Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

slide nl2

LỜI MỞ ĐẦU

Văn hóa Việt Nam là những gì phục vụ cho đời sống tinh thần, thuộc về đời sống tinh thần của người Việt Nam, kể cả đời sống tâm linh, là sự thể hiện tư duy sáng tạo, sáng tác, phát minh, là ý thức về ngôn ngữ, về lịch sử, về kinh tế chính trị xã hội, về đạo đức, về thẩm mỹ của người Việt Nam cùng với những phương thức tiếp nhận những giá trị về đời sống tinh thần trong quan hệ giao lưu với các dân tộc khác. Là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm  hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.

Chúng tôi quan tâm và chọn đề tài: Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa- vận dụng trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay để làm đề tài cho tiểu luận này.

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG

1..  Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

1.                                                                                   Khái niệm văn hóa và nền văn hóa

·                                                               Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.

·                                                               Nền văn hóa là biểu hiện cho toàn bộ nội dung, tính chất của văn hóa được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - chính trị của mỗi thời kỳlịch sử,

·                                                               Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hoá được xây dựng và phát triển trên nền tảng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Đặc trưng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

·                                                               Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là nội dung cốt lõi, giữ vai trò chủ đạo, quyết định phương hướng phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

·                                                               Nền văn hóa có tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.

·                                                               Nền văn hóa được hình thành, phát triển một cách tự giác, đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua tổ chức đảng cộng sản, có sự quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

2.                                               Tính tất yếu của việc xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

·                                                               Tính triệt để, toàn diện của cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thay đổi phương thức sản xuất tinh thần, làm cho phương thức sản xuất tinh thần phù hợp với phương thức sản xuất mới của xã hội xã hội chủ nghĩa.

·                                                               Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình cải tạo tâm lý, ý thức và đời sống tinh thần của chế độ cũ để lại nhằm giải phóng nhân dân lao động thoát khỏi ảnh hưởng tư tưởng, ý thức của xã hội cũ lạc hậu.

·                                                               Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là tất yếu trong quá trình nâng cao trình độ văn hóa cho quần chúng nhân dân lao động.

·                                                               Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan.

3.                                               Nội dung và phương thức xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

·                                                               Nội dung cơ bản

·                                                               Cần nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ trí thức của xã hội mới.

·                                                               Xây dựng con người phát triển toàn diện.

·                                                               Xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa.

·                                                               Xây dựng gia đình văn hóa.

·                                                               Phương thức

·                                                               Giữ vững và tăng cường vai trò chủ đạo của hệ tư tưởng giai cấp công nhân trong đời sống tinh thần của xã hội.

·                                                               Không ngừng tăng cường sự lành đạo của đảng cộng sản và vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa đối với hoạt động văn hóa.

·                                                               Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải theo phương thức kết hợp giữa việc kế thừa những giá trị trong di sản văn hóa dân tộc với tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hóa nhân loại.

·                                                               Tổ chức và lôi cuốn quần chúng nhân dân vào các hoạt động và sáng tạo văn hóa.

2. Thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?

1.                                                                       Nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Văn hóa dân tộc phải được hiểu bằng chiều sâu trong tâm hồn con người, trong nếp sống, trong cách ứng xử, trong nếp nghĩ đặc thù của người Việt Nam. Chúng ta xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là chúng ta phải biết giữ lại cái gì thuộc về đặc thù của chính mình và biết tiếp thu những cái hay của người để hòa vào dòng chảy văn hóa của chúng ta.

Đậm đà bản sắc dân tộc là biết kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, phát triển những truyền thống tốt đẹp ấy cho phù hợp với những điều kiện lịch sử mới của đất nước

2.                                                                       Biểu hiện

Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được biểu hiện qua nhiều mặt trên các lĩnh vực sau:

·                                                               Phong tục tập quán

·                                                               Tín ngưỡng và tôn giáo

·                                                               Ngôn ngữ

·                                                               Văn học

·                                                               Nghệ thuật (hội họa. nghệ thuật biểu diễn ...)

·                                                               Kiến trúc 

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ  GIẢI PHÁP TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC

      2.1. Thực trạng

2.1.1. Nét đậm đà bản sắc dân tộc

Bản sắc VH dân tộc VN bao gồm sự  thống nhất trong tính đa dạng và phong phú của nền VH VN tức là bao gồm các sắc thái và các giá trị VH của các dân tộc anh em trên đất nước VN, của các vùng, các địa phương trong nước.

Việt Nam gồm 54 dân tộc cùng chung sống trên lãnh thổ, mỗi dân tộc một sắc thái riêng, cho nên văn hóa Việt Nam là một sự thống nhất trong đa dạng.

Khái quát về các lĩnh vực văn hóa chủ yếu:

Phong tục tập quán

Việt Nam là đất nước của lễ  hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo...

Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới...), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe...).

Ngoài ra là các lễ hội kỉ  niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ  hội tôn giáo và văn hóa (hội chùa). Lễ hội có  2 phần, phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ  ơn và phần hội là sinh hoạt văn hóa cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.

Tín ngưỡng và tôn giáo

Ở Việt Nam, đó là tín ngưỡng đa thần và coi trọng nữ thần, lại thờ cả động vật và thực vật.

Trong tín ngưỡng sùng bái con người, phổ  biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam (trong Nam bộ gọi là Đạo Ông Bà).

Ngôn ngữ

Chữ quốc ngữ là công cụ  văn hóa quan trọng ra đời từ thế kỉ 19 đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giầu âm sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật. Tự điển tiếng Việt xuất bản năm 1997 gồm 38410 mục từ.

Văn học

Phát triển song song, tác động qua lại sâu sắc: Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có  hai thành phần là văn học dân gian và văn học viết.

 Văn học Việt Nam hiện đại phát triển từ lãng mạn đến hiện thực, từ âm hưởng chủ nghĩa anh hùng trong chiến tranh đang chuyển sang mở rộng ra toàn diện cuộc sống, đi vào đời thường, tìm kiếm các giá trị đích thực của con người.

Nghệ  thuật

·                                                               Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng...). Bộ hơi phổ biến là sáo, khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy.

·                                                               Tranh dân gian: Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh Thờ.

Kiến trúc

Kiến trúc dân gian: bao gồm kiến trúc gỗ, kiến trúc gạch đá, kiến trúc tre nứa lá khá  phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam.

Có thể điểm tên một số di tích về kiến trúc gỗ như  Chùa Một Cột, chùa Dâu, chùa Keo, chùa Bút Tháp những ngôi nhà cổ tại các thành phố lớn, nhất là tại Hà Nội, Hội An và Huế...

Kiến trúc gạch đá: tiêu biểu được lưu giữ đến ngày nay là tháp chùa, cổng thành, tường thành (cổng thành nhà Hồ, cổng thành Hà  Nội…), tam quan chùa đền (tam quan Văn Miếu, tam quan Trấn Vũ, cửa Hiển Nhân), Cột cờ Hà Nội, cửa Ngọ Môn Huế...

2.1.2. Nền văn hóa tiên tiến

Nền VH tiên tiến có thể được cụ thể hoá bằng những khiá cạnh cơ  bản sau :

+ Tiên tiến về trình độ học vấn, về dân  trình độ KH và công nghệ;

+ Tiên tiến về tư tưởng, đạo đức, tinh thần, tình cảm lối sống;

+ Tiên tiến còn là sự kết hợp giữa hiện đại và truyền thống cả về  hình thức và nội dung.

+ Nền VH tiên tiến VN là sự kết hợp truyền thống dân tộc với CN Mác-Lênin và tư  tưởng Hồ Chí Minh. 

       2.2. Giải pháp

2.2.1. Xây dựng, ban hành các chính sách văn hóa

·                                                               Chính sách kinh tế trong văn

·                                                               Chính sách văn hóa trong kinh

·                                                               Chính sách xã hội hóa hoạt động văn hóa

·                                                               Chính sách bảo tồn và phát huy di sản văn hóa 

·                                                                Chính sách khuyến khích sáng

·                                                                Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù hợp lý, hợp tình cho những loại đối tượng xã hội cần được ưu đãi tham gia và hưởng thụ văn hóa

·                                                               Ban hành các chính sách cụ thể về hợp tác quốc tế 

2.2.2. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa

·                                                               Tăng mức đầu tư cho văn hóa

·                                                               Thực hiện các Chương trình có mục tiêu về văn

·                                                               Củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, các đoàn thể của hoạt động văn hóa từ trung ương đến cơ sở, bảo đảm hoạt động hiệu quả.

·                                                               Điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các ban của Đảng và các tổ chức

·                                                               Nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ các bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp. Sử dụng và bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có.

·                                                               Củng cố kiện toàn các khoa, trường đạo tạo cán bộ văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo chí, các viện nghiên cứu cả về tổ chức, đội ngũ giảng viên, chương trình, giáo trình 

KẾT LUẬN

Các giá trị tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy ngàn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hóa dân tộc; kế thừa, phát huy và phát triển là công việc của con cháu, của thế hệ sinh viên hôm nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: