Mục 2
Vì Không Mưu Cầu Quá Nhiều, Không Tham Vọng Quá Mức Nên Mới Có Thể Sống Mạnh Mẽ.
Bớt ham muốn thì tâm trí tĩnh lặng, có chủ kiến nhưng phải khiêm tốn.
Đại sư Hoằng Nhất - "Tuyển tập cách ngôn"
"Quả dục" là ít ham muốn, giống như "tịnh tâm" trong Phật giáo có nói, nhưng mức độ thì khác nhau. "Tịnh tâm" có ý nghĩa siêu phàm thoát tục, người phàm khó mà làm được, "quả dục" thì lại có thể làm được. Tâm không tĩnh thường là vì có quá nhiều ham muốn.
Con người có ham muốn là chuyện bình thường. Cuộc sống mà không có một mục tiêu để theo đuổi thì thật là buôn chán, tẻ nhạt. Ai cũng có thể theo đuổi những ham muốn bình thường bằng các cách thức đường hoàng, từ đó tăng chất lượng cuộc sống của chính mình. Nhưng không hài lòng lại là bản tính của con người, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ rằng bản thân ham muốn quá nhiều. Ở thời đại của đại sư Hoằng Nhất, đại đa số mọi người đều ăn cơm canh đạm bạc, được ăn no đã là phước lắm rồi, nếu ở thời đó mà mơ mộng ngày ngày được ăn thịt, thì đúng là ham muốn xa xỉ; có quần áo mặc để không bị lạnh đã là có phúc rồi, nếu như được mặc một bộ quần áo lành lặn, không bị chắp vá thì đúng là sung túc. Nếu như ngày nào cũng mơ tưởng đến việc mặc nhung gấm lụa là, thì đó là vượt lên trên ham muốn bình thường của con người, nếu lúc này không cố gắng kiềm chế, ta sẽ rơi vào sự đau khổ vì ham muốn không được đáp ứng; còn nếu như vì tiền mà làm những việc không tốt, thì ta sẽ khiến cuộc sống của mình rơi vào hố sâu tội ác. Nhưng ngày nay, việc chúng ta mong muốn bản thân được ăn ngon mặc đẹp mỗi ngày không còn là chuyện xa xỉ. Thế nên "ít ham muốn" không thể xác định dựa vào những tiêu chuẩn của quá khứ. Vậy đối với con người hiện đại, rốt cuộc thế nào được gọi là ham muốn, và đến mức nào là thích hợp?
Thật ra, chỉ cần đáp ứng những ham muốn này nhờ việc lao động chân chính, thì đó đều là chuyện bình thường. Quan trọng hơn, để thấy được ham muốn trong lòng mỗi người là nhiều hay ít, ta có thể quan sát người đó khi họ không đáp ứng được ham muốn của bản thân.
Liệu họ sẽ bình thản an nhiên, hay không thoải mái, oán trách và đau khổ? Ví dụ, hai người có điều kiện sinh hoạt tương đương nhau đi du lịch ở một vùng núi nghèo khổ, trong tình trạng thiếu thốn vật chất nghiêm trọng, điều kiện tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, A vẫn có thể sống vui vẻ, ăn thức ăn mà người khác không ăn nổi; còn B lại cảm thấy thật sự đau khổ, ngày nào cũng than vẫn, đường như thấy mình đang sống trong địa ngục. Trong cuộc sống thường ngày, tuy hai người tiêu xài như nhau, nhưng B vẫn sống không vui vẻ gì, bởi vì anh ta có quá nhiều ham muốn.
Nhà Nho cho rằng tu tâm dưỡng tính chủ yếu là "tĩnh", "tĩnh nhờ dưỡng đức", một con người buộc phải có cái tâm tĩnh, không có tạp niệm, mới có thể tu dưỡng tâm trí và cơ thể. Đại sư Hoằng Nhất cho chúng ta một phương pháp "tĩnh", đó chính là "Ít ham muốn thì tâm tĩnh lặng". Ham muốn là nguồn gốc cho mọi hành động của con người, khi con người có ham muốn, họ sẽ "động" để thỏa mãn ham muốn đó. Nếu như giữ cho mình "ít ham muốn", tự khắc ta sẽ "tĩnh". Khi chúng ta không có ham muốn, thì quyền thế, tiền bạc, danh lợi trên thế gian này đều không thể lay động nội tâm của chúng ta, tâm trí sẽ được an định, điều này cực kỳ có lợi cho việc tu tâm dưỡng tính. Do đó, hầu hết những người ít ham muốn đều không màng đến danh lợi, họ chú trọng tới việc tu dưỡng tâm tính và không mệt mỏi vì những sự vật bên ngoài.
Tiếc thay, thời nay chúng ta đều bận rộn vì có quá nhiều ham muốn, sau khi chúng ta đáp ứng được một ham muốn, một ham muốn mới lại xuất hiện, không bao giờ có kết thúc. Do đó, chúng ta chẳng bao giờ được nhàn rỗi, khó mà dành được chút thời gian để tu tâm dưỡng tính.
Tôn Tư Mạc! từng chỉ ra, trường thọ đối với hâu hết mọi người có "5 cái khó": khó bỏ đanh lợi, khó bỏ hỉ nộ, khó bỏ thanh sắc, khó bỏ hương vị, khó bỏ tỉnh thần. "Tĩnh tâm" thì có thể bài trừ "5 cái khó", con người sẽ được trường thọ. Đại sư Hoằng Nhất đã đưa ra thêm một bước "có chủ kiến nhưng vẫn phải khiêm tốn", "có chủ kiến" chính là có mục đích. Khi chúng ta đạt được trạng thái "tĩnh", thì cần một thứ khác để lấp đầy nội tâm, không thì tâm trống rỗng, giống như lục bình không có rễ, trôi dạt theo sóng.
Một nhà thư pháp khi nói về lý do lúc đầu mình luyện tập thư pháp đã bày tỏ: "Con người mọc ra cái tay nên luôn muốn cầm thứ gì đó. Ví dụ, nhìn thấy tiền thì muốn vơ; nhìn thấy ấn quan thì muốn chiếm làm của riêng. Nhưng tôi biết những thứ này sẽ khiến cho tôi làm những việc mất lý trí. Để xoay chuyển ham muốn của mình, một ngày nọ, tôi nghĩ, để cánh tay này cầm bút đi, ngày nào cũng đặt hết tâm tư vào việc luyện chữ, tay không lúc nào rảnh, những ham muốn kia cũng tiêu tan hết."
Sử dụng một thói quen lành mạnh thay thế cho các ham muốn quá đà đúng là một biện pháp tốt. Giống như nhiều người cao tuổi sau khi nghỉ hưu thấy không quen với việc bỗng nhiên trở nên nhàn rỗi, nên một số người bắt đầu học thư pháp, hội họa, ca hát... Con người sống phong phú, tỉnh thần sẽ trở nên sung túc, mọi phiền não trong đầu đều được quét sạch.
°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°
1..Còn được gợi là Dược vương Tôn Thiên Y, là danh y sống ở thời nhà Đường của Trung Quốc.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com