Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

TỪ SÓNG ÂM, GIỚI HẠN TRONG NHẬN THỨC ÂM THANH CHO ĐẾN TRIẾT HỌC.

Chúng tôi luôn ủng hộ khoa học, gay gắt với ngụy khoa học nhưng vẫn hiểu rõ rằng khoa học không - và có thể là không bao giờ - bao trùm lấy được toàn bộ cuộc sống này. Nhưng nó là một phần rất quan trọng, và ngày càng quan trọng hơn nữa với tôi, bạn hay cả xã hội này.

Càng tìm hiểu sâu vào khoa học nói chung hay đi tìm bản chất thế giới nói riêng, bạn sẽ càng nhận ra rằng cuộc sống này rốt cuộc chẳng có ý nghĩa gì.

Trái Đất chẳng phải trung tâm vũ trụ, thực tế chỉ như hạt bụi giữa sa mạc các thiên hà. Loài người cũng chỉ là những con vượn cổ xưa tiến hóa, và muôn loài trên hành tinh này lại quy về một gốc là chủng vi sinh vật đơn bào nào đó. Xa hơn nữa, khi bạn nhận ra rằng bản thân và những người mình yêu quý chỉ là những hạt bụi không hơn không kém, y như mọi thứ khác, như hành tinh này và như bản chất của vũ trụ.

Nếu chỉ vì biết những điều này khiến bạn mở cửa sổ rồi nhảy xuống, hoặc vén tay chích một liều heroin, hoặc bất cần vứt sách vở vào sọt rác rồi tự nhủ rằng sống cũng chẳng có ý nghĩa gì. Thì có thể bạn là người theo chủ nghĩa hư vô (nihilism) một cách bi quan. Việc nhận thức rằng thế giới này về cơ bản là “cát bụi cuộc đời” không liên quan đến chuyện bạn có yêu nó nữa hay không.

Kurzgesagt có dòng miêu tả ở kênh YouTube của mình rằng: “Video giải thích mọi thứ dưới góc nhìn chủ nghĩa hư vô lạc quan (optimistic nihilism)”. Đó cũng là một cách để nhìn nhận thế giới. Và còn rất rất nhiều cách khác, suy cho cùng việc này phụ thuộc vào bạn, không liên quan gì đến bản chất thế giới.

Vì chúng ta, cho đến nay, chưa định nghĩa được bất kỳ khái niệm nào đủ thuyết phục về “chân lý của thế giới” cả.

Hôm nay, chúng ta hãy thử nhìn nhận âm thanh dựa trên sự hạn hẹp của loài người xem sao nhé, và ngay cả khi ánh nhìn của chúng ta còn nhiều hạn chế, đó vẫn là một ánh nhìn có nghĩa.

1. Những gì chúng ta có thể và không thể nghe

“Sóng âm” là khái niệm khoa học thuộc lĩnh vực vật lý, để chỉ những rung động phát ra từ một nguồn và truyền đi trong môi trường truyền âm. Hãy nhớ kỹ vế sau về “môi trường truyền âm” vì nhiều sóng khác không yêu cầu điều kiện này, trong khi “truyền trong môi trường” phần nào đó chính là bản thân sóng âm.

(Hình minh họa hôm nay là một trong những sai lệch nhận thức phổ biến về việc truyền âm thanh trong môi trường chân không. Chân không không tồn tại âm thanh).

“Âm thanh” là khía cạnh hẹp hơn, chỉ sự nhận thức của não về sóng âm. Nghĩa là, có thể bản thân sóng âm không phát ra “tiếng”, không “ồn”, không to không nhỏ hay không “du dương”. Toàn bộ những điều ấy là thứ nhận thức đã tạo ra dựa trên kích thích từ sóng âm.

Và nhận thức là thứ có giới hạn.

Đó là lý do loài người có một “ngưỡng nghe” và nhận thức chỉ tiếp nhận được những âm có tần số nằm trong khoảng 20Hz - 20000Hz. Với những sóng âm dưới mức này (hạ âm) và trên mức này (siêu âm), con người hoàn toàn không cảm nhận được.

Mỗi loài động vật lại có ngưỡng nghe khác nhau. Chẳng hạn cá heo có ngưỡng nghe khá rộng từ 75Hz - 150kHz. Do đó, thế giới dưới góc độ âm thanh mà chúng ta nhận thức được thực chất không phải “thế giới thực” (giả sử so với thế giới của một thực thể có nhận thức xịn bao trùm được toàn bộ mọi thứ).

Âm thanh cá heo phát ra với người quan sát chỉ là những tiếng rít chói tai, nhưng có thể đó là một bản hòa ca với chúng (hoặc thậm chí hơn cả thế vì “hòa ca” chỉ là thứ nằm trong nhận thức hạn hẹp của con người). Ngược lại, nhạc cổ điển, metal rock hay acoustic êm tai chỉ là cách con người chơi đùa với số âm thanh mà họ nhận thức được - và có thể cá heo thấy chúng nghe như c*t. Có thể thế.

Nhưng chúng ta quan tâm đến bọn cá heo nghĩ gì về Nocturne của Chopin làm gì?

2. Nghệ thuật tinh tế của việc lắng nghe những gì ta có thể nghe

Chúng ta không những bị gò bó bởi khả năng của thính giác, còn chịu “lời nguyền” này ở thị giác hay rộng hơn là nhận thức. Thế giới tràn ngập sóng âm phần lớn chúng ta không thể nghe, tràn ngập sóng ánh sắc ta không thể thấy, và có thể tồn tại những suy tưởng ta chẳng thể nào đủ nhận thức để cảm nhận.

Bao nhiêu công trình đại diện cho văn minh được nhân loại xây dựng, với lũ chó rất có thể chỉ là những khối hình thù kỳ dị có màu nhợt nhạt [1]. Trong khi đó, cá nhìn thấy rặng san hô sặc sỡ hơn chúng ta thấy [2], trong khi ong có thể thấy thế giới tràn ngập tia cực tím [3].

Nhưng chẳng có gì phải buồn cả, hãy biết ơn khi nhận thức của chúng ta là thứ có hạn. Chúng ta không thể thấy tia cực tím, nghe được sóng siêu âm vì những thứ ấy vô dụng. Có thể (có thể thôi nhé) từng tồn tại cá thể người tiền sử nào đó nhìn được nhiều màu sắc hơn, nghe được nhiều âm hơn nhưng anh ta đã chết đói vì việc ấy tiêu tốn quá nhiều năng lượng trong khi không giúp ích được gì trong việc kiếm ăn.

Khả năng bỏ qua cả bãi cỏ rộng lớn để nhìn thấy con thỏ ở đấy là một lợi thế sinh tồn, cũng như khả năng loại bỏ tiếng ồn giúp chúng ta tập trung tốt hơn [4]. Tương tự, ong có khả năng cảm nhận tia cực tím vì việc này giúp chúng tìm được hoa tốt hơn, cá heo có ngưỡng nghe rộng vì chúng cần để săn mồi và giao tiếp giữa đại dương bao la [5]. Chúng không cần khả năng cảm thụ Chopin làm gì, ngược lại ta cũng không cần nhìn thấy tia cực tím.

(Thực ra bạn có thể thử LSD để kích thích giác quan, nhưng trong mắt người khác bạn chẳng khác gì thằng “ngáo” cả - dù rằng bạn cảm thấy như đã hiểu hết quy luật vũ trụ. Bạn cũng trở nên vô dụng, hay thậm chí đặt bản thân vào vùng nguy hiểm trong lúc “trip” vì nhận thức bạn sở hữu không khớp với trật tự thế giới đang vận hành).

Việc quan tâm chó mèo thấy gì hay cá heo cảm thấy ra sao khi nghe nhạc cổ điển có lẽ chỉ quan trọng khi loài người có tham vọng trở thành Chúa Trời - tức giống loài tạo ra được hệ thống kiến trúc và âm nhạc ở quy mô vũ trụ khiến toàn bộ sinh vật đều cảm thấy thỏa mãn.

Trong bối cảnh hiện tại, đây là kiểu tư duy vĩ cuồng, như một lời nguyền đi kèm với nhận thức. Việc có trí tuệ, nhận thức và hàng loạt công cụ khác giúp con người làm chủ hành tinh này đã dẫn đến kiểu tư tưởng “universal” dạng phải bao trùm lên tất cả mọi thứ. Kiểu tư duy này sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng và khi đi kèm sự yếu kém về năng lực, chúng sẽ trở nên có hại.

Có vẻ nhiều người thấy rằng khả năng “nghĩ về những điều sâu xa” của họ khiến họ trở nên tốt đẹp hơn người khác, dù rằng (1) những điều họ nghĩ chẳng có gì sâu xa và (2) ngay cả khi nó sâu xa không có nghĩa họ tốt hơn người khác. Đơn giản là chẳng liên quan.

Quay trở lại với âm thanh, nhờ vào một quãng dài nơi khoa học chưa hề tồn tại, loài người tập trung vào phát triển những thứ nằm trong tầm và giúp ích cho nhận thức của họ mà không cần quan tâm đến tần số, ngưỡng nghe hay những thứ kiểu kiểu thế. Họ vẽ những gì họ cảm thấy đẹp, chơi những gì thấy vui và hát những bài họ cảm thấy du dương.

Xấu thì bỏ, dở thì không hát nữa, quá trình thử sai liên tục diễn ra như thế với tấm màng lọc lớn là sự chấp thuận của công chúng. Chỉ thế thôi nhưng nhân loại ở hiện đại đã có một kho tàng cực lớn và giá trị để kế thừa và phát huy.

Nhưng thiếu vắng khoa học, nhân văn là những gì con người có thể làm tốt trong hàng chục nghìn năm lịch sử nhân loại. Người xưa không thể dùng tư duy chủ quan đầy cảm tính để tạo ra cỗ máy ghé thăm mặt trăng, hay mạng xã hội và điện thoại thông minh đang giúp bạn đọc bài viết này.

3. Chúng ta có bỏ lỡ gì đó?

Việc nhận biết giới hạn là một trong những bài học cuộc sống quan trọng mà không ai dạy bạn.

Đừng bao giờ quan tâm những thứ không giúp ích cho bạn (vì việc của chúng là tồn tại và giúp ích cho người khác, còn việc của bạn là bỏ qua chúng), đừng bao giờ bước vào một cuộc tranh luận với chủ đề quá rộng, đừng bao giờ cố hát một bài ai cũng thấy hay, đừng bao giờ cố viết một bài ai cũng thấy đúng, đừng bao giờ bắt đầu một mô hình kinh doanh quá cồng kềnh hay gần gũi hơn là đừng bao giờ cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người.

Tất nhiên những lời khuyên trên cũng không được dành cho tất cả mọi người, ở mọi thời điểm, nhưng hiện tại và với đa số, tôi nghĩ rằng nên như vậy.

Vì đó là những điều không thể, cũng như ta không thể nghe âm thanh ngoài khoảng 20Hz - 20000Hz. Việc cố gắng sẽ chỉ dẫn đến hai hướng (1) lãng phí thời gian, sức lực và (2) chả đem lại lợi ích gì.

Nhưng liệu việc nhận thức giới hạn có phải một lý lẽ để duy trì trật tự hiện tại - vốn là chiêu trò của phe bảo thủ?

[...có lẽ chúng ta lại phải rời xa lĩnh vực âm thanh một lần nữa]

Từ trước đến nay, phe bảo thủ luôn dùng mọi lý lẽ bao gồm khoa học, không khoa học, giả khoa học hay thậm chí phản khoa học để bảo vệ cho trật tự vốn có của thế giới. Họ sẽ tìm những bằng chứng về đặc điểm sinh học của giới, để duy trì sự bất bình đẳng giới (à họ không gọi thế là bất bình đẳng, họ gọi thế là “trật tự tự nhiên”), phản đối chuyện tình dục tự do, phản đối đồng tính, hợp lý hóa việc ai đó giàu và ai đó nghèo.

Ngược lại, cánh tả được cho là nhóm dùng khoa học, ngụy khoa học để mở rộng giới hạn, đập bỏ trật tự và hợp lý hóa chuỗi hành động “phá hoại” ấy (vì dù sao họ cũng là phe chủ động trong cuộc chiến này). Họ dùng khoa học như cơ sở lý lẽ để chấp nhận đồng giới là bình thường, nam nữ bình đẳng và việc ai đó nghèo là lỗi của cả hệ thống - thế thì hãy thay đổi hệ thống ấy.

Rộng hơn, hậu hiện đại là trường phái triết học cho rằng trật tự trước nay là do con người tạo ra - nghĩa là chả có lý do gì để ngăn chúng ta tạo ra trật tự mới cả. Họ sáng tác nhạc kiểu khác, phim kiểu khác, vẽ tranh kiểu khác, ăn mặc kiểu khác, sống kiểu khác… để chứng minh rằng mọi thứ vẫn ổn khi không tuân theo những trật tự kiểu cũ.

Hậu hiện đại đem đến khá nhiều thứ, nói sao nhỉ,  “không thể chấp nhận được” vì chúng không phù hợp với nhận thức của thời đại hiện tại (theo lý lẽ của họ là thế). Thay vì phát triển theo hướng mong đợi sự công nhận từ công chúng, họ thử thật nhiều thật nhiều cách mới lạ (làm phim theo hướng không cần tuân theo kết cấu kịch bản theo hồi chẳng hạn, hay âm nhạc chỉ toàn những âm chói tai) để tạo ra cơ hội cho những trật tự mới.

Bên cạnh trường phái Hậu hiện đại, khoa học nắm giữ vai trò quan trọng trong cuộc chiến tả - hữu. Vì sự phát triển của khoa học đã tạo ra quá nhiều thứ, gần như là toàn bộ môi trường vật chất xung quanh chúng ta. Nhân loại không thể đạt được những bước tiến như hôm nay nếu không tin khoa học.

(Phong kiến phương Đông ngày xưa cũng khước từ khoa học, nhưng dòng chảy lịch sử đã đứng về phía khoa học và quét bay những trở ngại ngăn cản ấy).

Bạn sống trong thế giới bao trùm của khoa học, khoa học giúp bạn có nơi ở, có cái ăn, được chữa bệnh, được giáo dục, được giải trí và thậm chí tạo ra những tưởng tượng kiểu mới cho bạn (hãy nghĩ về những bộ phim khoa học viễn tưởng) - bạn sẽ dần xem khoa học là hệ thống để suy xét mọi thứ.

Mọi người dùng khoa học để giáo dục, để xét xử ai có tội ai vô tôi, vậy còn điều gì khoa học không thể?

Do đó, những bằng chứng khoa học về quá khứ và tương lai của chúng ta đang được các phe sử dụng để đạt được mục đích của mình là duy trì hay phá hoại trật tự. Bạn sẽ thấy những cuộc tranh cãi xoay quanh chính trị, kinh tế, xã hội luôn bắt đầu và kết thúc bằng “bản chất tự nhiên của con người nó thế”, rồi lôi dẫn chứng khoa học ra.

Khoa học mạnh đến mức chỉ một vài bằng chứng khảo cổ có thể giúp phe LGBTQ+ trở nên tự tin hơn rất nhiều, hay một vài thống kê khác lại khiến phe bảo thủ trở nên thuyết phục hơn trong mắt công chúng.

Dần dần, khoa học và những làn sóng hoạt động chính trị mới mở rộng hơn giới hạn nhân loại phải đối mặt. Khi xuất hiện làn sóng bảo vệ động vật, một nghiên cứu khoa học nào đó nói về việc chó không thích ăn mặn trở nên có nghĩa. Hay tiếng ồn từ tuabin gió khiến lũ chim hoảng loạn cũng đủ để tạo áp lực lên ngành công nghiệp năng lượng mới này. Những công trình con người thấy đẹp và có ích nhưng ảnh hưởng đến hệ sinh thái đều gây tranh cãi - vốn là chuyện hiếm ở thời cổ đại, chẳng ai lúc ấy dám cãi lệnh vua ban cả.

Nhưng nhìn xa hơn, bảo vệ động vật hay Trái Đất rốt cuộc cũng quy về bảo vệ chính con người, cụ thể hơn là lợi ích của những nhóm người khác nhau trong xã hội ngày càng phức tạp này. Và điều ấy vui ấy chứ, nhất là những cuộc tranh cãi không hồi kết giữa tả - hữu, tự do - bảo thủ.

Cả hai tuy đều tệ hại như nhau, nhưng cả hai nên tiếp tục giữ tình trạng như thế. Tôi nghĩ vậy. Tư duy hạn hẹp của mình mách bảo tôi rằng mọi người hãy cứ cực đoan, vì luôn có kẻ cực đoan khác sẵn sàng đấm mồm kẻ cực đoan kia, rồi hai đứa đánh nhau cho đến khi dần mệt và dần trở nên hiền hòa hơn.

Kiểu kiểu thế.

Bài viết hôm nay có phần hơi “mượn chuyện âm thanh để nói chuyện triết học”, nhưng đây là một bài viết cần thiết nhằm khoanh vùng vấn đề (hoặc mở rộng, hoặc cả hai). Những bài viết sau chúng tôi sẽ tập trung ở khía cạnh giá trị của âm thanh đối với con người, xét ở góc độ khoa học.

Nhưng đấy là những bài viết sau. Quay trở lại bài viết này, tôi nghĩ rằng ở góc độ cá nhân, giới hạn là thứ cần thiết. Tuy vậy, không phải mọi quy luật đúng ở vi mô đều dễ dàng áp lên vĩ mô. Dưới góc nhìn lớn hơn, giới hạn chính nó là… giới hạn, nhưng cũng là động lực cho sự phát triển. Mọi cuộc tranh cãi nổ ra xoay quanh giới hạn nằm trong giới hạn và nhằm động lực mở rộng giới hạn ấy, chứ không nhằm phá và không thể xóa bỏ nó.

Vậy, việc bạn có hay không quan tâm đến chuyện con cá heo bảo bài nhạc ưa thích của bạn nghe như đấm vào đít nó không quan trọng, đó là tùy ở bạn. Cũng như việc ai đó không thích bài viết này là chuyện của họ. Có vẻ như bớt quan tâm là một cách để bạn hài lòng hơn với cuộc sống của mình.

Nhưng ở góc độ vĩ mô, người ta vẫn sẽ tập hợp nguồn lực để nghiên cứu xem liệu cá heo có bảo nhạc lofi hay indie phổ biến trong giới trẻ nghe rất chán hay không (đừng hiểu nhầm nhé, vì đây là hai thể loại nhạc tôi thích) và nhiều vấn đề khác, rồi nhân loại sẽ tranh cãi xoay quanh hiểu biết ấy để quyết định nên làm gì với lofi, indie hay con cá heo.

Tương tự, ở vĩ mô, luôn cần những cuộc tranh cãi lớn xoay quanh chuyện cảm nhận của lũ cá heo về âm nhạc đã tạo ra phân biệt giai cấp ở người như thế nào. Chúng ta cần tìm ra câu trả lời xem nên tìm ra thứ gu âm nhạc dạng “universal”, hay hủy diệt loài cá heo, hay không nghe nhạc nữa hay tự hủy - để tìm ra giải pháp cho việc loài người cảm thấy đau khổ vì một thứ rất ngẫu nhiên là gu âm nhạc của cá heo.

Nhớ nhé, có lẽ việc bớt quan tâm những thứ không giúp ích cho bạn sẽ giúp bạn có cuộc sống dễ dàng hơn. Có thể bài viết này và chuyện con cá heo nằm trong số đó.

#MonsterBox

___________

SOUND AND PHILOSOPHY

We’ve forevermore been ardently supportive of science, fiercely critical of pseudo-science. Given that we know woefully well that science has-, and will never encompass this world, it still is ever-increasingly crucial to either you, me or this society.

The more you delve into science and the very core of this world, the more embarrassingly you vision their vanity.

The entire universe has never orbited this mediocre planet - a drop in the “galaxy ocean”. So are humans, the evolved ancient apes. Inasmuch as all the species ever thriving on this planet are attributed to some single-celled microorganisms. To put into a desperate perspective, we, our beloved ones and any other thing, even the planet and universe we’ve thrived in are any less of a dust.

Should what I’ve so far  uncloaked get you to either suicide, inject stimulants to “withstand” these crippling pressure, regard what you’ve learned from books as garbage, or assure yourself of how futile life is, you’re by all means pessimistic nihilists. After all, we should never let this “fact of dust” wreak havoc on our perceptions towards life.

Kurzgesagt’s channel description beforehand disclaims that "Videos explain things with optimistic nihilism", another way to view the world. And there are quite a number of other ideologies, with which you decide to arm yourselves is up to you.

Of which the very nature of this world stands outside.

Since we’ve, up to now, drawn no conclusion enough “conclusive” about the so-called "universal dogma".

We’re hereby examining sound from a falsifiable human perspective. Since even when our vision is impaired, it still is not futile.

1. What we can and cannot hear.

Soundwave is a physical concept referring to vibrations emanated from a source and propagated in a sound medium. Note this "sound medium" down, since many other waves do not require this condition, forasmuch as the "propagation" might itself be the soundwave.

(Today's illustration is among the commonplace distorted perceptions on how sound, what’s halted by vacuum, “transmits” in vacuum)

Sound is rather a narrower field keying on how brain perceives soundwave. Soundwave itself does neither emanate "sound" nor "noise". It is neither loud, dull or "melodious". They’re all what our perception reproduces from soundwave excitation.

And our perceptions are constrained.

Which further explains humans’ "hearing threshold" - sound frequency between 20 and 20000 Hz. Sound waves, either below this level (hypersonic) or above this level (ultrasound), are literally unheard-of to human.

Other animals also have different hearing thresholds. To demonstrate, dolphins have a fairly wide range of hearing, from 75 Hz to 150 kHz. Thus, form our falsifiable perspective, the world actually turns out not "the real world" (assumingly, compared to how “superior reigning entities” view this world).

As far as can be heard, dolphins’ shrill screeches, might be their own choruses (or even some extraordinary things, since "chorus" is purely something perceived by our “unsound” consciousness). On the other hand, classical music, metal rock or soft acoustic is merely how we play with the sounds we could perceive.

Whales might still perceive them as horribly awful.

That said, why on earth should we ever mind how dolphins hear Chopin's Nocturne?

2. The subtle art of listening to what we’re capable of

On the whole, we’re not only hearing-, but also seeing-, and ultimately perception-constrained in a world is overflooded with inaudible sound waves, invisible light waves, and even concepts imperceptible to humans.

Dogs see human masterpieces as nothing but faint bizarre shapes [1]. Insomuch as fish see corals more vividly [2], and the world under bees’ perceptions are full of ultraviolet rays [3].

Still, we’d better gratify our constrained perception. We’re neither  seeing ultraviolet light nor hearing any ultrasonic waves, since they’re of no use to us. In all l-i-k-e-l-i-h-o-o-d, there could have existed prehistoric Homos seeing this world as more vibrant, hearing more sounds. Still, he starved to death, for such “superpowers” could have hardly ever gained him any practical value.

The ability to track down rabbits surrounded by vast lawn must have been a survival advantage, and noise cancelling must have acted as a precursor to our concentration skill [4]. In a like manner, bees’ ultraviolet vision helps them light upon flowers, dolphins’ wide hearing threshold catalyzes their hunt and communication in a vast ocean [5]. They’ve got no reason to feel Chopin’s masterpieces, nor do we ever need an ultraviolet vision.

To all appearances, humans should only act upon how cats, dogs and dolphins feel upon getting exposed to classical music once we desire to be the mighty entities to build up the architectural and musical systems that satisfies every single creature, on a cosmic scale.

Given the current context, this is any less of a macro-self-centered dogma, a “curse” on our heightened awareness. Polished intellect, cognition and many other tools that have facilitated humans to reign the planet has bred the so-called "universal" dogma aiming at overlapping every other thing. Such a proclaim is anything but a splurge going hand in hand with deteriorated capabilities, after all, we’ll get any less hazardous.

Many are proclaiming that their "deep thinking” ability turns them superior, even when (1) what they think is rather superficial and (2) any deep one is not bettering others’ lives. Straightforwardly enough, they two are merely off the other’s topic.

Before science could ever come to light, humans did key on developing what was within their reach, and polishing their cognition. Either frequency nor threshold was none of their business. They drew what they perceived as beautiful, played what they found joyful and sang what they perceive as melodious.

Lousy? Stop drawing. Awful? No more singing. The trial-error process was perpetuated, given the only great filter - the public approval.

Given that, without science, humanity was the only thing humans were exceptionally capable throughout the history. The ancient could have hardly ever leveraged the “emotional subjective thinking” to either create any aircraft to fly to the moon, or catalyze any social network and smartphone you’re reading this article from.

3. Could we have missed anything?

Knowing one’s limits is pretty much the most critical life lesson no one is teaching you.

Don’t bother what’s rarely of any help to you (since it is to help others, inasmuch as you’re to turn a blind eye to it), break out an argument on a too broad topic, go for a song that everyone loves, or an incontrovertibly true article, embark on a too cumbersome business model and ultimately struggle to please everyone.

Given that those advice might be falsifiable to certain individuals, or at certain periods, it still is a must to the majority, as far as can be seen.

For they’re all contrary to reason, in a like manner to the 20Hz - 20000 Hz hearing threshold. Gambling all one’s got, thus, would get him any further than either of the two directions (1) splurging time and energy or (2) gaining nothing but futility.

Still, is awareness constraint a reasoning to the current order - anything but a unscrupulous conservative trick?

[... here we go again so farrrrrrrrrrrr away from sound]

The conservative have leveraged every argument, from science, non-science, pseudoscience to even anti-science to secure the inherent order. They’ve hunted down every biological gender characteristics evidence to perpetuate gender inequality (what they’ve set up as 'natural order'), going fiercely against s*xual freedom and homosexuality, and rationalizing one’s wealth or porverty.

On the contrary, left wings leverage science and as well pseudoscience to remove constraints, distort order, and rationalize those "destructive" actions (since they’re the one on the proactive side). To the left, science is critical in reasoning homosexuality, giving grounds for gender equality, forasmuch as one’s poverty is bred by the entire system. Then, change it.

On a broader scope, postmodernism has it that as humans overrule order, there’s no reason to halt us from creating a new order. They’ve, thus, composed new music, postmodern movies, bizarre paints, dressed differently, live wildly ... to prove that things against the old order still are more-than-fine.

Postmodernism offers quite a number of “distasteful” things since they’re not in line with the “modern perception” (according to their argument). Instead of desperately longing for public recognition, they tried many a new bizarre way (of making movies ruling out the traditional script structure, or music full of dazzling notes) to yield every opportunity for new orders.

Let alone this school, science still is playing a crucial role in the left-right war. Its dawn has acted as a precursor to many a thing, pretty much the entire physical environment humans have thrived in. Discrediting science, thus, would lead us any less further than feudalism.

(Given that Eastern feudalism did turn down science so violently, the historical flow has sided with science and swept away the stubborn obstacle that attempted to box in the development of science).

We’re prospering in a world of science, which offers us shelter, food, healthcare services, education, entertainment and even new fantasies (to demonstrate, sci-fi movies). Little by little, science would morph into a justice-meter, from which we judge everything else.

After all, what else is science capable of?

Scientific evidence on our past and even future is being leveraged to either secure or disrupt order. Every argument we’ve broken out would begin with a “human nature is” and wrap up with a “is human nature”, and in-betweens are a bunch of scientific evidence.

Science has been so overwhelming that purely a few archeological evidence might boost up LGBTQ’s impudence, forasmuch as some other statistics would get the conservative arguments more persuasive to the public.

Piece by piece, science and new political wave have got humans far beyond the limits formerly dogging us. Whenever an animal protection movement sparks, some scientific study evidencing dogs being herbivore would serve as a watershed moment. So is the way the noises from wind turbines that freak birds out storming the new energy industry. What perceive by humans as masterpiece, and by the ecosystem as hazards have always been controversial - which was rather one-of-a-kind in ancient times, when no one could hardly ever ruled out the king's orders.

Looking further forward, to protect animals or the planet is, as a rule, to protect humans, and the interests of certain groups in this ever-increasingly perplexing society. Which seems, to all appearances, engaging, notably the endless quarrels between the left - right, and free - conservative.

None of which is scrupulous, yet both should still stay that way. My superficial mindset holds it that we should remain extreme, for there are always other extremists to bash us. We’d then ferociously clash until one gets crushed and turn friendly.

Still, it’s a metaphor, so don’t get too fierce.

Cloaked up as an article on sound, today’s is rather on philosophy, which is as much critical in either addressing or expanding the problem. The following articles, however, will key on the sound values to humans, under a scientific perspective.

Still, we’re hereby leaving it behind.

As individuals, limitations are pivotal. That said, principles at micro level might still struggle to feast on macro’s. Zoomed out, limits are, to all appearances, limits, a precursor to development. All controversies revolving around the limit are limited, and in a high attempt to expand, instead of outlawing or doing away with it.

Indeed, whether you mind a dolphin proclaiming your favorite song sounds horribly awful is, after all, up to you. Someone loathing this article is their own piece of sh*t.

Still, from a macro perspective, people will still mobilize resources to investigate whether dolphins purport that the all-the-rage lofi and indie music sounds gross (don't get me wrong, I’m into these two genres) and many other issues. In the end, humans would fiercely argue on what to do with lofi, indie or dolphins.

In a like manner, there’ve forevermore been bitter controversies on how dolphins' music perception catalyzed human classism. We, thus, crave the answer to whether a "universal" music, cease dolphins to exist, do away with music or button self-destruction - to “weather” human suffering from an any-less-ridiculous “disaster” than dolphins' favorite genre.

Bear this in mind, turning a blind eye to things seemingly futile to you might get your life less of a mess.

Even this article and the dolphin story.

#MonsterBox

- Artist: NoA.
- Tranas: Heinous.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #science