Chương 10: Gió thoảng chốn về (1)
Một người bàng quan lịch sử, muốn cởi lớp áo học giả bên ngoài, mặc y quan Đại Minh vào, đặt bút cất lời trong thời Trinh Ninh, nói dễ làm khó, huống hồ cô còn là một nữ tử nguy khốn vô danh trong lịch sử. Có điều, bất kể ở thời đại nào, quan niệm tốt luôn đi trước thế đạo, mỗi một người đều đang nỗ lực đấu tranh, Đặng Anh là vậy, Dương Luân là vậy, đến Dịch Lang cũng là như thế.
Sau khi Ninh phi bị giam giữ trong Tiêu Viên, Dịch Lang dần trở nên trầm mặc, nhưng trong việc học thì lại càng chăm chỉ hơn, hàng ngày, không đến giờ Mão đã rời gác đi học, cảm lạnh phát sốt cũng không dừng.
Dẫu trở lại Thừa Càn Cung cũng ôn bài đến khuya, Dương Uyển bảo cậu nghỉ ngơi nhiều hơn, cậu nghe rồi thậm chí còn răn dạy Dương Uyển.
Dương Uyển có phần bất đắc dĩ.
Hoàng đế không chấp thuận hoàng hậu và phi tần khác nuôi nấng Dịch Lang, cô bèn học dáng vẻ Ninh phi khi trước, bắt đầu vụng về chiếu cố ẩm thực sinh hoạt cho Dịch Lang. Ban đầu cô tưởng rằng chỉ là cho đứa trẻ ăn no, không để nó bị lạnh là được.
Nhưng chân chính bắt tay vào làm rồi mới biết chuyện này không đơn giản như vậy.
Lúc trước Ninh phi là nương nương chủ vị Thừa Càn Cung, chưởng quản sự vụ cả một cung, bây giờ nàng không còn, Dương Uyển chăm sóc Dịch Lang, đồng thời cũng phải trông nom toàn bộ Thừa Càn Cung.
Chuyện một cung chung quy không giống chuyện Thượng nghi cục, Dương Uyển không phải tần phi, không rõ cung vụ, ngoại trừ Dịch Lang, trong Thừa Càn Cung còn có hai mỹ nhân không có cảm giác tồn tại, tuy không được sủng ái nhưng dù sao cũng là người, ngày thường đau đầu nhức óc phải truyền ngự y, mỗi một ngày lễ đều phải ăn phải uống, lúc nào cũng có nhu cầu riêng của họ, đối mặt với hai người kia, thân phận của Dương Uyển vô cùng lúng túng, lúc mới ứng phó, quả thực là sứt đầu mẻ trán.
Bình thường Đặng Anh cũng hay qua, nhưng không làm gì cả, chỉ ngồi một lúc xem Dương Uyển rồi đi.
Nhưng thái độ của chàng đối với Thừa Càn Cung lại trở thành thái độ của hai mươi tư ti nội đình đối với Thừa Càn Cung, các chưởng ấn thái giám biết Dương Uyển vất vả, lúc làm việc đều nhao nhao dụng tâm suy nghĩ nhiều thêm một tầng thay Thừa Càn Cung.
Dương Uyển dù sao cũng chẳng ngốc, sau nửa tháng, công việc các nơi dần đâu vào đấy, đám người Hợp Ngọc cũng yên lòng theo.
Có điều, họ cũng có tư tâm của mình, Hợp Ngọc đã nói với Dương Uyển không chỉ một lần rằng: "Đốc chủ che chở Thừa Càn Cung chúng ta, bên Diên Hi Cung không dám có lời gì, tôi thấy hai mươi tư ti cũng khách khí hơn với chúng ta, không giống như hồi nương nương mới ốm bệnh, thế lực cứ như cũng ốm theo vậy."
Dương Uyển rất không thích nghe đám Hợp Ngọc nói như thế.
Cô hiểu Đặng Anh làm vậy không thể nghi ngờ là đối đầu trực diện với Ti lễ giám.
So với Hà Di Hiền ruồng bỏ vị hoàng tử bị Văn Hoa Điện dạy "hỏng" Dịch Lang này, thay vào đó quay sang hướng Diên Hi Cung, Đặng Anh lại đối tốt với một hoàng tử căm hận hoạn quan tột bậc, cũng chẳng cầu mong một sự bảo hộ dành cho mình dưới trướng của cậu.
Mà thực tế, qua mấy năm nữa, đứa trẻ được chàng gìn giữ này sẽ đích thân viết "Bách tội lục" cho chàng, đẩy chàng xuống chiếu ngục, lên pháp trường.
Lúc nhìn Đặng Anh và Dịch Lang, Dương Uyển thường xuyên nghĩ đến điển cố "Nông phu và rắn", nhưng đồng thời cô cũng cảm thấy không thích hợp, cảm thấy quá đơn giản thô kệch, khó mà cân nhắc. Ân tình và rối ren chính trị giữa Dịch Lang và Đặng Anh, giữa quân phụ và yêm nô, hoàn toàn không phải trường hợp mà thành ngữ bất phân minh "Nông phu và rắn" này có thể khái quát được.
Ngay ở hiện tại, sự phức tạp này cũng đã tồn tại.
Dịch Lang bắt đầu thôi bài xích khi thấy Đặng Anh, nhưng thái độ của cậu đối với Đặng Anh vẫn không biến đổi.
Cậu sẽ bắt Đặng Anh hành lễ với mình, thụ lễ xong mới cho chàng đứng lên.
Đôi khi cậu ôn bài trong thư phòng, Dương Uyển ngồi một bên với cậu, cậu cũng cho phép Đặng Anh vào thư phòng, nhưng không cho Đặng Anh ngồi, chỉ cho chàng đứng hầu trước địa tráo như những nội thị khác. Mỗi lần Dương Uyển thấy Đặng Anh đứng hầu cũng bèn đi theo đứng bên cạnh chàng. Đặng Anh thấy cô như vậy, trước mặt Dịch Lang cũng không tiện nói gì, chỉ có thể xua tay với cô.
Thi thoảng, thậm chí Dịch Lang còn hỏi ý kiến Đặng Anh chỗ không hiểu rõ trong sách.
Dương Uyển nhớ có lần, cậu đã hỏi quan điểm của Đặng Anh về sử liệu "Nam hán vương thất Lưu thị đích tam đại tứ chủ".
Dương Uyển nhớ mang máng, "Nam hán vương thất Lưu thị đích tam đại tứ chủ" kể về một hoạn họa nổi tiếng trong lịch sử Nam Hán, dẫn đến Nam Hán từ hưng bá thành suy vong toàn diện.
Đặng Anh quỳ xuống đất trả lời, nói một phen lời lẽ khiến Dương Uyển thân hồn run rẩy trước mặt Dịch Lang.
Chàng dạy Dịch Lang học Thái tổ, tuân theo "Thái tổ nội huấn", lập thiết bài. Nếu có nội đình tham dự vào chính sự thì lấy hình phạt nghiêm khắc nhất trừng trị, cảnh cáo nội đình.
Dịch Lang hỏi chàng, "Thân là quân vương, có được khoan dung không?"
Đặng Anh đáp: "Không được."
Dịch Lang ngẩng đầu lên nhìn Dương Uyển, trong mắt mơ hồ hoài nghi.
Nhưng cậu không hỏi ý kiến Dương Uyển mà chọn trực tiếp hỏi Đặng Anh: "Ngươi là hoạn quan, nhưng lời nói với ta rất giống những gì các giảng quan dạy ta. Thế nhưng ngươi ngôn hành bất nhất, trong mắt ta vẫn là kẻ không thể khoan thứ trong 'Thái tổ nội huấn'."
Nói rồi đứng dậy khỏi ghế cao, đặt bút xuống, đi vào gian ngoài.
Dương Uyển xoay người lại đỡ Đặng Anh.
Đặng Anh quỳ đáp hồi lâu, lúc đứng dậy có hơi gắng gượng.
"Điện hạ học Nam Hán sử từ lúc nào?"
Dương Uyển ngó lơ Đặng Anh, nhìn cổ chân chàng, nói: "Mấy ngày nay có phải anh không rảnh ngâm chân nước thuốc không?"
"Phải."
Chàng ngoan ngoãn trả lời Dương Uyển.
Dương Uyển nói: "Sau này tôi dọn ra khỏi Ngũ sở là có thể theo dõi anh rồi."
Đặng Anh hỏi Dương Uyển, "Cô định chuyển khỏi Ngũ sở à?"
"Ừ." Dương Uyển gật đầu, "Cũng tốt, trước đây ở Ngũ sở cách chỗ anh xa, bây giờ thì gần rồi."
"Là ý của ai?"
Dương Uyển đáp: "Ý của bệ hạ."
Đặng Anh nghe vậy gật đầu, "Uyển Uyển, đợi cô thu xếp xong rồi, tôi dẫn cô đi xem căn nhà tôi mới mua nhé?"
Nhắc đến nhà của Đặng Anh, Dương Uyển lập tức rộ cười, "Được à? Nhưng bây giờ không còn Ninh nương nương, tôi xuất cung bằng cách nào?"
Đặng Anh cười, "Có tôi là được."
Dương Uyển chuyển khỏi Ngũ sở, cũng chính thức gỡ bỏ thân phận nữ quan.
Ngày Thượng nghi cục gạch tên cô, Tống Vân Khinh còn cảm thấy đáng tiếc thay cô.
"Sau này thực sự không ra được nữa rồi."
Dương Uyển thu thập quần áo trong Ngũ sở, Đàm Văn Đức dẫn xưởng vệ Đông xưởng canh giữ ở cửa, dự định làm cu li, nghe Tống Vân Khinh nói vậy, nhất thời không nhịn được vặc lại một câu, "Có xưởng đốc chúng tôi ở đây, còn sợ sau này không dẫn được Dương cô nương ra ngoài? Đốc chủ đã mua cả nhà rồi, chỉ đợi sang đông là chúng tôi sẽ mua đồ dùng giường ghế tủ bàn cho đốc chủ."
Tống Vân Khinh chống nạnh đi ra cửa, hét lên với anh ta: "Các anh thì biết cái gì!"
Đoạn "ầm" một tiếng đóng cửa đi vào.
Cô đi đến cạnh Dương Uyển, vừa giúp thu dọn quần áo chất trên giường, vừa nói: "Cô đừng để bụng, cô biết tôi ăn nói bộc trực rồi đấy, không có ý gì khác, cũng không phải nói Đặng đốc chủ không tốt, chỉ là tôi thấy không đáng thay cô."
Dương Uyển quần áo đã gấp gọn bỏ vào hòm gỗ, quay đầu cười đáp: "Biết."
Tống Vân Khinh ngồi trên giường, nhìn căn phòng trống mất một nửa: "Ở với cô gần hai năm rồi, lúc mới thấy cô vào, tôi còn rất hâm mộ cô, nghĩ cô là em gái ruột của Ninh nương nương, vừa nhập cung đã vào được Thượng nghi cục, Khương thượng nghi và Lục thượng cung đều coi trọng cô, đương nhiên sẽ không giống tôi, sau này chờ được ân điển xuống là có thể xuất cung đoàn tụ với người nhà... Cô biết đấy, nữ nhân trong cung, chỉ có làm nữ quan mới có thể giữ được đến một ngày như thế. Bây giờ cô phải đi Thừa Càn Cung, thân phận nữ quan cũng mất, muốn đi ra ngoài, chỉ sợ thật sự phải chờ tới bệ hạ..."
Vế sau là kiêng kị, người Thượng nghi cục tri lễ, tuyệt đối sẽ không tùy tiện nói ra khỏi miệng.
Tống Vân Khinh mím môi, tiếp tục giúp Dương Uyển gấp quần áo.
Dương Uyển đi đến ngồi xuống cạnh cô, "Cô còn dầu thoa tay không?"
"Còn một ít, cô cần à?"
"Ừ."
Tống Vân Khinh lấy dầu ra, Dương Uyển khoét một miếng bôi lên cổ tay, cởi một chiếc vòng ngọc của mình xuống đưa cho Tống Vân Khinh.
"Tặng cô này."
Tống Vân Khinh vội nói: "Không được không được, ngọc của nhà họ Dương các cô đều là bảo vật hiếm có, tôi không nhận được."
Dương Uyển kéo tay cô, "Vậy cô cứ coi như giữ giúp tôi đi, nếu sau này tôi nghèo túng, nói không chừng đây sẽ là khoản tiền cứu mạng ấy chứ."
Tống Vân Khinh chần chờ nhận vòng tay, "Cô... sẽ nghèo à?"
Dương Uyển cười cười, "Chuyện như vậy ai mà đoán chắc được."
Cô giúp Tống Vân Khinh chỉnh lại trâm cài trên búi tóc, nghiêm mặt nói: "Vân Khinh, làm nữ quan trong cung tuy thể diện nhưng chúng ta đều biết công việc vất vả nhường nào, lúc bận rộn tôi không giúp được cô nữa, cô phải tự chiếu cố mình cho tốt."
Tống Vân Khinh nghe xong ôm lấy Dương Uyển, "Cô cũng vậy, kể từ khi thụ hình trong chiếu ngục, khí sắc cô không còn tốt như trước kia nữa, Đặng đốc chủ có tiền có thế, cô cũng đừng bạc đãi chính mình. Bây giờ anh ta ra vào nội đình còn tự do hơn Trần Hoa, nhân sâm tuyết giáp bên ngoài cô muốn ăn bao nhiêu cũng có, bảo anh ta mua cho cô."
Dương Uyển nghe Tống Vân Khinh nói vậy thì biết cô vẫn chưa hay chuyện Đặng Anh vay Trần Hoa tiền mua nhà.
"Nhân sâm tuyết giáp gì chứ, chàng không có tiền đâu, chỉ sợ còn chẳng giàu bằng tôi ấy chứ."
Tống Vân Khinh buông Dương Uyển, cau mày nói: "Sao có thể, tôi nghe Trần Hoa nói, Đông tập sự xưởng động thổ xây Đông xưởng ngục ở mảnh đất phía bắc cửa mặt chính dương, cái khác chưa nói, chỉ tính đất đá gạch gỗ thôi cũng hết mấy vạn bạc rồi."
Lời Tống Vân Khinh quả thực cũng đúng với tình hình thực tế. Sau Hạc cư án, thái độ của hoàng đế đối với Bắc trấn phủ ti đã xuất hiện chuyển biến vi diệu.
Nhưng số lần sự chuyển biến này phát sinh rất nhiều, mức độ của mỗi lần cũng khác nhau, thậm chí còn vì thế cục khác biệt mà đảo ngược tức thời, thế nên trong lịch sử không có ghi chép cụ thể. Nhưng thông qua một lượng lớn phân tích sử liệu, sử gia các đời đã xác định được đại khái một số thời kì, trong đó có một giai đoạn là vào mùa thu năm Trinh Ninh thứ mười ba, Trinh Ninh Đế hạ chỉ cho phép Đông tập sự xưởng xây ngục giam riêng của Đông xưởng tại cửa chính dương, về sau ngục giam ấy còn được gọi là "xưởng ngục".
Một ngục giam mới được xây dựng cũng dần thay đổi kết cấu tư pháp ngoài tam ti, thế lực Đông xưởng từ từ ngang hàng với Bắc trấn phủ ti. Các nhà nghiên cứu phân tích, sau Hạc cư án, Trinh Ninh Đế nảy sinh hoài nghi đối với sự an toàn nhân sinh của chính mình, vào thời điểm mấu chốt cũng có nguyên tắc của bản thân, rất khó lý giải được hoàn toàn tâm ý của đế. Thế nên từng bước ủy quyền cho Đông tập sự xưởng, ngầm đồng ý Đông xưởng thâm nhập vào Cẩm y vệ, kí hiệu biểu đạt chính là xây dựng xưởng ngục.
Thông qua việc xưởng ngục can dự vào hình pháp, cuộc đời Đặng Anh cũng lật sang chương tham chính thiệp chính.
Ngoại trừ Dương Uyển, đại đa số nhà nghiên cứu lịch sử đều có thái độ phủ định đối với việc xây dựng xưởng ngục này, thậm chí nhiều người còn cho rằng đây là nơi còn kinh khủng hơn chiếu ngục của Đông xưởng. (?)
Về điểm này, ngay cả Dương Uyển cũng không bác lẽ được.
Bởi sau khi Đặng Anh và Dịch Lang chết, dưới sự cải chế và phát triển không ngừng của một đám hoạn quan, xưởng ngục Đông xưởng về sau quả thực đã trở thành một địa ngục trần gian có sử liệu để truy tra được, văn nhân hồi tưởng lại lịch sử ngục giam này, đương nhiên chỉ muốn lôi lại đống thịt vụn của kẻ xây dựng ra quất roi.
"Dương Uyển, sao cô không nói gì?"
Dương Uyển còn đang chìm đắm trong suy nghĩ của mình, Tống Vân Khinh lại phát hiện ra hốc mắt cô tựa hồ phớt đỏ.
"Nghĩ gì mà thẫn thờ vậy?"
"À..."
Dương Uyển xoa ấn đường, "Không có gì, chắc là ban đêm ngủ không ngon nên bây giờ hơi ngơ ngác."
Tống Vân Khinh đứng lên nói: "Vậy cô ngồi nghỉ ngơi đi, còn lại đều rồi thu xếp giúp cô, bảo mấy người ngoài kia chuyển cùng một thể, khỏi cần phải chạy chuyến nữa."
Đoạn, cô dứt khoát cài chốt hòm, buộc miệng túi quần áo, mở cửa nói với Đàm Văn Đức: "Được rồi, các anh vào chuyển đi. Tôi nói rõ trước, đồ đạc của Dương cô nương đều rất quý giá, các anh mà không cẩn thận, đốc chủ của các anh sẽ không tha cho các anh đâu."
"Biết rồi biết rồi, đốc chủ của chúng tôi đang chờ ở Thừa Càn Cung đấy."
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com