Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 2

Las Vegas, hạt Clark, bang Nevada, Mỹ.

Đèn phía trước của một nhà hàng nổi tiếng tắt một hồi lâu. Sau khi xong việc, các nhân viên giải tán ra về nghỉ ngơi gần hết vì đã khuya, chỉ còn lại không mấy người đang dọn dẹp nhà hàng. Trong số đó là một sinh viên người Thái vừa đến thực tập tại nhà hàng không bao lâu.

“Về chưa Gawin?” Quản lý trung niên của nhà hàng mở cửa ló đầu ra hỏi chàng trai trong bộ đồ trợ lý đầu bếp vừa quăng bịch rác to cuối cùng vào thùng.

“Đi dọn đồ đi. Người yêu chị gọi đến rồi. Hôm nay chị đưa về nhà nhé. Không chỉ đưa đến chỗ cũ đâu nhé.”

“Chỗ cũ” được nói đến là đầu đường, cách khoảng hai dãy nhà. Đó là nơi đông đúc, có thể tỏa đi nhiều đường. Không có ai biết được thật sự Gawin sống ở đâu. Nhưng nói ra thì cô và người ở nhà hàng cũng không biết lý lịch gì nhiều của chàng trai trẻ này. Chỉ biết đây là người mà chủ nhà hàng đưa đến thực tập ở đây. Làm việc không nhận lương, chỉ cần được thực tập làm món ăn trong bếp. Có lệnh cấm đi tìm hiểu lý lịch, cuối cùng mọi người chỉ biết mỗi tên của chàng trai.

Gawin là người có chí quyết tâm, siêng năng cần cù, không mặc cả công việc, lại là người có tay nghề, khiến cho thời gian này được thăng chức lên làm trợ lý đầu bếp. Sự thăng tiến như vậy khiến cho không ít người đến trước không hài lòng, nhất là tên lưu manh địa phương, một đứa trẻ có ước mơ trở thành đầu bếp. Nhưng nhiều năm trôi qua vẫn chỉ là người cắt rau. Càng thấy sự thăng tiến nhảy vọt của tên con trai chỉ toàn sống trong thế giới của riêng mình, không giao thiệp với ai, càng khiến cho hắn khó chịu, tỏ vẻ om sòm không chịu nghe lời giải thích gì, đến mức động tay động chân với quản lý nhà hàng vốn là phụ nữ.

Gawin vào cản, hắn định xử lý vì cho rằng mình to con hơn, ngon hơn. Nhưng xem ra hắn đã kiếm chuyện nhầm người khi bị Gawin vật ngã trước khi bị tống cổ khỏi nhà hàng. Trước khi đi hắn còn dọa rằng chuyện vẫn chưa xong, hãy cẩn thận cho tốt. Đó cũng là nguyên nhân khiến quản lý nhà hàng lo lắng cho người từng giúp cô. Lại là người Thái với nhau nên càng lo.

“Kìa, xe đến rồi. Đi lấy giỏ đi.”

“Hôm nay em xin phép, vì em có chỗ cần ghé qua.”

Nữ quản lý mở miệng định giành lời, nhưng cô biết cậu là người nói câu nào câu nấy, nhất là với chuyện cá nhân.

“Thế thì cẩn thận nhé. Có gì thì có thể gọi chị bất cứ lúc nào. Mai gặp. À.. nhờ đóng cửa nhà hàng giùm chị.”

Gawin gật đầu nhận lời, đợi đến khi xe đến đón nữ quản lý rời đi, cậu mới quay vào trong nhà hàng.

Chiếc gương duy nhất trong phòng phản chiếu hình ảnh chàng trai đang tháo chiếc tạp dề nửa người ra, trước khi cởi chiếc áo đồng phục làm việc màu trắng ra theo, cho thấy tấm lưng to rắn chắc như của một người đàn ông luyện tập đánh đấm có kinh nghiệm. Vài vết sẹo từ việc luyện tập vẫn còn để lại dấu vết cho thấy, bao gồm cả vết sẹo dài gần một gang tay ở bắp tay phải.

Khi chiếc áo được lột ra, chiếc áo thun được mặc thay vào, khoác lên bởi chiếc áo khoác màu sậm. Mọi thứ được nhét vào gọn gàng trước khi cậu đeo chiếc ba lô chứa đầy sách liên quan đến nguyên liệu thức ăn lên. Khi kiểm tra sự chắc chắn chỗ cửa, chàng trai trẻ mới cầm di động ra khỏi ba lô rồi gọi điện.

“Vâng. Phía bên đó đã đồng ý chưa?”

Có vẻ như câu trả lời nhận được tạo không ít niềm hạnh phúc cho người nghe. Vì dấu cười nho nhỏ từ từ xuất hiện qua ánh mắt đang nhìn về phía trước trong khi bước đi không vội vã, không quan tâm hứng thú rằng có hai đứa trẻ da màu bước ra từ góc toà nhà mà cậu vừa đi ngang.

“Vâng.” Lời nói ngắn gọn, đơn giản, nhưng kẻ đang theo dấu có lẽ không nghe ra. Hơn nữa bọn chúng đang vội quá mức để quan tâm cuộc hội thoại của chàng trai, còn mải suy nghĩ sẽ dùng thời điểm mà con mồi sơ hở để đối phó.

“Tôi sẽ đợi nghe tin tốt.”

Di động bị ngắt trước khi bị bỏ lại trong chiếc balô bị vứt xuống đất, ám chỉ rằng Gawin biết là bị theo dấu. Ngay khi bị tấn công, cậu lách người né kịp, khiến dao sượt qua cơ thể cậu. Nhưng kẻ ra tay vốn là tên đưa ra yêu sách cũ vẫn cười vì cho rằng có đồng bọn đi cùng.

“Hôm nay mày nhất định biến thành cái xác.” Vừa dứt lời, hắn lao vào lần nữa.

Lần này Gawin không tránh, để cho hắn lại gần trước khi xoay người sang bên cạnh, trực tiếp đến tước dao trong tay hắn một cách dễ dàng. Rồi dùng cùi chỏ phản lại một lần duy nhất vào sống mũi. Đứa trẻ da màu té xuống nằm một đống trên mặt đất, hết sức lực không khác gì hôm trước. Nhưng đó chỉ là bắt đầu, vì bè phái ẩn mình sau toà nhà của hắn đang tiến đến bao vây cậu.

Bọn chúng có tổng cộng sáu người. Một trong số đó to gấp đôi Gawin, và có súng giắt ở eo.

“Nếu không muốn nát đầu thì đừng nhúc nhích.” Hắn cầm súng giơ lên.

“Nếu không có súng để cầm rêu rao thì chắc không dám đến đâu nhỉ. Nếu muốn tới thì mau đi. Tụi bay đang khiến tao trễ. ”

Bị súng ngắm vào mặt, Gawin vẫn đứng thản nhiên, không có nỗi sợ gì. Cho đến khi tay hắn giương cò, con dao trong tay mà cậu vừa giành được từ tên lưu manh địa phương đã bị phóng ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Đối phương chưa kịp kéo cò, dao đã găm vào xương đòn, kêu oai oái đau đớn. Mở cơ hội cho Gawin lao vào đạp ngực hắn bầm dập thêm lần nữa. Súng rớt khỏi tay, bọn còn lại đánh đấm loạn xạ bằng sự giận dữ và hả hê rằng người đông hơn kiểu gì cũng thắng.

Nhưng không đến năm phút bọn chúng đã nằm lăn ra đất và cùng nhau kêu oai oái.

“Trễ cho bằng được.” Chàng trai than vãn bực bội sau khi nhìn đồng hồ trên cổ tay, cúi cầm balô đeo lên vai. Trong khi đứa trẻ da màu đầu sỏ bắt lấy thời điểm, vươn tay cầm súng giơ lên ngắm sẵn sàng bắn.

“Mày chết đi!” Hắn cười tàn nhẫn cùng với kéo cò súng.

Nhưng rồi phải khựng lại, cảm thấy rợn sống lưng đột ngột. Có một khẩu súng nữa chĩa vào xương chẩm của hắn.

“Nếu chưa muốn não tung tóe, đừng làm thì hơn.” Người đàn ông mặc vét đen là chủ nhân khẩu súng đang chĩa vào đầu đứa trẻ da màu mà sắc mặt đang tái đi.

“Đem người của mày đi khuất mắt hết. Nếu ta thấy tụi mày lảng vảng ở đây nữa, mày sẽ không còn cơ hội được đi ra nữa.”

Tông giọng không hề đe dọa, nhưng lại khiến đám trẻ da màu giật mình. Vì bọn chúng thấy biểu tượng gì đó trên ghim cài cà vạt. Đó còn chưa tính nhóm vệ sĩ đồ vét đen đang xuất hiện thêm phía sau người đàn ông đầu tiên. Bọn họ có biểu tượng “rồng đạp trên mây” giống như người đầu tiên. Mọi người biết họ là đơn vị bảo vệ của toà nhà cao to oai vệ mang tên Miracle Oasis Grand nằm cách không mấy dãy nhà.

Với người bên ngoài có lẽ thấy bọn họ chỉ là vệ sĩ tăng thêm danh thế cho đám người nhà giàu. Nhưng với bọn lưu manh địa phương thì không phải thế. Vì bọn chúng biết rằng nhóm người này có thể làm hơn mức chỉ biết đi theo chủ. Nếu gọi một cách không vòng vo, bọn này là xã hội đen có khả năng làm cho ai đó biến mất mà không cần e ngại tội gì.

“Xin lỗi thiếu chủ khi chúng tôi đến trễ.”

Khi giải quyết được vấn đề, đội trưởng dẫn những người khác cúi đầu trước Gawin, mà lúc này đây có lẽ không phải chỉ là một sinh viên người Thái bình thường nữa. Vì từ gọi “thiếu chủ” đối với nhóm vệ sĩ này có nghĩa là người đứng đầu chỉ đứng sau duy nhất “đại chủ”.

“Thiếu chủ có bị thương ở đâu không?”

Người được hỏi quát lên trách cứ. “Tôi đã bảo là đừng đến đây, đúng không?”

Dứt lời, toàn bộ vệ sĩ cúi mặt hối lỗi, trước khi đội trưởng ngước mặt lên chịu trách nhiệm việc đã làm.

“Tôi xin lỗi phải trái lệnh của thiếu chủ. Nhưng vì đại chủ có lệnh khẩn đến. Tôi sẵn sàng nhận mọi hình phạt. Nhưng có lẽ vẫn phải khẳng định rằng không có muốn tổn hại cuộc sống riêng tư này của thiếu chủ. Nếu tránh…”

“Kệ đi.” Gawin cắt ngang, có lẽ vẫn khó chịu, chỉ là thở dài chấp nhận sự thật. Trong khi biết rằng chỉ có một việc duy nhất khiến Ta Fong trái lệnh của cậu.

“Lần này là ai nữa? Ai là người mà người đàn ông đó muốn tôi đi giải quyết cho biến mất?”

“Chủ nhà hàng Xin Year, là gia đình người Thái.” Ta Fong báo cáo.

“Con trai mắc nợ casino và còn mang nhà hàng ra thế chấp. Bây giờ đại chủ muốn lấy toàn bộ lại cả vốn lẫn lãi mà gia đình đó có.”

Ta Fong biết rằng đằng sau sắc mặt lãnh đạm không cảm xúc đó là sự đau đớn. Thiếu chủ của bọn họ cố gắng làm Gawin nhưng cuối cùng thiếu chủ vẫn là Kevin, người thừa kế duy nhất của Nick – nhân vật xã hội đen lớn trong vỏ bọc doanh nhân, người đàn ông ích kỷ, muốn điều gì thì phải có được điều đó. Và điều mà ông muốn nhất trong lúc này là khiến cho con trai duy nhất trở nên mạnh mẽ cho thích hợp với việc thừa kế mục đích của dòng họ Riff.

———-

Mặt trời ban trưa hẳn là vẫn nóng rực như mọi ngày, trong khi chiếc xe taxi vừa đón một đôi hành khách nữ cách biệt tuổi tác, chạy từ phía viện trẻ mồ côi ra khỏi thành phố, ngang qua một chiếc cầu to. Ánh nắng phản chiếu mặt nước lấp lánh đẹp đẽ chói lọi vừa đủ, cùng những đốm nắng nhảy li ti trên mặt đường, khiến cho vị khách ngồi cạnh tài xế kéo tấm chắn sáng xuống để chống nắng. Trong khi vị khách còn lại ngồi ghế sau vẫn đang đưa mặt sát kính. Gương mặt nhỏ tuổi trắng hồng lên khi gặp ánh nắng mạnh, sắc mặt và ánh mắt có sự hồi hộp cùng lo sợ.

Bàn tay nhỏ nhắn mảnh khảnh vốn cầm mặt dây chuyền đồng hồ từ khi lên xe dần nắm chặt hơn, như thể vật đó sẽ giúp cho cô thấy ấm lòng. Và nó thật sự đúng khi đó là chỗ dựa tinh thần duy nhất mà cô có từ gia đình. Phía dưới chiếc nắp là ảnh chụp gia đình bố mẹ và anh Charin đang ôm cô. Mọi người tươi cười hạnh phúc.

Chiếc xe vốn luôn chạy nhanh giảm tốc khi quẹo vào con đường nhỏ hai làn xe theo lời nói của người phụ nữ bốn chục tuổi ngồi cạnh tài xế. Bà nhìn lướt qua gương nhìn phía sau cùng nụ cười, trước khi quay sang nhắc tài xế chậm lại như thể biết rằng thành viên mới trong nhà vốn đang ngồi phía ghế sau cần thời gian chuẩn bị tinh thần.

“Bell có biết con may mắn thế nào không? Cô Pimpon và chồng là người rất tốt. Cô rất vui cho con. Cô kể chuyện của con cho cô Pim nghe, cô ấy không chê, không nghĩ rằng đó là vấn đề. Cô ấy bảo là có thể chăm sóc chuyện đó của Bell, không cần lo.”

Đó là điều mà cô giáo nói. Nhưng với Chalita thì dù thế nào cũng phải lo, vẫn phải chuẩn bị tinh thần. Vì đây không phải lần đầu tiên có người tốt bụng chọn cô trở thành một phần trong gia đình.

Ba năm trước có người tốt bụng đến nhận cô về sống cùng. Một là thương cảm cho vận mệnh của trẻ mồ côi. Một nữa là cho cô trở thành bạn của con gái cùng tuổi vốn vừa mất bố. Nhưng ý tốt một cách trong sáng lại gây vấn đề cho người nhận nuôi, đến mức phải cãi nhau với con gái và người khác trong nhà. Đến mức đưa ra tối hậu thư rằng giữa con gái ruột và đứa trẻ mồ côi chỉ muốn kêu gọi sự quan tâm như Chalita thì sẽ chọn ai.

Việc “kêu gọi sự quan tâm” nói đến đó có hai vấn đề lớn. Một là tình trạng dị ứng thức ăn nghiêm trọng của cô. Cô không thể ăn uống bậy bạ, phải thật sự chắc chắn rằng trong thức ăn không có đồ gây dị ứng. Dù đến thế vẫn có thứ trộn vào dẫn đến triệu chứng dị ứng nghiêm trọng nhiều lần. Gây ra sự hốt hoảng và khó khăn cho gia đình mới rất nhiều. Vì an toàn, cô chỉ ăn những thứ mà mẹ nuôi tự chế biến đặc biệt cho.

Có ngày đi ăn bên ngoài, mẹ nuôi phải chỉ cho bên nhà hàng một cách nghiêm ngặt, gây ra phiền nhiễu cho người khác. Lâu ngày, người trong gia đình không chịu được, thể hiện rõ sự không hài lòng. Nhưng cô bé khiếm tốn, không cãi lại, nặng nhất là cúi đầu khóc. Mẹ nuôi cố gắng bảo vệ vì không phải lỗi của cô bé, thì càng cãi nhau với người khác đến vấn đề dần dần trở nên chồng chất.

Còn một nguyên nhân nữa là Chalita bị nói là đòi hỏi sự quan tâm, là bệnh sợ ra ngoài vào ngày mưa. Vì mỗi lần trời mưa sẽ có sấm sét, cả tiếng lẫn ánh sáng ấy ảnh hướng đến nhận thức của cô, kích thích căng thằng khiến cô sợ. Vì nó khiến cô nhìn thấy hình ảnh gia đình bị giết ngã trên vũng máu. Hình ảnh bố và mẹ bị bắn giữa trán, chết trừng mắt, anh Charin bị bắn giữa ngực máu chảy đầy.

Những hình ảnh đó khiến cho cô nghi ngờ, vì nó là hình ảnh trái ngược với sự thật liên quan đến cô năm bảy tuổi. Cô không thể nhớ khoảng thời gian đó, nhưng những người xung quanh nói rằng cô mất gia đình vì hỏa hoạn, không có ai bị bắn chết. Nó trở thành điều cô không thể giải thích rằng tại sao cô lại thấy những hình ảnh đó khi nghe tiếng sấm. Nỗi sợ và sự căng thẳng khiến cho triệu chứng đau nửa đầu tái phát. Đến đôi lúc không thể kiểm soát và đối phó với nỗi sợ của bản thân cô. Cô không muốn ở một mình, phải có ai đó ở gần bên thức tỉnh lý trí cô.

“Mẹ không đi được? Nhưng đây sinh nhật con. Mẹ phải trông nó sao? Mẹ nói mẹ nhận nó về làm bạn con, nhưng nó không phải. Nó đến giành hết thời gian của mẹ khỏi con. Nó chỉ đòi hỏi sự quan tâm từ căn bệnh điên khùng của nó. Mẹ chỉ quan tâm nó, chăm sóc nó, chưa từng nghĩ đến lòng con. Con ghét nó! Con sẽ không chịu đựng nữa. Mẹ chọn đi, nó hay là con!”
Hôm đó mẹ nuôi không chịu chọn ai, khiến cho con gái giận, trốn ra khỏi nhà. Chalita không muốn thấy người tốt với cô phải đau khổ, nên quyết định quay về viện trẻ mồ côi, lựa chọn không đi đâu nữa, quyết định ở lại giúp các giáo viên chăm sóc các em.

Nhưng khi lớn lên thì cô phải ra ngoài học, nào là tiền học phí, tiền đi lại, tiền thức ăn vốn phải làm riêng biệt với người khác để cẩn thận triệu chứng dị ứng của Chalita, tiền sinh hoạt của cô trở thành gánh nặng cho viện trẻ mồ côi, vốn càng ngày càng có ít người đến quyên góp tiền hơn, trong khi các trẻ cần chăm sóc thì nhiều hơn mỗi ngày.

Chalita cố gắng tìm cách giúp đỡ bằng cách ra ngoài làm thêm sau giờ học. Nhưng do là con gái, về khuya thì nguy hiểm, vì viện trẻ mồ côi nằm sâu trong con đường nhỏ ở khu ổ chuột đầy rẫy các tên thanh thiếu niên có vấn đề, nào cờ bạc, rượu chè và thuốc phiện. Khi nghĩ đến nguy hiểm đó, Chalita không nhịn được việc nghĩ về người có ơn khi đến cứu cô khỏi kẻ xấu.

Người có ơn rất bí ẩn, cô chỉ biết là đàn ông và có vết sẹo ở bắp tay phải.

“Đậu ở nhà có cửa hàng rào màu trắng đấy.”

Tiếng Pimpon thu hút ánh nhìn của Chalita quay lại nhìn con đường trước mặt. Xe đang từ từ đi ngang qua hàng rào không cao qua đầu. Khu vực này nhà ở cách xa nhau, từng căn nhà có khu vực rộng bao gồm nhà để xe.

“Ở đó.” Pimpon nói với tài xế và quay lại cười với người đằng sau. “Xin chào đón đến với ngôi nhà ven sông, Bell à.”

“Ngôi nhà ven sông” là tấm bảng treo trên vòm cửa. Chalita nhìn qua hàng rào cột gỗ đến ngôi nhà màu trắng lớn một cách giật mình. Ngôi nhà kiểu cũ colonial màu trắng ở trong khu vực gần một rai* có hàng rào bao bọc. Tầng dưới ngôi nhà thoáng mát, phong cách cây cột phía trước của ngôi nhà là ban công dài, trang trí bằng hoa văn điêu khắc nhẹ. Quanh nhà đầy cây xanh mướt, cạnh nhà có vườn phong lan đang ra đầy hoa. Và ngôi nhà này ở ven bờ sông.

*1 rai = 1600 mét vuông

Cô đã nghĩ hình ảnh ngôi nhà mới rất nhiều. Nhưng trước đây không nghĩ là ngôi nhà đặc biệt đáng sống như vậy. Nó giống ngôi nhà trong mơ mà mọi đứa trẻ mồ côi ao ước có được. Ngôi nhà không cần to, nhưng ấm áp đầy sự yêu thương dành cho đứa trẻ như cô.

“Thế nào? Có thích không?” Pimpon hỏi khi quay lại thấy đôi mắt to tròn có câu hỏi. “Tại sao thế?”

“Con sẽ được ở ngôi nhà này thật sao ạ?”

Pimpon cười trìu mến. “Ừ, vì từ bây giờ đây là nhà của con.”

Chalita muốn sự tốt bụng của Pimpon mãi mãi như vậy, không thể không sợ rằng một ngày nào đó sự tốt bụng sẽ bay đi mất. Nhưng nói ra thì nỗi sợ ấy vẫn ít hơn nỗi sợ về tình trạng bản thân cô vì những điều đó sẽ là nguyên nhân khiến người khác gặp rắc rối, trở thành gánh nặng cuộc sống của bọn họ. Dù cho bọn họ biết chuyện rồi, nhưng dám cá là bọn họ chỉ mới biết, nhưng chưa thấy tình cảnh và hiểu rằng nó nghiêm trọng đến thế nào khi sống cùng người như cô.

“Đi thôi, vào nhà. Giờ này chắc Junjia đang đợi con đấy.”

Chalita trả lời trong khi cầm chiếc túi duy nhất mà cô có đi theo Pimpon vào nhà. Mà không kịp biết rằng không quá xa có một người đang trốn trên cây cùng với camera trong tay. Người đó nhấn nút chụp lia lịa, từ khi xe taxi quẹo vào đậu, cho đến khi hai người phụ nữ khác tuổi vào nhà, mới hạ camera xuống để nhấn di động gọi cho xe đạp đang giấu không xa đấy đến đón. Sau đó đi ra, cất dụng cụ vào túi, nói lên rằng chủ nhân đã được điều mà mình muốn rồi.

Căn phòng rộng trên tầng hai của ngôi nhà ven sông này đây được trang trí theo phong cách vintage, nhấn mạnh tông màu pastel cho thích hợp với cô bé tuổi hoạt bát. Toàn bộ nội thất trang trí hoa văn ngọt ngào, giống với chiếc giường ngủ giữa phòng nhấn mạnh sự nhẹ nhàng của sắt uốn hoa văn, vốn đồng bộ với gối mền màu trắng trang trí đầy các bông hoa nho nhỏ đầy cuốn hút. Và chủ nhân mới của căn phòng vừa trả lời Pimpon rằng cô rất thích.

“Con thích thì tốt rồi. Nếu có gì thiếu thì nói với bác nhé, không cần ngại.”

Chalita giơ tay lên lạy lần thứ mấy rồi cô cũng không biết. Nhưng từ khi vào nhà, người phụ nữ bốn mươi tuổi trước mặt làm quá nhiều điều cho cô, nào là bữa ăn đầu tiên trong nhà mà bà tự chế biến cho, là món Pad Thai không rắc đậu phộng, cho thấy rất quan tâm chuyện dị ứng của cô. Món tráng miệng là rau câu dừa mát lạnh ngon lành.

“Nếu không có gì nữa, thế bác đi xem Junjia trước nhé. Gặp nhau lúc ba giờ chiều, rồi nói chuyện học hành của con. Bác đã xem trường học gần gần nhà chúng ta hết rồi. Môi trường rất đáng học. Bác nghĩ là con sẽ thích.”

“Cảm ơn ạ.”

Cô bé đợi đến khi cửa phòng đóng lại mới xoay mặt vào trong phòng lần nữa. Im lặng đứng nhìn một lúc thì mới đến ngồi trên chiếc giường mềm vốn đang lún xuống theo cân nặng của cô. Trái ngược với chiếc gối ngủ cũ cứng ở viện trẻ mồ côi, cô cảm nhận được từ vải bọc phẳng phiu khác với vải bọc thô ráp ở nơi cô từng sống.

“Đây là phòng mình thật sao?”

Chalita hẳn vẫn chưa muốn tin rằng đây là phòng cá nhân của cô như Pimpon nói. Ngón tay mảnh khảnh nhỏ nhắn vuốt ve vải bọc một lần nữa. Dù chỉ cử động nhè nhẹ, nhưng cô càng cảm nhận được sự quan tâm của Pimpon và Junjia dành cho mình.

Lúc này cô có lẽ vẫn chưa nhìn ra được con đường trước mặt sẽ thế nào, nhưng ít nhất lúc này cô cũng có nhà mới. Quan trọng là cô không cần làm gánh nặng cho viện trẻ mồ côi nữa. Trách nhiệm tiếp theo là cư xử cho thật tốt, có thể tiếp tục sống ở ngôi nhà này để các giáo viên không lo.

Cô bé mở mặt dây chuyền đồng hồ luôn đeo bên người ra, nhìn ảnh gia đình ở dưới chiếc nắp mặt dây chuyền một lúc, trước khi nói với bản thân và người trong ảnh rằng cuộc sống mới của cô đang bắt đầu lần nữa ở đây, trong ngôi nhà này. Cuộc sống mới mà cặp vợ chồng này đây là người trao cho. Từ bây giờ bọn họ là người có ơn mà cô mang nợ trong đời này. Hôm nay có lẽ chưa thể làm gì nhiều nhưng ngày sau cô sẽ luôn nhắc nhở bản thân rằng phải có hiếu, đáp trả lại những điều mà “người có ơn” cho cô cho bằng được.

“Người có ơn…” Lời này khiến Chalita nghĩ đến một ai đó đã từng cứu mạng cô gần nửa năm trước.

Cô nhớ rõ sự việc ngày hôm đó. Nó là một ngày trời mưa nặng hạt, cô bị mắc kẹt bên ngoài, đến khi trời hết mưa thì đã khuya. Vì ngại nên cô không dám gọi điện làm phiền giáo viên, cố gắng đè nén nỗi sợ đi vào con đường nhỏ một mình. Xui xẻo gặp đám thanh thiếu niên lập nhóm uống rượu. Bọn chúng sàm sỡ và lôi kéo cô qua bên đường. Quần áo bị kéo rách, cô cố gắng quẫy đạp chống trả, muốn hét gọi cứu cũng không được vì bọn chúng khoá người bịt miệng cùng với thì thầm lời đe doạ bên tai.

Nhưng mà tiếng cô nghe không phải giọng của đám thanh thiếu niên trước mắt.

“Học hỏi nhanh đấy.” Giọng người đàn ông bí ẩn to dần, hình ảnh mờ mờ lướt qua, trước khi dần dần rõ lên đến thấy rõ rằng là hình ảnh cô bị súng chĩa vào mặt.

“Biết là ở yên thì sẽ không đau.”

Cảm giác như cô đã từng trải qua tình huống như vậy trước đây. Tình huống cô bị khoá người bịt miệng. Nỗi sợ vốn có càng tăng lên. Cô chạy trốn hết sức đến khi bị đánh bất tỉnh. Đến khi có ý thức lần nữa thì đã ở bệnh viện.

Giáo viên rất hoảng hốt, lệnh cho tuyệt đối không cho ghé qua làm thêm nữa. Bảo rằng may mắn thế nào khi cô không bị cưỡng bức, may là có một người đàn ông kịp đến giúp cô. Chalita muốn cảm ơn nhưng không có cơ hội vì người đó quay về trước khi cô tỉnh lại. Lại còn trả tiền chữa trị cho mà không chịu nói tên. Hỏi thông tin từ y tá gặp người đó mới biết là người đàn ông không quá hai lăm tuổi, là người có tướng cao, mặt mũi sáng sủa, da trắng.

“Chị ở đây khi cậu ta bế em chạy vào. Sắc mặt cậu ấy rất lo lắng. Cậu ấy cố gắng gọi em. Chị nghĩ là gọi tên, em gì đó trên môi. À, em Bell. Cậu ấy gọi em là em Bell. Chị có thể nghe sai cũng nên. Nhưng lúc đó chị còn nghĩ cậu ấy hẳn là anh trai em vì trông rất lo lắng. À, nghĩ ra thêm một chuyện. Cậu ấy có vết sẹo bên bắp tay phải, là vết dài như bị dao chém, là vết sẹo to.”

Từ lời kể, Chalita xâu chuỗi những hình ảnh mơ hồ mà cô thấy được trong ngày hôm đó, trước khi bất tỉnh do bị đánh. Cô cảm nhận được có một người nào đó đến giúp. Anh ta cởi áo ngoài ra bọc lấy cô vì quần áo cô đã bị xé rách. Và lúc cô được bế lên, cô thấy vết sẹo như đã nói. Vết sẹo như bị cắt hoặc bị chém, dài cả đoạn. Đó là manh mối duy nhất cô biết về người có ơn cứu mạng.

Trong khi nằm điều trị nhiều ngày ở bệnh viện, Chalita hy vọng người con trai đó sẽ ghé thăm. Nhưng rồi cô thất vọng. Không đến một tuần sau đó thì có tin tức rằng nhóm thanh thiếu niên làm hại cô bị giải tán. Nói rằng bọn chúng bị dần nghiêm trọng đến gần như không nhận ra mặt. Đa số đến mức gãy chân gãy tay. Đáng giật mình là bọn chúng đưa đại diện đến tận viện trẻ mồ côi gặp cô để xin lỗi, nói rằng sẽ không làm vậy nữa.

Nhưng đó cũng không phải lý do để giáo viên cho phép Chalita ra ngoài làm việc. Nên cô lo lắng, nghĩ sẽ ra ngoài sống cùng người nhận nuôi lần nữa. Nhưng đứa trẻ đã lớn như cô thì khó tìm người nhận nuôi hơn. Và còn phải sàng lọc đôi điều cho kỹ càng hơn trước, vì giáo viên không muốn để cho cô gặp phải chuyện xấu nữa.

“Bell có nhận ra chúng ta không? Bác Pim và Junjia sẽ về Thái sống rồi. Có nhớ điều bác từng nói với cháu không?”

Pimpon là người phụ nữ Thái bốn chục tuổi, đi làm quản gia ở nước ngoài gần cả đời người. Rồi kết hôn cùng Junjia, vốn là đầu bếp trong biệt thự mà bà làm việc. Junjia là người Hoa, hơn Pimpon những ba chục tuổi, nhưng vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên lại bất hạnh khi gặp tai nạn khiến bị liệt nửa người, phải dựa vào xe lăn. Đó là lý do khiến Pimpon đưa chồng về sinh sống ở quê hương là Thái Lan.

Chalita nhớ được cặp vợ chồng dễ thương này. Vì bọn họ đến viện trẻ mồ côi gần như mỗi năm. Mỗi lần đến sẽ nói chuyện với cô thật lâu, hỏi han niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống, hỏi về mơ ước, thứ muốn có, điều muốn trở thành. Và kể rằng bọn họ ở nước ngoài, một ngày nào đó sẽ quay về Thái sống. Nếu cô không chê, hay chưa có người nhận nuôi, họ muốn cô đến sống cùng. Hôm nay họ đến nhắc lại lời hứa, cô không do dự mà nhận lời. Điều đó khiến cô đứng ở đây, trong căn phòng ngủ mà họ nói là làm cho cô, và rất vui khi biết cô thích.

“Bố, mẹ, anh Charin.” Cô bé cúi xuống nói chuyện cùng mặt dây chuyền luôn đeo bên người. “Hãy giúp Bell nhé. Bell không muốn quay về bắt đầu lại nữa. Bell muốn có ngôi nhà ấm áp như người khác. Hãy chúc phúc cho Bell nhé.”

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com