Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

THẤT NGHIỆP "THIS", THẤT NGHIỆP "THAT" VÀ HIỂU THÊM VỀ NHỮNG CON SỐ

Tại Mỹ, trong tháng 4 vừa qua đã có hơn 20 triệu việc làm bị cắt giảm, đẩy tỉ lệ thất nghiệp tại nước này lên mức 14,7% - con số kỷ lục kể từ sau Đại Khủng hoảng [1]. Ở Việt Nam trong cùng thời điểm, gần 5 triệu lao động bị mất việc, giãn việc hoặc phải nghỉ luân phiên do ảnh hưởng của COVID [2]. Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO [3], nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, trong năm nay sẽ có thêm 24,7 triệu người thất nghiệp, tăng lên từ mức cơ bản 188 triệu người của năm 2019. Tuy nhiên, con số này đã được ILO điều chỉnh thành 195 triệu chỉ 3 tuần sau khi công bố ước tính ban đầu [4].

Ở góc độ cá nhân, chúng ta nhìn nhận thất nghiệp với thái độ tiêu cực. Ta e ngại khi nghe bạn bè người thân thú nhận họ thất nghiệp, ta bực tức khi thấy tỷ lệ thất nghiệp của nước mình đang ở mức cao. Ấy là do chúng ta chẳng hiểu gì về thất nghiệp.

1. Thất nghiệp “this” và thất nghiệp “that”.

“Thất nghiệp” hiểu theo cách đơn giản là tình trạng những người thuộc lực lượng lao động không có việc làm dù có mong muốn tìm việc. Về mặt lý thuyết, kinh tế học có nhiều trường phái với nhiều cách phân loại thất nghiệp khác nhau, nhìn chung có thể chia thành 3 loại chính.

Đầu tiên là thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment), ứng với tương quan cung - cầu của chu kỳ kinh doanh. Nhu cầu hàng hóa dịch vụ giảm xuống sẽ buộc các doanh nghiệp phải cắt giảm việc làm và gây ra thất nghiệp.

Loại thứ hai là thất nghiệp tạm thời (frictional unemployment, hay còn gọi là thất nghiệp ma sát), là trường hợp người lao động tự nguyện thất nghiệp để chuyển sang công việc mới tốt hơn, hoặc sinh viên mới ra trường cần thời gian nhất định để có được công việc đầu tiên.

Cuối cùng là thất nghiệp cấu trúc (structural unemployment), xảy ra khi cơ cấu kinh tế chuyển dịch, dẫn đến sự chênh lệch giữa kỹ năng cần thiết và kỹ năng thực tế, khiến người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc và bị thất nghiệp [5].

Trong 3 loại, thất nghiệp cấu trúc và thất nghiệp tạm thời lại được xếp chung vào thất nghiệp tự nhiên (Natural unemployment) và cũng là lý do giải thích vì sao tình trạng thất nghiệp luôn tồn tại ở tỷ lệ nào đó, kể cả trong một nền kinh tế khỏe mạnh lý tưởng.

Nhảy việc hoặc “tìm cơ hội cọ xát trong một lĩnh vực mới” là hiện tượng khá phổ biến, đặc biệt khi ngày càng có nhiều dạng công việc và xu hướng nghề nghiệp mới xuất hiện. Điều này giúp thị trường lao động trở nên sôi động và việc người lao động liên tục kiếm cơ hội mới cũng giúp họ nâng cao tay nghề và nhiều kỹ năng khác.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp cao có thể cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời thể hiện sự thiếu hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng lao động của xã hội. Ở góc độ cá nhân, ngoài vấn đề thu nhập bị ảnh hưởng, thất nghiệp còn liên quan đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Nhưng giả sử bằng cách nào đó, xa hơn việc giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức lý tưởng, chúng ta có thể đưa tỷ lệ thất nghiệp về con số không thì sao?

2. Chưa bao giờ việc xóa sổ hoàn toàn thứ gì đó là một cách hay.

Thứ gì đó tồn tại, tức nó có lý do để tiếp tục tồn tại (mọi người vẫn thường diễn giải sai lệch rằng “thứ gì tồn tại, thứ có đó ích”).

Kinh tế vĩ mô tuy luôn tồn tại những điểm “lý tưởng” mà ở đó cung = cầu nhưng thực tế không xảy ra trường hợp ấy, hoặc xảy ra trong khoảng thời gian ngắn đến mức không có nghĩa. Cung - cầu lao động trong thực tế cũng không lý tưởng, do đó luôn tồn tại vấn đề thừa lao động ở chỗ này và thiếu lao động ở chỗ khác.

Nếu thất nghiệp là điều bình thường trong mọi nền kinh tế, sự vắng mặt của nó sẽ trở thành điều bất bình thường. Việc tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tình trạng thất nghiệp, thực tế đem lại những tác dụng phụ tiêu cực.

Để tỷ lệ thất nghiệp bằng không, số việc làm phải tương ứng với số người tìm việc. Nghĩa là bạn phải tạo ra nhiều việc làm hơn. Khi lượng việc làm trong xã hội bằng hoặc hơn số lao động thực tế mà xã hội đó có, nhà tuyển dụng sẽ có ít lựa chọn hơn. Điều này khiến sự cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng giảm xuống, ứng viên không cần cố gắng quá nhiều để tìm được việc -> chất lượng nhân lực giảm -> năng suất lao động giảm.

Vì nếu không còn sợ thất nghiệp nữa, liệu việc nâng cao tay nghề có còn cần thiết và được ưu tiên không? Liệu trào lưu IELTS tốn tiền của, thời gian và công sức có còn hấp dẫn nếu nó không ảnh hưởng đến cơ hội việc làm, thu nhập và vị thế xã hội từ hai thứ vừa đề cập?

Mặt khác, xã hội thừa việc thiếu người sẽ có sự luân chuyển lao động diễn ra với tốc độ nhanh hơn. Có nhiều cơ hội việc làm khiến người lao động trở nên kén chọn, “đứng núi này trông núi nọ” và dễ dàng thay đổi công việc liên tục, tạo thành gánh nặng tuyển dụng cho doanh nghiệp.

Để thu hút nhân tài, doanh nghiệp lúc này buộc phải đưa ra nhiều phúc lợi hơn. Tăng lương là một giải pháp, nhưng điều này là không thể. Khi mọi doanh nghiệp trong xã hội này đều tạo thêm việc làm để giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống mức 0%, nghĩa là họ phải chia đều số tiền họ có để trả lương nhân viên cho nhiều vị trí hơn -> mức lương trung bình giảm.

Điều này càng bất hợp lý hơn khi nhiều khả năng bộ máy công ty sẽ trở nên cồng kềnh và thiếu hiệu quả vì chất lượng lao động giảm sút như đã phân tích ở trên. Những yếu tố này có thể khiến công ty phải thực hiện nhiều biện pháp cứu chính mình như cắt giảm nhân lực, tăng lương để tuyển lao động chất lượng cao - mà theo lý thuyết của kinh tế học cổ điển - đây chính là yếu tố khiến xã hội luôn có người thất nghiệp [6].

Nền kinh tế luôn tồn tại một điểm mà qua khỏi mức đó, mỗi việc làm mới tăng thêm sẽ không còn tạo ra đủ sản lượng để bù vào phần chi phí mà nó làm phát sinh (lương, cơ sở vật chất, phúc lợi xã hội và các quyền lợi khác). Càng nhiều việc làm mới được tạo ra sau mức lý tưởng càng góp phần dẫn tới kịch bản mà ở đó sản lượng thực tế có sự chênh lệch với sản lượng tiềm năng tối đa nền kinh tế có thể đạt được, hay còn được biết đến với tên gọi “lỗ hổng sản lượng” (output gap) [7].

[Để nhanh chóng hiểu đoạn phía trên: về lý thuyết, nếu gia đình bạn đẻ nhiều hơn nghĩa là bạn có nhiều lao động hơn. Giả sử mức lý tưởng là 3 đứa, việc bạn có 3 đứa con chắc chắn sẽ hơn những gia đình có 2 hay 1 đứa. Tuy nhiên khi bạn tiếp tục đẻ đến đứa thứ 4, 5, 6, 7 thì cứ mỗi đứa ra đời, số tiền chúng kiếm được sẽ ít hơn so với số tiền chúng lấy từ bạn -> nhà bạn sẽ nghèo hơn cả những gia đình có 1, 2 hay thậm chí không có con].

Sản lượng giảm sẽ khiến tiền lương phải giảm theo, dẫn đến sự cạnh tranh trong thị trường lao động mất đi, kết quả là ngày càng có nhiều lao động kém chất lượng hơn, tiếp tục tạo ra vòng luẩn quẩn và giả sử việc duy trì tỷ lệ thất nghiệp 0% là cố chấp có chủ ý, nền kinh tế sẽ suy thoái.

Thực tế cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp thấp là dấu hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế sắp đến. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp vào năm 1969 là 3,5%; nhưng đã tăng lên 7,0% khi khủng hoảng kinh tế xảy ra trong năm sau đó. Năm 1973, tỷ lệ thất nghiệp là 4,9%, ngay sau đó là cuộc khủng hoảng năm 74-75 với mức lạm phát 12,3%. Trước thềm khủng hoảng tài chính toàn cầu gần một thập kỷ trước, tỷ lệ thất nghiệp năm 2006 chỉ là 4,4%; nhưng đã tăng gấp hơn gấp đôi khi khủng hoảng kết thúc vào năm 2009 [8].

Những con số trên đưa tới nhận định gây tranh cãi: liệu rằng sự giảm xuống của tỷ lệ thất nghiệp có phải chính là sự rút xuống của mực nước biển trước khi cơn sóng thần khủng hoảng ập đến hay không? [9]

3. Phía sau những con số.

Ngạc nhiên là so với Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam từ năm 1991 đến 2019 chưa bao giờ vượt quá con số 3%, thậm chí chỉ 1,11% vào năm 2010 [10], nhưng liệu đó có phải là dấu hiệu đáng mừng?

Nhìn chung, với những nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp không nên được xem là thước đo của nền kinh tế, vì nó không phản ánh chính xác tình trạng thị trường lao động. Có thể những nước này có tỷ lệ người có việc làm cao, nhưng lại phân bố nhiều trong khu vực sản xuất nông nghiệp hoặc các công việc lao động phổ thông không đòi hỏi trình độ và kỹ năng chuyên môn [*] [**].

Ở mức độ nào đó, nó có liên quan đến sự xuất hiện của những cử nhân treo bằng chạy Grab - hay giai cấp precariat như chúng tôi có nêu ở bài đăng trước. Những lao động tự do ở những nước đang phát triển có đời sống bấp bênh hơn cả người thất nghiệp ở những quốc gia phát triển thường không được tính vào số người thất nghiệp.

Nói cách khác, các nước đang phát triển thường không có đủ những việc làm tốt, do đó chưa thể tận dụng hết tiềm năng của lực lượng lao động. Hơn nữa, hiện tượng những người làm công việc dưới khả năng của mình (được gọi là thất nghiệp trá hình - underemployment) thực chất cũng phải được xem là thất nghiệp; và do đó tỷ lệ thất nghiệp tại những nước này thực tế cao hơn so với con số thống kê được công bố.

Tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng không thể hiện chính xác chất lượng cuộc sống hay trình độ phát triển của một quốc gia. Vì tuy đó là một điều kiện đáng lưu tâm, nhưng chưa đầy đủ.

Vì tại những nước đang phát triển vốn có sự hạn chế về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các phúc lợi xã hội khác, người ta không thể tồn tại được nếu thất nghiệp. Họ buộc phải tìm kế sinh nhai bằng mọi cách, và thường phải chấp nhận làm những công việc chất lượng kém với mức lương thấp.

[Khởi nghiệp cũng là một trào lưu đáng lưu tâm. Khởi nghiệp có thể xuất phát từ hai động lực: sự cần thiết và cơ hội (necessity and opportunity). Đôi khi người ta khởi nghiệp chỉ vì họ không còn lựa chọn nào khác (những bạn trẻ có học vấn thấp mở shop bán hàng online, những người thiếu kỹ năng, không còn theo kịp sự thay đổi của xã hội tin theo lời của những lớp học làm giàu). Số lượng lớn những người này thực chất không khác người thất nghiệp là bao, nhưng lại không được thống kê như người thất nghiệp, thậm chí còn được xem là một dấu hiệu tích cực] [11].

Ngược lại, người lao động ở những nước với hệ thống phúc lợi xã hội tốt và mức sống cao vẫn có thể trụ được trong tình cảnh thất nghiệp và dành thời gian tìm công việc mà họ muốn. Và như ở trên đã đề cập, việc người lao động có quỹ thời gian và tài sản để tìm kiếm việc làm phù hợp có thể giúp cải thiện chất lượng thị trường lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp cũng chỉ là phần nổi của tảng băng. Chúng ta cần nhìn vào những diễn biến đằng sau nó, ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thất nghiệp trong 12 tháng trở lên) hoặc tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trẻ tuổi - đặc biệt với bộ phận có trình độ như sinh viên tốt nghiệp đại học. Bên cạnh đó, cần lưu ý khi ta định nghĩa  những ai không có việc làm và hiện đang tích cực tìm việc mới được gọi là thất nghiệp [12], nhưng còn những người dừng hẳn việc tìm kiếm thì sao?

Vì thế, so sánh tỷ lệ thất nghiệp giữa các quốc gia khác nhau về đặc điểm xã hội, kinh tế và thể chế là một sự khập khiễng có thể đưa tới những thông điệp sai lầm.

Những thông điệp dạng này dạo gần đây đang là luận điệu của nhiều thế lực trên mạng xã hội - những thế lực thiếu trầm trọng kiến thức kinh tế, chính trị, xã hội nhưng lại được nhiều người tin tưởng. Rao giảng về những điều tích cực đôi khi tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực. Nhất là khi những điều tích cực này được chủ ý phát tán nhằm mục đích tạo ra một thế giới ảo tưởng khác xa với hiện thực.

Khi đất nước bạn sống thực sự phát triển, cũng như khi bạn bước lên tầm cao nào đó, điều tiên quyết là sự phát triển này phải so sánh và đối chiếu được với những đối tượng khác. Và bạn phải là người đầu tiên nhận thức được sự phát triển ấy.

Chứ không phải ở yên một chỗ trong hành tinh rộng lớn này, sở hữu nhận thức gói gọn trong những gì cóp nhặt được từ truyền thông, internet, rồi hả hê với những bài viết được tạo ra chỉ để phục vụ riêng một mục đích là khiến bạn cảm thấy sướng.

Hãy dành thời gian để học, tích lũy kiến thức, kiếm một việc làm tử tế rồi giúp phát triển nước nhà, thay vì đọc bài viết từ những trang như Tifosi, bạn nhé.

#MonsterBox
_____________


FIFTY SHADES OF UNEMPLOYMENT AND HOW TO INTERPRET RELATED FIGURES

The US alone did report roughly 20 million job cuts during the last April, putting its unemployment rate up to 14.7% - an unbreakable record since the Great Depression [1]. At the same time, the pandemic also got 5 million Vietnamese workers to either lose their jobs or work periodically (take turn to break) [2]. ILO (the International Labor Organization) [3] has forecasted that in the worst case scenario, 24.7 million more are sooner or later driven unemployed, adding up to the 2019’s figure of 188 million. Still, for the next three weeks only, ILO had to forthwith modify what they had formerly projected to 195 million [4].

To put into perspective, we do associate unemployment to negativity. We are distressed by hearing our own friends and relatives admitting their “career failure”. Albeit incontrovertible, the bitter truth that our country’s unemployment rate is soaring has forevermore got on our nerves.

Given the fact that after all, we know absolutely nothing about unemployment.

1. Fifty shades of unemployment

At the very core, "unemployment" implies jobless situations. By the book, given that economic schools do differently categorize the stagnation, it still can be interpreted in three main ways.

First, we have cyclical unemployment, whose name self-evidences how it correlates the very business cycle. Any demand downturn on goods and services leaves the employers no choice but to pink slip their own workers, thus, breeding unemployment.

The dawn of frictional unemployment arrives when either a worker is willing to be sacked to win back a new better job, or a fresher craves some time off before he could get the first job.

On the other hand, structural unemployment takes place as the economic structure transitions, highlighting the very differences between required and acquired skills, and eventually ousting the meagre employees from the labor force [5].

Since structural and frictional unemployment are perceived as “natural”, this “dormancy” is doomed latent, even in a buoyant economy.

Job hopping - "looking for opportunities to thrive in a new field" is getting all the rage as new jobs and career trends are violently emerging, having acted as a precursor to a bullish labor market and coevally got employees to either polish up or develop their own skills.

That said, a soaring unemployment rate might as well box in the very economic growth, thus, evidencing the mediocre social management and employment works. As individuals, losing one’s job costs not only his very income but also his, either physical or mental, health, afterwards.

But even further than an ideal level, what if we brought the rate to zero?

2. Phasing something out has never been a way out for any situation.

Every latent thing must have every reason to subsist (which has all too often been misinterpreted as "what exists must be of some help").

By the book, macroeconomics does assert that there are the "ideal" points, at which supply is equal to demand, which is indeed “by the book” since such an equilibrium does neither prevail nor occur long enough to exert any impact on anything. Which also applies to the labor market in reality, wherein there is a labor dearth here, and many a labor plethora elsewhere.

Normal in every economy, any without it would go malfunction. Going all out to do away with unemployment, thus, would run us into many a negative side effect we had never imagined of.

To bring the rate to zero, the supply - number of available jobs must have measured up those seeking a career. It’s when we needed more jobs. Which would  go beyond the actual labor force, thus, give employers fewer options. In this manner, the job market would eventually get any less  competitive, candidates would effortlessly earn a job, which brings about a mediocre labor force and an awfully low productivity.

Inasmuch as once unemployment turned out any less of a ridicule, would anyone ever bother to polish up their skills? Could the exorbitant IELTS exams ever suck anyone in were they never to catalyze job opportunities, income and social rankings?

On the other hand, a society of jobs predominating labors would itself violently spearhead the very transitions. It gave employees the very “privilege” of getting finicky, proclaiming "the grass is always green on the other side of the fence". They would, thus, get ever-job-hopping. Forasmuch as such a crippling burden would rest entirely on the HR department of any company.

To suck in outstanding employees, they would have no choice but to offer more privileges. Pushing up wages, howbeit auspicious, is contrary to reason, since to get the unemployment rate to zero, the salary budget would have already been equally splitted among more employees, thus, cutting down the very amount one would eventually earn.

It’s not to mention the wieldy feeble operation system of every company, as a disastrous consequence of “an awfully low productivity”. Again, to save themselves,  corporations would have no choice but to sack redundant laborers, and to save the budget to raise wages to suck in skilled employees. Which, by the classical economics books, gives the very grounds for the never-ending unemployment situation [6] .

This economy has its own tipping point, beyond which no one would be capable of producing a large enough output to offset the incurred costs (to demonstrate, salaries, facilities, social welfare). In that scenario, every effort made afterward would anyway “set” the real productivity “apart” from the optimal output of the economy, or an "output gap" [7].

[To digest what I’ve so far argued: an extended family has more laborers. However, assuming that you’re ideally having 3 children, which by all means overwhelms those of either one or two children. Still, the births of the 4th, 5th, 6th and 7th child, would inescapably draw on more money than the amount they could work out. In the end, yours’d be doomed inferior to those of one, two or even no child].

To all appearances, the pared down productivity would go hand in hand with belittled wages and a bush-league competitiveness within the labor market. This would pave the very way for mediocre laborers, getting everyone ever-rounding-in the vicious cycle and ultimately downturn the entire economy.

In fact, a low unemployment rate forecasts an upcoming recession. By 1969, the US’ unemployment rate was 3.5%; which later skyrocketed to 7.0% when the economic crisis broke out. In a like manner, given that the 1973’s rate stood at 4.9%, the crisis within the next two years escalated the figure to 12.3%. To put the most recent global financial crisis into perspective, 2006 did record a modest rate of barely 4.4%; which thereupon doubled as the crisis came to an end by 2009 [8].

After all, all these figures spearhead an as much controversial proclamation: is a belittled unemployment rate indeed the very peace before a fierce storm? [9]

3. Behind the figures.

Set side by side with the US, Vietnam has “managed” to get the unemployment rate under 3% between 1991 and 2019, even 1.11% during 2010 [10]. After all, can this be any less positive?

On the whole, the unemployment rate of such a third-world country should never be leveraged to measure the entire economy, since it does hardly tell the actual labor market situation. Since given the handsome employment rates, our labor force still is densely populating the agriculture sector and unskilled jobs. To all appearances, those do require neither professional qualifications nor skills.

To some extent, this correlates to the emergence of “graduates with Grab honors” - the precariat we did argue as those bitterly living precarious lives, even when set side by side with the “privileged” down-and-out in developed countries in our precious post.

In other words, third-world countries are “handicapping” the jobs that leverage their own labor force. It’s not to mention the underemployment class cloaked up as employed citizens, given the fact that they are actually “unemployed”. In this manner, their unemployment rates are nothing but bubbles, which soar much more violently than the handsome figures we’ve all too often heard of.

However critical, the rate alone could hardly ever spell out how life is in a country.

As a rule, with neither social insurance, unemployment insurance nor any other social benefit, those losing their own jobs in these developing countries would cease themselves to exist. They, thus, have to earn a job at all costs, even horrible ones with low wages.

[Startup is also a rather “bizarre” trend. Those doing startups are thriving on the two motivations: necessity and opportunity. Some have every so often set up their own business since they’re left with no other choice (take, for example, the uneducated young opening online shops, the unskilled laborers and those lagging behind others after having splurged whatever they have on “billionairewannabe” courses). Given the very reasoning of their own unemployment, they have so far been acted upon as the “auspicious signs” of a “thriving” economy [11].

On the other hand, the unemployed within countries of a decent social welfare system and high living standards still can hold on to the bare line and spend time hunting down the jobs they do crave. As aforementioned, the fact that employees have the time and money required to seek where they truly belong to would one way or another leverage the labor market.

After all, the rate is purely the tip of the iceberg. Zooming out to what comes afterward, we still are having those unemployed for 12 months or more and the rate among the young - notably those of certain intellectual levels.

Given that we’re merely acting upon those seeking a job as unemployed [12], how about those not even in any attempt to?

Comparing unemployment rates, thus, could only leap to a superficial conclusion that disregards any other social, economic and institution characteristics.

Nevertheless, it still is emerging as the fierce arguments of cyber-Brobdingnagians - those severely lacking either economic, political or social knowledge - yet have won quite a number of bigots. Preaching on positivity has every so often bred negative outcomes, especially when it is to draw out life as a bed of rose bitterly distant from reality.

If you and your countries are truly developed, there must be some measurements out there to reflect on this proclamation. And you must be the one to get turned in it.

Your sitting still somewhere on this planet, bragging of the “life lessons” fanned out by the media and the internet, and perking yourselves up with articles written to merely satisfy readers are getting you nowhere.

In other words, put your precious time in studying, polishing yourselves up, and earning some meaningful jobs to make our country great again, instead of reading Tifosi.

#MonsterBox

- Artist: Sam.
- Trans: Heinous.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #science