nguyen lý dc
Quá trình công tác của động cơ: là tổng số tất cả những sự biến đổi xảy ra đối với môi chất công tác.Các quá trình công tác gồm nạp,nén
nổ và xả nối tiếp nhau theo 1 trật tự nhất định và có tính chu kỳ
Chu trình công tác: là tổng cộng tất cả các quá trình công tác diễn ra trong một khoảng giai đoạn ở trong xylanh dộng cơ
Thì: là một phần của chu trình công tác xảy ra giữa 2 vị trí của cơ cấu trục khủy thanh truyền ứng với thể tích xylanh lớn nhất và nhỏ nhất
Điểm chết: là vị trí của cơ cấu truyền lực mà tại đó dù có tác dụng lên đỉnh piston một lực lớn đến bao nhiêu thì cũng không làm cho trục
khuỷu quay.
+ Điểm chết dưới: là vị trí của cơ cấu truyền lực, tại đó piston ở gần trục khuỷu nhất.
+ Điểm chết trên: là vị trí của cơ cấu truyền lực, tại đó piston cách xa trục khuỷu nhất.
Hành trình của piston (S): là khoảng cách giữa điểm chết trên và điểm chết dưới.
+ Không gian công tác của xy lanh: là khoảng không gian bên trong được giới hạn bởi: đỉnh piston, nắp xy lanh, thành xy lanh. Thể tích
công tác của xy lanh (V) thay đổi khi piston chuyển động.
+ Dung tích công tác của xy lanh (Vs): là phần không gian công tác của xy lanh được giới hạn bởi hai mặt phẳng vuông góc với đường
tâm của xy lanh và đi qua điểm chết trên, điểm chết dưới.
+Thề tích buồng cháy Vc: là thể tích xylanh khi pittong nằm ở DCT(thề tích nhỏ nhất)
+Thề tích toàn phần Va: là thể tích của xy lanh khi pittong nằm ở DCD(thể tích lớn nhất)
+Thể tích công tác Vh : là hiệu số giũa thể tích toàn phần của xy lanh Va và thề tích buồng cháy Vc
Vh=Va-Vc
Đối với động cơ 1 xylanh : Vh=πD*DS/4
+ Tỷ số nén (ε): là tỷ số giữa thể tích lớn nhất của không gian công tác của xy lanh (Va) và thể tích của buồng đốt (Vc).
Công thức: ε = Va / Vc=(Vh+Vc)/Vc=1+Vh/Vc
Cháy sớm : xảy ra trước khi bugi bật tia lửa điện,làm sai quy luật cháy bình thường của động cơ.xày ra khi xuất hiện những điểm hoặc mặt
nóng rực trong buồng cháy, phần lớn do muội than tích nhiệt trên supáp hoặc trên cực bugi.
Cháy sớm cũng như cháy kích nổ, không những gây tiếng gõ kim loại mạnh,(nhưng hơi trầm hơn)mà còn làm cho áp suất tăng cao,gây
tăng phụ tải cho các chi tiết,rút ngắn tuổi sử dụng. Cháy sớm tuy khác kích nổ hiện tượng nhưng lại hay gây hiện tượng kích nổ,kích nổ lại
tạo thêm nhiều bề mặt nóng rực tạo nên cháy sớm mãnh liệt hơn.Hai hiện tượng trên thúc đẩy lẫn nhau tạo nên "kích nổ mạnh" gây tiếng
gõ đanh sắc,nguy hại lớn hơn kích nổ thông thường
Cháy trên đường ống thải: do có hiện tượng bỏ lủa của 1 vài xilanh tạo nên sụ tồn tại của hòa khí trên đường thải ,số hòa khí trên lại được
đốt cháy nhờ bởi khí thải của các xylanh khác ,nếu hiện tượng cháy rớt của các xy lanh này kéo dài tới đầu quá trình thải
Muốn khắc phục hiện tượng trên cần điều chỉnh bộ chế hòa khí để khắc phục tình trạng hòa khí quá đậm hoặc quá loãng gây kéo dài cháy rớt. đồng thời kiểm tra hệ thống đánh lửa nhằm khắc phục hiện tượng bỏ lửa
Cháy tự dộng :khi ngắt điện, động cơ vẫn hoạt động ở chế độ ko tải.Đó là hiện tượng quá nóng của động cơ vì thế khi ngắt diện thì cuối thì nén nhiệt độ và áp suất của hòa khí ở số vòng quay 200-300v/p đủ để gây hiện tượng tự cháy. Phương pháp khắc phục là ngương cung cấp nhiên liệu ở hệ thống không tải
Nguyên lý làm việc động cơ 2 kỳ: hành trình 1(cháy và giản nở): pittông đi từ DCT xuống DCD thực hiện quá trình cháy và giản nở. Ờ cuối quá trình giản nở, lúc mép trên của pittong đi qua mép của cửa thải, xylanh dược thông với bên ngoài,khí cháy đuọc thải ra ngoải vì áp xuất của khí lớn hơn bên ngoài. Gọi là thời kỳ thải tự do
Khi pittong đi qua mép dưới của cửa quét ,không khí có áp xuất cao đi vào xylanh qua cửa quét để đẩy nốt khí cháy ra ngoài đồng thời nạp vào xylanh.Giai đoạn nạp và thải tiến hành động thời gọi là giai đoạn quét khí. Do đó trong xylanh diễn ra quá trình : cháy,giãn nở,thải và quét
Hành trình 2:(nén) Pittong đi từ DCD lên DCT,quá trình quét khí mới vào xylanh vẫn tiếp tục cho đến khi cửa quét bị pitong đóng lại. từ lúc đóng cửa quét dến lúc đóng cửa thải , trong xylanh xảy ra hiện tượng lọt hòa khí mớ.Sau khi cửa thải được đóng thì bắt đầu quá trình nén, pitong tiếp tục đi tới DCT áp suất và nhiệt độ của hòa khí với khí sót tăng lên rõ rệt.
Đến cuối quá trình nén bugi nẹt lửa.do đó,trong xylanh dộng cơ xảy ra các quá trình:kết thúc quét và thải,nạp khí mới,nén và bắt đầu quá trình cháy nhiên liệu.khi pittong đi xuống, 1chu trình công tác mới lặp lại đúng thứ tự trên.
Đánh giá sự tự cháy của nhiên liệu diesel
Tỉ số nén tới hạn: là e nhỏ nhất mà khi động cơ làm việc ổn định ở e này sẽ làm nhiên liệu tự bốc cháy.trong thí nghiệm ,việc xác định tỉ số nén tới hạn được tiến hành trong 1 dộng cơ đặc biệt trong đó e co thể thay đổi. mà tỉ số nén tới hạn càng nhỏ thì nhiên liệu dùng cho động cơ diesel càng tốt
Số cetane của nhiên liệu : là số% tính theo thể tích của chất cetane có trong hỗn hộp với chất-metylnaphthalene, hỗn hợp này(nhiên liệu mẫu) có tỉ số nén tới hạn giống như của nhiên liệu thí nghiệm
Chất cetane là 1 cacbua hydroloai5 paraffin thông dụng C16H34 mà số centane chất này lấy=100, -metylnaphthalene là 1 carbua hydro thơm -C10H7CH3,chất này khó bốc cháy, số cetane lấy =0
Đánh giá tính chống kích nổ của nhiên liêu xăng :
tỉ số nén có lợi nhất: là e lonnhất cho phép về mặt kích nổ.Việc xác định e có lợi nhất đượ tiến hành trong 1 dộng cơ thí nghiệm đạc biệt có thể thay đổi e 1 cách tùy ý. khi thực hiện người ta tăng dần e cho tới khi xảy ra kích nổ
Số octane là số % chất iso-octane C8H18 tính theo thể tích có trong hỗn hợp với chất heptane C7H16, tương đương về tính kích nổ với nhiên liệu thí nghiệm .Chất iso-octane coi như có chỉ sớ octane =100, còn chất heptane coi như có chì số octane =0
Nếu tính chống kích nổ của nhiên liệu thử nghiệm lớn tính chống kích nổ của nhiên liệu mẩu(>100) thì nhiên liệu dùng để so sánh sẽ là hỗn hợp của iso-octane với tetraetyl chì Pb(C2H5)trong 1KG iso-octane.Thông thường trị số octane sối với nhiên liệu xăng là:
xăng ô tô: 83-92
xăng máy bay: 92-100 hoăc hơn
hiện tượng kích nổ chỉ xảy ra dối với phần hòa khí bốc cháy sau. Lúc đầu,tia lửa điện bật lên hình thành trung tâm hoạt tính và trung tâm diểm lửa ban đầu,sau đó hình thành màng lửa và lan tràn buồng cháy. Do khi cháy nhiệt độ và áp suất tăng nên phần hòa khí phía trước màng lửa bị dồn ép rất mạnh.Nếu màng lửa lan tới kịp thời đốt chát số hòa khí này thì đó là hiện tượng cháy bình thường.Nếu số hào khí trên tự phát hỏa bốc cháy thì tạo nên màng lửa mới
giả sử phía trước màng lửa ,trong khu vực màng lủa chưa tràn tới xuất hiện 1 trung tâm tự cháy A nào đó thì màng lửa do A sinh ra đi ngược chiều với màng lửa do bugi sinh ra.màng lửa do A sinh ra trong điều kiện áp suất và nhiệt độ rất lớn với tốc độ rất cao(150-200m/s)nên tạo thành những sóng phản xạ dập lên thành xylanh và xung quanh gây ra những tiếng kêu>Hiện tượng kích nồ mạnh hay nhẹ phụ thuộc lúc xuất hiện nguồn lửa A áp suất và nhiệt dộ mạnh hay yếu
khi cháy kích nổ ngoải việc gây tiếng gõ kim loại , do nhiệt độ cao (có khu vực lên tới 4000C) Co2 và sản vật cháy bị phân hủy thành Co,No hoặc muội than... làm xuất hiện khói đen và tàn than đỏ trong dòng khí thải.Do xóng áp suất, kích nổ sẽ gây phá hoại bề mặt của thành xylanh và lớp dầu nhờn, làm tăng nhiệt dộ các chi tiết máy ,hẹ thống làm mát trở nên quá nóng , đồng thời gia tăng tổn thất nhiệt
Nguyên nhan gây ra là do e quá lớn, áp suất và nhiệt dộ quá cao,do dùng nhiên liệu có chỉ số octane không phù hợp,do sử dụng buồng cháy có vật liệu(pittong,nắp máy) ko thích hợp .Dể khắc phục cần phải chú ý các biện pháp làm giảm khả năng tạo ra trung tâm tự cháy, liên quan đến các yếu tố thiết kế và vận hành như: phẩm chất nhiên liệu(số octane),tỉ số nén,cấu tạo buồng cháy, thời gian đánh lửa,thành phần hòa khí,chế độ làm việc của dộng cơ...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com