Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

7.2 | Có hiểu đời mới hiểu văn - Nguyễn Hiến Lê

(SGK)

  Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo?

Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu:

Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ
Tre làng dăm đảo biếc trong sương.
của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu:
Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,
Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang.
...

của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ.

Câu:

Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya.

của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc.

Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm được hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

(trích)

----------------------------------------------------------

Hương sắc trong vườn văn

CHƯƠNG 1: Óc thẩm mỹ 

*

Quan niệm đó, ngay ở một cá nhân, cũng biến đi, tùy trình độ học thức và sự từng trải.

Một thi sĩ có lần nói với tôi: "Hồi còn học năm thứ nhì ban Cao tiểu ở Nam Định, tôi cho văn mà như Lê Văn Trương thì là quán tuyệt cổ kim. Cuối năm đó, nhất môn Việt ngữ, tôi được thưởng cuốn Vang bóng một thời, ráng đọc cho hết, chứ không thích cái giọng văn lôi thôi và nhạt nhẽo của tác giả. Nhưng chỉ một năm sau, tôi đã bắt đầu hơi chán Lê Văn Trương mà ham Khái Hưng, Nhất Linh hơn. Bây giờ thì tôi muốn đọc lại Nguyễn Tuân và Tô Hoài".

Hai mươi năm trước, một anh bạn, cũng thi sĩ, thấy tôi đọc lại lịch sử tiểu thuyết của Nguyễn Triệu Luật, chê tôi là "cổ lỗ". "Lan Khai hay hơn nhiều chứ!" Ba năm sau, anh ấy thẳng thắn thú: "Tôi đã xét lầm".

Ai mà chẳng vậy? Chín, mười tuổi, ta mê Chinh Đông, Chinh Tây; lớn lên ít tuổi thì chỉ ca tụng Lê Văn Trương hoặc Phú Đức, Hồ Biểu Chánh; tới tuổi dậy thì thì mải miết đọc Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa; và chỉ khi nào đã trải đời một chút, mới hiểu được cái thâm thúy của những sách mà tư tưởng cao siêu và nghệ thuật tế nhị.

Văn chương là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào, cũng phải có sống mới hiểu được đời, mới hiểu được văn. Không lịch lãm nhiều thì làm sao tưởng tượng được những cảnh tả trong sách mà thấy nó hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ được những tình tiết kể trong truyện mà thấy nó khéo?

Một thanh niên không ra khỏi Nam Việt, dù có khiếu về văn chương, đọc hai câu:

Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ
Tre làng dăm đảo biếc trong sương.
của Vũ Hoàng Chương, hoặc câu:
Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,
Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang. 
Sao mà nhiều mật tranh thế?
Bột trắng phau phau, mã tím vàng
(Trên đường quê một ngày tất niên)

   của Bàng Bá Lân, tuy nhận được tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất không thấy lòng rung động nhè nhẹ như những người đã sống ở đất Bắc, mà hễ lòng chưa rung động thì chưa gọi là hiểu hết được cái hay của thơ.

Câu:

Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya.

của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhưng mỗi lần ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bưởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân ở miền Bắc.

Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ, mới thấm được hết cái buồn man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống, trông dòng sông đầy, băng băng chảy, cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất giác ngâm lên những câu:

Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

Phải có xa đất Bắc và lang thang chung quanh chợ Bến Thành giữa một biển người không quen biết, một ngày gần Tết, nóng như thiêu, phải nhớ những cành đào thắm, những trái cam Bố Hạ, những bức tranh con mèo, con chuột ở chợ Đồng Xuân, mới cảm được ý nghĩa mỉa mai của chữ cũng trong hai câu vịnh Tết Nam Việt của Nguyễn Bính:

Dưa hấu chất cao hơn nóc chợ
Mà sen nở cũng huy hoàng

Và nếu bạn sống trong một gia đình phong lưu, đi học rồi thi đậu, rồi lãnh những quyền cao chức trọng, rồi cưới vợ giàu và đẹp, nhà cửa êm ấm, thì làm sao bạn thấu được hết nỗi chua xót trong những câu bình dị dưới đây, những câu mà tôi cho là hay nhất của Nguyễn Du:

Phận bèo bao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh
Song sa vò võ phương trời
Nay hoàng hôn đã, mai lại hôn hoàng
Tẻ vui cũng một kiếp người
Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!
Tiếc thay trong giá trắng ngần
Đến phong trần, cũng phong trần như ai!

nhất là câu:

Biết thân đến bước lạc loài
Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

Nếu không trải qua cảnh nhàn cư rồi hồi cư, chắc tôi cũng không tưởng tượng được nổi hết cái tâm sự của Đông Xuyên trong hai câu:

Một thành hoa rượu, xuân nhiều quá!
Hai bộ mày râu, bạc đốm rồi!


(Tái ngộ)

Cái hay trong những câu đó cảm được mà không giảng được, vì càng giảng, càng phân tích, nó càng mất thấm thía. Phải cho nó đi thẳng vào tim ta, muốn vậy tim ta phải có thể hòa được với tim tác giả, nghĩa là ta phải trải qua cái tâm sự của tác giả.

Âu Dương Tu đề bài tựa tập thơ của Mai Thánh Du có câu: "Càng khốn cùng thì thơ càng hay. Không phải thơ làm cho người ta khốn cùng, mà người ta có khốn cùng rồi thơ mới hay".

Trần Bích San cũng nói:

Văn phi sơn thủy vô kỳ khí
Nhân bắt phong sương vị lão tài

Nghệ sĩ có từng trải thì văn mới già. Mà độc giả thì cũng vậy, có từng trải mới hiểu được văn. Cho nên quan niệm về cái đẹp thay đổi tùy tuổi tác, đời sống của ta.

Nhất là sau một biến cố quan trọng, tâm trạng ta thường chuyển biến mạnh mẽ và quan niệm về cái đẹp cũng biến chuyển theo. Tôi không so sánh văn thời gần đây với văn thời tiền chiến của những cây bút lớp trước, vì nhiều bạn có thể ngờ rằng sự thay đổi của họ là bó buộc, tôi xin kể trường hợp của A. Gide mà đức thành thực đã được khắp thế giới công nhận. Trước đại chiến vừa rồi ông đã khởi sự lựa những bài thơ hay của Pháp cho nhà Gallimard xuất bản. Công việc đó phải ngừng trong một khoảng thời gian và năm 1947 khi tiếp tục lại, ông viết thêm một đoạn tựa để phủ nhận quan niệm về thơ của ông mấy năm trước. Victor Hugo mà xưa ông rất ca tụng thì bây giờ ông cho là nhạt nhẽo, giả tạo, là quá dễ dàng. Rồi ông giận Victor Hugo, giận với chính thân ông, vì không tìm được lý lẽ gì để bênh vực Victor Hugo nữa: "Có thể như vậy được không? Vậy thì ra thi sĩ vĩ đại đó sắp thành ra không đáng kể nữa và lún xuống trong sự quên lãng, dưới tất cả sức nặng khủng khiếp của mình ư?" Ông cho là tại chiến tranh đã thay đổi hết cả: "...mới thoát khỏi được tai biến, chúng ta nhìn, thì thấy trên mặt đất xáo trộn, hoang tàn hoặc đổ vỡ, và trên đầu chúng ta, những nền trời mới: Những chùm sao hôm qua đã biến mất". Và cuối cùng ông than thở rằng tập thi tuyển ông hoàn thành chỉ là để đánh dấu quan niệm của một thế hệ đương mất đi. Tôi chắc nhiều cây bút hiện thời ở nước ta cũng có một tâm sự não ruột như vậy.


*

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #ngữvăn