CÂY XANH TRONG THÀNH PHỐ
Chúng ta đều yêu cây, tôi nghĩ vậy. Cây cối đáng yêu không chỉ vì chúng đem lại cảm giác bồi hồi khó tả về sự sống, còn vì “sự không sống” của chúng khiến con người không tranh cãi quá nhiều về sự tồn tại của chúng.
Chẳng hạn câu chuyện xoay quanh đĩa thịt chó năm nào cũng trở nên căng thẳng, tranh cãi về cây cối cũng diễn ra thường xuyên tương tự nhưng có mức độ căng thẳng thấp hơn khá nhiều.
Người ta dễ dàng đi đến những kết luận vội vã như “chặt đi”, “trồng thêm đi”... nhưng liệu mọi chuyện có đơn giản như thế không?
1. Vì sao lại trồng cây trong đô thị?
Chỉ cần dùng common sense (tâm lý chung), chúng ta đều có thể nhanh chóng đi đến kết luận rằng con người cần cây, đô thị cần cây và tồn tại một lý do nào đó khiến việc trồng cây là việc nên làm. Sẽ thật vớ vẩn khi tạo ra tranh cãi về chuyện “có nên trồng cây trong đô thị hay không”. Tuy vậy, việc có những suy đoán cảm tính (dù chúng đúng đắn) trong những vấn đề thế này khó đem lại lợi ích gì, vì dễ dàng đi đến kết luận, nhưng cảm tính không đưa ra được phương án cụ thể xem bước tiếp theo chúng ta phải làm gì.
Những nhà khoa học, nhà hoạt động hay hoạch định chính sách, dù ngay từ khi họ sinh ra họ đã biết rằng nên trồng cây trong đô thị, nhưng vẫn cần những nghiên cứu hẳn hoi để từ quan điểm “nên trồng cây trong đô thị” có thể đi đến những quyết định lý tính như “trồng ở đâu”, “trồng như thế nào” hay “trồng cây gì”. Nhất là khi cấu trúc đô thị khá phức tạp, không chỉ có cây, còn có rất nhiều cơ sở hạ tầng khác.
Vào năm 2014, Dominique Douard - chủ tịch của Val’hor Organization (Tổ chức Liên ngành về cây trồng và cảnh quan ở Pháp) cùng với Jean-Claude Antonini - chủ tịch của Hiệp hội Đô thị thành phố Angers đã thực hiện một đề án [1] dựa trên 104 nghiên cứu khoa học khác nhau về lợi ích của thực vật trong đô thị và cho thấy được kết quả như sau:
Đầu tiên là nhóm lợi ích cho con người (sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý và sự gắn kết xã hội). Nghiên cứu chỉ ra rằng con người có xu hướng tham gia các hoạt động thể chất nhiều hơn, cũng như giảm nguy cơ thừa cân khi gần nơi sinh sống của mình có công viên hoặc khoảng không gian xanh (Green space - GS) bất kì. Lý do không chỉ vì công viên cung cấp cho chúng ta một nơi tốt để vận động mà còn tạo ra động lực để bạn đứng dậy và đi thay vì nằm ì ở nhà, đặc biệt nếu khoảng không gian xanh đó có chất lượng tốt (được duy trì tốt và làm người dân cảm thấy thoải mái khi sử dụng) thì sẽ thu hút được nhiều người hơn [2] [3].
Ngoài ra, trong nghiên cứu của Mitchell (2008) cũng kết luận rằng khoảng xanh trong đô thị còn góp phần giảm thiểu tỷ lệ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp gây chết người, giảm nhẹ triệu chứng rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorders - ADD), cải thiện khả năng tập trung, giảm stress và cũng từ đó góp phần cải thiện tuổi thọ cho người dân. Thậm chí, sự bất bình đẳng về sức khỏe giữa những người có thu nhập thấp và cao trong xã hội cũng sẽ được rút ngắn nếu như họ tham gia các hoạt động thể chất ở những không gian xanh đó [4].
Tiếp đến là nhóm lợi ích thứ hai: giúp cân bằng hệ sinh thái vốn dễ bị tổn thương ở bối cảnh đô thị. Việc xây dựng và duy trì công viên sẽ góp phần bảo tồn tính đa dạng sinh học thông qua sự nuôi dưỡng các loại thực vật du nhập (exotic flora) - tức việc đem nhiều giống cây trồng có nguồn gốc khác nhau về trồng ở công viên, thảo cầm viên sẽ duy trì được sự đa dạng sinh học cần có. Dĩ nhiên để làm được việc này, những người có thẩm quyền sẽ phải cân nhắc nhiều yếu tố liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu, đất đai cũng như các đặc điểm của sinh cảnh để lựa chọn loại cây phù hợp.
Thực vật cũng góp phần rất lớn trong việc điều hòa nhiệt độ ở đô thị bằng cách “thở” ra hơi nước và đồng thời tạo lượng bóng râm cần thiết. Thật vậy, nhiệt độ tại công viên vào ban ngày sẽ giảm hơn 0,94 độ C và vào ban đêm là 1,15 độ C [5], giảm đến khoảng 13% lượng điện năng sử dụng cho các thiết bị điều hòa ở một vài thành phố và từ đó giúp tiết kiệm hơn 27 triệu USD mỗi năm [6].
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác nhau cũng chỉ ra rằng thực vật còn giúp lọc các hạt bụi trong không khí (kể cả loại bụi mịn PM 2.5) và đồng thời hấp thụ một số hợp chất gây ô nhiễm như NO2 và SO2 với tỉ lệ hấp thụ tương ứng với hai hợp chất này là 5% và 3% [7] [8].
Nhóm lợi ích thứ ba: cho lợi ích kinh tế. Theo Crompton (2012), nếu ngôi nhà/chung cư/bất động sản của bạn nói chung nằm gần một khoảng không gian xanh nào đó (công viên, sân vườn…) thì giá trị của bất động sản đó của bạn sẽ cao hơn so với những bất động sản khác [9].
Nông nghiệp đô thị (urban agriculture) - tức việc mở trang trại trồng rau nuôi cá ở các vùng lân cận hoặc bên trong thành phố nên được phát triển bởi vì nó không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân, mang lại thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng, kích thích sự gắn kết xã hội mà tất nhiên đem lại được cho chính đô thị đó một khoảng không gian xanh đáng kể [10]. Tuy nhiên việc này nên được quy hoạch hợp lý vì yếu tố thổ nhưỡng và chất lượng không khí của thành phố có thể không giúp tạo ra rau xanh với chất lượng tốt.
2. Trồng như thế nào?
Nhìn vào những tranh cãi gần đây liên quan đến cây trồng nói chung tại các thành phố của Việt Nam, ta đều có thể nhận thấy rằng cuộc thảo luận luôn chỉ xoay quanh hai vấn đề chính: “chặt hay giữ cây” và “nên trồng cây nào”? [11] [12]. Tuy nhiên liệu vấn đề chỉ đơn giản là như thế?
Arbor Day Foundation - một trong những tổ chức phi lợi nhuận chuyên về trồng cây lớn nhất nước Mỹ [13] - đã liệt kê ra những tiêu chí cần cân nhắc khi nhà hoạch định muốn thực hiện một dự án trồng cây như sau: chiều cao ước tính khi cây đã trưởng thành; độ rộng tối đa mà tán cây có thể vươn đến; cây rụng lá hay cây thường xanh; hình dạng của bóng mát; tỷ lệ phát triển của cây trồng (lớn nhanh hay chậm); đất, ánh sáng và độ ẩm cần thiết cho sự sinh trưởng của cây; cây có cho ra quả hay không và vùng độ cứng (hardiness zone) để cây có thể phát triển [14]. Với mỗi tiêu chí khác nhau đều đi kèm một bảng hướng dẫn cụ thể.
Về kỹ thuật trồng cây trong đô thị, tồn tại khái niệm “cơ sở hạ tầng xanh” (green infrastructure), đây là xu hướng xây dựng đô thị kết hợp với cây trồng dưới sự tính toán kỹ lưỡng có chủ đích nhằm quản lý lượng nước mưa, thích ứng với sự biến đổi khí hậu và tạo ra môi trường sống lành mạnh cho người dân [15].
Trong những green infrastructure này, cây sẽ được trồng theo các kỹ thuật sau: khu vườn mưa (rain gardens) - vườn cây được thiết kế để có thể giữ nước một lượng nước mưa nhất định và sử dụng lượng nước đó cho chính khoảng đất của khu vườn, hay “Bioswales” - dải cây dọc các tuyến đường (hàng cây xanh nằm trên đường Điện Biên Phủ chẳng hạn) được xây theo kiểu dốc về phía trung tâm nhằm lọc rác thải, nạp nguồn nước ngầm và chia sẻ bớt áp lực cho hệ thống thoát nước ở đô thị (bạn có thể search google về Bioswales để dễ hình dung hơn) [16].
Ngoài ra, tùy mục đích và ưu tiên khác nhau sẽ có các kỹ thuật trồng cây khác nhau, chẳng hạn để hạn chế hiện tượng bật rễ và đảm bảo rễ cây phát triển đồng đều, có thể dùng kỹ thuật “soil vaults” (tạm dịch: khung vòm trong đất để cố định rễ) [17], suspended sidewalk systems (tạm dịch: trồng trên vỉa hè) - dùng để giữ nước mưa cho rễ cây đồng thời tạo sự đồng bộ về mặt mỹ quan [18]...
Cuối cùng, để tối ưu hóa việc trồng cây trong quy hoạch đô thị, người hoạch định chính sách cần định hình và thiết kế hình dáng, xu hướng tổng thể nhất của cây trồng trong thành phố của mình với mỗi loại hình khu vực khác nhau từ vùng đất hoang - nông thôn - ngoại thành - nội thành và trung tâm thành phố sẽ tương ứng với các kiểu thiết kế cây trồng khác nhau [19].
3. Chúng ta có thật sự cần biết những điều này?
Không, hãy dành tâm trí cho những chuyện khác có ích hơn, đây là một lời khuyên chân thành. Bạn đã căng thẳng quá nhiều cho chuyện công việc, học hành hay duy trì các mối quan hệ xã hội phức tạp, biết thêm một chút kiến thức về… cây trồng trong thành phố (nghe có vẻ chả hay ho gì) có lẽ hơi phí thời gian và chất xám.
Tuy vậy, nếu được, biết vẫn tốt hơn không biết. Tất nhiên mỗi công dân không cần nắm rõ toàn bộ luật pháp của quốc gia, cũng như kiến thức về hạ tầng/thượng tầng để có thể lên tiếng kêu gọi trồng thêm cây hay đốn bớt cây. Nhưng việc có chút kiến thức để hiểu thêm về thế giới mình sống và cách nó hoạt động là một điều thú vị, tôi nghĩ thế. Và chuyện biết không nhất thiết dẫn đến “phải làm gì đó”, đôi khi chỉ biết để “để cho người khác làm gì đó” cũng đã là đóng góp cho xã hội.
Như những lùm xùm gần đây về việc tại sao lại chặt trụi cây ở trường học thay vì tìm cách khắc phục, tôi nghĩ câu trả lời phức tạp hơn nếu bạn là người trong cuộc.
Chắc chắn tồn tại rất nhiều giải pháp cho một vấn đề, tuy vậy, tôi nghĩ bạn hiểu rằng tìm giải pháp trong cuộc sống cũng giống đi mua thực phẩm trong siêu thị. Bạn được thấy mọi lựa chọn, nhưng vì giới hạn của số tiền bạn có, thời gian để bạn chế biến món ăn hay sở thích của người thân trong gia đình, số lựa chọn bao la ấy chỉ còn lại một vài lựa chọn khả dĩ và nhàm chán.
Chuyện hoạch định chính sách cũng vậy, khi bảo rằng quyết định sẽ “thay thế toàn bộ cây xanh trong trường học”, bạn cần xem xét xem việc ấy tốn bao nhiêu tiền, cần thuê bao nhiêu người, trong thời gian bao lâu, kỹ thuật có phức tạp không, ai sẽ là người trả tiền, có nên bỏ một đống tiền vào việc này không, liệu rủi ro tiềm ẩn có lớn bằng mức phí bỏ ra không, ai là người cung ứng nguồn cây, ai là người kiểm định chất lượng, số cây bị nhổ lên sẽ đem đi đâu, việc xử lý cây cũ tốn bao nhiêu tiền, ai là người xử lý số cây cũ, ai sẽ chi tiền để xử lý số cây cũ… Những thứ kiểu kiểu thế. Và nên nhớ mọi thứ cần được làm cẩn thận, chính xác.
Do vậy, việc chặt cây có lẽ là lựa chọn dễ dàng, dù rằng lợi ích về lâu về dài sẽ cần tranh cãi thêm. Tôi không nghĩ việc chặt cây là hành động đúng đắn, nhưng tôi cũng không nghĩ rằng chúng ta đang có nhiều sự lựa chọn, nhất là trong bối cảnh đất nước, giáo dục còn nhiều việc khác phải lo. Cũng như bạn chẳng thể dành quá thời gian để đi siêu thị mua thực phẩm hay nấu ăn vậy, vì bạn không chỉ phải lo mỗi việc nấu ăn.
Thật ra, để tránh khỏi những lựa chọn khó khăn trong hoàn cảnh khó khăn, ngay từ ban đầu chúng ta đã có những lựa chọn tốt hơn (tất nhiên, khó khăn hơn): lựa chọn kĩ loại cây trồng (lưu ý rằng những đặc điểm như đẹp hay tỏa mùi hương không thật sự quan trọng nó phải sống được trong mùa mưa); quy hoạch cẩn thận, áp dụng những kỹ thuật trồng cây tiên tiến…
Có một số việc chúng ta chưa làm tốt trong quá khứ, đặc biệt trong lĩnh vực quy hoạch đô thị, và những điều ấy đang ngày càng bộc lộ rõ hơn cũng như ảnh hưởng sâu sắc đến thực tế.
Hãy cùng hy vọng rằng những thế hệ tương lai không phải gõ lại những dòng ở đoạn trên.
#MonsterBox
___________
THIS TITLE IS CAPITALIZED SO THAT IT CAN SUCK YOU IN READING THIS ARTICLE ON URBAN FLORA
We are born in a romantic relationship with trees. On the one hand, we dote on them, for their existence has given the very grounds for ours. On the other hand, we do since that static existence could hardly “voice” and stir up any fierce controversies on their ill-fatedness.
Given the once-raging arguments for the so-called “dogmeat justice”, those on trees have also broken out, howbeit never raged.
After all, we have come up with either of these two silver bullets: to chop down or to plant more. Given that silver bullets could get us no further than superficiality.
1. Why do we have to urban-plant?
Our common sense alone has it that flora is critical to humans, to any of our urban areas, inasmuch as there must be a reason to perceive planting as a should-do. We, thus, must also have no reason to go wild on whether “to urban-plant or not”. Nevertheless, given the face values of such a prejudiced, albeit true, presumption, it still can propose no feasible solution to step up any of the related issues.
Even when they are born au courant with the significance of urban planting, either scientists, activists or policymakers still are meticulously studying to get from a prejudiced presumption to many a mindful decision: whether “where to”, “how to” or “what to plant”. They know all too well that the urban structures always are convoluted, entangled with layers of other infrastructures, instead of purely a flora.
In 2014, coordinated with Jean-Claude Antonini - President of Angers Loire Métropole urban district council, Dominique Douard - President of Val’hor Organization did embark on a meta-analysis project [8] on 104 former studies on the benefits of urban floras. Their conclusions were as follows:
First, they bettered citizens’ health (either physical, mental or social). The study evidenced that citizens would gravitate towards physical activities, and lower their own risk of overweight as either parks or any green spaces were built close to their vicinity. Not only serving as a place to do-something, they also acted as a motivation for one to walk out of his very “nest”, let alone the better the spaces were (with a maintained-good quality to comfort the very locals), the more captivating they would appear to citizens [1] [2].
In his research, Mitchell (2008) did as well conclude that urban green spaces somehow minimized the risks of running into fatal cardiovascular/respiratory diseases, dulled the symptoms of attention deficit disorders, improved concentration, toned down stress, thereupon increasing the life expectancy of citizens. Strikingly enough, the seemingly unbridgeable health gap between upper and lower classes could have been more or less “bridged”, had the latter participated in outdoor physical activities held in these spaces [3].
Secondly, the urban floras help bring about the “fragile” ecological balance within urban contexts. The construction and maintenance of parks are, by all means, conducive to biodiversity preservation. They pave the very way for the urban-planting of exotic flora (from multifarious origins), thus sustaining the essential biodiversity among parks and botanics. Still, such a mission is arduous, for those shouldering it must beforehand study many a factor (to name a few, soil quality, climate, land use and habitat) behind a new foreign plant, let alone the entire preexisting flora.
By releasing vapors and providing shades, every flora does play a crucial role in regulating urban temperature. Indeed, it lowered the daily temperature at parks by 0.94 Celsius degree, and nightly 1.15 on average [4], thus, saving 13% the amount of power consumption incurred from air-conditioners at many cities, which spelt out an annual saving of 27,000,000 US dollars [5].
Other studies also evidenced that plants did purify the atmosphere (including fine particles - PM 2.5) and coevally absorb many an air pollutants - to demonstrate, NO2 and SO2 by correspondingly 5 and 3% [6] [7]…
Third, flora leverages the economy. Crompton (2012) asserted that any property (either a house/an apartment and other real estate properties) located near green spaces did indeed own a higher value than others [8].
On the other hand, urban agriculture - the opening of homegrown farms in either the vicinity or the interior of any city would not only offer farmers substantial economic benefits, consumers shopping options, the society the critical cohesion, but also grant the urban areas with a considerable amount of green spaces [9].
2. How to plant?
The most recent controversies on Vietnam’s urban-planting have purely revolved around the two major issues of "to cut or not" and "what to cultivate" [10] [11]. After all, is the actual problem that straightforward?
Arbor Day Foundation - one of the largest US non-profit tree planting organizations [12] once listed the very criteria for urban planners to beforehand take into consideration were they to implement a tree planting project: the estimated height of mature trees; the maximum reachable width of canopies; tree types - either deciduous or evergreen; shapes of tree shade; growth rates - either rapid or slow; the essential amounts of soil, light and moisture for growth; fruits - either fruitless or fruitable and finally the hardiness zones critical for growth [13]. Each came with a specific instruction sheet.
There exists the so-called concept of "green infrastructure" among other urban tree planting techniques. It has emerged as a trend of combining urban models with crops from the very step of construction design, under meticulous deliberations after rainfall management. The ideal model, thus, acclimates to any climate change and provides citizens with a healthy living environment [14].
In such a green infrastructure, trees are planted in accordance with either of the following techniques: rain gardens - those designed to retain a certain amount of rainwater to later water the soil itself; or "bioswales" - the strips of trees along the roads (take for example those on Dien Bien Phu street), built in a slope towards the center to filter waste and share the crippling burden on the urban drainage system (google for better visualization) [15].
In addition, there must be different planting techniques to serve different purposes and priorities. To illustrate, people would leverage the so-called “soil vaults” techniques (use vaults to stabilize roots) - to halt the uprooting and nail down the uniformity of root systems [16], suspended sidewalk systems (strip-of-tree-plant on sidewalks) - to retain rainwater for roots and synchronize the strip for aesthetic purposes [17].
Last but not least, to optimize urban-planting, policy makers would need to beforehand design the overall shape and framework trend of crops in different terrains (from wastelands, rural, suburban, inner city to city center) [18].
3. We do need to know these, don’t we?
No. Sincerely speaking, save your precious mindfulness on other more practical things. Given that your work, your study, your entangled social relationships have forevermore stressed you out, a piece of superficial knowledge on urban flora (which sounds bone-dry) must appear any less of a waste of time and brain matter.
Still, if any, knowledge is power. To all appearances, every citizen is neither coerced to truly understand the implemented state laws nor demanded to gain any knowledge of the very infrastructures/superstructures to call for either tree-planting or -chopping. Nonetheless, to gain some insights into the world we are cohabiting must be thought-provoking, as far as I’m concerned. Forasmuch as to own some precious knowledge to merely “get others to act” itself is a contribution to society. We do, by no means, “have-to” stand up and fight on our own.
As with the recent fierce fusses over tree-chopping at schools, instead of striving to better the situation, the answer must have been sophisticated, had we been those directly involved.
Given that we do have every solution to any problem, we still are constrained to some, in another case, options on a supermarket shelf. Due to your very budgets, the time needed to cook and the interests of your family members, you are, after all, left with purely some, if any, affordable and dreary options, given that you do have every option.
So is the policy-making process. Before you could give decision on "replacing all the school greenery", you need to beforehand take into consideration how much it might cost, how many laborers might be involved, how long it might take, how sophisticated the techniques might be, who to be charged, whether this is a should, if the pitfalls might overwhelm that pricey costs, who to supply the trees, who to administer the project, where the unrooted might end up, who to handle the uprooting, who to charge, and so on and so forth. And bear this in mind, every step needs meticulously stepped up.
In this manner, tree-chopping would eventually turn out the least painful option, given the long-term controversial outcomes. In all likelihood, this seems hardly a moral act. Nor do we have many a viable option to select from, especially when we still are struggling to accomplish the very economic and educational goals we did formerly set out. In a like manner, we could hardly spend much time enjoying shopping/cooking, for we still are dogged by many other burdens.
In fact, to bypass “painful” option in desperate circumstances, we do need to embark on first-class solution (howbeit by all means more arduous): deliberately select the seeds (with the very attentiveness that their survivability in rain season must be top-listed above the mature appearances and scents); attentive planning and the applications of advanced planting techniques.
The past has it that we were actually substandard at many a field, especially in urban planning, which nowadays seems visibly inferior and adversely influential to reality.
After all, we should hope that our grandchildren would never need to again bitterly voice for what their grandparents had.
#MonsterBox
- Artist: NoA.
- Trans: Heinous.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com