Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 1 - Dẫn nhập

CHƯƠNG 1
ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI – MỘT HIỆN TƯỢNG VĂN HÓA - XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Đồng tính luyến ái xuất hiện ở Trung Quốc từ khi nào? E rằng không ai có thể đưa ra được câu trả lời chính xác. Kỷ Quân (紀昀, 1724 – 1805) thời Thanh đã đề cập trong Duyệt Vi thảo đường bút ký 閱微草堂筆記 rằng “theo tạp thuyết thì luyến đồng bắt đầu từ Hoàng Đế”[1], nhưng đây chỉ là “đãi xuất ỷ thác”[2], và vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục. Nhưng vào thời nhà Thương cách đây hơn 3.000 năm, chúng ta đã tìm thấy những ghi chép về đồng tính luyến ái nam thời cổ. Ở phương Tây, triết gia Hy Lạp cổ là Platon (427 TCN – 347 TCN) đã nói trong Yến hội (Symposium) rằng tổ tiên xa xưa của loài người ban đầu có ba phái tính là “nam kép” (Doppelmann), “nữ kép” (Doppelweib) và “vừa nam vừa nữ” (Mannweib), tức là nam nam cùng cơ thể, nữ nữ cùng cơ thể và nam nữ cùng cơ thể. Những người kiểu vậy rất mạnh mẽ và quyền lực và có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, sự vô pháp vô thiên của họ khiến thần Zues tức giận tách con người thành hai nửa và lệnh cho thần mặt trời Apollo, xoay đầu họ theo hướng phần ngực và phần bụng bị chia tách, để mọi người luôn nhớ đến tội nguyên tổ của mình. Những người bị chia thành hai nửa lo lắng tìm kiếm nửa kia của mình, vì vậy “nam kép” và “nữ kép” sẽ luôn bị thu hút bởi những người cùng giới tính với mình, và đồng tính luyến ái xuất phát từ điều này. Từ góc độ tình dục học và tâm lý học, người ta suy đoán rằng đồng tính luyến ái xuất hiện ngay từ khi con người mới sinh ra, chính như Phan Quang Đán (潘光旦, 1899 – 1967) tiên sinh đã viết: “Hiện tượng đồng tính luyến ái có vị trí của nó trong lịch sử lịch sử đời sống động vật. Nó cũng dài như lịch sử nhân loại”[3]. Vì vậy đồng tính luyến ái là một hiện tượng tình dục tồn tại ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào, chủng tộc nào và tôn giáo nào cùng với dị tính luyến ái.

[1] Thanh • Kỷ Quân: Duyệt Vi thảo đường bút ký, tập 12, Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải, 1980, trang 275.

[2] Thanh • Kỷ Quân: Duyệt Vi thảo đường bút ký, tập 12, Nhà xuất bản Cổ tịch Thượng Hải, 1980, trang 275.

[3] [Anh] Havelock Ellis viết, Phan Quang Đán chú thích: Tâm lý học giới tính (Psychology of Sex), Thư điếm Tam liên Sinh hoạt – Độc thư – Tân tri, 1987, trang 516.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com