NGÔN NGỮ CỦA CHÚNG TA
Nếu thế giới này là một trò chơi giả lập quy mô lớn, thì chủng tộc Homo Sapiens đã dồn hết tài nguyên cho những kỹ năng mà chính họ còn chẳng biết nó có tác dụng gì không… cho đến khi những kỹ năng ấy có sức mạnh lớn đến mức bao trùm lấy họ.
1. Sự vượt trội của sự không vượt trội.
Loài người, dù suy xét theo hướng nào cũng chỉ dừng lại ở mức trung bình, không có gì nổi bật lắm trong giới tự nhiên.
Usain Bolt được mệnh danh là người chạy nhanh nhất thế giới với kỷ lục 9,58 giây ở cự ly 100m [1], nhưng báo đốm cheetah chỉ tốn khoảng 5,95 giây [2]. Nếu có một trận kéo co giữa con người và tinh tinh, lời khuyên là hãy đặt cược cho tinh tinh, vì một con tinh tinh có thể đấm một người rưỡi cùng lúc cũng được [3].
Thị giác của chúng ta thua xa đại bàng [4], thính giác kém hơn hẳn cú, dơi và bướm đêm [5]. Thậm chí, động vật còn sở hữu những khả năng hết sức phi thường so với loài người [6]. Ong mật có thể định hướng dựa trên từ trường Trái Đất. Cá mập có thể lao thẳng đến bữa trưa đang lẩn trốn trong vùng nước tối chỉ dựa vào một thay đổi xung điện cực nhỏ. Bàn chân voi nhạy cảm đến mức có thể nhận biết những xung động mà một con voi khác tạo ra cách đó 10 dặm.
150,000 năm trước, loài Homo Sapiens có thể chỉ là những sinh vật yếu ớt, co ro bên đống lửa trong hang mỗi khi đêm xuống. Không sở hữu tốc độ, sức mạnh hay hàm răng sắc nhọn, nhưng loài này lại sở hữu tính cộng đồng bậc cao vốn tồn tại khá hiếm hoi trong tự nhiên.
Và quan trọng hơn, chúng ta còn sở hữu khả năng ngôn ngữ.
“Nhóm của tôi sẽ lùa đàn bò rừng đến vách núi, nhóm còn lại hãy phục sẵn, dùng giáo và cung tên kết liễu những con rơi xuống bị thương. Và nhớ đề phòng bọn chó sói”.
Tư duy cho chúng ta khả năng chế tạo, sử dụng công cụ, vũ khí và nghĩ ra cách chiến thắng những loài to lớn và vượt trội hơn về mặt thể chất. Nhưng tất cả những thứ trên sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta không có phương thức truyền đạt suy nghĩ và nhờ đó đạt đến sự thống nhất trong hành động.
Dù sử dụng cung tên thành thạo ra sao, đông đảo thế nào, nhưng nếu thiếu đi sự ăn ý và nhất quán mà khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ mang lại, hẳn chúng ta đã không đi được xa đến thế này.
Sự xuất hiện của ngôn ngữ có lẽ là điều hết sức hiển nhiên với đa số, nhưng mọi thứ không hiển nhiên đến thế trong cộng đồng khoa học. Khác với “phương tiện giao tiếp” vốn tồn tại đầy rẫy ở nhiều loài trong tự nhiên, “ngôn ngữ” của con người thuộc một đẳng cấp hoàn toàn khác.
Năm 1866, Hội Ngôn ngữ học Paris (Linguistic Society of Paris) đã phải cấm mọi nghiên cứu và tranh luận liên quan đến đề tài nguồn gốc của ngôn ngữ, vì có quá nhiều những ước đoán vượt xa các bằng chứng thuyết phục hiện có [7].
Tạm chấp nhận bằng chứng giải phẫu học dây thanh quản và bằng chứng di truyền học về sự đột biến gen FOXP2 liên quan đến khả năng ngôn ngữ, chúng ta có thể lấy mốc 200 - 150,000 năm trước làm thời điểm mà ngôn ngữ xuất hiện dưới dạng nói [8]. Nhưng sự ra đời của những âm thanh mang ý nghĩa biểu trưng này có tác dụng gì khác ngoài việc giúp chúng ta đi săn hiệu quả hơn và có thể hiểu nhau mà không cần hú hét hay khua chân múa tay như khỉ?
2. Khả năng tạo ra quy ước cho số đông.
Trong thí nghiệm [9] được tiến hành bởi Thomas Morgan - nhà tâm lý học thuộc Đại học California - các sinh viên được thực hành chế tác các loại công cụ đá Oldowan; vốn chỉ là những phiến đá dẹt được ghè đẽo một cách thô sơ và đã xuất hiện từ tận 2,5 triệu năm trước.
Một sinh viên từ mỗi nhóm sẽ học cách chế tác công cụ theo những phương pháp khác nhau, sau đó dạy lại cho nhóm của mình. Nhóm đầu tiên được cung cấp các phiến đá đã được đẽo gọt hoàn chỉnh làm mẫu, sau đó phải tự tìm cách làm ra những sản phẩm tương tự. Nhóm thứ hai được cho quan sát quá trình chế tác và sau đó bắt chước lại mà không có thêm bất cứ sự tương tác nào giữa các sinh viên. Ở nhóm thứ ba, các sinh viên có thể chỉ cho nhau xem việc mà họ đang làm, nhưng không được trao đổi bằng cử chỉ. Nhóm thứ tư được phép dùng cử chỉ, và chỉ riêng nhóm thứ năm mới được trao đổi bằng lời nói.
Kết quả dù khá dễ đoán, nhưng cũng hết sức bất ngờ. Nhóm đầu tiên sử dụng phương pháp suy ngược từ cuối có kết quả hạn chế nhất; nhưng nhóm thứ hai - dù được quan sát trực tiếp và bắt chước lại, cũng chỉ có kết quả nhỉnh hơn nhóm đầu một chút. Trong khi đó ở nhóm có sự truyền đạt bằng cử chỉ và lời nói, số lượng sản phẩm đạt chuẩn (về độ bền, độ dài, độ sắc nhọn, v.v…) lại nhiều hơn đáng kể. Nhóm nghiên cứu đi đến kết luận rằng [10], ngay cả những kỹ thuật thô sơ như chế tác công cụ đá Oldowan cũng cần đến sự chỉ dạy trực tiếp bằng ngôn ngữ.
Vai trò của ngôn ngữ ở đây không chỉ được dùng để chỉ dẫn cho nhau, mà quan trọng nhất là sự chuẩn hóa. Khi một người trong nhóm biết cách mài nhẵn một phiến đá, họ có thể dạy lại cho toàn bộ những người khác và xem như đã hoàn thành một phát minh hoàn chỉnh, để tiếp tục đến với những phát minh khác.
Sự chuẩn hóa ở đây nghĩa là khi bạn đã có những quy tắc biểu đạt bằng ngôn ngữ như “hai cạnh trên dưới của viên đá phải được mài song song với nhau, một cạnh bên được giữ nguyên trong khi cạnh bên còn lại được mài sắc”. Hoặc chi tiết hơn thế. Nghĩa là, nếu 10 người nhìn rồi bắt chước theo có thể ra 10 sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Nhưng nếu họ có bộ hướng dẫn bằng ngôn ngữ, thì họ sẽ làm ra 10 sản phẩm có cực kỳ ít sai biệt - tùy theo độ chi tiết của hướng dẫn.
Nếu không có ngôn ngữ, dù có thể sẽ có thiên tài xuất chúng nào đó tạo ra được con dao bằng đá chuẩn chỉnh, nhưng rồi kỹ thuật này sẽ nhanh chóng thất truyền và nhân loại phải làm lại từ đầu.
Khi không có ngôn ngữ để giao tiếp và chuẩn hóa, có khi chúng ta còn chẳng thể dựng nổi một ngôi nhà cho tươm tất, chứ đừng nói đến Kim tự tháp, Vạn lý Trường thành hay các đô thị với những tòa nhà chọc trời. Vì với những việc cần huy động nhiều người để thực hiện, cần đảm bảo có một quy ước mà tất cả đều hiểu.
Vắng đi ngôn ngữ, văn minh nhân loại sẽ biến mất. Biến mất hoàn toàn chứ không phải “quay về con số không”, vì “con số không” thực ra cũng chỉ là một ký tự trong ngôn ngữ toán học.
3. Ngôn ngữ và tư duy trừu tượng.
Thuyết tiến hóa có thể sẽ không ủng hộ sự xuất hiện của ngôn ngữ, vì chẳng có mục đích gì để nó phải xuất hiện cả. Tim để bơm máu, thận để bài tiết, và mắt để nhìn; còn ngôn ngữ? Chẳng phải đa số động vật đều có thể giao tiếp mà không cần đến tiếng nói hay chữ viết đó sao?
Ngôn ngữ không chỉ đơn thuần là công cụ giao tiếp hay truyền tải và lưu giữ thông tin, nó còn giúp chúng ta tư duy. Từ “con mèo” không có bất cứ liên hệ nào với con mèo trong hiện thực cả. Nhưng chúng ta vẫn ngay lập tức hiểu được những đặc tính và mô tả mà chúng ta gán cho danh từ này, và từ đó dựng lại hình ảnh của một sinh vật lắm lông kiêu ngạo. Ngữ pháp giúp chúng ta hệ thống những suy nghĩ theo trật tự logic. Những từ ngữ mang tính biểu tượng giúp chúng ta mô tả những thứ trừu tượng như màu sắc, cảm xúc và nhiều hơn thế nữa.
Tại Oued Djebbana, phía Bắc Algeria, người ta đã tìm thấy những chiếc vỏ sò, ốc được đục lỗ có niên đại lên đến hơn 100,000 năm. Sẽ chẳng có vấn đề gì để nói, ngoại trừ việc khu vực này nằm cách bờ biển gần nhất đến gần 200km [11]. Nghĩa là, những chiếc vỏ sò này đã được thu thập một cách có chủ đích. Chúng có thể là một hình thức tiền tệ sơ khai, hoặc cũng có thể được dùng làm những chuỗi hạt cườm trang trí. Ít nhất thì chúng phải mang một giá trị nào đó đáng để những người tiền sử bỏ công lặn lội hàng trăm km mang chúng về từ biển cả.
Với giáo sư Sinh học Tiến hóa Mark David Pagel, những chiếc vỏ sò không chỉ là vật trao đổi ngang giá hay món trang sức đơn thuần; mà còn là cơ sở cho sự tồn tại của ngôn ngữ và khả năng tư duy trừu tượng của loài người. Lý do cho nhận định này của Mark là, ngay cả một việc hết sức đơn giản (đối với con người hiện đại chúng ta) như trao đổi các vỏ sò cũng cần đến một hệ thống những quy tắc và ý niệm trừu tượng phức tạp; nằm ngoài khả năng phản ánh thế giới tự nhiên đơn thuần của năm giác quan.
Làm sao tôi có thể tin tưởng anh sẽ đổi lại cho tôi một món hàng gì đó sau khi nhận những chiếc vỏ sò của tôi? Làm sao tôi biết được anh có giật phắt những vỏ sò trong tay tôi rồi bỏ chạy hay không? Và cơ bản nhất là, làm sao để tôi và anh thỏa thuận được giá trị của những chiếc vỏ sò này ngay từ đầu? Những câu hỏi trên sẽ chẳng thể nào trả lời được, nếu con người không sở hữu khả năng ngôn ngữ [12].
Hoạt động kinh tế hay nhận thức về cái đẹp cũng chỉ là một ý niệm trừu tượng trong số những ý niệm trừu tượng phức tạp khác tồn tại duy nhất ở loài người, ví dụ như tự do và nô lệ, hòa bình hay chiến tranh, yêu thương hoặc thù hận. Kể cả khi một con khỉ biết nói, đừng mong chờ gì khi hỏi chúng về những khái niệm như chính phủ, nhà nước, triết học, tôn giáo hay hệ tư tưởng.
Nếu không có ngôn ngữ để tư duy về những thứ đó, chúng ta cũng chẳng khác lũ khỉ là bao.
4. Ngôn ngữ và tác động đến tư duy.
Sau khi tranh cãi chán chê về nguồn gốc và nguyên nhân ra đời của ngôn ngữ, mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duy trở thành chủ đề thời thượng mới nổi trong giới nghiên cứu, với sự mở màn của Benjamin Lee Whorf vào những năm 1940 - cho rằng đặc tính của một ngôn ngữ có thể ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của người nói ngôn ngữ đó [13].
Kết luận của Whorf khi đó có lẽ là khá vội vàng và khiến ngôn ngữ mẹ đẻ trở thành một thứ rào cản về mặt tư duy. Chẳng lẽ vì trong tiếng Việt không có từ “schadenfreude” mà chúng ta không biết đến khái niệm “vui sướng trên nỗi đau của kẻ khác” như người Đức? Chẳng lẽ vì không chia động từ như trong tiếng Anh mà người Trung Quốc không nhận thức được thời tương lai hoặc quá khứ? Nếu vậy, có lẽ cả đời chúng ta sẽ chẳng thể học được một cái gì mới chỉ vì trong kho từ vựng của tiếng mẹ đẻ thiếu đi một từ ngữ hay khái niệm nào đó.
Tất nhiên là khi xét lại, giả thuyết của Whorf có những sai lầm và hạn chế, nhưng nó không hoàn toàn sai và vô giá trị. Chúng ta tồn tại trong hai thế giới, thế giới thực và thế giới quan của mỗi chúng ta. Đó là lý do mà dù toàn bộ 8 tỷ người đều sống trong cùng một thế giới, nhưng cảm nhận của họ về thế giới này lại khác nhau. Khác đến mức có lẽ bạn sẽ chẳng thể nào tưởng tượng nổi trong mắt của thằng bạn mình, thế giới đối với nó trông như thế nào. Ngôn ngữ là một trong những công cụ quan trọng để não bộ chúng ta xây dựng lên thế giới quan của riêng mình từ những dữ liệu của thế giới thực.
Trong một loạt các thí nghiệm [14] tiến hành bởi nhà khoa học Ngôn ngữ và Nhận thức Lera Boroditsky cùng các đồng sự, đối tượng nghiên cứu được cho đọc những đoạn văn bản ngắn về tình hình gia tăng tỷ lệ tội phạm ở một thành phố giả tưởng, sau đó được yêu cầu trả lời một vài câu hỏi. 71% số người tham gia đề xuất tăng cường các biện pháp cưỡng chế khi đoạn văn đó mô tả tội phạm như “một loài dã thú”. Khi hình ảnh ẩn dụ được đổi thành “những con virus”, tỉ lệ này giảm xuống chỉ còn 54%. Chỉ một từ ngữ khác biệt cũng có thể tác động đến thái độ của chúng ta khi đánh giá vấn đề.
Ở vùng Bắc Queensland của Úc có một bộ lạc bản xứ tên là Guugu Yimithirr. Trong ngôn ngữ của họ không có những từ như trái, phải hay trước, sau. Họ không sử dụng bản thân làm trung tâm để định hướng, thay vào đó, họ sẽ nói những câu như “Cái bàn nằm ở phía Đông của cái ghế”, hoặc “Có một con gián đang bò trên vai áo phía Nam của bạn kìa”. Và lạ lùng hơn nữa, trong khi chúng ta phải loay hoay với la bàn và bản đồ để tìm ra đâu là hướng Bắc, thì những thổ dân châu Úc này lại có thể xác định phương hướng một cách chính xác mà không cần đến bất cứ công cụ hỗ trợ nào, ngay cả khi ở trong phòng kín [15].
Những nghiên cứu gần đây hơn còn đem đến một cái nhìn mới về mối liên hệ giữa ngôn ngữ với tư duy và hành vi, trong đó có một nghiên cứu chỉ ra rằng người nói các ngôn ngữ có sự phân biệt về mặt ngữ pháp giữa thì hiện tại và thì tương lai sẽ ít có xu hướng tiết kiệm hơn [16]. Qua các thiết bị giúp đọc hình ảnh hoạt động của não bộ, các nhà nghiên cứu nhận thấy những đứa trẻ nói hai thứ tiếng có khả năng tập trung [17] và nhận thức [18] tốt hơn .
Ở những ngôn ngữ có giới tính như tiếng Pháp hay tiếng Đức. Nếu người yêu của bạn nói rằng tối qua anh ta “đi chơi cả đêm với một người bạn”, câu hỏi tiếp theo của bạn chắc chắn sẽ là “Bạn nam hay nữ?”. Nhưng trong tiếng Pháp, đây là một câu hỏi thừa, vì bạn đã có thể suy ra vấn đề này từ câu trả lời trước đó. Quy tắc ngữ pháp của tiếng Pháp không cho phép bạn trả lời chung chung là “bạn”, mà phải là “mon ami” - bạn nam, hoặc “mon amie” - bạn nữ.
Danh từ “cây cầu” trong tiếng Đức (die brucke) mang giới tính nữ, trong khi ở tiếng Tây Ban Nha (el puente), nó lại mang giới tính đực. Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến cách thức mà các kỹ sư thiết kế và xây dựng cây cầu ở hai quốc gia này không? Rộng hơn là, liệu sự khác biệt giữa các ngôn ngữ mang giới tính có thể giải thích được sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia đó hay không?
Sẽ thật khó để biết chắc chắn.
Những gì chúng ta có thể chắc chắn, rằng khi ta nói về một “con người”, ta đang nói về một sinh vật có đầy đủ bản năng sinh học và xã hội, đầy đủ khả năng tư duy ngôn ngữ và tính cộng đồng.
Một cá thể Homo Sapiens nếu được nuôi dưỡng bởi bầy khỉ sẽ không thể đại diện cho loài người được nữa - nghĩa là không thể có những thí nghiệm dựa trên những người tâm thần (vốn đa phần bị khiếm khuyết trong tư duy như một con người, chứ không phải sự khiếm khuyết về mặt chức năng sinh học) rồi từ đó đưa ra kết luận áp dụng cho con người nói chung được.
Định nghĩa về chúng ta đã vượt qua những khái niệm sinh học thông thường dùng cho giới tự nhiên và mọi thứ đang ngày một phức tạp hơn.
Vì vậy, nếu bạn sinh ra là con người, bạn là một cá thể vượt trội giữa thế giới nhỏ bé này. Và vì thế, hãy cư xử cho tử tế, cho đúng với vị thế mà mình đã được ban cho.
Không thì đừng làm con người nữa.
#MonsterBox
_____________
OUR LANGUAGE
Were this world a large-scale simulation game, Homo sapiens would have mobilized all their resources to “level up” the skills they could hardly ever harness. Down to when those have been honed enough to fold over their civilization.
1. The inferiority’s superiority
Humans are, to any extent, mediocre creatures of no outstanding trait over other species.
Whilst Usain Bolt, the fastest runner broke the 100m world record at 9.58 seconds [1], it could only takes cheetah roughly 5.95 seconds [2]. Should humans and chimpanzees be on a tug of war, you’d better gamble on chimpanzees. One of which might simultaneously handle 1,5 humans.
We’ve been strikingly inferior to eagles in terms of eyesight [4], and owls, bats and moths as to hearing [5]. Other animals have as well developed exceptional abilities over humans’ [6]. Honey bees orientate on the Earth's magnetic field. From a tiny change in electrical impulses, sharks dart straight to their smuggled-in-dark-water lunches. Forasmuch as an elephant's feet are sensitive “enough” to track down the vibrations others produce up to ten miles away.
150,000 years ago, Homo sapiens might have been vulnerable creatures nightly huddled up by a fire. We have built up neither ultrasonic speed, superior strength nor sharp teeth. We’re, however, rather one-of-a-kind creatures of a highly social community.
Above all, we’ve acquired linguistic abilities.
“My group is cornering the bison to the cliff, others ambush, hurling spears and arrows to assassinate the fallen ones. Also, watch out for the wolves”.
Our thinking ability has allowed us to create, utilize tools, and weapons, and to scheme to hunt down the Brobdingnagians. Given that, these would have been futile had we never developed any means to communicate, thereby reaching unity in action.
However proficient/overwhelming our archery/population had been, without the communicative linguistic abilities that act as a precursor to coherence and consistency, we could hardly ever have advanced this far.
Straightforward as it might seem, language has never been that discernible to the scientific community. As a far cry from other copious natural "means of communication", human "language" is pretty much at an extraordinary level.
By 1866, the Linguistic Society of Paris had to prohibit any research and controversy over the origin of human language. Since they have bred conjectures far exceeded the concurrent available evidence. [7].
Pro tempore taking on the laryngeal anatomy and FOXP2 mutated genetic evidence on linguistic ability, we might mark the last 150,000 - 200,000 years as the milestone of language popping up in spoken form [8].
That said, what would these symbolic sounds ever be of any use, let alone efficacious hunts and mutual understandings without monkey-like howling or gobbling?
2/. Conveying
In his experiment [9], Thomas Morgan, a University of California psychologist, together with his students, practiced Oldowan stone tools manufacturing. They were purely flat, roughly carved stone flakes dated back as early as 2.5 million years ago.
Each group assigned a member to studying the manufacturing of the tools in various ways, who would thereafter teach this to his team. The first was provided with perfectly trimmed flakes as models. They themselves had to figure out how to produce similar products. Inasmuch as the second could observe the crafting process to later imitate without any further communications. The third group was allowed to exhibit to each other what they were doing, still, gestures were as well prohibited. The fourth could describe it in gestures. Only the last group could verbally communicate.
Predictable as it might sound, they were still taken aback by the result. The first to adopt the assembling method manufactured products of the most inferior quality. The second, given the direct observations and from which assembled, could only achieve a marginally better result over their predecessors. Insomuch as the groups gesturally and verbally communicating could manufacture significantly more standard products (in terms of durability, length, and sharpness). They, therefore, concluded that [10] even the most rudimentary techniques, in this case, Oldowan stone tools manufacturing, demand direct language instructions.
Language, back then, was not only to instruct others. Ultimately, it hereinafter played the role of standardizing the process. Once one had understood how to carve stones, he could teach the rest, thus, completing the inventing process. His mission afterwards was rather to come up with other inventions.
Standardization was specifically the rules of verbal expression, to illustrate, "the top and bottom must be laterally grinded, one side remaining unchanged whilst the other side getting sharpened”. Such instructions could even go further. Were ten people to imitate the process, they could every so often come up with ten radically different products. On the other hand, with a verbal instructive set, they would, in all likelihood, manufacture tools of marginal differences, which was further contingent to how detailed the instructions were.
Without the language playing the communication and standardization functions, we could have hardly ever built even the most modest houses, let alone the Great Pyramid, Great Wall or megacities. Even when some one-of-a-kind genius had carved the standard stone knives, the technique would have sooner or later got lost. Forasmuch as humans would have had to over and over start again.
Without language, this civilization would cease to exist. “Vanish” instead of "back to the beginning", since even this phrase is actually made up of human language.
3. Language and abstract thinking.
The theory of evolution might not have supported language. There’s been pretty much no reason for it to pop up. We have got our heart to pump blood, kidneys to excrete, and eyes to see; what about language? Or the thing most animals could communicate without?
In addition to communicating, conveying and storing information, language has as well catalyzed logical thinking. The word "cat" itself is actually in no relationship with a cat. Still, once heard, we straightforwardly understand the characteristics and descriptions that we attribute to it, thereby vividifying a furry aloof creature. Grammar, on the other hand, has facilitated systematic logical thinking. Inasmuch as iconic words have allowed us to describe abstract concepts, to demonstrate, colors, emotions and so on.
Far Northern Algeria, in Oued Djebbana, anthropologists have discovered perforated shells and snails dating back to as early as 100,000 years ago. Given the fact that it’s roughly 200km away from the nearest coast [11], these seashells must have been intentionally collected as, to illustrate, a form of primitive currency, or decorative beads. The prehistoric people back then must have, to a certain extent, regarded these shells so highly that they had travelled hundred miles to collect them home.
Mark David Pagel, an evolutionary biology professor, holds an opinion that the shells must have been more than purely a currency or pieces of jewelry. Rather, they might as well have given grounds for language and humans’ abstract thinking. Mark's assumption is explained fairly fundamentally (to modern humans): exchanging seashells demands a complex system of abstract rules and concepts; which must go far beyond the ability to reflect the mere material world perceived by the five senses.
How am I supposed to count on you to pay me something after receiving my seashells? How could I ever know if you snatch my shells and run away? Above all, how could we come to an agreement on their values from the very beginning? Such ill-considered questions without our language ability [12].
Either economic activities or beauty perception is barely an abstract concept among other distinctively humanly sophisticated, as much abstract notions, take, for example, freedom or slavery, peace or war, love or hatred. In a like manner, a speaking monkey would hardly ever savor governmental, state, philosophical, religious or ideological concepts.
Without the language that has since facilitated our logical thinking, we must have been those speaking monkeys.
4. Languages and their impacts on thinking.
After ever-lasting fierce debates over language’s origins, the language-thinking correlation has emerged as a new “trendy” topic among researchers. Benjamin Lee Whorf was the first one to fire it up by the 1940s. He, accordingly, suggested that a language’s features might impact the speakers’ logical thinking [13].
Back then, Whorf did pretty much leap to a hasty conclusion, which had since turned native languages into thinking barriers. Since we have got no Vietnamese appropriate translation for German’s "schadenfreude", are we unconcerned of the so-called "overjoy others’ pains" concept? Not categorizing tenses as in English, are Chinese as well negligent of future and past tenses?
Were these ruled, we would, to all appearances, never learn anything new since certain terms/concepts are missed in our native languages.
Upon being revisited, given that Whorf's hypothesis is, beyond doubt, falsifiable and restrained, it still is somehow veracious and valuable. We’re coevally existing in two worlds, the reality and the imaginary. Which helps explain 8 billion different worldviews in the same world. Pretty much a far cry from any of your friends’. Language, this way, is such a critical tool to mentally ground our own worldview from the data we’ve collected from reality.
A series of experiments [14] conducted by Lera Boroditsky, a language and cognitive scientist, and colleagues, subjects were given short texts on crime rate surge in a fantasy city, thence asked a number of questions. 71%, accordingly, proposed stiffening enforcement measures when criminals were described as "ferocious animals". Upon being altered to "viruses", the ratio immediately dropped to 54%. A different word use alone impacted our attitudes towards a problem.
An indigenous Northern Queensland tribe, Guugu Yimithirr have no words to describe leftness, rightness, before, or after. They hardly self-center to orientate on, instead, their orientations are pretty much "the table is to the East of the chair", or "A cockroach is crawling on your southern shoulder”. Bizarrely enough, whilst we’re struggling with compass and map to orient the North, these aboriginal Australian, even in a closed room, can determine the exact directions without resorting to any tool [15].
Recent studies have even unfolded a new perspective on the language-thinking-behavior correlation. One, accordingly, evidences that speakers of tense-categorization languages are inclined to splurge more [16]. Inasmuch as devices that read brain activity have acclaimed that bilingual children are better concentrated [17] and cognizant [18].
In French or German - gender languages - if your boyfriend tells you he "hung out all night with a friend", your next question would, in all likelihood, be "male or female friend?" Still, French rules that it’s such a superfluous question, since you could figure out the answer from the question already. Its grammar rules do hardly allow one to all in all answer the question as "a friend". Rather, it must be either "mon ami" - a male friend, or "mon amie" - a female friend.
German’s "bridge" (die brucke) is feminine, whilst Spanish’s (el puente) is male. Could this ever impact how bridges have been designed and built within the two countries? As a rule, could the differences between the two gender languages spell out their cultural differences?
It can’t be dead sure.
Rather, what we can be assured of is that a "human" is an organism of complete biological and social instincts, and proper linguistic and communal thinking abilities.
A Homo sapiens individual brought up by monkeys would no longer represent humans. Insomuch as it’s unscrupulous conducting experiments on abnormal people (of, for the most part, impaired thinking ability as a human, instead of any biological defect) to apply on humans as a whole.
Things are getting convoluted. Definition of “us” has long surpassed the conventional biological concepts used to interpret the natural world.
Born a human, we’re already a superior individual in this lilliputian world. Therefore, be humane, and commemorate the prestige we’ve been granted with.
Otherwise, don't be a human.
#MonsterBox
- Artist: NoA.
- Trans: Heinous.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com