Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

THẾ GIỚI CHÚNG TA ĐÃ TỪNG ĐI QUA.

Tôi không biết liệu ở đây có ai từng trải nghiệm cảm giác mình đã chết đi và sinh ra rất nhiều lần hay không - thứ cảm giác xa lạ khi nghĩ về những phần đời trước đây của mình, như thể đó là cuộc đời của ai khác, chứ không phải của mình.

Riêng chỉ có thời thơ ấu không đem lại cảm giác xa lạ ấy, vì chúng ta thậm chí còn không thể nhớ về chúng một cách chính xác.

Những bài viết trong tuần đã đưa quá nhiều góc nhìn từ người lớn phóng chiếu lên trẻ em, để trả lời những câu hỏi của riêng người lớn. Có lẽ đã đến lúc chúng ta thử nhìn thế giới từ góc nhìn trẻ em xem sao.

1. Những người bạn tưởng tượng.

Khi còn bé, trải nghiệm cảm thấy bản thân đặc biệt, sinh ra để cứu thế giới và có sức mạnh vô song tiềm ẩn có lẽ chúng ta ai cũng có cho riêng mình một ít (thậm chí đến bây giờ một vài người vẫn còn suy nghĩ này nữa là). Nhưng những người bạn tưởng tượng không phải trải nghiệm phổ biến lắm (rất vui nếu mọi người chia sẻ câu chuyện về người bạn tưởng tượng của mình ở dưới phần bình luận).

Khoảng giữa thế kỷ XX, nhiều nhà tâm lý học cho rằng việc tồn tại những người bạn tưởng tượng ở trẻ nhỏ là dấu hiệu phụ huynh nên xem xét. Tiến sĩ Benjamin Spock cho rằng [1] những nhân vật hư cấu này chính là dấu hiệu của maladjustment - thuật ngữ dùng để chỉ việc “không có khả năng phản ứng và không đáp ứng được các nhu cầu mà môi trường sống đặt lên cá nhân đó” [2], hoặc ám chỉ sự thiếu thốn một khía cạnh nào đó trong đời thực. Jean Piaget, một trong những nhà Tâm lý học Phát triển (Developmental Psychology) nổi bật nhất của thế kỷ XX, cũng cho rằng những người bạn tưởng tượng tượng trưng cho sự thiếu gắn kết, là dấu hiệu của một đứa trẻ thất bại [3].

Nhưng trong khoảng 3 thập kỷ trở lại đây, các bằng chứng khoa học đã đem tới cái nhìn hoàn toàn khác, cho rằng người bạn tưởng tượng thời thơ ấu có liên quan đến những thay đổi tích cực về mặt tâm lý trong thời niên thiếu, và kéo dài đến tận lúc chúng ta trưởng thành.

Bỏ qua định kiến nhảm nhí về ma quỷ, dễ dàng suy luận việc có những người bạn tưởng tượng cũng tượng trưng cho khả năng sáng tạo của trẻ, và điều này đã được chứng minh là đúng [4]. Và không chỉ trong độ tuổi trước khi đến lớp, mối liên hệ giữa óc sáng tạo và những nhân vật vô hình này còn được tìm thấy cả ở người trưởng thành [5].

Một nghiên cứu khác [6] của Đại học Otago, New Zealand đã đánh giá khả năng ngôn ngữ của 48 trẻ khoảng 5 tuổi, trong đó 23 trẻ có những người bạn tưởng tượng. Các nhà nghiên cứu tìm ra rằng, những trẻ làm bạn với một nhân vật do chúng tự tạo ra cũng đồng thời sở hữu kỹ năng kể chuyện và khả năng ngôn ngữ tốt hơn hẳn những trẻ còn lại. Dù không có sự khác biệt quá nhiều về vốn từ vựng, những trẻ có bạn tưởng tượng có thể kể chuyện hấp dẫn hơn, bất kể hư cấu hay dựa trên sự kiện có thật.

Đặc biệt hơn, những trẻ làm bạn với các nhân vật tưởng tượng còn biết điều chỉnh câu chuyện cho phù hợp với chủ đề được giao. Với những câu chuyện giả tưởng, chúng sẽ thêm vào nhiều đoạn hội thoại hơn. Còn với câu chuyện tường thuật sự kiện, chúng lại đưa ra nhiều thông tin về thời gian và địa điểm hơn.

Khi đến tuổi thanh thiếu niên, trẻ từng làm bạn với trí tưởng tượng trong thời ấu thơ cũng sẽ phát triển hơn về các kỹ năng xã hội. Chúng có xu hướng thiết lập nhiều kết nối xã hội [7] và có nhiều chiến thuật thích nghi chủ động hơn [8].Chẳng hạn, chúng thường tự mình tìm kiếm lời khuyên và sự chia sẻ từ người thân thay vì giấu diếm. Kể cả khi người bạn tưởng tượng xuất hiện muộn vào giai đoạn dậy thì đang tập làm người lớn, việc này cũng đem lại những tác động tích cực về khả năng điều chỉnh hành vi [9].

Nếu như bạn là fan của Chúa tể những chiếc nhẫn hay Biên niên sử xứ Narnia, có lẽ bạn đã biết rằng rằng thế giới Trung Địa và xứ Narnia rộng lớn với hệ thống nhân vật, ngôn ngữ, sự kiện và lịch sử đồ sộ đều là những sản phẩm được tạo ra bởi trí tưởng tượng của J.R.R Tolkien [10] và C.S Lewis [11] trong những năm tháng thiếu thời. Thế giới giả tưởng chi tiết và hệ thống như trên được gọi là Paracosm, một lần nữa cho thấy trí tưởng tượng của trẻ thơ có thể xây dựng nên những thứ lớn lao đến mức nào [12].

2. Những điều trẻ con có thể làm được mà bạn không ngờ tới.

Không chỉ dừng lại ở trí tưởng tượng, trẻ con còn có những khả năng có thể bạn chưa từng nghĩ tới.

Ngay từ những tháng đầu đời, trẻ em đã có khả năng đánh giá người đối diện và đưa ra quyết định rằng chúng có muốn ở gần người đó hay không. Khi cho nhóm các trẻ 6-10 tháng tuổi xem múa rối với nội dung có một nhân vật đang cố trèo lên đỉnh đồi, một nhân vật khác xuất hiện để giúp đỡ hoặc cản trở nhân vật kia. Sau đó, các trẻ được cho tiếp xúc và lựa chọn con rối mà chúng thích hơn, kết quả đa số đều chọn nhân vật giúp đỡ thay vì cản trở. Mặc dù điều này không thể hiện rõ rằng đây là một khả năng bẩm sinh, nhưng nó có thể được xem là những bước đầu tiên trong việc hình thành nền tảng đạo đức ở trẻ [13].

Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy trẻ đã có nhận thức về sự công bằng và biểu hiện về lòng vị tha [14] từ rất sớm, như chúng tôi đã từng đề cập “nhân chi sơ, tính bổn thiện”. Nhưng có một tin không mấy vui là, trẻ nhỏ cũng có xu hướng phân biệt chủng tộc như người trưởng thành [15]. Trong nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Washington; những đứa bé da trắng 15 tháng tuổi được xem cách mà các nhà nghiên cứu phân chia đồ chơi cho một người Châu Á và một người da trắng theo những cách khác nhau. Sau đó, khi được chọn một người để chơi cùng, các bé này sẽ ưu tiên chọn nhà nghiên cứu đã chia nhiều đồ chơi hơn cho người nhận da trắng cùng chủng tộc với chúng. Điều đó cho thấy các bé có khả năng nhận diện và dành sự ưu tiên cho người mang lại lợi ích (nhà nghiên cứu chia nhiều đồ chơi hơn) cho người có cùng chủng tộc (người nhận da trắng) với mình.

Chúng ta vẫn hay nghe rằng trẻ em có khả năng học ngôn ngữ mới nhanh hơn hẳn so với người lớn. Nhưng đặc biệt hơn, trẻ dường như đã học ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ngay khi còn là bào thai và có khả năng nhận diện ngôn ngữ đó chỉ sau vài giờ kể từ khi được sinh ra [16]. Kết luận này được rút ra khi các nhà nghiên cứu quan sát thấy các trẻ sơ sinh mới hơn 1 ngày tuổi đã có khả năng nhận ra những nguyên âm do chính trẻ phát ra được ghi âm lại, và cũng gợi ý rằng chúng ta được sinh ra với một ý thức thô sơ về ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.

Thậm chí, khả năng nhận diện và hiểu được các tương tác xã hội cũng xuất hiện từ rất sớm. Bằng cách sử dụng kỹ thuật quang phổ hấp phụ cận hồng ngoại (Near-infrared spectroscopy) ở những trẻ từ 1 đến 5 ngày tuổi,  các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự phản ứng tại phần não bộ liên quan đến các tương tác xã hội trước những biểu cảm khuôn mặt và các cử chỉ. Một nghiên cứu tương tự cũng từng được tiến hành với những trẻ lớn hơn, nhưng đây là lần đầu tiên người ta nhận thấy khả năng của trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi. Việc những trẻ nhiều ngày tuổi hơn biết phân biệt giữa nhiều loại hình giao tiếp hơn cũng gợi ý rằng sự phát triển nhận thức của trẻ diễn ra rất nhanh chóng và bắt đầu từ rất sớm ở giai đoạn đầu đời [17].

Tôi biết, môn xác suất thống kê là ác mộng của rất nhiều người, nhưng thực ra chúng ta đã có khả năng nhận thức bằng trực giác về xác suất từ khi 8 tháng tuổi [18]. Thậm chí là ngay từ 11 tháng tuổi, bạn đã có thể hiểu được những hiện tượng vật lý cơ bản, ví dụ như quả bóng không thể xuyên qua bức tường, hoặc nhận biết được chiều của trọng lực [19].

Quay lại một chút với thế giới tưởng tượng, chắc hẳn bạn nghĩ rằng khả năng hồi phục vết thương chỉ xuất hiện trong những tác phẩm viễn tưởng. Cơ thể không thể thay thế hoàn toàn các mô chết; và vì vậy vết thương luôn để lại sẹo, và vết sẹo hẳn là sẽ còn tệ hơn đối với những đứa bé mỏng manh yếu ớt nếu chúng không may bị thương. Nhưng bạn đã nhầm. Một nghiên cứu [20] cho thấy, thai nhi có thể hồi phục vết thương hoàn toàn mà không để lại sẹo.

Người lớn đã tạo ra 2 cuộc thế chiến, hàng chục thảm họa diệt chủng trong lịch sử, tình trạng ô nhiễm và nóng lên toàn cầu - những điều trẻ con không có khả năng thực hiện nhưng phải chịu trách nhiệm. Còn trẻ em, chúng đã làm được những gì?

Cô bé 15 tuổi Anne Frank đã làm rung động hàng triệu con tim với những trang nhật ký ghi lại những năm tháng tuổi thơ, đồng thời tái hiện chân thực sự độc ác của Phát xít Đức và cảnh địa ngục trần gian trong trại tập trung [21].

Sự cứng đầu của cô bé 6 tuổi Ruby Bridges khi kiên quyết không chịu chuyển trường vào năm 1960 đã dẫn đến sự xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ và biến cô trở thành người hoạt động không mệt mỏi cho phong trào dân quyền [22]. Có lẽ tổng thống Barack Obama sẽ muốn dành cho cô rất nhiều lời cảm ơn và sự cảm kích.

Vào năm 2010, cậu bé Charlie Simpson - khi đó chỉ mới 7 tuổi, đã vận động quyên góp cho người dân Haiti vừa hứng chịu thảm họa động đất số tiền 150,000 bảng Anh - bằng cách đạp xe quanh công viên South Park ở London và đăng tải những hình ảnh về thiên tai lên mạng [23].

Còn người lớn đã làm được gì?

Họ đứng phía sau những đứa trẻ ấy.

#MonsterBox
_____________

THE WORLD ONCE LEFT BEHIND.

Have you ever got “looped vibes” of afterlives and reincarnations - the bizarre feeling of calling to our mind our past lives? Given our own fates, it still feels as if we had lived some others’ lives.

The only period does hardly breed such a feeling is our childhoods, since we could rarely ever jog through these memories.

In a high attempt to address adults’ burning questions, this week’s articles have so far imposed “grown-up” views on toddlers.

It might be time we try adopting an as much childlike wide-eyed worldview.

1. Imaginary friends.

As children, we had all too often felt as if we had been this world’s saving grace, born gifted with hidden superhuman power (even when adulthood comes). That said, imaginary friends still are not much a commonplace experience (it’d be fascinating should you share your own story of old imaginary friends below).

By the 1950s, psychologists did purport that imaginary friends’ popping up among children should have been an alarming sign. Inasmuch as Spock [1] argued that these fictional characters evidenced either maladjustment - the term coined as the "failure to cope with the demands of a normal social environment” [2], or certain real life disabilities. Jean Piaget, a back-when prominent developmental psychologist, also asserted that imaginary friends spelled out a cohesion deficiency, a sign of a “lessor” [3].

Still, the past three decades has witnessed scientific evidence catalyzing a rather contrasting perspective. It proposed that childhood fantasy friend might have exerted positive psychological changes when adolescence came, thereupon lasting until adulthood.

Pro tempore turning a blind eye to the nonsensical demon bias, it seems fairly evident that imaginary friends represent one's creativity, which has as well been proven justifiable [4].

In addition to the preschool period, such a connection might as well exist among adults [5].

In another study [6] conducted by University of Otago on 48 5-year-olds’ language abilities, 23 of which had their own imaginary friends. They were found more outstanding at story-telling and language skills over others. Given the vocabulary equivalence, those imaginary friends could make up more engaging either fictional or actual stories.

Ultimately, they were capable of modifying the plots to fit in the assigned topic. They, accordingly, added up dialects in cooked-up stories. Inasmuch as for narrating a real event, they could offer detailed information on time and location.

By adolescence, those with “thriving” imaginations could as well build up social skills at ease. They gravitated towards establishing rather entangled social connections [7], thereafter taking up proactive adaptive strategies [8]. To put into perspectives, they scoured relative advice and sharings instead of stowing them away. Even when imaginary friends turn up rather late, by one’s adolescence, they might also bring out positive effects on your self behavior-regulating cognition [9].

As Lord of the Rings / Annals of Narnia fans, we know woefully well already that the far-reaching Middle-earth and Narnia own a system of mutifarious characters, languages, events, and histories robustly thriving on JRR Tolkien [10] and CS Lewis’ pure imaginations [11] during their teenages. This so-called Paracosm all-inclusive fictional system has, to any extent, again evidenced the Brobdingagians feasting on children’s wide-eyed imaginations.

2. Children’s capricious capabilities.

Above all, children do own the abilities we could hardly ever bear in mind.

By their very first months, infants would have already developed the ability to assess their surrounding people and themselves decide to whether allow someone to get close to them or not. In an experiemtn, 6-to-10-month-old were exposed to a puppet show, wherein one was going all out to climb a hill, whilst two others popped up to either aid or hinder him. Thereupon allowed to tap the ones they cherished, infants were pretty much in favor of the supportive puppet over the hindrance one. Howbeit not much of an innate ability, such a behaior can be interpreted as the very step that builds up a moral foundation during childhood [13].

A considerable number of other studies, in addition, asserted that children were coziant of justice and humanity [14] from an early age. An article of ours has also claimed "children are born scrupulous". A rather bad news, however, is that children are as much racist as adults [15].

In a research conducted by the University of Washington; 15-month-old white babies were exposed to how researchers variedly divided toys for an Asian and a white counterpart. In their turns to pick up who to play with, they were as much inclined to the researcher favoring their white coounterparts. Which drew a conclusion that these children could, to all appearances, identify and prioritize those preferring (granting more toys) their “fellow humans” (whites).

We’ve all too often heard of children as superior when it comes to linguistic skills. What seems even more striking is their abilities to acuire mother tongues as fetuses, thus, fully cogziant of languages after a few hours “descending upon” [16].

Their self-identifying and defining social interaction ability has been given grounds for as early. Leveraging near-infrared spectroscopy technology on one-to-five-day-olds, researchers could spell out the corresponding brain socially interactive reactions to facial expressions and gestures. Another similar study sampled on older children still evidenced a 1-day-old infant’s spectacular skills. The result that older children could distinguish between different communication types as well puported that their cognitive development could blossom, even by the earliest stages of life [17].

Even when statistical probability is deemed a miserable nightmare, we’ve actually intuitively perceived it by our eighth month [18]. As 11-month-olds, we’ve already self-identified fundamental physical phenomena, to illustrate, ball incapable of penetrating walls, or the gravity direction [19].

Given our incapability to oust dead tissues; wounds always leave scars, which might be miserably desperate to accidentally injured children. To all appearances, we’ve all too often purported that superhuman wound healing ability is pure fictional

Still, we’ve been as much falsified. A study [20] figured out fetuses’ miraculous ability to self-recover from wounds without leaving any scar.

Adults have spearheaded the two world wars, grievous genocidal disasters, pollution and global warming - the crippling burdens children are shouldering sooner or later. But what have children ever accomplished?

Many were tugged at the hearts by the 15-year-old Anne Frank’s diary, wherein she narrated her juvenile, Nazi’s brutal cruelty and the concentration “graves”[21].

Insomuch as the 6-year-old Ruby Bridges' fierce resistance on school transfer did facilitate the anti-racism movements within the US, turning herself an enthusiastic civil rights activist [22]. In all likelihood, Barack Obama must have owed her a thank.

By 2010, the seven-year-old Charlie Simpson cycled around London’s South Park and uploaded images of natural disasters online, in a high attempt to run a donation campaign, which aided Haitians recently rocked by an earthquake  £150,000 [23].

What about adults? They drive those children.
#MonsterBox

- Artist: Sam.
- Trans: Heinous.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #science