cùng rút khỏi miền Bắc nước ta. Trả lại từng tấc đất cho nhân dân miền Bắc. Khỏi phải nói, Kim Khuê Bân cùng Hàn Duy Thần vui muốn ngất, nhưng mà không ngất được, vì hiếm hoi lắm hai đứa mới được ở cạnh bên nhau mà không phải lo toan liệu có bị tập kích bất ngờ, liệu có bị đạn xuyên qua tim, liệu có phải thấy cái cảnh đồng đội hy sinh trước mắt mà chẳng thể làm được gì.
Đó là một ngày đặt biệt, ngày anh tỏ lời thương.
- Thần này, anh thương Thần lắm. Chẳng biết phải nói làm sao cho em hiểu, vì tình cảm vốn chẳng có một định nghĩa cố định nào hết. Anh không dám nói vì sợ Thần ghét anh, Thần mà đồng ý, anh lại càng sợ hơn lỡ như anh ngã mình xuống mảnh đất của quê hương, Thần sẽ đau lòng chết mất. Ngẫm đi ngẫm lại, đời người sống được bao nhiêu năm, anh càng không muốn bỏ lỡ vốn thời gian quý báu nhưng có hạn này. Nếu Thần bằng lòng, ngày đất nước thống nhất, anh dẫn Thần đi xem pháo hoa. Pháo hoa ngày độc lập ấy.
- Bộ anh sẽ không dẫn em đi nếu em từ chối hả?
- Không đâu, anh vẫn sẽ dẫn Thần đi. Có điều anh sẽ hơi buồn.
Đó là một ngày đặt biệt, ngày Duy Thần đồng ý bước vào cuộc đời anh Khuê Bân với một thân phận khác. Là tri kỷ, hơn cả người thương.
Em và anh chẳng kịp vui mừng quá lâu.
Nay lại nghe tin nhân dân miền Nam đang khốn khổ trước sự đánh chiếm của chế độ Mĩ - Diệm. Lúc bấy giờ, cả đất nước như hướng về miền Nam, nghe những lời của Bác:
"Đồng bào miền Bắc tuy có khó khăn do chiến tranh để lại, nhưng ai cũng an cư lạc nghiệp, được hưởng tự do dân chủ và phấn đấu cho một tương lai vẻ vang. Cho nên đồng bào miền Bắc càng phải thương xót và phải giúp đỡ đồng bào miền Nam đấu tranh".
Nghe tiếng đồng bào thân thương kêu gọi, tiếng vị lãnh tụ vĩ đại cất lên từng nhịp, và vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu "Mỗi người làm việc bằng hai". Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".
Khắp mọi vùng trên lãnh thổ như hướng về miền Nam, lấy nơi đó làm tâm, nghe thấy tiếng kêu gọi của vị lãnh tụ vĩ đại, bộ đội miễn Bắc hành quân Nam tiến trên tuyến đường vận chuyển Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh dọc theo dãy Trường Sơn. Nôm na một cách thân thương, bộ đội ta thường gọi nó là tuyến đường Trường Sơn. Kim Khuê Bân cũng là một trong số đó, Thần thì vẫn ở lại Bắc vì anh Bân sợ em phải em chịu khổ, nên anh quyết định đi có mình ên. Đã bỏ lại người ta một mình thì thôi đi, anh Bân còn trêu Thần xong mới chịu lên đường.
- Thần đừng lo, anh không có bị mấy cô thanh niên xung phong hớp hồn đâu mà.
- Có mà quỷ tha ma bắt anh. Lẹ lẹ đi, mọi người đang chờ anh kia kìa.
- Thần ở lại phải ngoan đó, ngày đất nước hát khúc khải hoàn thì anh sẽ về.
- Anh mà không đi lẹ là Thần đổi ý không cho anh đi nữa bây giờ.
- Thần, ngày độc lập anh dẫn Thần đi xem pháo hoa.
Bóng anh khuất xa tận chân trời, nãy giờ thì cứ hối thúc anh đi mãi. Giờ anh đi thiệt cái Thần thấy mắt hơi cay cay, mũi hơi nghèn nghẹn. Anh mới đi có bao lâu đâu mà em nhớ quá.
Anh xông pha tuyến đầu, em ở hậu phương vẫn đều đặn gửi thư đến cho anh. Không biết anh có kiệp ăn uống hay không chứ nói gì đến đọc thư của em. Nhưng mà kệ Thần đi, Thần thích thì gửi thôi. Có cái em thấy hơi buồn, tại anh chưa hồi đáp lại bức thư nào của em hết trơn, đợi anh về đây mà xem, Thần cho anh biết tay.
Thần nào biết anh đọc được hết, nhẹ nhàng gói ghém cất sâu trong balo, đôi khi còn bật khóc nức nở khiến mọi người trêu Khuê Bân miết. Nào là "Chú em mít ướt thế có đánh đá gì được không?", "Anh Bân đọc thư của ai đấy? Người thương hả, cô nào mà có phước dữ vậy không biết" vân vân và mây mây khiến cho anh ngại ngùng mà gãi đầu.
Anh không viết thư gửi lại cho em vì anh làm mất cây bút rồi. Với lại tuyến đường Trường Sơn nối hai miền Bắc - Năm bị quân Mĩ phát giác. Chúng thả bom trên khắp cánh rừng, đường đi bị cày xới dữ dội nên khá khó đi. Đường là chuyện dễ rồi, nhưng chiếc xe đang băng băng theo lối mòn mà có mệnh hệ gì mới toi đời, bơm rơi rớt trên đầu cũng đáng sợ đấy nhưng ít ra vẫn còn được ngồi trên xe. Chứ mà đi bộ trong trận mưa bom thì không sớm thì muộn cũng chết.
Số phận như trêu đùa đám bọn họ, khi bom nổ làm cho xe biến dạng. Kim Khuê Bân còn định xách balo đi bộ thật thì bị đồng đội gần đấy túm cổ quăng lên xe cái một. Đầu óc anh chao đảo khi phải đi trên con đường biến dạng lạ kì.
Cùng nhau vượt qua gian khổ, Kim Khuê Bân vốn xem những người đồng đội kia như gia đình. Đời đau đớn làm sao, anh phải lần lượt tận mắt chứng kiến họ phải bỏ mạng nơi rừng thiêng nước độc. Để rừng núi đại ngàn dang rộng bàn tay chở che cho kiếp người còn thuở non dại.
"Trẻ quá, toàn mười tám đôi mươi."
Tại đây Khuê Bân có quen một người bộ đội, anh này chất phát đến ngớ ngẩn. Sự thật thà của anh khiến Bân khá để tâm, người ta hỏi anh một thì anh trả lời mười. Kim Khuê Bân nợ anh ta nhiều đến mức có thêm mấy kiếp chắc cũng trả không hết. Lần chiến đấu với quân Mĩ - Diệm, anh ta chắn cho Khuê Bân một phát súng, thứ kim loại lạnh lẽo xuyên thẳng vào tim anh ta, chết ngay tức khắc.
"Chú cứ yên tâm hiên ngang mà đi, có gì anh lo hết cho. Anh biết chú còn người thương, sao mà bỏ người ta được. Gắng lên, sắp độc lập rồi."
Khuê Bân không nỡ ra tay với tên kia, nên khiến cho anh phải ra đi một cách tức tưởi. Lạ đời thay, có những người chẳng có quan hệ máu mủ với ta mà lại sẵn sàng dâng cả mạng sống mặt cho đất, cho trời.
Chúng có thể "tố cộng", "diệt cộng" hay "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật", thực hiện "đạo luật 10/59". Ta cảm căm phẫn trước sự tàn bạo của chúng, nhưng đó là do bọn người không liên can đến tổ quốc ta thực hiện, nào nhằm nhò với việc bị người ta tin tưởng nhất đâm một nhát đau điếng.
Đáng hận làm sao, chính quyền Mĩ lại dùng chính người của ta diệt người của ta. Trong có buồn cười không cơ chứ, ta tự giết ta, ta chết.
Từ khoảnh khắc ấy, Kim Khuê Bân chẳng hề khoang nhượng, tiếp tục cùng những người đồng đội của mình tiến từng bước vững vàng về phía trước. Anh không cho phép bản thân gục ngã nơi chiến trường ác liệt, vì anh còn phải về với Thần.
Nhưng đâu phải cứ muốn là thực hiện được, có nhiều chuyện trên đời này đến với ta chẳng ngờ. Khuê Bân đã từng nghe về việc lấy thân mình chèn vào càng pháo để không cho khẩu pháo cao xạ 37 mm không bị lăn xuống vực trong. Không ngờ cũng có ngày mình thực hiện, được cái việc này đỡ đau hơn, Kim Khuê Bân lấy thân mình che cho cờ tổ quốc, cụ thể hơn là chắn cho người đồng đội đang cầm cờ trên tay.
Lá cờ của tổ quốc phấp phới bay trong gió được ánh vàng soi rọi. Mắt Kim Khuê Bân bắt đầu mờ, anh khóc. Từng giọt nước mắt lăn dài trên đôi gò má bám đầy bụi bẩn. Ý thức dần mất đi và rồi linh hồn anh trở về về đất mẹ. Một phần máu thịt ngấm vào mảnh đất thân thương. Anh nhớ Thần quá, sau này Thần của anh phải làm sao đây.
Xe tăng 843 và 390 lần lượt tiến tới trước cổng Dinh Độc Lập, đâm sầm vào cổng khiến cho cánh của kiên cố sụp đổ.
Đồng chí Bùi Quang Thận tiến thẳng và cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập.
Mười một giờ ba mươi phút, ngày 30 tháng 4 năm 1975. Lá cờ Mặt Trận dân tộc giải phóng miền Nam phấp phới trên nóc Dinh Độc Lập.
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mọi người đã trở về cái làng nghèo nàn này. Lúc đi thì bấy nhiêu là người, về lại chẳng đếm đủ trên đầu ngón tay, Thần đoán là có anh của em, tại anh hứa với Thần anh sẽ về. Thế mà khi xe đến gần, Thần cố kiếm bóng dáng anh mà chẳng thấy đâu. Em bất an vô cùng nhưng vẫn có chút ánh sáng hy vọng le lói. Nó chợt tắt ngủm đi, khi anh trung đội trưởng đưa em hũ trở cốt cùng bức thư của anh. Tay em run lẩy bẩy nhận lấy thứ kia, mở ra xem, nước mắt em ứa ra giấu trong từng tiếng nấc.
Thư gửi Duy Thần của anh
Khi em đọc được lá thư này thì chắc anh đã không còn. Nghe có vẻ hơi bi quan, nhưng mà anh chuẩn bị cái này để phòng hờ mình không thể gặp lại em nữa. Nó thật sự cần thiết ấy chứ, anh nghĩ vậy. Thần cũng đừng quá lo, anh mà có chết, anh cũng rất mãn nguyện vì suốt thời gian qua đã có Thần ở bên cạnh. Có điều anh thấy lo cho Thần lắm, không có anh lại bỏ bữa cho xem, bụng dạ nào mà chịu nổi em ơi. Thần hứa với anh là phải tự chăm sóc mình cho thật tốt đó. Mất miếng thịt nào là anh hiện về nhát ma thần cho coi. Anh cũng xin lỗi Thần nhiều lắm, tại anh thất hứa mất rồi, không dẫn Thần đi xem pháo hoa được, thôi thì em đi xem một mình cũng được. À còn cái này nữa, anh đọc được hết thư em gửi đó, có hôm xúc động quá anh khóc đến mặt mày đỏ ửng luôn cơ, Thần đừng có cười anh đấy, anh lại khóc cho em xem. Anh không trả lời thư của thần là có lý do chính đáng hết cả nhé, ảnh bị mất bút, hỏi mọi người có ai có bút không thì không ai có hết. Em biết sao giờ anh viết được không, tại thằng nhóc con kia có viết mà nó không cho anh mượn, nó ganh tị tại anh có người thương còn nó thì cô đơn lẻ bóng, tự nhiên hồi nãy nó lại khều khều anh rồi chìa bút trước mặt anh, nó nói cho anh mượn. Tranh thủ viết thư cho người thương đi không chừng đứt bóng bất đắc kỳ tử. Ghét thiệt chớ, tự nhiên giờ mới cho mượn làm anh có quá chừng chuyện để nói luôn, mà hết giấy rồi. Nên tới đây thôi Thần nhé, anh thương Thần lắm. Thần nhớ giữ gìn sức khỏe.
Thần hứa với anh là không được buồn, phải cười thật nhiều thì anh mới an tâm yên nghỉ, trăng khuyết đâu có nghĩa là nó biến mất, nó vẫn hiện diện ở đấy thôi.
Người nhận Hàn Duy Thần.
- Cái đồ ngốc nhà anh, trong phút sinh tử mà cũng không nghiêm túc nổi.
Mặt Thần lúc này tèm lem toàn nước mắt. Anh trung đội trưởng thấy vậy bèn vỗ vai em mấy cái an ủi, xong rồi anh đi, anh bước từng bước khập khiễng để trao lại di vật cho những người khác, tướng đi anh buồn cười lắm vì chân anh bị thương.
Thần cười mà như mếu cúi người cảm ơn anh. Hôm nay là một ngày đặc biệt, ngày anh rời xa em mãi mãi. Giống như cái ngày mà anh tỏ lời thương, rất đặc biệt, chỉ là hôm đó chỉ anh và em biết. Còn hôm nay, ai cũng hay.
Dù có chuyện gì đi chăn nữa, Thần vẫn phải sống. Mãi đến sau này khi đã làm thầy giáo dạy chữ cho trẻ con ở cái làng nghèo khổ này. Thần vẫn vậy, vẫn một mình.
- Thầy ơi, sao thầy chẳng lấy vợ.
- Thầy có người trong lòng rồi.
- Thế sao thầy không cưới ạ, hay người ta không ưng thầy.
- Ưng chứ, người đó cũng ở ngay đây thôi, vẫn luôn bên cạnh thầy. Chỉ là, vẫn không cưới được.
Thần yêu quê hương mình lắm, nên chẳng nỡ rời chân.
"Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!"
end.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com