Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần 1

SỔ TAY NGƯỜI TRỒNG HOA

Phần 1

(Hoa LoaKèn, Hoa Huệ Tây)

- Lilium longiflorum Thunb

Hoa loa kèn hay còn gọi là Huệ Tây là tên gọi chung cho các loài hoa thuộc họ Liliaceae (cũng có sách ghi là họ Hành Tỏi). Tuy nhiên phần lớn các hoa thuộc họ này có một đặc điểm chung là hoa loe ra nhìn như cái kèn, nên được gọi là hoa Loa Kèn - tên đặt theo hình dáng bông hoa...

Hoa loa kèn là loài thực vật có hoa với tên khoa học Lilium longiflorum Thunb. (họ Liliaceae). Loài cây này xuất xứ từ Nhật Bản và đảo Ryukyu nhưng được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Châu Âu từ thế kỷ 20 với nhiều màu sắc khác nhau. Tuy nhiên đến nay thì loa kèn màu trắng là còn tồn tại và được ưa chuộng nhất.

Hoa loa kèn du nhập vào nước ta cùng với hoa phăng (hoa cẩm chướng)... Huệ tây được trồng đầu tiên tại Ðà Lạt, vì nơi đây có khí hậu ôn đới rất phù hợp với đặc tính của loa kèn, sau đó phát triển dần sang các tỉnh khác. Trong các loài hoa du nhập vào nước ta như các loài hồng, cẩm chướng, violet... thì hoa loa kèn được người tiêu dùng ưa chuộng hơn cả. Nhất là với Hà Nội, hoa loa kèn được coi là một thứ hoa sang trọng, quyền quý... một thứ gì đó trong sáng, nhẹ nhàng đặc trưng của Hà Nội mỗi khi tháng tư về ... Trước Cách mạng Tháng Tám, hầu như loa kèn là một thú chơi của dân nhà giàu, có một chút gì hướng ngoại, hướng về phương Tây. Bởi vì, nước Pháp khi xưa được gọi là vương quốc của loa kèn hay huệ tây. Với người Pháp, huệ tây là biểu thị của lòng trong trắng, trinh tiết.

Hoa loa kèn có màu trắng pha thêm chút xanh và mùi hương thơm dịu. Một cành hoa thường có từ 1 đến 3 hoa. Lá hoa dày màu xanh hơi vàng, thân hoa là củ nằm dưới đất cành lá ở phần trên mặt đất. Cành hoa tương đối cứng nên ít bị đổ gãy. Hoa loa kèn nở vào dịp cuối xuân đầu hạ tức là vào khoảng tháng tư và chỉ nở rộ trong nửa tháng. Vì vậy, vào giữa tháng tư, ở đâu ta cũng gặp hoa loa kèn tràn ngập khắp phố phường, sau đó thì lại trở lên quý hiếm.

Hoa Lily (họ liliaceae) là loài hoa có sắc màu phong phú, có hương thơm quyến rũ- được biệt danh là nữ hoàng của các loại hoa. Hoa Lily tượng trưng cho sự đoàn kết, tốt lành, an khang thịnh vượng, đầm ấm, được nhiều người ưa chuộng có mặt hầu hết trong các dịp lễ hội. Hoa Lily có giá trị hàng đầu thế giới về xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của nhiều nước.

Các giống hoa lily trồng phổ biến ở Việt Nam

+ Giống TIBER: Hoa màu nâu hồng, lá to đầu tròn, số hoa trên cành 3-5 hoa, hoa to, cây cao vừa phải (80-90cm).

+ Giống SIBERIA: Hoa màu trắng, lá to nhọn, số hoa trên cành 4-5 hoa, hoa to,cây thấp (60-70cm).

+ Giống ACAPULCO: Hoa hồng sẫm, lá to nhọn, số hoa trên cành 3-5 hoa, hoa vừa, cây cao (90-120cm)

+ Giống SORBONNE: Hoa màu hồng nhạt, lá nhỏ, số hoa trên cành 6-7 hoa, hoa nhỏ, cây cao (90-120cm).

+ Giống STARGAZER: Cây cao trung bình ≈100cm, viền cánh hoa màu trắng, các phần khác đỏ, có đốm tím nâu, ra hoa vừa, hoa rất đẹp, là giống được trồng phổ biến ở Trung Quốc.

ĐẶC ĐIỀM THỰC VẬT HỌC

Lily là cây thân thảo lâu năm. Phần dưới mặt đất gồm thân vảy, rễ. Phần trên mặt đất gồm lá, thân, mầm hạt (một số không có mầm hạt).

Thân vảy

Thân vảy là phần phình to của thân tạo thành. Trên đĩa thân vảy có vài chục vảy hợp ại vảy có hình cầu dẹt, hình trứng, hình trứng dài, hình dịp....Thân vảy không có vỏ bao bọc. Màu sắc thân vảy thay đồi tuỳ theo loài và các giống khác nhau: màu trắng, màu vàng, màu đỏ cam, màu đỏ tím..kích thước của thân vảy cũng tuỳ thuộc vào các loài giống khác nhau. Loại nhỏ chu vi 6cm, nặng 7-8 gam, loại to chu vi 24-25cm, nặng trên 100gam, loại đặc biệt chu vi 34-35cm, nặng 350 gam.

Độ lớn của thân vảy tương quan chặt chẽ với số nụ hoa. Ví dụ giống lily thơm chu vi thân vảy là 12- 14cm có 2-4 nụ, chu vi thân vảy là 14- 16cm có trên 4 nụ. Các giống lai phương Đông và lai châu Á số nụ cũng tỷ lệ thuận với chu vi thân vảy...

Vảy có hình elip, hình kim xoè ra, có đốt hoặc không có đốt. Mầm vảy to ở ngoài, nhỏ ở trong, là nơi dự trữ nước và dinh dưỡng của thân vảy, trong đó nước chiếm 70% chất bột 23%, một lượng nhỏ protêin, chất khoáng, chất béo. Theo Lin Line (1970) số lượng vảy cũng tỷ lệ thuận với số lá và số hoa, số vảy càng nhiều thì số lá và số hoa càng nhiều. Nếu bóc bỏ lớp vảy ngoài thì tốc độ nảy mầm của củ nhanh hơn, nhưng tốc độ hình thành của các cơ quan sinh sản giảm, hoa ra muộn hơn.

Thân vảy là thể kết hợp của nhiều thế hệ, vì vậy khả năng phát dục của nó chịu ảnh hưởng của nhiều thế hệ của môi trường và các điều kiện chăm sóc khác nhau. Độ lớn

của thân vảy thường được đo bằng chu vi và trọng lượng của nó. Vảy nhiều và mập thì chất lượng giống tốt. Củ giống để trồng hoa thương phẩm nhất thiết phải là thân vảy đã được bồi dục, thường năm đầu chưa ra hoa, sang năm thứ 2 củ có chu vi từ 9cm trở lên mới ra hoa.

Rễ

Rễ lily gồm 2 phần rễ thân và rễ gốc. Rễ thân còn gọi là rẻ trên, do phần thân mọc dưới đất sinh ra, có nhiệm vụ nâng đỡ thân, hút nước và dinh dưỡng, tuổi thọ của rễ này là một năm. Rễ gốc gọi là dễ dưới, sinh ra từ gốc thân vảy, có nhiều nhánh, sinh trưởng khỏe, là cơ quan chủ yếu hút nước và dinh dưỡng của Lily, tuổi thọ của rể này tới 2 năm...

Lá lily mọc rải rác thành vòng thưa, hình kim, xòe hoặc hình thuôn, hình giải, đầu lá hơi nhọn, không có cuống hoặc cuống ngắn. Lá to hay nhỏ tùy thuộc vào giống, điều kiện trồng trọt và thời gian xử lý. Trên lá có từ 1-7 gân, gân giữa rõ ràng hơn, lá mềm có màu xanh bóng.

Củ con và mầm hạt

Đại bộ phận của tay có nhiều củ con ở gần thân rễ, chu vi mỗi củ từ 0,5-3 cm, số lượng củ con tủy thuộc vào giống và điều kiện trồng trọt.

Một số giống địa phương và các giống lai tạo ở nách lá có mầm hạt hình cầu hoặc hình trứng, khi chín có màu tím, tối, chu vi mầm hạt từ 0,5-1,5 cm.

Hoa

Hoa lily mọc đơn lẻ, hoặc xếp đặt trên trục hoa, bao hoa hình lá, nhỏ. Hoa chúc

xuống, vươn ngang hoặc hướng lên. Hình dáng hoa là căn cứ chủ yếu để phân loại lily.

Đối với các giống thuộc loại hình loa kèn, 1/3 phía trước cong ngược lên; loại hình phễu 1/3 phía trước cong ngược ra; loại hình cái cốc, phía trước hơi cong; loại hình cầu cánh hoa 6 cái, hai vòng nối nhau do 3 vòng đài và 3 cánh tạo thành, màu sắc như

nhau nhưng đài hoa hẹp hơn, cánh đều có hình dịp, gốc có tuyến mật. Rất nhiều giống lily ở gốc cánh có chấm màu tím, hồng...Nhị đủ 6 cái, giữa có cuống màu xanh nhạt, gắn với nhau hình chữ T. Trục hoa nhỏ, dài, đấu trục phình to, có 3 khía, tử phòng ở phía trên.

Màu sắc hoa tay rất phong phú: trắng, phấn hồng, đỏ, vàng, vàng cam, đỏ tím, tạp sắc... Màu sắc lốm đốm có đen, đỏ thắm, đỏ tím, đen nâu... Phấn hoa có màu vàng hoặc đỏ cam, đỏ nâu, nâu tím...

Các giống hoa lily Phương đông thường có hương thơm và đây là đặc điểm nâng cao giá trị của hoa.

Quả

Quả hình trứng dài, mỗi quả có vài trăm hạt, bên trong có 3 ngăn. Hạt hình dẹt,

xung quanh có cánh mỏng, hình bán cầu, hoặc 3 góc, vuông dài. Độ lớn của hạt, trọng lượng hạt, số lượng hạt tùy theo giống Ví dụ: giống L.coniolor hạt nhỏ, đường kính ≈ 5mm, mỗi gam có 700-800 hạt, giống L.henrgi, giống L.auratum hạt to, đường kính 12mm, mỗi gam có 170-180 hạt. Trong điều kiện khô, lạnh, hạt lily có thể bảo quản được 3 năm.

ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC

1. Đặc điểm sinh trưởng thân

Sự sinh trưởng phát dục của tay có thể chia ra các giai đoạn: phát triển trục thân, ra nụ, nở hoa, kết hạt, chết khô. Thân vảy vùi trong đất sau khoảng 2 tuần sẽ nảy mầm.

Tuy nhiên trong trường hợp xử lý lạnh không đầy đủ hoặc gặp trời mạnh thời gian nảy mầm có thể kéo dài tới 5 tuần. Từ khi trồng tới khi ra nụ mất khoảng 6-9 tuần (tùy theo giống và điều kiện thời tiết). Từ khi ra nụ đến lúc nở hoa kéo dài 4-7 tuần. Các giống khác nhau có mức độ chênh lệch nhau khá lớn về thời gian, sinh trưởng của cây.

Nhóm giống châu Á từ khi trồng đến khi ra hoa khoảng 2 . tuần nhưng cũng có một số giống như Kinka, Lotus chỉ cần 11 tuần, Adelina, Yellow blage, cần đến 16- 17 tuần, cá biệt có giống chỉ cần 9 tuần như Dame Blanche, ngược lại giống Cassa Blanca cần đến 20 tuần.

Trục thân của lily là do trục mầm dinh dưỡng co ngắn lại tạo ra. Trục thân chia ra trục thân sơ cấp và trục thân thứ cấp. Đầu trục sơ cấp chính và mầm dinh dưỡng co ngắn, trục thứ cấp nằm giữa mầm dinh dưỡng co ngắn và vảy, có từ 1 đến 3 các là trung tâm phát dục ra củ con đời sau. Có một số mầm lá, là vảy mới, quyết định đến sự hình thành củ con.

Sau khi phá ngủ trục sơ cấp, ở trên mầm nách trục thân là vùng vươn dài thứ nhất, mầm đỉnh co ngắn, vươn lên mặt đất, lá trên bắt đầu mở ra, khi cây ra nụ thì số lá đã được cố định. Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá chịu ảnh hướng của chiều của chất lượng củ giống, điều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống, thường thứ số mầm lá đã được cố định trước khi trồng. Vì vậy, chiều cao cây vẫn chủ yếu quyết định bởi chiều dài đốt. Trong điều kiện ánh sáng yếu, ngày dài, nhiệt độ thấp và xử lý trước khi bảo quản lạnh lâu, đều có tác dụng kéo dài đốt thân. Ngược lại ánh sáng mạnh, ngày ngắn, nhiệt độ cao lại ức chế đốt kéo dài. Ở phạm vi nhiệt độ từ 20-300C nếu cứ tăng thêm 20C cây có thể thấp đi 2cm. Nắm được đặc tính này người ta có thể xử lý giờ chiếu sáng trước khi ra nụ khoảng 4-5 tuần để điều chỉnh chiều cao của cây rất có hiệu quả.

2. Đặc điểm phát dục.

Sự phân hóa hoa

Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, lây thường được trồng vào tháng 9 tháng 10 và bắt đầu phân hóa hoa vào tháng 11, 12. Quá trình phân hoá hoa được hoàn thành trong khoảng 40-60 ngày. Các giống lai châu Á đa số thuộc loại này. Khi bắt đầu nẩy mầm cũng là lúc cây bắt đầu phân hóa mầm hoa. Nguyên nhân là do mầm co ngắn trong vảy rất mẫn cảm với nhiệt độ thấp. Củ lily xử lý lạnh 50C từ 4-6 tuần, sau khi trồng 10- 14 ngày đỉnh sinh trưởng mầm rút ngắn, đã bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ. Mỗi mầm hoa nguyên thủy này lại kèm theo 1-2 mầm khác. Khi củ đã qua xử lý lạnh thì trước khi trồng, củ có thể mọc mầm và phân hóa hoa, vì vậy nếu

không trồng kịp thời sẽ bất lợi cho phát dục mầm hoa. Do đó trước khi mọc mầm hoa hoặc khi mầm ngắn hơn 1 cm phải trồng ngay. Tuy nhiên, một số giống thuộc loại lao phương Đông và lily thơm lại thuộc loại sau khi nảy mầm 1 tháng mới bắt đầu phân hóa hoa, đó cũng là nguyên nhân các giống này có thời gian sinh trưởng dài.

Trong điều kiện tự nhiên ở miền Bắc Việt Nam, có một số ít giống có thời gian phân hóa hoa bắt đầu vào tháng 8-9, đến tháng 10-11 thì hoàn thành, cũng có giống thời gian phân hóa hoa rất dài, bắt đầu từ tháng 9-10, đến tháng 1-2 năm sau mới xong.

Hai loại chính ở các dòng lai châu Á có sức hình thành mầm hoa mạnh, vì vậy khả năng phát triển của củ nhỏ hơn các giống khác.

Sự ra hoa

Sự phân hóa hoa và số lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện trước khi trồng (chất lượng củ giống, điều kiện xử lý), nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện trước khi trồng (chất lượng giống, điều kiện xử lý), nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện sau khi trồng, nếu sau khi trồng nhiệt độ trong nhà vườn vượt quá 300C thì hoa sẽ mù, tức là tất cả các mầm hoa đều khô đi. Nhiệt độ 25 - 300C sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 21- 43%; ở 15 - 200C tỷ lệ ra hoa đạt tới > 80%. Nhị đực và nhị cái của Lily cùng chín một lúc. Sau khi thụ tinh 10- 15 ngày, tử phòng bắt đầu phình to. Thời gian quả chín tuỳ thuộc vào giống. Giống ra hoa sớm thế cần khoảng 60 ngày, giống ra hoa trung bình cần 80-90 ngày, giống ra hoa muộn cần ít nhất tới 150 ngày.

Ánh sáng mạnh tạo ra sự bại dục của nụ, đồng thời còn gây ra cháy lá, việc xử lý che nắng sẽ giảm thui nụ. Ngược lại ánh sáng yếu (đặc biệt là mùa Đông) cũng làm thui nụ và ảnh hưởng đến chất lượng hoa.

Quả chín sau khi hoa nở được khoảng hai tháng. Khi quả có màu vàng, sẽ nứt ra, hạt có cánh vì vậy ở điều kiện tự nhiên có thể truyền đi theo gió. Sau khi thu hoạch quả, thân lá khô héo, lúc này ta có thể thu hoạch củ để làm giống

Sự ngủ nghỉ của củ và biện pháp phá ngủ

Kỹ thuật quan trọng trong việc trồng lấy là phải phá ngủ củ. Nếu trồng củ chưa qua phá ngủ sẽ dẫn đến tỷ lệ nảy mầm thấp và thường xuất hiện hiện tượng hoa mù. Các giống thuộc dòng lai châu Á có thời gian ngủ nghỉ kéo dài từ 3-6 tháng. Dùng nhiệt độ thấp đế phá ngủ là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Nhìn chung các giống bảo quản lạnh 50C sau 4 - 6 tuần là phá được ngủ nghỉ. Nhưng cũng có một số giống như Connecticut cần 6 đến 8 tuần; giống Yellow Blage cần đến 8 tuần. Một số giống thuộc dòng lai phương Đông cần xử lý lâu hơn như StarGager, Casa-Blanca (ít nhất phải trên 10 tuần). Cùng một giống, việc xử lý lạnh càng lâu thì thời gian từ trồng đến ra hoa càng ngắn. Ví dụ: giống Prominence xử lý 3 tuần thời gian cần cho ra hoa là 104 ngày, xử lý 5 tuần thời gian cần cho ra hoa là 92 ngày, xử lý 6 tuần thời gian cần cho ra hoa là 88 ngày. Từ đặc điểm này ta có thể xác định được thời gian ra hoa, đồng thời là xác định được thời gian trồng thích hợp.

YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

Nhiệt độ

Nói chung lily là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm, nhiệt độ thích hợp ban ngày là 20-250C, ban đêm là 120C. Các giống lai phương Đông thời kỳ đầu thích hợp với nhiệt độ ban ngày 25-280C, ban đêm 18-200C . Dưới 120C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù, thời gian đầu nhiệt độ thấp có lợi cho ra rễ và sự phân hoá hoa.

Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của Lily, quan trọng nhất ảnh hưởng đến nảy mầm của hạt, sự phát dục của thân và sự sinh trưởng của lá. Nhiệt độ ảnh hưởng tương đối lớn tới nảy mầm của hạt. Roh(1976) đã phát hiện nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp tới sự nảy mầm của hạt lây pháo (L.Xpromolongi). Khi gieo hạt lây trong các điều kiện nhiệt độ 14-260C thì ở 140C tỷ lệ nảy mầm cao nhất, còn nếu xử lý lạnh 50C trong 2 tuần, sau đó mới gieo ở 200C thì thời gian để đạt tới nảy mầm 500C ít nhất là 21 ngày.

Xử lý củ giống nhóm lily thơm ở nhiệt độ 450C trong 5 tuần, có thể kích thích lá vươn dài, đốt dài ra và nâng cao khả năng sinh trưởng của cây nhưng làm cho thân nhỏ hơn, giảm số lá và nụ. Nếu xử lý 18 tuần sẽ làm giảm rõ rệt khả năng sinh trưởng thân và tốc độ phát triển số lá. Từ khi củ nảy mầm khỏi mặt đất đến khi ra hoa thì tốc độ ra lá, độ dài của thân tương quan thuận với nhiệt độ không khí. Ví dụ: Nhiệt độ ngày/đêm = 3/100C thì có 19 lá, 25/180C có 32 lá. Trong thời gian này nếu nhiệt độ không khí ở mức 24-300C có lợi cho sự vươn dài của thân. Nhiệt độ đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ, nếu nhiệt độ đất từ 17-210C có lợi cho sinh trưởng của rễ, gốc, nhưng nếu nhiệt độ xuống tháp từ 12- 130C hoặc cao hơn (27-280C) thì rễ làm chậm lại sự phát triển của thân lá.

Từ khi xuất hiện nụ đến khi ra hoa nhiệt độ chênh lệch ngày/đêm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng lớn tới sự sinh trưởng của thân. Nếu chênh lệch từ 00C đến 160C thì độ cao của cây dao động từ 14,2 đến 27cm.

Nhiệt độ còn là nhân tố quan trọng điều tiết sự phân hóa hoa và sự ra hoa. Các giống thuộc dòng tạp giao và lily thơm đều cần có một số ngày nhiệt độ tháp nhất định để thực hiện xuân hoá mới ra hoa được. Roh (1974) khi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự ra hoa của tay đã nhận thấy nếu những giống được xử lý liên tục ở 12,80C sẽ rút ngắn sự ra hoa.

Roh khi nghiên cứu quan hệ giữa nhiệt độ với một số lượng nụ của dòng Lily thơm, phát hiện thấy với giai đoạn từ mọc đến xuất hiện nụ nếu quang chu kỳ là 16 giờ, nhiệt độ ngày 21,10C, đêm 12,80C thì lấy có thể ra hoa sớm hơn và kích thích nụ 2, nụ 3 ra nhiều hơn, do đó tăng được số lượng nụ của cây. Ở nhiệt độ đêm 7,20C thì kích thích hình thành nụ 2, nhiệt độ đêm 15,50C thì kích thích nụ 3. Còn ở giai đoạn phân hoá hoa cho đến khi ra nụ nếu quang chu kỳ là 12 giờ, nhiệt độ ngày 18,30C, đêm 15,60C có lợi cho hoa ra sớm hơn và tỷ lệ bại dục thấp nhất. Giai đoạn từ nụ đến ra hoa, nhiệt độ ngày là 210C, đêm là 18,30C thì cây ra hoa sớm và tỷ lệ bại dục nụ thứ 3 thấp nhất.

Nhiệt độ và ánh sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của củ, nhiệt độ thấp, thời gian chiếu sáng trong ngày dài củ sẽ to hơn. Vì vậy vào mùa đông mỗi ngày cần tăng thêm 4 giờ chiếu sáng, nâng chế độ chiếu sáng lên từ 16-24 giờ/ngày, có tác dụng làm cho cây thấp đi rõ rệt, đồng thời tăng tỷ lệ ra hoa, giảm số hoa bị bại dục. Củ giống dòng tạp giao phương Đông như CasaBalanca, StarGager, từ cuối tháng giêng mỗi ngày chiếu sáng thêm một số giờ và chiếu liên tục trong 6 tuần, thì tốc độ ra hoa tăng rõ rệt. Chiếu sáng bổ sung ở nhiệt độ thích hợp (16- 180C) có thể rút ngắn được thời gian ra hoa của tất cả các giống.

Ánh sáng

Lily là cây ưa cường độ ánh sáng ở mức trung bình, vì vậy nếu trồng vụ Hè Thu cần phải che bớt ánh sáng, tạo ra cường độ ánh sáng thích hợp (từ 12-15 nghìn lux), nhất là ở thời kỳ cây cao 20-30cm.

Vào mùa hè với nhóm lily châu Á và lily thơm cần che bớt 50% ánh sáng, nhóm phương Đông nên che bớt 70% ánh sáng.

Ngược lại trồng trong nhà lưới vào mùa Đông, ánh sáng không đủ, nhị đực sẽ sản sinh Etylen, dẫn đến nụ bị rụng. Đặc biệt là nhóm lai châu Á rất mẫn cảm với thiếu ánh sáng, do vậy cần bỏ bớt lưới hoặc ngon che phủ để tăng cường ánh sáng tự nhiên cho cây.

Lily là cây dài ngày, chiếu sáng ngày dài hay ngắn không những ảnh hưởng đến phân hoá hoa, mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của hoa. Boonteps (1973) phát hiện trong quá trình hoạt hoá, mỗi ngày tăng thêm 8 giờ chiếu sáng có thể hoa ra sớm 5 tuần. Xử lý ngày dài sẽ tăng tốc độ sinh trưởng và số lượng hoa. Miller (1984) thì cho rằng ngày ngắn làm tăng chiều cao cây, cuống hoa và đốt cũng dài thêm. Tuy nhiên số hoa/cành giảm, đồng thời ông cũng nhận thấy rằng khi cường độ chiếu sáng tăng đến một mức thích hợp thì tỷ lệ hoa bị bại dục cũng giảm đi rõ rệt.

Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng phát dục của củ. Suker (1960) khi nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng lam, đỏ, hồng ngoại đến sự hình thành củ con của giống CasaBalanca cho thấy tia hồng ngoại (FR) làm tăng số lượng củ con, tia đỏ (R) và tia tử ngoại có thể dẫn đến sự ngủ nghỉ của một số nhóm thuộc nhóm châu á.

Nước

Đất quá khô hoặc quá nhiều nước đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lily. Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước, thời kỳ ra hoa nhu cầu nước giảm bớt vì nước nhiều củ dễ bị thối, rụng nụ. Lily thích không khí ẩm ướt, độ ẩm thích hợp nhất là 80-85%. Nếu ẩm độ biến động lớn dễ dẫn đến thối củ. Cần chú ý là củ lấy rất mọng nước nên ngay sau khi trồng phải tiến hành tưới thật đẫm để không xẩy ra hiện tượng đất rút nước từ trong củ là củ héo và sau này sinh trưởng kém.

Không khí

Lily là cây khá mẫn cảm với khí Etylen, tuy nhiên độ mặn cảm của các giống rất khác nhau: giống châu Á mẫn cảm hơn đối với khí etylen so với các dòng giống khác.

Đất

Lily có thể trồng ở mọi loại đất, nhưng đất nhiều mùn, đất thịt nhẹ là tốt nhất. Lily là loại cây có rễ ăn nông vì vậy đất thoát nước rất quan trọng. Lily rất mẫn cảm với muối, đất nhiều muối cây không hút được nước, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phân hoá hoa và ra hoa. Nói chung hàm lượng muối không được vượt quá 15mg/cm2, chất ôxy hoá không cao quá 1,5mmol/l.

Đất quá chua cây hút ion sắt, nhôm, ma giê nhiều gây hại cho cây; đất kiềm quá, lượng hút sắt, magiê, lân không đủ sẽ dẫn đến thiếu các sắc tố. Các giống thuộc giống lai châu Á và lily thơm yêu cầu độ pH thích hợp từ 6-7, giống thuộc nhóm Phương Đông lại yêu cầu thấp hơn (pH từ 5,5-6,5).

Dinh dưỡng

Lily yêu cầu mức độ phân bón cao nhất trong 3 tuần đầu kể từ sau khi trồng. Tuy nhiên, lúc này rễ non dễ bị ngộ độc muối. Muối trong đất do 3 nguồn phân bón, nước tưới và hàm lượng dinh dưỡng của cây trồng vụ trước. Vì vậy để tránh tác hại của muối trong đất, trước khi trồng 6 tuần cần phân tích đất để biết hàm lượng muối. Lily cũng mẫn cảm với hợp chất chứa clo, yêu cầu lượng Clo trong đất không vượt quá 1 5mmol/lít, nếu không sẽ hại rễ.

Lily cũng mẫn cảm với Flo, nếu hàm lượng Flo trong không khí cao dễ gây cháy lá. Vì vậy không được bón phân có chứa do như muối Flophotphat, mà phải bón loại phân có hàm lượng do thấp. Đất thiếu canxi, lily dễ bị vàng lá, lá phát triển không gọn.

KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG

Có thể nhân giống lấy bằng cách cắm vảy, tách củ, nuôi cấy mô, nhân bằng hạt, mầm hạt.

Nhân giống bằng giâm vẩy (cắm vẩy)

Đây là phương pháp nhân giống cổ truyền đối với tay. Trên thân vẩy (củ) của tay có rất nhiều vẩy, mỗi vẩy có thể sinh ra vài vẩy nhỏ ở gốc, mỗi thân vẩy nhỏ sẽ hình thành một cơ thể mới. Vì vậy, cách nhân giống này có hệ số nhân tương đối cao. Thời gian giâm tốt nhất là vào mùa Xuân (tháng 3-4) vào lúc thu hoạch củ.

Kỹ thuật giâm

- Tiêu độc vảy: Chọn củ to mập, bóc bỏ lớp vẩy khô hoặc thối bên ngoài, rồi bóc lấy vẩy lành, khoẻ ngâm trong dung dịch Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 20 phút, sau đó lấy ra dùng nước sạch rửa 3 lần rồi hong khô.

- Chuẩn bị vườn ươm: Chọn nơi nhiệt độ ổn định thường xuyên duy trì ở mức 20- 250C, không có ánh sáng trực xạ, thiết kế vườn giâm có sàn rộng 40-60m, chiều dài tuỳ ý, chất nền để giâm có sàn rộng 40-60m, bằng cát sạch, hoặc than bùn (tốt nhất là dùng than bùn có đường kính 0,2-0,5cm), độ dày lớp chất nền 8-10 cm. Nếu số lượng ít có thề dùng khay gỗ hoặc chậu để giâm.

Thao tác giâm: Cắm nghiêng vẩy vào chất nền, khoảng cách 3 x 3cm, cắm độ sâu bằng 1/3 đến 1/2 chiều dài vảy. Để kích thích ra rễ có thể dùng αNAA nồng độ 1000ppm phun vào vảy sẽ nâng cao tỷ lệ ra rễ và thúc đẩy sự ra rễ nhanh của vảy củ.

Chăm sóc sau giâm.

Hàng ngày dùng bình phun, phun nước vào vẩy làm cho vẩy tiếp xúc tết với chất nền, duy trì nhiệt độ nhà giâm từ 22 - 250C, độ ẩm nền giâm 80 - 85 % sau đó giảm dần việc tưới nước đề phòng vẩy bị thối. Để duy trì nhiệt độ có thể dùng nhận hoặc lưới cảm quang che phủ. Sau 40-60 ngày ở vết cắt của vảy sẽ ra củ con có rễ Mỗi vảy có thể sản sinh ra 1 -4 củ con, khi củ con có đường kính 0,3 - 1 đêm sẽ mọc ra 1 - 5 rễ con, đợi cho củ con lớn thì bùng củ con đi trồng chỗ khác và chăm sóc ở chế độ riêng.

Nhân giống bằng cách tách củ

Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. Cũng có thể kết hợp sản xuất hoa vụ hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém.

* Chuẩn bị củ giống mẹ

Chọn củ không bị sâu bệnh, đường kính từ 8-10 cm ngâm vào dung dịch Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.

* Chuẩn bị vườn ươm

Lily là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng lấy phải chọn những vùng đất cao ráo thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ là tết nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng từ 100- 120cm, độ dài tùy ý.

* Trồng và chăm sóc

Trồng với khoảng cách cây 12 x 15cm. Mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 5-7 cm; rạch xong tưới đủ nước đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15 cm, sau đó lấp đất dày 5 - 8cm.

Chăm sóc cây con: Sau khi cây mọc đều có thể tưới một lượng đạm urê nhỏ (1/1000), có thể sử dụng NH4SO4 (sunfat amôn) để điều chỉnh độ chua. Mỗi ha bón kg đạm urê hoặc 74kg đạm sunfat amôn. Hòa phân trên vào nước để tưới, sau 20 ngày bón một lần nữa giống như trên. Đến khi cây chuẩn bị có nụ, mỗi hecta bón 75kg diamôn phốtphát (DAP) + 22,5kg monokalyphốtphát (KH4PO4) đủ để cho củ lớn nhanh. Khi cây có nụ thì phun lên lá dung dịch Sunphat Kali và axit boric với lượng 25kg - 30kg cho mỗi ha. Cứ 7 ngày phun một lần cho đến khi cây ra hoa. Nếu hòa vào nước thì nồng độ phân là 0,3 % nếu phun lên lá thì nồng độ là 0,2%. Làm cỏ xáo xới: Trong quá trình trồng cần xáo xới nhẹ, xới nông để tránh tổn thương rễ.

Nhổ bỏ cây bệnh: Khi cây bị bệnh, có sự tiêu hao dinh dưỡng nhiều, không có lợi cho sinh trưởng của cây, do vậy phải nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời cây bị bệnh.

* Đào củ giống

Ở vùng núi cao thông thường đầu tháng 12, lá bắt đầu khô héo, vùng đồng bằng đầu và giữa tháng 1 đến tháng 3 lá héo, cần đào củ ngay để bảo quản. Khi đào củ, không tách ngay củ mẹ với củ con mà đặt 1 - 2 ngày, sau khô loại bỏ đất bùn và rễ rồi mới tách. Cần chú ý là củ được đào về phải để nơi khô mát, tránh không được phơi ra ánh nắng làm khô vảy. Khi thu hoạch nếu thân cây chưa khô hẳn thì hãy đặt cây vào nơi râm mát 2 - 3 ngày để cho dinh dưỡng cho thân dồn hết về củ rồi mới cắt thân.

* Phân loại củ

Mỗi củ mẹ đều có thể có 3 - 5 củ con tương đối lớn (chu vi 5cm trở lên) và 4 - 8 củ con (chu vi 1 -3 cm). Củ mẹ được phân loại theo độ lớn để dùng, những củ con có chu vi 5cm trở nên đem trồng sau 1 vụ có thể thành củ nhỡ để sản xuất hoa (1 đêm trở lên). Củ có chu vi 1 -3 cm thì phải trồng 2 vụ mới thành củ sản xuất hoa được.

Nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào (Invitro)

Lily nhân giống bằng củ có hệ số nhân giống thấp, mặt khác nếu nhân liên tục nhiều năm, virut tích lũy lại và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm cho cây sinh trưởng yếu hoa nhỏ. Để khắc phục nhược điểm trên người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Cho đến nay, kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào đã trở nên quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất củ Lily.

* Ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào:

Hệ số nhân giống nhanh (Hệ số nhân giống bằng sinh sản củ thường không quá 16 gần, nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô, sau 1 năm từ một bộ phận cây, được trên 2 vạn củ)

Có thể tạo ra giống mới: nuôi cấy mô là phương pháp gây nhân giống ở bộ phận cơ quan của cây, mô và tế bào là những phần có độ biến dị lớn, dễ khống chế điều kiện nuôi, lợi dụng đặc điểm này có thể tạo ra giống mới.

Có thể tạo ra cây con sạch bệnh virut: đây là một nhân tố quan trọng khắc phục sự thoái hóa ở Lily. Nhân bằng củ thì vinh có thể truyền lan từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó bệnh ngày càng nặng, làm cho cây sinh trưởng yếu, hoa nhỏ, ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Nếu dùng phương pháp nuôi cấy mô sẽ loại trừ được virut, tạo được cây con sạch bệnh.

Không bị hạn chế bởi thời tiết, hoàn toàn có thể khống chế các yếu tố trong phòng nuôi cấy, do đó có thể chủ động về giống

Tiết kiệm đất, lao động và thời gian.

* Tóm tắt quy trình nuôi cấy mô:

+ Lấy mẫu: Các phần lấy để nuôi cấy mô có thể lấy từ củ, lá, nụ cuống hoa... nhưng lấy phần non của đỉnh sinh trưởng tốt hơn cả. Vì chúng dễ lấy, dễ khử trùng, thời gian mọc thành cây ngắn.

+ Khử trùng mẫu mẫu được lấy ra ngâm vào nước sạch 15 phút rồi đưa lên tiêu độc ở tủ nuôi cấy. Ngâm máu vào cồn 700 trong 30 giây sau đó khử trùng bằng hóa chất khử trùng trong 20 phút.

+ Nuôi cấy trong phòng: điều tiết môi trường nuôi cấy nhiệt độ thích hợp là 20 - 240C, ánh sáng từ 1.000 - 2.000 Lux, thời gian chiếu sáng mỗi ngày từ 10- 12h, (các bước nuôi cấy mô giống như với loài thân thảo khác).

+ Đưa cây ra vườn ươm sau khi cây con ra rễ dài từ 0,7 - 1 cm, có thể lấy ra trồng. Khi mới lấy từ bình nuôi cấy ra không nhất thiết phải tách thành cây một, đợi cho sau khi cây sống chắc chắn rồi thì mới tách riêng ra. Thời gian đầu chú ý đảm bảo nhiệt độ luôn mát mẻ (15-250C).

Đối với giống quý hiếm, để đảm bảo tỷ lệ sống cao thường sau khi lấy từ bình ra, người ta đặt trên giấy thấm nước, đợi cho rễ con ra nhiều lông hút mới rồi chuyển vào nơi tiêu độc để trồng trong vườn ươm.

Thông thường tỷ lệ sống của tay nuôi cấy mô hiện nay có thể đạt từ 80 - 100%

Nhân giống bằng hạt

Nhân giống lấy bằng hạt thường chỉ áp dụng ở một số giống như: dòng lily thơm, lily Đài Loan... Hạt lấy ở trong 3 ngăn nhỏ của quả, hạt chín có màu nâu, dẹt, môi quả có trên 100 hạt hạt mới thu về nảy mầm nhanh nhưng bảo quản càng lâu sức nảy mầm càng kém. Có thể gieo hạt vào chậu hoặc vào khay đất gieo hạt được phối trộn theo tỷ lệ: đất vườn, mùn, cát nhỏ : 2: 2: 1 trộn một lượng phân N - P - K với tỷ lệ 0,03%. Đáy chậu cần lót sỏi để thoát nước. Hạt gieo cách nhau 2 - 3cm, gieo hạt xong phủ một lớp đất mỏng. Đặt chậu gieo hạt vào trong nhà ấm, đậy kín hoặc nhân lên trên để giữ nhiệt.

Nhiệt độ trong phòng từ 15 - 250C sau vài tuấn có thể nảy mầm, trước hết mọc ra lá mầm giống như cỏ sau đó ra lá rất nhanh, gieo hạt vào vụ Xuân đến vụ Thu đã có một số cây lớn ra hoa, nhưng hoa nhỏ, chưa sử dụng làm hoa thương phẩm được.

Nhân giống bằng hạt có nhiều ưu điểm: dễ làm, giá thành thấp, thu được nhiều cây khỏe, không bị bệnh; ngoài ra do đặc điểm của thụ phân chéo vì vậy có thể thu được những dòng biến dị làm vật liệu công tác chọn tạo giống mới.

Nhược điểm: mất nhiều thời gian, từ gieo hạt đến khi cây ra hoa có chất lượng tốt phải mất 3-4 năm, vì vậy phương pháp nhân giống này ít được ứng dụng.

Chăm sóc củ con

Bằng cách cắm vảy, nuôi cấy mô... để tạo ra củ con, những củ này thường nhỏ, có đường kính chỉ khoảng 1 - 2 cm. Để làm cho củ con mau lớn thì phải trồng trong môi trường tốt. Nói chung củ con sau 2 năm chăm sóc có thể trở thành củ trồng cho ra hoa. Vì củ con cần nhiều phân bón nên phải trộn phân chậm tan vào hỗn hợp nền. Cũng có thể sử dụng phối hợp phân hữu cơ với phân vô cơ. Nguyên tắc bón phân là bón ít phân nhưng bón nhiều lần, phân bón phải đủ thành phần. Vì vậy trong quá trình sản xuất không những phải chú ý cân đối 3 loại: đạm, lân, kali, mà còn cần chú ý cung cấp đủ các nguyên tố vi lượng. Cần đảm bảo lưu thông không khí, đảm bảo đủ ầm, đủ ánh sáng và duy trì nhiệt độ ở 15 - 250C. Sau trồng một năm có thể cho củ trồng để lấy hoa. Chú ý ở năm thứ hai một số cây có thể ra nụ cần ngắt bỏ kịp thời để cho củ mau lớn.

I. Kỹ thuật trồng.

1. Chọn đất nền

Chất nền phải tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt. Sử dụng hỗn hợp đất phù sa (28%) + hỗn hợp xơ dừa, tro trấu (36%)+ phân (Phân chuồng hoai,phân vi sinh, phân super lân ) 36%

2 Chọn giống và củ giống

Dùng củ được bảo quản lạnh dài ngày; chọn củ to mập, không sâu bệnh, không trầy xước, chu vi củ từ 14cm trở lên, củ chưa nảy mầm.

3 Xử lý củ và giá thể trồng

- Xử lý củ : trước khi trồng vài ngày, cần ngâm củ nhiễm bệnh vào nước nóng 500C từ 20 - 60 phút. Hoặc có thể ngâm củ vào dung dịch Viben C 1% trong 20 phút.

- Xử lý đất : chọn đất mới, kiểm tra độ chua của đất để điều chỉnh cho phù hợp ( pH thích hợp là : 6,5 - 7 ). Trước khi trồng dùng Nokaph để tiêu độc đất

- Khối lượng giá thể cần sử dụng cho 400 chậu: 3,5 m3 gồm

Đất : 1 m3

Hỗn hợp xơ dừa, tro trấu : 1.25m3

Hỗn hợp phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, super lân: 1.25m3

4 Cách trồng

- Chọn chậu có đường kính 25cm, chiều cao 30cm, đáy đục lỗ để nước thoát dễ dàng, đường kính lỗ đáy không quá 3cm. Mỗi chậu trồng từ 3 - 5 củ.

- Đất trồng phải đủ độ ẩm không quá khô.

- Trồng trong điều kiện trời mát (buổi sáng 6- 9h, buổi chiều 14h trở đi)

- Trồng theo nhóm giống: Sorbonne: 70 ngày, Yelloween : 70 ngày, Hammer, Freya : 45 ngày

- Trồng củ phải đủ độ sâu 12 - 15 cm, rễ củ phải được lấp trong đất sau khi trồng.

- Trồng xong tưới nước đều.

- Ghi lại ngày trồng, số lượng củ theo từng giống

II. Chăm sóc

1. Điều chỉnh nhiệt độ

Khi trời nóng, nhiệt độ bên ngoài trên 200C, cần chuyển chậu vào trong nhà lưới và hạ thấp nhiệt trong nhà, cách làm là :

+ Che nắng

+ Quạt gió và hơi lạnh vào nhà

+ Phun hơi nước hạ nhiệt ( cứ cách 30 - 60 phút phun 5 - 10 lần ).

2. Bón phân

Để củ không bị thối, không nên bón quá nhiều phân lót vào chậu, nguồn phân bón của cây chủ yếu dựa vào bón thúc.

Cách bón :

Khi cây nảy mầm cao 12-14 cm thì phải bón phân ngay và chia làm nhiều đợt tưới, mỗi lần bón phân cách nhau 3-7 ngày, tuỳ vào tình trạng cây.

Liều lượng tưới trung bình cho 400 chậu:

Ca(NO­3)2: 0,3 kg/lần

Phân hoá xanh : 15ml/ 1lít nước.

Phân NPK: 20 20 15: 1 kg/lần

Urê: 0,5 kg/lần. DAP: 1 kg/lần; Kali: 1 kg/lần ; H3BO3 : 0.1 kg

Phân qua lá 16-16-8: 10ml/ 1lít nước.

Các loại phân trên có thể sử dụng riêng lẻ, hoặc phối hợp sử dụng (DAP, Ure, Kali, phân qua lá, H3BO3) tuỳ theo tình trạng cây, và thời tiết.

3. Tưới nước

Do trồng trong chậu, khi tưới nước dễ lọt qua, gây tốn thất lớn về nước nên phải thường xuyên bổ sung nước cho cây; có thể kết hợp giữa tưới và phun.

Lượng nước tưới tuỳ theo thời tiết, cấu trúc đất và giai đoạn sinh trưởng của cây, luôn đảm bảo đủ độ ẩm, không quá khô, nhưng cũng không quá ẩm ướt vì ảnh hưởng bất lợi về sự cung cấp O2 cho rễ.

4. Các cách chăm sóc khác

Sau khi trồng lấp đất tối thiểu 8cm, song do quá trình tưới nước, đất xẹp xuống hoặc bị rửa trôi nên ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ. Vì vậy, trong quá trình sinh trưởng cần bổ sung đất mặt và chú ý khi tưới dùng bơm áp lực nhỏ tưới từ từ để tránh phân trong chậu bị rửa trôi.

Ngoài ra, cần thường xuyên xáo xới, làm cỏ cho đất tơi thoáng. Nên thực hiện trước khi tưới nước. Thời kì cây còn nhỏ, cần xới nhẹ tránh đứt rễ, khi cây cao >60 cm thì ngưng.

Diệt cỏ phải làm sớm, khi cỏ vừa mới nhú. Có thể làm bằng tay kết hợp dùng thuốc trừ cỏ.

III. Phòng trừ sâu bệnh

A. Bệnh hại Lily

1. Bệnh do nấm

+. Bệnh mốc tro:

- Triệu chứng: Bệnh hại lá, nụ, hoa. Trên lá th­ường thấy các đốm tròn, bầu dục, to nhỏ không đều, màu nâu trong suốt, trời ẩm ­ướt sẽ lan rộng ra thành những vòng. Bệnh nặng làm mất hoàn toàn giá trị của hoa

- Phòng trừ : Không tưới đẫm nước, không tưới lên lá và để nước đọng ở rãnh; Dùng thuốc phun phòng : Funguran 50 WP, champion 75WP, liều lượng 15-20 g / bình 10 lít, phun 4 bình cho 1 sào Trung Bộ. Ngoài ra có thể dùng một trong các loại thuốc sau : Rovral 50WP (10 - 20g/binh 10lit); Score 250EC (5 -10ml/bình 10lit), Acrylic acid 4% + carvarol1%.

+ Bệnh khô lá : tiêu huỷ tàn dư bệnh, thông gió, thay đổi không khí. Phun Boodo 1%, hoặc Daconil (20ml/l bình 10 lit nước), Champion 77WP ( 20ml/l bình 10 lit nước ).

+ Đốm nâu : Phòng trừ : không trồng với mật độ quá dày, tạo điều kiện cho vườn trồng thông thoáng.

Khi bệnh xuất hiện, có thể phung thay đổi các loại thuốc sau: Champion 75WP (20g/bình10lit), Kocide 61,4 OF ( 10 - 20 g/bình 10lit)

+ Thối rễ, củ : Thường phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp (18 - 250C) hoặc thời tiết nóng lạnh thất thường. Bệnh cũng phá hại nặng trên ruộng trũng, ứ đọng nước, đất thịt nặng chặt bí, dễ đóng váng sau khi mưa.

Nguồn bệnh tàn dư trong đất và sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng

- Biện pháp phòng trừ :

+ Chọn củ không bị bệnh , không bị trấy xước, nên xử lý củ trước khi trồng. Khi bệnh mới phát sinh dùng Viben C pha loãng 200 - 400 lần tưới vào gốc.

+ Dùng một trong các loại thuốc sau : Vicarben - S 75 BNT (25g/bình 10 lit), Rhidomil MZ 72 WP (25 - 30g/bình 10 lit), Score 250EC(8 - 10ml/bình 10 lit)

+ Bệnh thán thư : phòng trừ bằng cách chọn củ sạch để trồng, tránh để củ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, trước khi trồng nên xử lý đất và củ giống kĩ.

2. Tuyến trùng

Phòng trừ bằng thuốc : Sincosin 0,56 SL (5 - 10ml/bình 10lit), phun lên cây và quanh gốc cây.

3. Bệnh do vi khuẩn

Khi phát hiện bệnh, phun Penicilin 100 - 500 UI, Kasumin 2L (10ml/binh 10 lit nước), hoặc Phytobacteriomixin

4. Bệnh do virus

Chưa có biện pháp chữa trị hiệu quả, áp dụng các biện pháp sau để phòng là chính

- Chon củ giống sạch bệnh.

- Diệt côn trùng và môi giới truyền bệnh

- Khi phát hiện thấy cây bị bệnh, phải đào bỏ cả rễ, phơi khô, đốt ...

5. Hiện tượng rụng nụ và hoa bị mù

- Triệu chứng: trong quá trình phát triển, nụ hoa đột nhiên bị khô, teo lại và rụng

- Phòng trừ: nguyên nhân chủ yếu là dinh dưỡng không đủ, thiếu ánh sáng, độ ẩm không khí cao, pH không thích hợp và thiếu vi lượng, vì vậy cải thiện bằng cách chiếu sáng, bổ sung dinh dưỡng, cải tạo đất, làm tơi xốp bề mặt, bổ sung vi, đa lượng hợp lý.

6. Bệnh cháy lá (bệnh sinh lý)

- Triệu chứng: Xuất hiện khi nụ hoa chưa nở, những lá non xoăn lại về phía trong và sau đó một vài ngày, ngọn hoa như bị tuốt nước nóng, (hiện tượng luộc lá) nên làm giảm khả năng quang hợp. Nếu bệnh nặng thì nụ non sẽ bị ảnh hưởng, ngọn cây có thể bị chết gây ra hiện tượng mù hoa.

- Phòng trừ : Không nên trồng củ có kích thước quá lớn vì nhiệt độ miền Bắc cây dễ bị bệnh. Phải đảm bảo độ ẩm đất, trồng củ đúng kỹ thuật. Ở giai đoạn phân hoá hoa, giai đoạn mẫn cảm nhất, giữ cho nhiệt độ, độ ẩm không bến động lớn, tốt nhất là duy trì độ ẩm khoảng 65 - 70%, che nắng để giảm bớt bốc hơi nước.

B. Sâu hại Lily

1. Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp bông.

- Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, thường gây hại nặng ở vụ xuân hè và Đông Xuân.

- Phòng trừ: sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 -15 ml/bình 10 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 10 lít, Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400EC hoặc Actara 25WG liều lượng 25-30g/ha...

2. Sâu hại bộ cánh vẩy (Sâu khoang, sâu xanh, sâu xám)

- Triệu chứng: Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá để lại lớp biểu bì phía trên. Sâu tuổi lớn ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non, khi cây có nụ sâu ăn đến nụ và làm hỏng nụ, hoa. Sâu chỉ phá hại ở thời kỳ cây non

- Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, sử dụng Pegasus 500 SC liều lượng 7 - 10 ml/bình 10 lít, Ofatox 400 EC liều lượng 8 - 10 ml/bình 10 lít.

3. Bọ nhảy

Phòng trừ : Succes 25 SC ( 10 - 20 ml/bình 10lit nước ), Subatox 75 EC ( 17 - 20ml/bình 10 lit nước ), Visber 25 ND ( 15 - 20 ml/bình 10lit nước )

4. Nhện

Phòng trừ : xử lý củ trước khi trồng, dùng thuốc tưới vào đất hoặc phun : Kelthan 18,5EC (10 - 15ml/bình 10 lit nước), Mitac 20% (pha loãng 0,1 - 0,2%), Alfamite 15EC ( 6 - 10ml/bình 10 lit nước)

5. Dế

Sử dụng phân đã hoại, phun thuốc diệt trừ hoặc rắc thuốc bột vào đất ngay sau khi trồng.

Có thể dùng : BB-Tigi 5H, Basudin 10G (0.3kg/200 chậu), rắc lên chậu; Politrin P440 EC (10 - 15ml/bình 10 lit nước), phun lên cây và xung quanh gốc.

6. Bọ hung

Dùng Basudin 10G (0.3kg/200 chậu) hoặc Diaphos 10G (0.3kg/200 chậu), rắc lên chậu sau khi trồng.

Phun một trong các thuốc sau : Diaphos 50EC, Ofatox 40EC theo chỉ dẫn.

IV. THU HÁI, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỀN HOA LILY.

- Đối với cây có 2 - 3 nụ: có ít nhất 01 nụ chuyển màu và căng ra.

- Đối với cây có 4 - 5 nụ : có ít nhất 02 nụ chuyển màu.

- Đối với cây có từ 6 nụ: có ít nhất 03 nụ chuyển màu.

Thu hái, phân cấp và đóng gói

Thời gian thu cắt tốt nhất với tay là lúc nụ thứ nhất dưới gốc phình to và có màu. Thu cắt muộn khi hoa đã nở thì vận chuyển khó khăn, phấn hoa rơi ra làm hoa bẩn, giảm giá trị thẩm mỹ của hoa. Nếu trên 1 cành có trên 6 nụ thì nên cắt khi 2 nụ dưới có màu là tốt nhất.

- Cách cắt: Dùng dao sắc để cắt, không nên cắt quá thấp để cho củ lớn them. Tốt nhất là cắt cách mặt đất 15cm, để lại 5 - 6 lá/ cây. Sau khi cắt, ngâm ngay 1/3 cuống hoa vào nước sạch để cho cành hoa không bị mất nước.

- Phân cấp và buộc hoa: Căn cứ vào độ dài cành, độ cứng của cành, số lá và số nụ để phân cấp. Nói chung phân làm 3 cấp theo tiêu chuẩn. Sau khi phân cấp thì bó lại, với các giống lai châu Á cứ 10 cành bó thành 1 bó, giống lai Phương Đông bó 5 cành bó thành một bó. Trước khi bó, cắt bỏ các lá sát gốc loạn, sau đó bó lại, dùng dao sắc cắt bằng gốc, tiếp tục ngâm trong nước.

Các giống lai Phương Đông và lily thơm, cuống hoa thường to hơn, dài hơn dòng lai châu Á, nên tiêu chuẩn phân cấp 2 dòng này có khác nhau.

Bảo quản

Sau khi cắt khỏi cây mẹ, cành hoa bị mất đi nguồn cung cấp nước và chất dinh dưỡng, nhưng cành hoa vãn phải tiếp tục hô hấp và thoát hơi nước, Protein và tinh bột vẫn bị phân giải. Vì vậy, nếu không được tiếp tục bổ sung nước và chất dinh dưỡng hoa sẽ rất mau tàn. Việc bảo quản hoa tươi bao gồm các việc xử lý hoa, cất giữ hoa, kích thích nở hoa, bảo quản hoa khi cắm vào bình cho tươi lâu.

- Xử lý lạnh dùng nước lạnh, kho lạnh. Cho hoa vào kho sau đó có thể bơm chân không làm lạnh...để giảm nhiệt độ, từ đó giảm quá trình hô hấp của cành hoa - Xử lý bằng hoá chất: Ngâm 1/4 cuống hoa vào trong dung dịch hoá học: Các dung dịch hoá học. Các dung dịch thường dùng là đường sacaroza nồng độ cao (5- 10%) + dung dịch nitrat bạc 100mg/l hoặc sunfit bạc 4 mol/l. Ở nước ngoài người ta thường dùng chủ yếu là STS. Các giống lai châu Á rất mẫn cảm với etylen nên phải dùng STS xử lý ở nhiệt độ bình thường dùng STS nồng độ 4mol/l ngâm 20 phút.

- Cất trữ: Sau khi đã xử lý, cần đưa tay vào kho lạnh ở nhiệt độ 2 - 30C từ 4 - 48 giờ. Bảo quản lạnh nhằm hạn chế sự hô hấp và sản sinh Etylen. Bảo quản dưới 4 giờ hay trên 48 giờ đều ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Sau khi bảo quản được hơn 4 giờ thì có thể mang để bán, cũng có thể thêm STS 1 mol/l vào nước trong kho lạnh, xử lý 18giờ cũng có hiệu quả tốt. Nowals (1985) dùng giống Prama nghiên cứu bảo quản, cất giữ trong kho lạnh lọc trong 4 tuần kết quả cho thấy về cơ bản không ảnh hưởng đến tuổi thọ và vẻ đẹp của hoa. Nếu cắt hoa khi nụ thứ nhất có màu, đúng 0,2 mol/l STS + 10% đường sacaro, xử lý 24 giờ rồi cho vào dung dịch AgNO3 50mg/l, sau đó dùng túi PE bọc lại, bảo quản trong kho lạnh 10C trong 4 tuần. Sau đó ngâm vào dung dịch 3% đường sacaroza + 8 hydroxyl giuniril thì hoa nở hết đồng thời tuổi thọ hoa dài hơn khi chưa xử lý. Phương pháp này có nhược điểm là làm cho hoa bị vàng nhưng nếu thêm vào dung dịch nước đường một lượng GA3 với nồng độ 100ppm thì có thể khắc phục được hiện tượng này. Nhìn chung thời gian cất giữ hoa càng kéo dài thì tuổi thọ hoa khi đem ra sử dụng càng giảm.

- Kích thích hoa nở: Sau khi xử lý lạnh một thời gian thì hoa khó nở, cần phải xử lý kích thích cho hoa nở. Chất kích thích hoa nở là 8 - hydroxypuril 200mg/l + đường Sacaroza 3%.

- Bảo quản hoa tươi khi cắm bình: Dung dịch giữ hoa lily tươi thường là đường sacaroza 3% + STS 1mol + 8 hydroxypuril 200mg/1. Với các giống thuộc nhóm Lily thơm, dùng dung dịch bảo quản tốt nhất là nitơrát bạc AgNO3 4mol/l + đường sacaroza 10%. Dung dịch bảo quản này còn có tác dụng làm giảm số vi khuẩn ở gốc cành rất nhiều, chứng tỏ nó có sức sát khuẩn lớn. Cần chú ý là phần lớn nhuỵ hoa lily khi rơi vào quần áo hoặc lên da thì rất khó rửa sạch, vì vậy khi dùng nên ngắt hết nhụy, để tránh nhiễm bẩn lên cánh hoa và nơi khác.

Bao gói vận chuyển

Vận chuyển gần thì dùng thùng nhỏ khoảng 10 bó (mỗi bó 5 - 10 cành), vận chuyển xa thì dùng thùng to, mỗi thùng chứa 100 bó, mỗi bó 5 cành. Thùng vận chuyển bằng giấy carton có quy cách 100 x 30 x 40 cm khoan lỗ hai bên để thông khí. Khi vận chuyển xa tốt nhất là dùng xe lạnh chuyên dụng, nhiệt độ trong quá trình vận chuyển giữ ở mức 5 - 100C. Khi vận chuyển bằng tàu hoả hoặc máy bay cũng phải đảm bảo thông gió, hạ nhiệt, tránh phơi ra nắng.


OA THỦY TIÊN - Narcissus/Chinese Sacred Lily

Chi Thủy tiên (danh pháp khoa học: Narcissus) là tên gọi để chỉ một nhóm cây dạng thân hành cứng, chủ yếu ra hoa về mùa xuân, trong tiếng Việt có tên gọi chung là thủy tiên.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Monocots

Bộ (ordo): Asparagales

Họ (familia): Amaryllidaceae

Chi (genus): NarcissusL.

Nguồn gốc tên gọi

Tên gọi Narcissus có nguồn gốc từ tên gọi của một nhân vật thần thoại Hy Lạp chỉ yêu bản thân mình là Narkissos.

Hoa thủy tiên đôi khi còn được gọi là hoa trường thọ, nhưng một cách chặt chẽ thì tên gọi này chỉ áp dụng cho một loài là Narcissus jonquilla và các giống trồng được tạo ra từ loài này.

Có một vài loài thủy tiên ra hoa vào mùa thu. Các loài cây này chủ yếu có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải, nhưng một số loài được tìm thấy tại Trung Á và Trung Quốc. Các giống cây thủy tiên khá nhiều và nói chung chúng đã được biến đổi và mở rộng rất nhiều, với các giống mới được đưa ra từ các vườn ươm mỗi năm.

Đặc điểm

Tất cả các loài thủy tiên có bao hoa hình loa kèn trompet ở trung tâm được bao quanh bằng một vòng các cánh hoa. Các loài hoa thủy tiên truyền thống có màu vàng kim, nhưng bao hoa thường có màu tương phản. Các nhà nhân giống đã tạo ra một số loại thủy tiên với 2 hoặc 3 hàng cánh hoa, làm cho chúng trông giống như một quả cầu nhỏ màu vàng. Các giống khác có các cánh hoa xếp nếp hoặc bao hoa trung tâm được kéo dài hay nén nhỏ.

Các loài thủy tiên chứa chất độc và có thể gây tử vong nếu ăn phải

Thủy Tiên, theo cách gọi tên hoa có nghĩa là "Nàng tiên nước", nàng tiên hoa nơi thuỷ cung. Quả như vậy, Thủy Tiên là một loài hoa không nhan sắc loè loẹt, rực rỡ như những loài hoa khác mà mảnh mai, trinh khiết, thuỳ mị, mang phong cách nữ tính, ưa sạch sẽ, đầy vẻ quý phái. Thủy Tiên thuộc họ hàng, bà con với hoa huệ, nhưng lá ngắn hơn, củ to hơn, gần như củ hành tây và củ loa kèn (dại).

Xưa kia cứ khoảng tháng mười âm lịch, ở phố Hàng Buồm, những chủ hàng Hoa Kiều đã có bán nhiều củ Thủy Tiên. Người Hà Nội mua về gọt tỉa, để có hoa nở vào dịpTết Nguyên Ðán. Nếu trồng bình thường Thủy Tiên không ra hoa. Muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Thủy Tiên phải bỏ công gọt, tỉa ngâm trong nước khá công phu. Những bông hoa cứ "nằm ngủ" trong lòng củ để đợi bàn tay người đến đánh thức, hoa mới trở dậy, thở hương vào mùa xuân.

Người chơi hoa Thủy Tiên thường là các cụ có tính kiên nhẫn, trầm tư, cẩn thận và sạch sẽ. Từ khi cái đầu rễ nhú ra trong nước cho đến những cái lá có màu xanh ngả ra xung quanh đều được theo dõi một cách hết sức cẩn trọng. Niềm vui hoặc ưu tư cứ hiện dần lên nét mặt, thay đổi theo từng ngày, từng giờ để chờ đợi kết quả sự công phu, tỉ mỉ của mình.

Mùa xuân thường đến sớm hơn với người chơi hoa Thủy Tiên. Chiều ba mươi Tết những bông hoa bắt đầu hé cánh, bát Thủy Tiên được trịnh trọng đặt lên bàn thờ, xung quanh có đèn nến sáng choang, khói hương nghi ngút. Không khí trong nhà ấm hẳn lên khiến cho những bông hoa, những "nàng tiên nước" nở nhanh hơn để kịp đón xuân sang làm vui lòng chủ nhân. Sáng mồng một Tết, sau tuần trà nước, Thủy Tiên được hạ xuống bàn, kê trên một cái đế gỗ tiện hình tròn, sơn son, thiếp vàng, to nhỏ tuỳ theo bát Thủy Tiên mà đặt mua từ những ngày trước đó. Khách tới chúc tết say sưa ngắm những bông hoa trắng muốt như bạch ngọc, điểm xuyến nhị vàng mảnh mai, đang toả ra hương thơm dịu mát, như có lại như không, như thật lại như mộng ảo. Hương thơm có lúc hơi nồng nàn, quấn quýt, lúc lại xa vời thoảng nhẹ như hương từ một thế giới huyền bí nào chợt tới. Những chiếc lá xanh được toả ra xung quanh theo vết cắt gọt khéo léo, càng tôn thêm cái vẻ đẹp mảnh mai, trinh trắng, thơm mát của một loài hoa quý. Và bộ rễ trắng như những sợi tơ, nõn nà đan cài vào nhau che kín mảnh ngói kê dưới củ, gợi nhớ đến những dải xiêm y nào đó của "nàng tiên nơi thủy cung" trong giấc chiêm bao xa vời vợi của xuân xưa...

Thủy Tiên gợi trong trí ta hình ảnh một nàng tiên tha thướt, xiêm y trắng toát, uyển chuyển với vũ khúc nghê thường trên mặt nước. Thủy Tiên là tên một loài hoa thanh nhã, cánh hoa trắng muốt, đường kính không quá ba phân, mọc từng chùm, nhụy hoa màu vàng hình chuông, lá xanh hình lưỡi liềm dài độ hơn một gang tay, mọc trên một củ như loại hành tây.

Thủy Tiên có mùi thơm thoảng nhẹ hay nồng đượm tuỳ theo từng loại, có loại cánh đơn, loại cánh kép, loại nhụy trắng, loại nhụy vàng. Họ hàng Thủy Tiên có hàng trăm loại khác nhau, gần nhất là loại hoa Daffodil màu vàng rực rỡ...

Giống/ Loài

liệt kê 449 danh pháp khoa học, tuy nhiên hiện nay số giống cây trồng của các loài thủy tiên là khoảng 24.000.

Biểu trưng văn hóa

Hoa thủy tiên là quốc hoa của Wales. Loài Narcissus obvallaris, chỉ được trồng tại một khu vực nhỏ xung quanh Tenby. Tại Wales, theo truyền thống người ta đeo hoa thủy tiên vào ngày lễ Thánh David (1 tháng 3).

Hoa của thủy tiên là loại hoa trang trí phổ biến trong ngày Tết cổ truyền Trung Hoa.

Độc tính

Những bông hoa vàng xinh xắn báo hiệu mùa xuân này thực chất mang độc tính nhẹ nếu được ăn với số lượng lớn. Những người ăn phải thuỷ tiên sẽ bị chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Thủy Tiên

Thủy tiên có tên khoa học là Narcissus Tazetta Linn thuộc họ Hành tỏi, mùa thu sinh trưởng, mùa đông nở hoa, mùa xuân tích dinh dưỡng, mùa hè ngủ nghỉ. Nguyên sản ở Trung Quốc, nhất là vùng Phúc Kiến, Thượng Hải Thủy tiên là loài cây ưa sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét.

Cây thủy tiên gia đình thường trồng vào nước, do chồi củ cây thủy tiên đã phân hóa, nên ra hoa sau thời gian ngắn, mùa xuân đã cho hoa tươi.

Trồng thủy tiên trong nước, cần chọn củ khỏe, trước hết phải bóc bẹ nâu bên ngoài, sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1- 3 củ, rồi cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ Khi cắt không gây vết thương đến chồi. Ngâm vào nước 1 ngày đêm, rửa sạch rồi để thẳng đứng vào nước, xung quanh để các hòn sỏi, cát thạch anh hoặc vỏ sò vỏ ốc cố định. Nước chỉ ngập 1/3 củ là vừa, không để quá sâu hoặc quá nông. Sau khi đổ nước vào, ban ngày để nơi ấm đủ ánh sáng, buổi tối đưa vào phòng. Trước khi đa một ít nước để đề phòng lá mọc vống dài. Sáng sớm hôm sau, phải thêm nước và đưa ra ngoài sáng. Khi đổ nước cần chú ý không được làm đổi hướng củ. Thủy tiên vừa đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2, 3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở.

Thủy tiên mặc dù có khả năng chậu rét, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, hoa ra muộn, cho nên mùa xuân phải tăng nhiệt độ. Kỳ ra hoa nên đưa chậu hoa vào nơi lạnh (nhiệt độ không cao hơn 12 độ C) và cho đủ sáng. Như vậy lá thủy tiên sẽ ngắn, màu đậm, dáng đẹp. Muốn làm cho lá thủy tiên ngắn mập, màu đậm, vấn đề mấu chốt là chọn củ tốt. Khi mua củ thủy tiên ta cần chọn củ to, khỏe, màu đẹp.

Chọn củ: Chọn theo cân, mỗi kg không 40 củ là tốt, số củ càng ít, củ càng to mập. Đường kính củ không 23cm.

Chọn dáng củ: Dựa vào hình thái củ ta chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng. Củ màu nâu bóng là tốt.

Chọn chồi: Dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồi. ..


Họ Lan dạ hương (danh pháp khoa học: Hyacinthaceae) là một họ thực vật một lá mầm có hoa. Phần lớn các chi hiện nay nằm trong họ này thì trước đây được đạt trong họ Loa kèn (Liliaceae), nhưng các hệ thống phân loại thực vật gần đây đã tách Hyacinthaceae ra thành một họ riêng trong bộ Măng tây (Asparagales). Các loài trong họ Hyacinthaceae là các loại cây thân thảo sống lâu năm được phát triển từ thân hành và nó bao gồm một số loại cây trồng phổ biến trong vườn như lan dạ hương (chi Hyacinthus), huệ xạ (chi Muscari), chuông tím (chi Hyacinthoides) và hành biển (chi Scilla).

Phân loại khoa học

Giới: Plantae

Phân họ: Magnoliophyta

Lớp: Liliopsida

Bộ: Asparagales Măng tây

Họ: Hyacinthaceae

Chi: Hyacinthus L.

Nguồn gốc tên gọi

Tên khoa học: chi Hyacinthus, Hyacinthus orientalis(màu hồng)

Tên tiếng Anh: Common Hyacinth, Dutch Hyacinth, Garden Hyacinth

Tên tiếng Việt: Dạ Lan Hương, Lan Dạ Hương

Tên tiếng Nhật: ヒアシンス(Hiasinsu)

Nghiên cứu gần đây trong phân loại phân tử đã dẫn tới sự sửa đổi tiếp theo của họ Hyacinthaceae và một số chi trước đó được đặt trong họ này (ví dụ các chi Chlorogalum và Camassia, nay thuộc họ Thùa - Agavaceae) hiện nay lại được đặt trong các họ khác cùng thuộc bộ Măng tây.

Đặc điểm

Cây Lan dạ hương mọc từ củ, có những chiéc lá xẻ rãnh và hoa mọc thành chùm màu trắng, vàng, đỏ, xanh da trời, hay đỏ tía.

Hyacinthaceae là một gia đình thân thảo cây lâu năm phát triển từ bóng đèn , thuộc vật một lá mầm . Một số được phổ biến vườn hoa xuân bóng đèn, như lục bình (Hyacinthus), lục bình nho (Muscari), chuông xanh (Hyacinthoides) và cây hải song (Scilla). Những loài hoa trong họ thường nở hoa vào mùa hè hoặc mùa thu, bao gồm Galtonia và Eucomis ('hoa loa kèn thơm'). Hầu hết có nguồn gốc ở Địa Trung Hải và có cùng đới khí hậu với nước láng giềng ở Nam Phi , các lưu vực Địa Trung Hải đến Trung Á và Miến Điện , và Nam Mỹ .

Truyền thuyết về Lan Dạ Hương

Loài hoa mong manh có hương thơm nồng nàn này hóa thân từ nguồn gốc cái chết của Hyacinthus, 1 vị hoàng tử đẹp trai, người rất được thần Apollo (thần mặt trời) sủng ái. Và chàng đã trở thành nạn nhân trong cuộc ghen tuông dữ dội của Zephur, thần gió tây, người quyết tâm sẽ tiêu diệt chàng. Một hôm, khi Hyacinthus và Apollo đang chơi trò ném vòng, Zephyr đã gom gió thổi thật mạnh vào các vòng sắt do Apollo ném ra, chiếc vòng sắt đã trúng vào ngay thái dương Hyacinthus và làm chàng chết ngay lập tức. Apollo, kẻ giết người vô tội, đã phải trải qua nỗi đau khôn cùng. Vì không thể làm cho hoàng tử Hyacinthus sống lại, Apollo bèn tạo ra 1 bông hoa mang tên hoàng tử, mọc lên từ máu của chàng.

Đây chính là cảm xúc chủ yếu giúp cho các nhà thơ viết nên rất nhiều bài thơ nổi tiếng về hoa Lan dạ hương. Khởi đầu là Homer, người đã ghép cho loài hoa này ý nghĩa "sự vui chơi". Tuy nhiên, không ít người nghĩ rằng, lẽ ra nên có một ý nghĩa khiêm tốn hơn cho 1 loài hoa có xuất xứ đâu buồn như vậy.

Ý nghĩa - Biểu trưng

Lan dạ hương có xuất xứ từ Địa Trung Hải, dáng vẻ tao nhã với những bông hoa hình chuông mọc tiếp nhau, cai này trên cái kia tạo thành 1 hình tháp duyên dáng trên những cuốn hoa thanh thoát. Một nhóm các bông hoa dễ thương này, có gần như đầy đủ màu của 7 sắc cầu vồng, là một biểu tượng huy hoàng và rực rỡ.

Giá trị kinh tế thương mại

Loài cây đắt nhất thế giới

Có thể đó là một loài lan dạ hương được gọi là "bí ẩn của bóng đêm". Cây hoa nở ra những bông đen tuyền này được bán lẻ với giá 8 bảng Anh mỗi bông. 7 năm trước, một công ty Suffolk đã mua 3 cây từ một nhà cung cấp Hà Lan với giá 150.000 bảng Anh.

Giống - Loài

Hyacinthus litwinowii ; Hyacinthus orientalis

Hyacinthus transcaspicus ; Các chi: Albuca; Alrawia...

Văn Chương

Em mệch bạc ngàn thu sầu vĩnh biệt

Cõi vô thường chẳng thấy bóng em yêu

Ta đi mãi trong cuộc đời vô tận

Hồn nhớ thương hoa tím ngủ trên mồ

JOHN MILTON, 1608-1674


-Orchidaceae

Hoa lan - Orchidaceae - Là một trong những cây hoa đặc sắc, được quan tâm nuôi trồng từ những năm đầu khi phá ra vùng đất Đà lạt. Bắt đầu từ những cây lan thu hoạch trong tự nhiên của địa phương cho đến những năm 1960, việc nhập nội đã mang lại cho Đà Lạt những chủng loại giống mới và từ đó đã phát triển cho đến hiện nay.

Các cây lan nhập nội được nuôi trồng ở Đà Lạt nằm trong các chi: Catleya, Cymbidium, Dendrobium, Paphiopedillum, Oncidium, Odontoglossum, Vanda.

Các cây lan nhập nội được trồng trọt nhiều nhất là trong chi Cymbidium với trên 300 giống. Các giống Bengal Bay Golden Hue, Suva Royal Velvet, Sayonara Raritan, Balkis, Eliotte...được nhập nội từ những năm 1960 cho đến nay vẫn còn được ưa chuộng và trồng trọt khá nhiều tại các vườn lan.

Các loài lan nội địa cũng đã được sưu tập và trồng trọt phổ biến tại Đà lạt từ những năm 1940 cho đến nay. Các loài lan được ưa chuộng tại các vườn lan Đà Lạt là:

Long tu (Dendrobium primulinum Lindl.)

Kim điệp (Den. Chrysotosum Lindl. var. Delacourii Gagn.),

Thủy tiên trắng (Den. Farmeri Paxton.),

Thủy tiên vàng (Den. Thyrsiflorum Rchb.f.),

Thủy tiên mỡ gà (Den. Densiflorum Wall.),

Long nhãn kim điệp (Den. Fimbriatum Hook.var.oculatum Hook.),

Giả hạc (Den. Superbum Reich.in Walp.),

Ý thảo (Den. gratiotissimum Rchb.f.),

Các loại Lọng (Bulbophyllum sp.),

Tuyết ngọc (Coelogyne psectrantha Gagn.),

Hàm lân (Coelogyne Lawrenceana Rofle),

Mỹ dung dạ hương (Vanda denisoniana Bens.et.Rchb.f.),

Tóc tiên (Vanda Watsonii Rolfe),

Cẩm báo (Vandopsis parishii (Veitsch) Reichb.f.),

Huyết nhung (Renanthera Imschootiana Rolfe.),

Bò cạp (Renanthera Evrardii Guillaum.),

Hồ điệp (Phalaenopsis manii Reichb.f.),

Vân hài (Paphiopedilum callosum Kerchove),

Kim hài (Paphiopedilum villosum (Lindl.)Pfitz.),

Hồng dâu (Aerides lawrenceana),

Hạc đỉnh (Phajus tankervilleae (Ait.) Bl.)

1- THIẾT KẾ VƯỜN

Nếu trồng lan kinh doanh cần thiết kế khung giàn lan làm bằng sắt chắc chắn, đảm bảo bền, chống gió bão. Giàn che ánh sáng dùng lưới màu xám hay xanh đen. Giàn đặt chậu làm bằng sắt, giàn treo làm bằng tầm vông hay sắt ống nước. Xung quanh vườn cần dựng hàng rào chắn chắc chắn hay rào bằng lưới B40.

Thiết kế hàng trồng theo hướng Bắc Nam để vuông góc với dường đi của ánh nắng. Các chậu lan cần chọn cùng cỡ kích thước, cùng giống, cùng độ tuổi, bố trí theo từng khu vực để dễ chăm sóc.

Nước tưới phải sạch, có rãnh nước dưới dàn lan để tạo khí hậu mát cho vườn lan. Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần chú ý rằng tiểu khí hậu các nơi này thường bị khô nóng do ảnh hưởng của các kết cấu bê tông, mái tole... xung quanh. Cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thuỷ, nguyệt quế... để giảm bớt ảnh hưởng của các yếu tố này. Cần che bớt ánh sáng mặt trời, tránh ánh nắng chiếu toàn bộ, nhất là vào buổi chiều.

2- CHỌN GIỐNG

Loài thích hợp cho trồng lan kinh doanh là Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium, Vanda, Cattleya... đây là những loài ra hoa khoẻ, đẹp và bền cây, cho thu hoạch liên tục. Nếu trồng lan để chơi, giải trí nên trồng Dendrobium, Vũ nữ, Hồ điệp; đây là những loài dễ chăm sóc và ra hoa. Có thể nhân giống bằng nuôi cấy mô hay tách mầm. Điều kiện môi trường nuôi cấy mô phong lan với nhiệt độ 22-27oC, cường độ ánh sáng thích hợp, pH từ 5-5,7. Khử trùng mô bằng Starner 20 WP cấy bằng Clorox hoặc Hipocloritcalci, bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng. Có thể tách mầm từ các chậu lan lớn, mỗi phần để 2-3 nhánh. Dùng dao sắc khử trùng bằng cồn, vết cắt cần gọn, sau cắt bôi vôi vào vết cắt cho nhanh lành sẹo.

3- CHUẨN BỊ GIÁ THỂ VÀ CHẬU

Có thể than gỗ, xơ dừa, vỏ lạc làm giá thể để trồng lan. Than gỗ nung cần chặt khúc, kích thước 1 x 2 x 3cm, than phải ngâm, rửa sạch, phơi khô. Xơ dừa xé cho tơi ngâm khoảng 1 tuần cho bớt tanin và mặn, phơi khô. Mụn dừa cũng cần rửa sạch phơi khô. Vỏ dừa chặt khúc 1 x 2 x 3 cm xử lý bằng nước vôi 5%. Chậu trồng bằng nhựa hay đất nung, kích cỡ tuỳ loại và độ tuổi.

4- KỸ THUẬT CHUYỂN CHẬU

Nếu dùng lan cấy mô thì khi lan mô đạt khoảng 4cm cần chuyển ra ngoài. Cây mô rửa sạch để trên miếng lưới hay rổ kê trên chậu nước để giữ mát cho cây con. Giai đoạn trồng chung trên giàn lấy xơ dừa bó xung quanh cây lan cấy mô, dùng dây thun cuốn lại rồi đặt lên giàn. Sau khi trồng trên giàn được 6-7 tháng thì chuyển sang chậu nhỏ. Khoảng 6 tháng thì chuyển sang chậu lớn. Sau mỗi lần chuyển chậu khoảng 1 tuần mới được bón phân. Việc thay đổi chậu còn tùy kích cỡ của cây, mức độ thối, hư mục rêu bám... Nếu trồng lan để chơi, lan lâu ngày ra hoa ít cần dỡ lan ra khỏi chậu, cắt bớt các rễ già và quá dài, chuyển sang chậu mới, thay giá thể mới, lan sẽ sinh trưởng tốt và ra hoa trở lại.

5- CHĂM SÓC LAN

Lan là cây trồng dễ chăm sóc nếu chúng ta đảm bảo được các điều kiện thuận lợi cho lan phát triển. Các yếu tố quan trọng nhất đối với lan là ánh sáng, nước tưới, độ ẩm, chậu hay giá thể và dinh dưỡng.

- Chiếu sáng:

Mật độ chiếu sáng ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng, phát triển và ra hoa của lan. Thiếu nắng cây lan vươn cao nhưng nhỏ và ốm yếu, lá màu xanh tối, dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ít nảy chồi, khó ra hoa, hoa nhỏ và ngắn màu sắc không tươi, hoa nhanh tàn. Thừa nắng lan thấp cây, lá vàng có vết nhăn và khô, mép lá có xu hướng cụp vào, dễ ra hoa sớm khi cây còn nhỏ nên hoa ngắn, nhỏ, cây kém phát triển. Nếu nắng gắt quá lá sẽ bị cháy, khô dần rồi chết. Lan có yêu cầu khác nhau về mức độ chiếu sáng tùy theo loài lan và tuổi cây. Lan Hồ điệp (Phalaenopsis) ít chịu nắng nhất, có thể chịu được 30% nắng, lan Cattleya chịu được 50% nắng, lan Dendrobium hay Vanda lá hẹp chịu được 70% nắng, trong khi lan Vanda lá dài và Bò cạp chịu được tới 100% nắng. Lan con từ 0-12 tháng đang trong giai đoạn tăng trưởng thân lá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12-18 tháng cần chiếu sáng tới 70% và thời điểm kích thích ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn, thậm chí bỏ dàn che để chiếu sáng tự nhiên. Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan. Lan đặt ở hướng Đông nhận ánh nắng buổi sáng sẽ tốt hơn nhiều so với lan đặt ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều. Chính vì vậy nếu trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây lan kém phát triển và ít hoa. Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc - Nam để cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.

- Phân bón:

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với lan. Khi lan đầy đủ dinh dưỡng cây tươi tốt, ra nhiều hoa, hoa to đẹp, bền trong khi thiếu dinh dưỡng lan còi cọc, kém phát triển, không hoặc ít có hoa.

Lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc các nhóm đa, trung và vi lượng: Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). Dinh dưỡng trung lượng gồm Lưu huỳnh (S), Magiê (Mg) và Canxi (Ca). Dinh dưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo (B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl). Thiếu đạm, cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển vàng theo qui luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa. Thừa đạm, thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám đen, cây khó ra hoa.

Thiếu lân, cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển màu xám đen, không ra hoa. Thừa lân cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu Kẽm, Sắt và Mangan. Thiếu kali, cây kém phát triển, lá già vàng dần từ hai mép lá và chóp lá sau lan dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa, hoa nhỏ, màu không sắc tươi và dễ bị dập nát.

Thừa kali, thân lá không mỡ màng, lá nhỏ. Thừa kali dễ dẫn đến thiếu magiê và can xi. Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.

Thiếu magiê, thân lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi hai bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Thiếu canxi, cây kém phát triển, rễ nhỏ và ngắn, thân mềm, lá nhỏ, cây yếu dễ bị đổ ngã và sâu bệnh tấn công. Thiếu kẽm, xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên ngắn, hẹp và mọc sít nhau, các đốt mắt ngọn ngắn lại, cây thấp, rất khó ra hoa. Thiếu đồng, xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu lá chuyển trắng, số hoa hình thành ít bị hạn chế, cây yếu dễ bị nấm tấn công.

Thiếu sắt, các lá non chuyển úa vàng sau trở nên trắng nhợt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công. Thiếu mangan, úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuống lá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.

Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.

Thiếu clo, xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành sau chuyển màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển. Lan rất cần phân bón nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao, vì vậy bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá.

Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây. Nguyên tắc chung là lan trong thời kỳ sinh trưởng thân lá mạnh cần đạm cao, lân và kali thấp, trước khi ra hoa cần lân và kali cao, đạm thấp trong khi lan nở hoa cần kali cao, lân và đạm thấp hơn. Phân bón thích hợp cho các thời kỳ này là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng.

Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

- Lan mới trồng 0-6 tháng hoặc lan mới ra chồi non sau cắt hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 500 ppm (0,5 g/lít). Giai đoạn trước 3 tháng phun định kỳ 3 ngày/lần, từ 3-6 tháng định kỳ 7 ngày/lần.

- Lan mới trồng 6-12 tháng hay lan cũ có chồi mới đang phát triển mạnh:

Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 (30-15-10) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. - Lan mới trồng 12-18 tháng hay lan cũ có chồi đã thành thục chuẩn bị ra hoa: Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 (10-30-20) nồng độ 3.000 ppm (3g/lít), định kỳ 7 ngày/lần. Giai đoạn này cần giảm nước tưới và bỏ bớt mật độ giàn che để năng mức độ chiếu sáng nhằm kích thích ra hoa.

- Khi vòi hoa xuất hiện:

Phun phân bón lá Đầu Trâu 901 (15-20-25) nồng độ 2.000 ppm (2g/lít) nhằm thúc hoa nở to, đẹp, giữ hoa lâu tàn.

- Tưới nước:

Lan rất cần nước cho quá trình sinh trưởng phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết, nụ có thể trước khi nở hoa. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sít nhau. Quá nhiều nước rễ có rong rêu và nấm bệnh phát triển mạnh. Nước tưới cho lan không quá mặn, phèn và clor dưới ngưỡng cho phép, pH 5,6. Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

- Phòng trừ sâu bệnh:

Lan là cây cũng dễ bị sâu bệnh, nhất là trong điều kiện chăm sóc kém, điều kiện môi trường không thuận lợi. Tùy theo từng loại sâu bệnh mà dùng các loại thuốc thích hợp. Liều lượng và nồng độ phun cần theo đúng hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nếu lan bị các loại sâu hại thân lá có thể dùng các thuốc chứa hoạt chất Fenitrothion, Trichlorfon như Ofatox 400EC, hoạt chất Cartap như Patox 95SP hay Captafon, Captan hoặc Actara 25WG. Lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC. Lan bị nấm, vi khuẩn hay virus gây nên tình trạng cháy lá từng đám, vết cháy lan tròn dần, bệnh thối rễ dùng Zinep, Starner 20 WP hay Benomyl.

1.Sâu hại phong lan

Rệp sáp: rất thích hút nhựa cây Phong lan kể cả cây nhỏ đến cây lớn, làm cho cây khô héo dần. Rệp sáp thuộc họ Cocoidea, có vỏ cứng màu nâu, lây lan do kiến đem đến, rệp phát triển rất mạnh ở các giàn lan bị che tối, do đó luôn phảicó ánh sáng trong giàn lan, thông thoáng và độ ẩm vừa phải. (Nếu có hiện tượng bị rệp sáp cần phơi các chậu Phong lan ra nắng) Rệp hút nhựa cây làm cây bị thương tổn lại là cơ sở cho các bệnh xâm nhập. Nếu trồng ít chậu thì có thể dùng bông tẩm dầu hôi để lau các mặt lá và dọc theo thân. (Nên làm vào buổi chiều để tránh sự cháy nắng lá).

Gián: cắn phá rễ Phong lan rất nhanh, chúng thường ở ngay trong chậu Phong lan và lẫn trốn trong các khe than gạch, hoặc di chuyển từ nơi cống rãnh, chân cột giàn lên. Chúng rất thích ăn phần đầu rễ non làm cây bị tổn thương nặng, yếu đuối, tăng trưởng chậm và dễ nhiễm bệnh. Gián rất khó diệt vì chúng lẩn trốn kín, ban đêm mới ra cắn phá. Thường xuyên kiểm tra các chậu Phong lan bằng cách ngâm cả chậu (đến miệng) vào chậu nước lớn, gián sẽ phải bò ra (kể cả gián con), tốt nhất là dùng mồi có tẩm thuốc để nhử gián, sẽ diệt được cả gián trong chậu lẫn ở xung quanh. Làm vệ sinh toàn bộ nơi trồng Phong lan không để các chỗ cho chúng ẩn nấp.

Rầy vàng có nhiều loài, trong đó chủ yếu thuộc loài Lem pectorallis phá hoại Phong lan nhiều nhất. Chúng thường làm hại nụ và hoa Phong lan, bằng cách đẻ trứng trên búp hoa và cắn phá mạnh cả cụm hoa (ấu trùng lớn màu đỏ vàng và nước tiết ra màu đỏ cam). Do đó mỗi khi cây bắt đầu cho nụ hoa phải kịp thời phát hiện và phun thuốc ngay. Rầy hay gieo hoan vào buổi tối do đó nên phun thuốc ngay vào buổi chiều, nó sẽ không hoạt động được.

Ngoài ra còn có thể thấy ở các vườn Phong lan các loại Bọ Trĩ (côn trùng châm hút nhỏ có cánh), Rệp vảy (loại có vỏ cứng hay vỏ mỏng) Rệp bột (cơ thể mềm nhũn)... tất cả đều có thể bị tiêu diệt bằng cách phun thuốc hóa học.

Bệnh thán thư trên cây phong lan

Bệnh Thán thư (có người còn gọi là bệnh đốm than) do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Ngoài cây phong lan bệnh còn gây hại cho khá nhiều lọai cây trồng khác.

Trên lá của cây phong lan, ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu nâu vàng, sau đó vết bệnh cứ tiếp tục phát triển rộng dần ra thành những đốm tròn có mầu nâu đậm. Bệnh có thể tấn công ở mọi vị trí trên lá của cây. Nếu tấn công ở chóp lá sẽ làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá. Nếu bệnh tấn công ở gốc lá vết bệnh sẽ lan dần ra xung quanh, nếu nặng có thể làm cho lá bị rụng. Sau một thời gian ở giữa vết bệnh chuyển dần sang mầu xám và xuất hiện những vân vòng đồng tâm rộng khỏang 1 ly (như bạn đã thấy), sau đó xuất hiện các chấm nổi lên mầu nâu đen, đó là đĩa bào tử. Nếu bị nặng có thể làm cho nhiều lá bị chết, thậm chí chết cả cây.

Nguồn bệnh tồn tại trong tàn dư của cây bị bệnh, trong đất, trong nguyên liệu để trồng phong lan. Bào tử phân sinh lan truyền chủ yếu nhờ nước, nhờ gió, nẩy mầm xâm nhập vào trong lá phong lan qua vết thương cơ giới hoặc trực tiếp qua biểu bì.

Bệnh thường phát sinh và gây hại từ tháng 3 đến tháng 10, nhưng tập trung nhiều nhất là vào khỏang tháng 4 đến tháng 6. Trong điều kiện trời nóng, có mưa nắng thất thường, độ thông thóang của giàn lan kém, tưới nước qúa nhiều tạo cho chậu lan luôn ẩm ướt...thường làm cho bệnh gây hại nhiều hơn.

Để hạn chế tác hại của bệnh bạn có thể tiến hành một số biện pháp sau:

- Kiểm tra chậu lan thường xuyên để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trị kịp thời. Nên mạnh dạn cắt bỏ những lá bị bệnh hại nặng đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh trong khu vực giàn lan, tránh bệnh lây lan sang những chậu lan, cây lan khác.

- Trước khi trồng nếu có điều kiện bạn nên xử lý chậu lan và chất trồng lan (than củi, dớn, vỏ dừa...) bằng dung dịch Formol 40% pha nồng độ 5% phun xịt lên chậu và chất trồng rồi phủ kín bằng bạt nilon khỏang 2-3 ngày, sau đó mở bạt ra khoảng 1-2 ngày sau thì có thể trồng lan vào.

- Không nên tưới nước quá nhiều, nhất là vào buổi chiều tối. Nếu bệnh thường gây hại nặng thì trong mùa mưa nên có mái che bằng nilon trắng vừa hạn chế nước mưa một cách chủ động, mà vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng cho cây.

- Không nên che kín bít bùng giàn lan, nên tạo cho giàn lan nhận được đầy đủ ánh nắng mặt trời theo yêu cầu của từng lòai lan, tạo cho giàn lan thông thóang gió.

- Nếu thấy cây lan chớm có bệnh thì hạn chế tưới nước và dùng một trong vài lọai thuốc như: Candazole 50WP; Bavistin 50SC; Topsin M 70WP; Vithi-M 70BTN... xịt định kỳ khoảng 7-10 ngày một lần. Về liều lượng và cách sử dụng bạn có thể đọc hướng dẫn có in sẵn trên nhãn thuốc.

Bệnh héo rễ hại phong lan

Bệnh thường gây hại nhiều trên một số giống lan như Phalaenopsis (Hồ điệp): Dendrobium (Đăng lan), Cattleya (Cát lan)...Với những giống có bộ rễ to, khỏe, chắc như Vanda (Vân lan)... bệnh thường hại ít hơn. Đối với những cây lan còn nhỏ vừa mới được "ra ngôi" nếu bộ rễ bị hại thì bộ lá sẽ vàng dần, nếu nặng có thể bị chết. Với những cây lan đã trưởng thành đang phát triển tốt thì ít bị chết hơn, nhưng rễ khô và mục sẽ làm cho cây chậm phát triển, yếu ớt, còi cọc và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa sau này.

Thường bệnh tấn công đầu tiên ở đọan rễ gần với gốc cây (nơi mà rễ tiếp xúc nhiều với chất trồng, vì nơi đây có ẩm độ cao, nhất là khi dùng vỏ dừa khô hay cám xơ dừa làm chất trồng, khi mưa hoặc tưới, nước bị giữ lại nhiều trong đó. Còn phần rễ nằm xa gốc do không tiếp xúc với chất trồng, thóang khí, khô ráo thì ít bị bệnh tấn công hơn.

Sau khi gây hại ở đọan rễ gần gốc, bệnh tiếp tục lan dần xuống phía chóp rễ, làm cho cả bộ rễ bị hư hại. Những rễ mới bị bệnh nếu không chú ý vẫn tưởng đó là rễ bình thường, vì lúc đó rễ chưa có biến đổi nhiều về mầu sắc, kích thước, nhưng nếu sờ tay bóp nhẹ thì thấy rễ đã bị khô xốp nhẹ, chứ không tươi, cứng như rễ bình thường. Khi tuốt bỏ lớp ngòai của rễ bị bệnh, thì phần lõi rễ bên trong vẫn còn dai chắc. Nếu gặp thời tiết mưa ẩm nhiều thì chỗ bị bệnh bị mục và chuyển dần sang mầu nâu đen.

Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây:

-Nếu trời mưa dài ngày liên tục nên dùng vải nilon che phía trên giàn lan để hạn chế bớt nước mưa xối xuống chậu lan.

-Về chất trồng không nên dùng các vật liệu có tính giữ nước lâu dài như vỏ dừa khô, cám xơ dừa... nên dùng dớn sợi, than củi để chất trồng không giữ nước nhiều, tạo điều kiện cho bệnh phát sinh, phát triển.

-Vào những thời điểm có ẩm độ không khí cao nên giảm bớt lượng nước tưới và cữ tưới trong ngày.

-Không nên treo các chậu lan sát sít nhau để giàn lan luôn được thông thóang, giảm bớt ấm độ không khí trong giàn lan, đồng thời hạn chế sự lây lan của bệnh từ chậu này sang chậu khác.

-Không nên che chắn qúa kín xung quanh để giàn lan luôn được thông thóang, có nhiều ánh sáng tán xạ tốt cho giàn lan.

-Không nên dùng nhiều phân bón có hàm lượng đạm cao, làm cho cây xanh mướt, bộ rễ mềm yếu, sức chống đỡ với bệnh kém.

-Khi cây đã nhiễm bệnh, cần cắt bỏ hết những rễ đã bị bệnh, treo chậu lan cách ly ra một khu riêng sau đó dùng một trong các lọai thuốc như Benlate 50WP; Fundozol 50WP; Bendazol 50WP; Vicarben 50BTN; Topsin-M 50WP; Derosal 50SC;... để phun xịt. Sau khi phun xịt thuốc nên bỏ một vài cữ tưới để thuốc không bị rửa trôi.

Bệnh thối đọt:

Do nấm Phytophtora palmivora gây ra, làm cho các đọt Phong lan bị đen lại. Lúc đầu ở gốc các lá non có màu nâu đậm sau đó trở thành đen và làm lá rụng dễ dàng. Bệnh lan dần xuống thân và làm chết cả cây. Nguyên nhân cơ bản cũng do nước đọng lại lâu ở gốc bẹ lá, làm nõn cây bị phá hoại. Do đó vào mùa mưa cố tránh không để giọt mưa rơi và đọng lại ở các nõn lá. Cũng như các bệnh khác, cần phát hiện kịp thời và cắt bỏ đi phần bị bệnh và làm khô môi trường quá ẩm ướt xung quanh. Nếu bệnh có chiều hướng gia tăng, cần phun thuốc để trị. Ngoài ra cần xịt thuốc (như Ridomil MZ72, Ridomil Gold,...) với nồng độ đậm hơn, cách ly cây bệnh khỏi các cây còn lành, và cắt bỏ các phần bị bệnh, nếu có thể (Thiram pha mỗi muỗng cà phê 1 lít nước).

Bệnh do vi khuẩn

Do loài vi khuẩn Erlninia carotolvora gây ra. Đầu tiên trên lá cây xuất hiên một vết mọng nước như bị bỏng, sau đó lan rộng ra rất nhanh làm cho cây như bị luộc chín, vàng ủng ra chết. Nếu phát hiện sớm thì cắt ngay đoạn lá bị rộp đó và tích cực phun thuốc oxyclorua đồng 1% , Bordeaux (1 kg sunphat đồng cộng với 1kg vôi sống hòa trong 100 lít nước trong các chậu xứ , đất, không để trong các thùng kim loại tưới liên tục trong cả tuần, nếu khỏi thì dừng ngay việc tưới thuốc đó.Nguyên nhân do tưới nước quá ẩm hay mùa mưa bị úng nước. Do đó cần che mưa rất kỹ cho cây, và tưới cây chỉ đủ độ ẩm và không để chậu Phong lan muôn bị ẩm lâu ngày.

Bệnh do vi rus

Biểu hiện trên mỗi loai Phong lan một khác , thường xuất hiện trên lá có vết đốm hay vết thương làm lá mất màu xanh, chuyển sang thành bị vệt đen hay nâu. Đôi khi lá bị biến dạng xoắn lại và khô không còn xanh bóng và mọng nước như lá bình thường. Cây rất yếu và ít khi có hoa.

Bệnh rất khó chữa, do đó cần cách ly khỏi giàn Phong lan, nếu cần thù hủy bỏ đi. Nguyên nhân do bị sâu bọ làm hư tạo điều kiện cho virus xâm nhập dễ dàng. Do đó phải dùng thuốc trị côn trùng, không cho chúng chích, hút lá cây.

6- THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

Hoa cắt cánh ngâm trong dung dịch giúp hoa lâu héo khoảng 15 phút, sau đó bọc lại bằng giấy báo.


Tên khoa học Rosa hybrida Hook. (họ Rosaceae).

Hoa hồng có nguồn gốc từ Trung quốc, được trồng ở Đà lạt từ khá lâu, năm 1958 đã nhập các giống trồng trọt mới và phổ biến rộng rãi với mục đích khai thác hoa cắt cành. Những vùng trồng nhiều hoa hồng tại Đà Lạt là Nguyên Tử lực - phường 8, Thánh mẫu - phường 7 , Thái phiên - phường 12, Vạn thành - phường 5, Chi Lăng - phường 9 ... và rãi rác ở nhiều khu vực khác. Giống hoa hồng được trồng trong những năm 1960.

Màu đỏ: Nume'ro-un, Schweitzer, Rouge Meillend, Michele-Meillend, Hélène Valabrugne, Charlers Mallerin. Brigiite Bardot, Brunner.

Màu hồng: Caroline testout, Betty Uprichard.

Màu vàng: Quebec, Mme A.Meilland, Hawaii, Diamont.

Màu trắng: Reine Des Neiges, Sterling Silver

Hai màu: J.B Meilland, Mme Dieytoné, Président Herbert Hoover.

Giống làm rào trang trí: Premevère, Gloire de Dijon, Climbing, Caroline Testont, Etoile de Hollande...

Giống hoa hồng được nhập nội trong những năm 1990:

Màu đỏ: Grand Galla, Amadeus, Red Velvet.

Màu vàng: Pailine, Alsmeer Gold.

Màu trắng: Supreme de Meillend, Vivinne

Các màu khác : Sheer Bilss, Jacaranda, Troika....

Hiện nay kỹ thuật canh tác hoa hồng được nâng lên khá cao, hoa hồng đã được tổ chức canh tác trong nhà có mái che nên chất lượng hoa rất tốt và đáp ưng được yêu cầu của thị trường tiêu dùng. Hàng năm Đà lạt cung cấp cho thị trường tiêu dùng khoảng 2 triệu cành hoa hồng.

1- Đặc điểm chung

- Hoa hồng là cây ưa khí hậu mát, nhiệt độ thích hợp trong khoảng 18-25oC. Là cây hoa lâu năm, nếu hồng ghép trên gốc hồng dại thì có thể cho thu hoạch bông tới 10 năm và hơn nữa. - Yêu cầu đất trồng phải tơi xốp, thoát nước tốt, giàu hữu cơ và dinh dưỡng. Cây hoa hồng có thể trồng được quanh năm nhưng ở miền Bắc thích hợp nhất là vụ Xuân (tháng 2-3). - Mật độ thích hợp với hoa hồng cắt cành 70.000 - 80.000 gốc/ha. - Các giống tốt và phổ biến hiện nay: xanh Long Mỹ, đỏ Hà Lan, đỏ Ý, đỏ Pháp, cam, hồng, phấn, vàng trắng, cá vàng, trắng, tối....

2- Bón phân

Hoa hồng là cây cho giá trị kinh tế cao, vào thời kỳ thu hoạch rộ, mỗi ha trồng cắt cành thu khoảng 30.000 bông, cứ 2 ngày thu 1 lần. Thời điểm không rộ cho thu 10.000 bông/đợt. Do vậy hoa hồng cắt cành đòi hỏi lượng phân rất cao. Nhà vườn thâm canh hoa hồng cắt cành Đà Lạt thường đầu tư 20-30 triệu đồng tiền phân bón/ha/tháng. Việc bón phân cho hoa hồng ngoài việc phải đạt năng suất cao còn phải đạt màu sắc hoa đẹp, hoa lâu tàn và hương thơm. Tùy theo mức độ thâm canh, quy trình bón phân như sau:

* Vườn hoa hồng cắt cành:

a) Bón lót khi trồng (lượng bón cho 1.000m2)

- Vôi bột hoặc đôlômít: 100-150kg. Phân chuồng hoai: 4-6 tấn.

b) Bón thúc cho gốc ghép (sau khi đặt gốc hồng dại):

- Compomix: 20-30 kg/1.000m2/lần. Bón 5 lần, định kỳ 1 tháng/lần kết hợp làm cỏ, vun xới.

c) Bón thúc sau khi ghép mắt:

Sau trồng 6 tháng thì tiến hành ghép mắt, sau ghép 15 ngày sẽ hạ giàn và bón thúc

+ Thúc mầm lần 1 (sau khi ghép 30-35 ngày): 5-6 tấn phân chuồng hoai/công. Thúc mầm lần 2 (sau ghép 45-50 ngày): 40-60 kg NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho 1.000m2

+ Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.

+ Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.

+ Bón phân magiê: Định kỳ 4-5 tháng bón 1 lần với lượng 1,5-2kg MgSO4/1.000m2 bằng cách trộn với phân NPK bón gốc hoặc hòa với nồng độ 0,3-0,5% để phun qua lá.

+ Phun qua lá: Phân bón thích hợp cho các thời kỳ phát triển của hồng là Đầu Trâu 501, 701 và 901, đây là loại phân có đầy đủ và cân đối đa, trung, vi lượng và các chất điều hòa sinh trưởng.

Nồng độ và liều lượng phun tùy thuộc tuổi và thời kỳ phát triển như sau:

- Thời kỳ hồng tăng trưởng và sau cắt hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Thời kỳ hồng trưởng thành sắp ra nụ hoa: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Khi hồng đã có nụ và dưỡng hoa khi đang nở: Pha 1-2 gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

+ Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 5-6 tấn phân chuồng hoai/1.000m2. Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu và phân bón lá sử dụng theo quy trình trên.

* Vườn hoa hồng cắt cành:

a) Bón lót (lượng bón cho mỗi m2 đất trước khi đặt bầu): 3-4kg phân chuồng hoai 2-3kg tro trấu Đất trồng Compost Đầu Trâu 50-100 g lân Đầu Trâu Kết hợp với thuốc phòng trừ kiến, mối và sùng.

b) Bón thúc: thúc định kỳ 15-20 ngày/lần với lượng bón 40-60g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu cho mỗi m2 Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 1kg phân chuồng. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên.

* Hồng trong bồn (chậu)

a) Chuẩn bị đất trồng:

Sử dụng đất Compost Đầu Trâu, bỏ vài viên gạch nhỏ ngay lổ thoát nước của chậu để tránh bí nước. Cho hỗn hợp đất này vào bồn (chậu) sau đó đặt bầu sao cho bề mặt bầu ngang với mặt đất và đạt 8/10 so với thành chậu, lèn chặt đất lại.

b) Bón thúc định kỳ 20-30 ngày/lần với lượng: 30-50 g NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu Lượng bón trên tính cho mỗi chậu (1-2 bụi), với bồn cần tăng lượng lên theo số lượng bụi. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501, 701, 901 theo quy trình như trên. Sau 2-3 tháng cần thay 1/3 đến 1/2 lượng đất cũ trong chậu (bồn) bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu. Cần moi đất quanh chậu và phía trên, tránh làm đứt rễ. Tưới nước ngay sau khi thay đất.

MỘT SỐ BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN HOA HỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bệnh đốm đen

Thường xuất hiện, gây hại từ đầu tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5. Hại trên lá, thân, cành non, đế hoa.

Triệu chứng: Vết bệnh thường có hình tròn, ranh giới không rõ ràng. Xuất hiện vết màu đen ở giữa màu xám nhạt, xung quanh có quầng vàng. Bệnh làm lá rụng sớm, cây xơ xác, hoa ít và nhỏ, đường kính vết bệnh từ 1 đến 2,5cm. Trên mô bệnh hình thành các điểm nhỏ màu đen, hình tròn là đĩa cành của nấm gây bệnh. Bệnh hại nặng trên các giống hồng, đặc biệt là giống hồng đỏ Đà Lạt.

Biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng: Phát hiện cây chớm bị bệnh có thể dùng các loại thuốc đặc hiệu: Score 250 ND hoặc Manage 5WP. Pha 15g thuốc cho một bình 8 lít nước. Phun thuốc ướt đều cho cây (2-3 bình/sào Bắc bộ - 360m2). Nếu cây bị nặng phun lại sau 7 - 10 ngày.

Bệnh phấn trắng

Hại chủ yếu trên các lá non, ngọn non, có khi cả trên thân, cành, nụ hoa. Bệnh xuất hiện từ tháng 2, hại nặng tháng 3-4. Giống hồng đỏ Pháp bị gây hại rất nặng.

Triệu chứng: Trên phiến lá có một lớp bột trắng như sương từng đám, cũng có khi phủ gần kín cả phiến lá, làm cho phiến lá có màu xanh vàng.

Biện pháp phòng trừ: Để phòng trừ có hiệu quả phải vệ sinh đồng ruộng, làm thông thoáng luống, thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kịp thời, vơ bỏ lá bị bệnh và phun thuốc khi cây chớm nhiễm bệnh. Dùng một trong các loại thuốc hóa học: Manage, Ridomil, Anvil để phòng trừ.

Bệnh gỉ sắt.

Hại trên lá, thân, cành, nụ hoa. Bệnh xuất hiện từ tháng 3, hại nặng vào tháng 4-5 trên giống hồng trắng Mỹ, đế sen Thái Lan.

Triệu chứng: Xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng, về sau to dần tạo thành ổ nổi, tế bào biểu bì nứt vỡ ra, chứa một khối bột vàng nâu đỏ, vàng gạch non. Vết bệnh dày đặc làm cho lá khô cháy.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc bón phân cân đối, tỉa cành cho thông thoáng. Khi phát hiện chớm bệnh cần vơ bỏ lá bệnh và dùng thuốc hóa học: Anvil, Ridomil, Manage để phun trừ.

Bệnh thán thư

Hại chủ yếu trên lá hồng. Bệnh xuất hiện từ tháng 3, hại nặng vào tháng 5 trên các giống hồng.

Triệu chứng: Vết bệnh có hình bán nguyệt ở rìa mép lá, nếu ở giữa lá thì vết bệnh hình tròn. Xung quanh vết bệnh có viền nâu đỏ, trên vết bệnh có những điểm đen. Làm cho lá khô, rụng.

Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, tạo thông thoáng cho vườn hồng. Nếu chớm xuất hiện bệnh có thể dùng thuốc hóa học: Manage, Ridomil để phun trừ, nếu bệnh nặng phun kép 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Gerbera L

Chi hoa đồng tiền hay cúc đồng tiền (danh pháp khoa học: Gerbera L. là một chi của một số loài cây cảnh trong họ Cúc (Asteraceae).

Tên gọi Gerbera được đặt theo tên nhà tự nhiên học người Đức Traugott Gerber, một người bạn của Carolus Linnaeus.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae (không phân hạng): Angiospermae (không phân hạng) Eudicots (không phân hạng) Asterids Bộ (ordo): Asterales Họ (familia): Asteraceae Phân họ (subfamilia): Mutisioideae Tông (tribus): Mutisieae Chi (genus): Gerbera

Giống loài Chi này có khoảng 30-100 loài sống hoang dã, phân bổ ở Nam Mỹ, châu Phi đại lục, Madagascar và vùng nhiệt đới châu Á. Miêu tả khoa học đầu tiên về chi Gerbera đã được J.D. Hooker thực hiện trong tạp chí thực vật Curtis năm 1889 khi ông miêu tả Gerbera jamesonii, một loài ở Nam Phi được biết dưới tên gọi cúc Transvaal hay cúc Barberton.

Các loài trong chi Gerbera có cụm hoa dạng đầu lớn với các chiếc hoa tia hai môi nổi bật có màu vàng, da cam, trắng, hồng hay đỏ. Cụm hoa dạng đầu có bề ngoài dường như là một bông hoa, trên thực tế là tập hợp của hàng trăm hoa nhỏ riêng biệt. Hình thái của các hoa nhỏ phụ thuộc nhiều vào vị trí của chúng trong cụm hoa.

Chi Gerbera rất phổ biến và được trồng làm cây trang trí trong các mảnh vườn hay được cắt để cắm. Các giống trồng tại vườn chủ yếu là lai ghép chéo giữa Gerbera jamesonii và một loài khác ở Nam Phi là Gerbera viridifolia. Giống lai ghép chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida. Hiện nay tồn tại hàng trăm giống khác nhau. Chúng dao động mạnh về hình dạng và kích thước hoa.Màu sắc có thể là trắng, vàng, da cam, đỏ hay hồng. Ở phần trung tâm của bông hoa đôi khi có màu đen. Thông thường trên một hoa các cánh hoa có thể có một vài màu khác nhau.

Loài hoa kinh tế

Gerbera là một chi quan trọng về mặt thương mại. Nó đứng hàng thứ năm trong số các loại hoa được cắt để bán trên thế giới (chỉ sau hoa hồng, cẩm chướng, cúc đại đóa và tulip). Nó cũng được dùng như là sinh vật mô hình trong các nghiên cứu về sự hình thành của hoa. Các loài trong chi Gerbera chứa các dẫn xuất của coumarin nguồn gốc tự nhiên.

Khả năng lọc không khí

Bông cúc Gerbera Daisy thuộc loài Gerbera jamesonii là một trong số các loại cây được trung tâm không gian NASA sử dụng trong quá trình nghiên cứu làm trong sạch không khí. Nó có khả năng lọc các chất khí độc Trichloroethylene và Benzene rất hiệu quả.

Ý nghĩa của Hoa Đồng Tiền

Hoa đồng tiền biểu trung cho sự tin tưởng và sự sôi nổi Nếu bạn muốn chinh phục trái tim của một cô gái cá tính, tự tin và sôi nổi, hãy tặng cô ấy một chậu hoa đồng tiền. Những bông hoa màu hồng dễ thương vươn thẳng lên từ tán lá xanh thẫm thể hiện một cá tính độc lập những vẫn dịu dàng, mềm mại. Cánh hoa xòe rộng, màu sắc tươi sáng thể hiện sức sống mãnh liệt, sự nhiệt tình tuyệt vời. Đặc biệt, hoa đồng tiền có thể nở quanh năm. Do cây dễ trồng và chăm sóc nên cô ấy chỉ cần tưới hoa cho cây ngày 1/2 lần là cây có thể cho hoa. Và dĩ nhiên, mỗi lần quan sát hoa nở, cô ấy sẽ nhớ đến bạn

1. Đặc điểm thực vật học: Cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo, họ cúc.

a/ Thân, lá: Thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15-45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung.

b/ Rễ: Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khoẻ, ăn ngang và nổi một phần trên mặt đất, vươn dài tương ứng với diện tích lá toả ra.

c/ Hoa: Hoa là dạng hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một.

2. Yêu cầu sinh thái của cây hoa đồng tiền

Nhiệt độ: Nhiệt độ là 1 trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa. Đa số các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều thích hợp ở khoảng nhiệt độ từ 15-25oC, tuy nhiên có một số giống chịu được nhiệt độ cao hơn 30-34oC. nếu nhiệt độ <12oC hoặc >35oC, cây phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, chất lượng hoa xấu.

Ẩm độ: Đồng tiền là cây trồng cạn, không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nước nhiều, do vậy khả năng chịu hạn kém. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho đồng tiền sinh trưởng, phát triển; đặc biệt vào thời gian thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt, gây thối hoa và sâu bệnh phát sinh phát triển. Trong quá trình sinh trưởng tuỳ theo thời tiết mà luôn phải cung cấp đủ lượng nước cho cây.

Đất đai: Cây đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất. Để thâm canh có hiệu quả, cần chú ý một số đặc điểm sau:

- Đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí, tốt nhất là đất thịt pha cát.

- Có độ pH = 6 - 6,5.

- Khả năng giữ nước và thoát nước tốt, không bị đọng nước trong mùa mưa.

Các yếu tố dinh dưỡng: Các loại phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi lượng có ý nghĩa quan trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của hoa đồng tiền.

- N: Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây: Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng hoa kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ, cây có thể ngừng sinh trưởng, dễ bị đen và khô chết.

Thừa N cây sinh trưởng thân lá mạnh nhưng vóng, mềm, yếu, dễ bị đổ, ra hoa muộn cũng có thể không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

- P: Tất cả các bộ phận của cây hoa đồng tiền đều cần lân: Thiếu lân lá già, lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa tự nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém. Hoa đồng tiền cần lân nhiều vào thời kỳ hình thành nụ và hoa. Do lân phân giải chậm nên chủ yếu dùng để bón lót ¾ còn ¼ dùng bón thúc cùng đạm, kali. Tuỳ theo từng loại đất mà sử dụng các loại phân khác nhau, đất trung tính nhiều mùn dùng super lân, đất chua sử dụng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit.

- K: Kali có rất nhiều trong cây đồng tiền non, trước lúc ra hoa. Đồng tiền cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Nếu thiếu kali đầu chóp lá già vàng và chết khô, sau đó cả phần thịt lá giữa các gân lá cũng như vậy, lúc đầu xuất hiện các đốm bị "luộc", cuống hoa mềm ra không đứng lên được, màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn.

Kali cũng giúp cho cây tăng cường tính chịu rét, chịu hạn, chịu sâu bệnh. Có thể sử dụng kali ở các dạng khác nhau (chú ý nếu dùng sulfat kali phải bón thêm vôi bột để khắc phục đất chua).

- Ca: Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những đốm màu xanh nhạt, nghiêm trọng hơn lá non và đỉnh sinh trưởng bị chết khô nhưng lá già vẫn duy trì được trạng thái bình thường; thiếu canxi cuống hoa mềm không đứng lên được. Canxi giúp cho cây tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế được tác dụng độc của các axit hữu cơ. Ngoài ra canxi còn có tác dụng giảm chua, được bón thông qua vôi bột.

- Phân hữu cơ: Chứa hầu hết các nguyên tố đa lượng và vi lượng mà cây hoa đồng tiền cần, nó tạo sự cân đối về dinh dường cho cây, đồng thời cải tạo đất (tăng độ mùn và độ tơi xốp). Phân hữu cơ thường được bón lót (phân phải được ủ hoai mục).

- Các nguyên tố vi lượng: Rất cần cho đồng tiền. Triệu chứng thiếu vi lượng:

+ Thiếu Mg: Lá giòn, cong queo, có khi chuyển sang màu đỏ; lá ra ít, cuống lá dài, nhỏ, gân lá non gồ lên. Sự hình thành hoa bị ức chế, hoa nhỏ.

+ Thiếu Fe: Phiến lá vàng nhạt, gân lá trắng, cây ngừng sinh trưởng.

+ Thiếu Cu: Lá non gây cong, cây bắt đầu khô từ đỉnh ngọn, sau đó cả cây bị chết.

3/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Các giống hoa trồng phổ biến ở trong sản xuất

Hiện nay ở nước ta có khoảng trên 30 giống hoa đồng tiền, trong đó hiện nay trong sản xuất thường trồng các giống đồng tiền do Hà Lan lai tạo, nhưng do các cơ sở của Trung Quốc nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.

- Giống Thanh Tú Giai nhân (F123)

Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, hoa kép màu cánh sen, nhị màu xanh, đường kính 12- 15cm. Cánh hoa ngoài hình thìa, có 3 lớp, tiếp đến là một lớp cánh nhỏ hơn, hơi uốn cong vào phía trong Cuống hoa dài 45-50cm, lá dài màu xanh đậm. Năng suất 50- 60 hoa/khóm/năm

- Giống Thảo nguyên nhiệt đới (F125)

Là giống có nguồn gốc từ Hà Lan, cánh hoa màu đỏ tươi, nhị màu đen, bao quanh nhị là lớp nhuỵ màu trắng. Cánh hoa gồm 3 lớp, đường kính hoa từ 11-12cm. Lá ngắn, cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, năng suất hoa cao (55-60 hoa/khóm/năm)

- Giống Kim hoa sơn

Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoa có 2 màu, lớp cánh ngoài màu vàng đỏ, nhị màu đen, đường kính hoa 13-14cm. Cuống hoa dài 40-45cm, lá hơi tròn, màu xanh đậm, cây sinh trưởng phát triển trung bình, năng suất hoa 45-50 hoa/khóm/năm.

- Giống Yên Hưng (F160)

Là giống có nguồn gốc từ Trung Quốc. Hoa màu đỏ nhung, có nhiều lớp cánh xếp xít nhau, nhị màu xanh. Cuống hoa dài 50-55cm, sinh trưởng khoẻ, năng suất trung bình 50-55 hoa/khóm/năm.

Ngoài các giống trên hiện nay còn rất nhiều các giống có nhiều màu sắc khác nhau tạo nên một tập đoàn hoa đồng liền rất phong phú.

Chuẩn bị đất, phân bón

- Đất được cày bừa kỹ, sạch cỏ, lên luống cao 30-35cm, rãnh đi lại 30cm, mặt luống rộng 90cm (mỗi luống trồng 3 hàng, hàng cách mép luống 15cm).

- Phân bón (lượng phân bón tính cho 1.000m2/ năm): 70kg Vôi (bón trước khi cày đất), 8m3 phân chuồng, 120kg Super lân, 40kg Urê, 25kg KCl, 70kg NPK (20-20-15).

Bón lót: Trước khi trồng 10 - 15 ngày, bón toàn bộ phân chuồng, ¾ super lân. Bón xong trộn đều phân với đất.

Bón thúc: Lượng phân chia đều cho các lần bón. Định kỳ 20 ngày bón 1 lần.

Kỹ thuật trồng:

Mật độ, khoảng cách

Đồng tiền kép phát triển khỏe, lá rộng to nên trồng hàng kép (một luống trồng 2hàng), khoảng cách 30 x 25cm, với khoảng cách này mật độ sẽ là 60.000 cây/ha.

Trồng đóng tiền phải trồng nổi có, rề cao bằng so với mặt đất, nếu trồng sâu cây phát triển chậm hay bị thối thân.

Nước tưới

Đối với cây hoa đồng tiền tốt nhất lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt vào giữa 2 hàng cây mỗi ngày tưới 1 - 2 giờ

Thông gió trong nhà che

Mùa Hè trồng đồng tiền trong nhà che cần thông gió bằng cách hạ lưới xung quanh để hạ thấp nhiệt độ, để tránh nhiệt độ cao cây sẽ trở về trạng thái ngủ nghỉ. Về mùa Đông tùy điều kiện thời tiết mà đóng cửa giảm bớt sâu bệnh, nâng cao nhiệt độ, nồng độ CO2 không những có lợi cho quang hợp mà làm cho màu sắc hoa tươi hơn.

Bón thúc

Hoa đồng tiền mẫn cảm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa càng đẹp, màu sắc đậm, lâu tàn. Tuy nhiên cần bón cân đối N:P:K theo tỷ lệ 1:2:2. Liều lượng phân thương phẩm bón thúc một lần cho 1 ha: 20kg đạm, 40kg lân, 40 kg kali, định kỳ 15 - 20 ngày bón 1 lần.

Ngoài việc bón phân qua rễ cần phun thêm phân bón lá như Komic, Thiên Nông...

Ngắt bỏ lá già

Hoa đồng tiền sau khi trồng 5 tháng sẽ ra hoa, khi đó sẽ có tranh chấp dinh dưỡng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu lá quá nhiều, qua tốt thì hoa ra ít hoặc chất lượng kém. Nếu ít lá hoặc lá xấu thì lá không đủ sức nuôi hoa, thiêu dinh dưỡng hoa sẽ ít hoặc cuống hoa ngắn. Vào thời kỳ ra hoa nếu bón đạm quá nhiều lá to rậm rạp, các nụ phía dưới không đủ ánh sáng sẽ trở thành "nụ ẩn". Vì vậy trong suốt quá trình sinh trưởng mỗi tháng cần định kỳ ngắt bỏ lá già, hạn chế sinh trưởng quá mạnh làm cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực được thuận lợi, đồng thời còn làm cho ruộng thông thoáng hơn, ánh sáng đầy đủ hơn và giảm được sâu bệnh.

Số lá, số nụ và số cành hoa của mỗi cây cần có tỷ lệ hợp lý. Để đảm bảo cho 1 nụ phát dục bình thường, ra hoa cần phải có 5 lá công năng cung cấp dinh dưỡng. Cây trong 1 năm có 3-4 nhánh cần từ 15-20 lá công năng, có như vậy mới đảm bảo được trong 1 tháng vào lúc hoa rộ có thể được 5-6 hoa, cây 2-3 năm tuổi số lá cần có là 20-25 lá mới đảm bảo được trong 1 tháng hoa rộ có 7-8 hoa.

Ngắt bỏ lá già không đơn giản là ngắt bỏ lá phía ngoài mà cần phải xem cây cụ thể để quyết định. Nói chung trước hết ngát bỏ lá bị sâu bệnh, lá vàng, căn cứ vào số lá và số nụ để tính toán số lá để lại và số lá cần ngắt bỏ. Số lá thừa cần phải ngắt bỏ trên từng nhánh của mỗi cây, trước hết ngắt bỏ lá chờm lên nhau, lá che lấp, chen chúc với nụ.

Những nụ già nhiều cũng cần ngắt bỏ bớt. Số hoa để lại trên cây cũng càn xem xét cụ thể. Hoa quá nhiều tuy lãng được sản lượng nhưng do không đủ dinh dưỡng hoa nhỏ, cuống ngắn, số hoa dị dạng nhiều, tỷ lệ hoa thương phẩm ít. Nếu khi cây ra nụ

cây vẫn gày yếu hoặc nụ quá nhiều thì có thể ngắt bớt nụ Ngắt nụ xấu, giữ nụ tốt, những nụ để lại cũng cần có mức độ phát triển khác nhau làm cho ra hoa theo thứ tự, đảm bảo cung ứng đều dặn cho thị trường.

Mùa hè nhiệt độ cao ảnh hướng đến ra hoa, chất lượng tương đối thấp, giá cả thấp, ít người mua nên phải khống chế sự ra hoa để tích luỹ dinh dưỡng cho cây đến mùa Đông có hoa đẹp.

Trồng lại

Hoa đồng tiền cho hoa rộ vào năm thứ hai, thứ ba, lúc này chất lượng hoa đẹp. Tuỳ theo giống khác nhau môi cây mỗi năm có thể cho 40-80 hoa, sau đó giảm dần. Nói chung trồng trong nhà ngon có thể được 4 năm thì phải trồng lại, chăm sóc tốt có thể kéo dài hơn.

Phòng trừ sâu bệnh

NHỆN ĐỎ HẠI CÂY HOA ĐỒNG TIỀN

Lòai nhện này gây hại cho rất nhiều lọai cây trồng khác nhau, gần đây chúng phát triển rất mạnh, không những gây hại trên cây ăn trái, cây rau mầu mà chúng còn gây hại trên rất nhiều lọai cây cảnh khác nhau như cây hoa mai, cây hoa hồng, cây phong lan, cây bông giấy...và cả trên cây hoa đồng tiền. Nhện đỏ có kích thước cơ thể rất nhỏ, lấm tấm như cám, mắt thường khó phát hiện. Con trưởng thành đẻ trứng rời rạc ở mặt dưới của phiến lá, qua kính lúp hoặc qua kính lão có độ phóng đại lớn sẽ thấy trứng hình tròn, lúc mới đẻ có mầu trắng hồng, sau đó trở lên hồng. Sau khi đẻ khoảng 4-5 ngày thì trứng nở ra ấu trùng (nhện non). Ấu trùng có mầu xanh lợt (lúc mới nở chỉ có 6 chân, từ tuổi 2 trở đi cho đến khi trưởng thành chúng có 8 chân), Khi lớn chuyển dần sang mầu nâu đỏ.

Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống tập trung ở mặt dưới của phiến lá non đang chuyển dần sang giai đoạn bánh tẻ, và trên cánh hoa, chích hút dịch của mô tế bào lá, cánh hoa. Nếu gặp điều kiện thuận lợi nhện sinh sản rất nhanh, mặt độ có thể lên đến hàng chục con trên một lá hoặc bông hoa, làm cho từng mảng lớn của lá bị vàng nâu loang lổ, biến dạng cong queo, thậm chí toàn bộ lá bị khô cháy và rụng. Cánh hoa không phát triển bình thường mà mọc lệch, dị dạng, gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. Nhện đỏ thường phát sinh và gây hại nặng trong mùa khô nóng hoặc những thời gian bị hạn trong mùa mưa, do tốc độ tích lũy mật số rất nhanh vì thế vào những thời gian có điều kiện thời tiết thuận lợi cho nhện nên cần hết sức chú ý theo dõi để có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.

Muốn hạn chế tác hại của nhện, có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp sau đây:

- Không nên trồng cây hoa đồng tiền qúa dầy để vườn luôn được thông thoáng. Những lá đã bị hại nặng có mật số nhện cao, đã bị vàng úa khó có khả năng phục hồi thì nên cắt bỏ đem tiêu hủy để diệt nhện .

- Kiểm tra vườn hoa thường xuyên nếu thấy lá chớm có những triệu chứng bị nhện đỏ gây hại như đã mô tả ở phần trên cần kiểm tra kỹ nhện bằng cách dùng kính lúp hay kính lão có độ phóng đại lớn để soi tìm nhện ở mặt dưới của lá. Nếu không có hai dụng cụ trên có thể kiểm tra gián tiếp bằng cách đặt ngửa lá nghi có nhện lên trên một tờ giấy trắng, sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ phía mặt trên của lá, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu xanh lợt, mầu hồng hay đỏ thì lá đó đang bị nhện gây hại, những chấm này càng nhiều chứng tỏ mật số nhện càng cao.

Do nhện đỏ có tính kháng thuốc rất mạnh nên khi phát hiện trên cây có nhiều nhện cháu cần dùng luân phiên nhiều loại thuốc để hạn chế bớt áp lực gây kháng thuốc đối với nhện. Về thuốc nên có thể sử dụng bằng một trong những loại thuốc sau đây: Danitol 10EC, Comite 73 EC, Ortus 5SC, Pegasus 500EC, Cascade 5EC, Nissorun 5EC, DC-Tron Plus (C 24) (nồng độ 0,5 %)...(sử dụng theo khuyến cáo trên nhãn thuốc). Sau khi phun xịt khoảng 7-10 ngày nếu vẫn còn nhện thì xịt tiếp lần hai. Nhớ xịt ướt đều mặt dưới của lá và cánh hoa Sau khi xịt thuốc nên bón bổ xung phân để cây nhanh chóng phục hồi.

- Rệp nhảy: Rệp non có màu xanh vàng, có miệng dạng chích hút, hút dịch lá và nụ non. Cây bị hại sinh trưởng chậm, lá cong lại, trên lá có nhiều chất bài tiết dính màu nâu đen, lá bị rệp chích hút quang hợp kém, lá bị nặng sẽ chết khô.

Biện pháp phòng trừ: Rệp sinh sản nhanh, di chuyển mạnh và là môi giới truyền virut nên khi phát hiện phải phòng trị ngay. Dùng Supracide 40ND, Polytrin P 440 EC, ofatox 440 EC.

- Bọ trĩ: Sâu non và trưởng thành chính hút dịch hoa làm cánh hoa có chấm trắng và cong lại. Dùng các lọai thuốc như: Suprathion 40EC, Match 50ND.

- Bệnh thối gốc (Fusarium sp.): Do nấm lan truyền theo nguồn nước, chúng lây truyền nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, chúng xâm nhập vào cây qua vết thương, sinh trưởng trong ống dẫn làm tắc ống dẫn. Thời kỳ đầu làm lá cong cuộn lại, héo vàng sau đó biến thành màu đỏ tím, lá khô và chết. Gốc cổ rễ bị thối có màu nâu, vỏ long ra, khi nhổ cây lên rễ trong đất rời ra.

Biện pháp phòng trừ: Bệnh này khi phát thành dịch rất khó chữa do đó phải thường xuyên kiểm tra và ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh, khi phát hiện bệnh thì nhổ ngay cây bị bệnh, vệ sinh thường xuyên cho cây. Dùng BenlatC, Ridomil MZ 72WP để phòng cho cây.

- Bệnh mốc tro: Do nấm (Bdrytiscinerea) gây ra, cây bị bệnh lá xuất hiện đốm mốc màu tro, trời ẩm vết bệnh có màu vàng nâu. Lá non bị bệnh sẽ thối nát và khô. Bệnh nặng cả cây thối mềm và chết.

Biện pháp phòng trị: Thường xuyên kiểm tra vườn và kịp thời nhổ bỏ cây bệnh. Dùng Rovral 50WP, Benlate BTN50%, Sumieight để phòng trừ.

- Bệnh phấn trắng: Do nấm Didium geberathium gây hại, bệnh chủ yếu hại lá làm lá có đốm mốc màu trắng, sau đó lan rộng thành những đốm hình tròn hoặc hình bầu dục, cây bị hại lá cong lại, bệnh nặng lá ít, nhỏ, lá chuyển màu nâu vàng và khô, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.

Biện pháp phòng trị: Chăm sóc tốt cho cây để nâng cao sức đề kháng của cây. Vệ sinh vườn hoa Đồng tiền thường xuyên, ngắt bỏ lá già, lá bị bệnh, tránh trồng 2 vụ hoa đồng tiền trên cùng một mảnh đất. Khi phát hiện bệnh dùng các lọai thuốc như: Kocide 61.4D, Cantop-M 43SC, Score 250EC, Ridomil BTN

- Bệnh đốm Vi khuẩn: Do vi khuẩn Erwinia carotovara gây ra. Bệnh thường phát sinh vào thời điểm nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, bệnh trên lá có những đốm màu nâu tối, thịt lá mất lớp màng mỏng. Bệnh nặng phía dưới cây bị chết khô.

Biện pháp phòng trừ: Dùng cây giống sạch bệnh, cần thông gió để giảm độ ẩm trong nhà vườn. Khi bệnh phát sinh cần hạn chế tưới nước cho cây và sử dụng các lọai thuốc Kocide 61.4D, Champion, Anvil 5SC để phun cho cây.


Houte Gladiokus Communis L - Hoa Glayơn

Nguồn gốc tên gọi

Tên khoa học : Gladiolus x Gandavensis Van Houte. Gladiokus communis L. (họ Iridacaea).

Cây lai ơn (từ tiếng Latinh , các nhỏ bé của gladius, một thanh kiếm ) là một chi của cây lâu năm củ thực vật có hoa trong gia đình mống mắt ( Iridaceae ).Đôi khi gọi là lily thanh kiếm, nhiều nhất sử dụng rộng rãi tiếng Anh tên gọi chung cho loài cây này chỉ đơn giản là cây lay ơn (gladioli số nhiều, hoặc đôi khi gladioluses gladiolas).

Chi Lay ơn hay Chi Lay dơn (danh pháp khoa học: Gladiolus, phiên âm từ tiếng Pháp Glaïeul; từ dạng giảm nhẹ của tiếng Latinh: gladius - cây kiếm) là một chi hoa trưng biện khá phổ thông tại nhiều nước, được phương Tây đem sang phổ biến tại Việt Nam. Thân dài như cây kiếm nhỏ, có hoa (nhiều màu nhưng thường là mầu đỏ hay hồng) nở dọc theo thân cây.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

Bộ (ordo): Asparagales Măng tây

Họ (familia): Iridaceae

Phân họ: Ixioideae

Chi (genus): Gladiolus Cây lai ơn

Tông: Ixieae L.

Giống loài

Chi này có khoảng 260 loài, phần lớn xuất phát từ châu Phi (163 loài từ Nam Phi[1]). Các chi Oenostachys, Homoglossum, Anomalesia và Acidanthera, theo truyền thống coi là các chi độc lập, hiện tại được gộp trong chi Gladiolus

Chi"Lay ơn" có khoảng 260 loài, trong đó 250 loài có nguồn gốc từ vùng châu Phi hạ Sahara, phần lớn xuất xứ từ Nam Phi. Khoảng 10 loài có xuất xứ Âu-Á. Có 160 loài lay ơn đặc hữu của Nam Phi và 76 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi. Các loài đa dạng, từ kích thước rất nhỏ đến khổng lồ, thường thấy trong thương mại.

Giống Glayơn trước đây gồm có:

Màu trắng: Maria Goretti, Princesse Des Neiges

Màu vàng: Gold Dust, Hopman's Glory , Vinks Glory

Màu đỏ: Johan Van, Pride of holland, Sans Souci, Cardinal Spellman, Hawaii, Johan Strauss

Màu hồng: Spic An Span, Alfrel Nobel, Jenny Lind, Pricardie.

Màu tím: Gustave Mahier, Mabel Violet, Memorial Day.

Các loại khác; Polygone, Benares, Pactuolus, Gratia, Abu Hassan.

Những giống Glayơn nhập nội từ 1990 (chủ yếu từ Hà lan):

Màu vàng: Marrakesch.

Màu đỏ: Dunkel Rot, Mozambique

Màu tím: Bleu-violet

Màu hồng: Bono's Memory, Glorianda,

Một số giống phổ biến

Giống lay ơn ĐL1

Có thân mập, thẳng cứng. Lá dày, thẳng, xanh đậm. Hoa màu tím hoa cà, chiều dài bông là 115- 120cm, độ bền hoa cắt là 8- 9 ngày.

Thời gian sinh trưởng 75- 80 ngày. Thời vụ trồng 2 vụ chính là thu đông (tháng 8- 9) và vụ đông (tháng 11-12). Mật độ trồng 120.000 củ/ha, khoảng cách 20x15cm. Khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu tốt với bệnh khô đầu lá. Trồng ở các tỉnh phía Bắc.

Giống lay ơn ĐL2

Có thân thẳng cứng. Lá thẳng cứng, màu xanh đậm. Hoa màu tím nhạt, chiều dài bông 110-117cm, độ bền hoa cắt 7-8 ngày.

Thời vụ trồng vào hai vụ chính là thu đông (tháng 8- 9) và đông (tháng 11-12). Thời gian sinh trưởng 75- 80 ngày. Mật độ trồng 120.000 củ/ha, khoảng cách 20x15cm, có khả năng chống chịu sâu bệnh, chống chịu tốt với bệnh khô đầu lá. Trồng ở các tỉnh phía Bắc.

Giống lay ơn đỏ đô

Chọn tạo từ giống nhập nội từ Hà Lan. Thân mập thẳng cứng. Lá xanh dày, thẳng. Hoa màu đỏ thẫm, chiều dài bông 110-120cm, độ bền hoa cắt 8-9 ngày.

Thời vụ trồng 2 vụ: thu đông (tháng 8- 9) và vụ đông (tháng 11-12). Thời gian sinh trưởng 75-80 ngày. Mật độ trồng 120.000 củ/ha, khoảng cách trồng 20x15cm, khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Vùng trồng ở Đà Lạt, Hải Phòng.

Giống lay ơn đỏ cẩm

Được chọn tạo từ giống hoa nhập nội của Hà Lan. Thân mập, thẳng cứng. Lá dày, thuôn thẳng, xanh bóng. Hoà màu đỏ cẩm, chiều dài bông 110- 115cm, độ bền hoa cắt 7- 8 ngày.

Thời vụ trồng hai vụ thu đông (tháng 8- 9) và vụ đông (tháng 11- 12). Thời gian sinh trưởng 80- 85 ngày. Mật độ trồng 120.000 củ/ha, khoảng cách 20x15cm. Khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Trồng được ở các tỉnh phía Bắc và Đà Lạt.

Giống lay ơn Chi non

Được chọn tạo từ giống nhập nội của Hà Lan. Thân mập, thẳng cứng. Lá xanh dày, thẳng. Hoa màu đỏ cờ, chiều dài bông 110- 120cm, độ bền hoa cắt 7- 8 ngày.

Thời vụ trồng: vụ thu đông (tháng 7- 8) và vụ đông (tháng 11- 12). Thời gian sinh trưởng 85-90 ngày. Mật độ trồng 120.000 củ/ha, khoảng cách 20x 15cm. Khả năng chống chịu sâu bệnh trung bình. Trồng được ở các tỉnh phía Bắc và Đà Lạt.

Ý nghĩa

Cuộc họp vui vẻ và lời hẹn cho ngày mai

Xuất xứ

Hoa Glayơn có nguồn gốc từ Trung Au, Tây Á và Nam phi, được trồng trọt nhiều ở Đà Lạt vào khoảng năm 1955. Giống được nhập từ Hà Lan nhưng phải thông qua Pháp mới được đưa trực tiếp về Đà Lạt. Vùng sản xuất nhiều hoa Glayơn của Đà Lạt là Trường Sơn - Xuân trường, Xuân thọ, Tự phước, Sào nam - Phường 11, Thái phiên - Phường 12 và còn rải rác ở nhiều địa phương khác trong thành phố.

Tuy có nhập thêm những giống mới với những màu sắc phong phú hơn nhưng trong canh tác và trên thị trường tiêu thụ vẫn ưa chuộng giống hoa Glayơn đỏ đậm đã có trước đây (còn gọi là Glayơn đô).

Hoa Glayơn có thể trồng quanh năm ở Đà Lạt nhưng không thể trồng lặp 2 vụ liên tiếp. Hàng năm Đà Lạt cung cấp cho thị trường tiêu dùng trong nước khoảng 1,5 - 2 triệu cành hoa Glayơn.

Đặc điểm

Các loài thảo mộc quyến rũ sống lưu niên này là bán chịu hạn tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Chúng phát triển từ thân hình tròn, đối xứng, bao xung quanh bằng các lớp vỏ màu hơi nâu, và có thớ sợi. Thân cây nói chung không có nhánh, chỉ có từ 1-9 lá nhỏ hình lưỡi kiếm, có gân sọc viền ngoài và được bao trong vỏ bọc ngoài. Lá thấp nhất là lá mầm. Phiến lá có thể phẳng hoặc có hình chữ thập.

Các cụm hoa thơm ngát gồm những bông hoa lớn, lưỡng tính xếp thành một phía, có 2 lá bắc màu xanh, dai, mọc đối diện nhau. Đài hoa và cánh hoa hầu có vẻ ngoài giống nhau. Chúng hợp nhất tại đế thành một cấu trúc hình ống và được gọi chung là lá đài. Lá đài sống lưng là lớn nhất, bao quanh 3 nhị. 3 lá đài ở ngoài có kích thước nhỏ hơn. Bao hoa có dạng hình phễu, gắn với nhị ở đáy. Vòi nhụy có 3 nhánh dạng chỉ, hình thìa, mỗi nhánh trải rộng về phía đỉnh.

Bầu nhụy là dạng quả nang 3 ngăn hình thuôn hoặc hình cầu, chứa nhiều hạt có lông màu nâu và nứt theo chiều dọc. Tại tâm của chúng là cấu trúc dễ thấy giống như cục nhỏ đặc trưng, là hạt thật sự không có lớp vỏ bọc mịn. Tại một số hạt cấu trúc này bị nhăn và có màu đen. Những hạt như vậy không thể nảy mầm.

Những bông hoa này có màu sắc rất đa dạng, từ hồng đến hơi đỏ, tía với các đốm trắng tương phản, từ trắng đến màu kem hoặc từ cam đến đỏ.

Những loài ở châu Phi nguyên thủy được thụ phấn nhờ các loài ong có tên là anthrophorine, nhưng có vài sự thay đổi diễn ra trong quá trình thụ phấn, đã cho phép sự thụ phấn nhờ chim hút mật, bướm, sâu bướm, ruồi và nhiều loài khác.

Lay ơn là thức ăn cho ấu trùng của bộ Lepidoptera, bao gồm cả bướm cánh sau vàng lớn (Noctua pronuba).

Lay ơn được lai ghép rất phổ biến, phục vụ cho việc trang trí vì có màu sắc rất phong phú. Những nhóm được ghép thông qua sự thụ phấn chéo giữa 4 hoặc 5 loài, tiếp theo là bằng chọn lọc, theo các tiêu chuẩn: Grandiflorus (tức là độ lớn của hoa, theo nghĩa La tinh), Primuline (màu sắc có chứa vòng benzothiazole, còn được biết tới như là Direct Yellow 7, Carnotine hoặc C.I. 49010) và Nanus (đặc tính lùn do di truyền). Chúng tạo ra những bông hoa được cắt tỉa rất tốt. Tuy nhiên, do chiều cao, cây trồng thường hay bị đổ rạp khi có gió lớn.

* Yêu cầu về ngoại cảnh:

1. Nhiêt độ:

Cây hoa lay-ơn có thể sinh trưởng phát triển trong phạm vi từ 12-30oc. Nhiệt độ thích hợp là 20-25oc. Vì vậy ở vùng đồng bằng Bắc bộ trồng được 2 vụ chính: vụ Thu Đông và vụ Đông Xuân, những vùng như Đà Lạt, Sapa, Lâm Đồng có khả năng trồng được quanh năm.

- Ảnh hưởng nhiệt độ tới sự phát triển:

+ Khi nhiệt độ < 13oc kéo dài 5-7 ngày cây ngừng sinh trưởng, đầu lá bị héo, hoa không trổ khỏi bao lá, tỷ lệ nghẽn đòng cao.

+ Khi nhiệt độ > 30oc cây bị còi cọc, bệnh khô đầu lá phát triển mạnh, chất lượng hoa kém.

- Ảnh hưởng nhiệt độ đến thời gian sinh trưởng:

Qua nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới thời gian sinh trưởng (TGST) của giống lay-ơn thu được kết quả sau:

Nhiệt độ TB

TGST ( ngày)

12oc

110-120

15oc

90-100

20oc

70-80

25oc

60-70

2.Ánh Sáng:

Là loại cây ưa nắng nhưng không yêu cầu về cường độ ánh sáng cao, vì vậy trong điều kiện vụ hè không nên trồng hoa lay-ơn.

Từ khi xuất hiện lá thứ 3 đến lá 6, 7 (thời kỳ phân hóa và hình thành hoa) cần cung cấp đủ ánh sáng để đảm báo chất lượng hoa. Thiếu ánh sáng cây dễ nhiễm bệnh, chất lượng hoa kém, màu sắc hoa nhạt.

3. Độ ẩm: Là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng.

Khi bị úng cây sẽ chết, củ thối, toàn thân vàng và chết. Lúc hạn hán, cây sinh trưởng chậm, chất lượng hoa kém, tỷ lệ nghẽn đồng cao dẫn đến năng suất giảm. Độ ẩm thích hợp là 67-75%. Chú ý, khi gặp nhiệt độ quá cao hoặc hạn không khí, muốn cây sinh trưởng bình thường cần phải tưới nước, đảm bảo giữ ẩm thường xuyên cho đất ở khoảng 70-75%.

4. Làm đất, xử lý đất, kiểm tra pH đất và EC đất.

Đất cần được cày bừa kỹ, dọn sạch các tàn dư thực vật của vụ trước. Thời gian cho đất nghỉ từ vụ trước cho đến khi trồng ít nhất là 30 ngày.

Trước khi trồng cần chuẩn bị đất chu đáo, tiến hành làm đất sớm, vệ sinh đất kỹ càng để diệt trứng sâu non bào tử gây bệnh trong đất.

Đất cần phải tơi xốp và giữ ẩm tốt trong đất cách giữ ẩm tốt nhất là dùng mụn dừa trộn vào trong đất với tỷ lệ 10-20% giúp đất thoát nước tốt và giữ ẩm cực kỳ hiệu quả. Đất cần giữ ẩm liên tục trước 2 tuần cho đến khi trồng.

* Cách xử lý đất bằng biện pháp hoá học:

Dùng Bromua Methyl 100kg/1ha rắc đều lên mặt luống rồi phủ kín ny-lon trên mặt luống khoảng thời gian 7-10 ngày. Tác dụng diệt được nấm bệnh và tuyến trùng tồn tại trong đất. Phương pháp này rất hiệu quả, tuy nhiên giá thành cao.

Dùng CuCl2 nồng độ 0,2-0,3% phun lên luống sau khi làm luống.

Dùng thuốc hoá học Nokaph rải trong đất từ 10-15 ngày và đảo đều trước khi trồng nhằm tiêu diệt tuyến trùng trong đất có hiệu quả cao, với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Để tiết kiệm trong việc xử lý nấm trong đất thay vì mua các loại thuốc trừ nấm trên thị trường chúng ta có thể tự pha dung dịch Boocđô 1% để tưới thẳng vào trong đất vừa có hiệu quả cao, chi phí rẻ và còn bổ sung lượng vôi lớn trong đất:

* Cách pha: 0,1 kg Sunfat đồng + 0,15 kg vôi đã tôi, nếu nồng độ 2% thì lượng sunfat đồng và vôi tăng gấp đôi. Lấy 7 lít nước pha với đồng sunfat, 3 lít còn lại pha với vôi, lọc bỏ cặn bã, sau đó lấy dung dịch đồng loãng đổ vào nước vôi đặc vừa đổ vừa quấy cho tan đều sẽ được dung dịch Boocđô (Không đổ ngược lại là lấy nước vôi đổ vào đồng loãng sẽ làm mất tác dụng của thuốc).

* Cách xử lý đất bằng biện pháp vật lý:

Ngả đất sớm, nếu có điều kiện thì be bờ xung quanh bơm nước ngập từ 2-3 lần sau đó đợi đất khô thì tiến hành cày bừa. Bón thêm vôi bột ngoài quá trình khử trùng còn bổ sung thêm Canxi cho đất. Lượng bón 30kg/500m2 sau đó tiến hành xới đất.

pH đất: thích hợp từ 6-7, nếu pH 7 thì sẽ dẫn đến nhiều khả năng thiếu hụt một số nguyên tố vi lượng và ảnh hưởng bởi độc tố Zn.

EC đất (Biểu thị độ muối trong đất) < 2 milisiemens/cm. Lượng muối này được tạo thành do có trong phân bón tồn dư, từ cát lấy từ biển, và sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục. Và hàm lượng Cl trong nước tưới < 600mg/1lít nước. Nếu EC đất quá cao cây sẽ không hút được nước mà ngược lại cây sẽ bị mất nước héo đột ngột, vì thế chúng sẽ không hấp thu được chất dinh dưỡng, hư bộ rễ và phát triển kém. Hiện tượng này thường xuất hiện khi đất để quá khô thì muối sẽ nổi lên trên mặt do hiện tượng mao dẫn.

5 . Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh

* Sâu hại:

a. Sâu xám (Agrotis upsilon F) : Sâu xám chỉ phá hoại ở thời kỳ cây non, trong điều kiện thời tiết ẩm ướt sâu phát triển rất mạnh.

Phòng trừ:

Biện pháp thủ công: nếu mật độ ít có thể bắt bằng tay (khoảng 7-8h tối lúc đó sâu bò lên cắn ngang thân), nếu có điều kiện có thể luân canh với cây lúa nước, hoặc bơm nước ngập vào đất trồng từ 2-3 ngày trước khi trồng.

Biện pháp hoá học: dùng Ofatox 50EC, Vi CiDi.

b. Sâu khoang ăn lá (Prodenia litura F): sâu khoang hại suốt thời kì sinh trưởng của hoa Layơn, sâu non ăn lá làm giảm chất lượng hoa, thậm chí làm bông hoa không trổ thoát được.

Phòng trừ: tránh bón nhiều đạm, bón cân đối hàm lượng NPK. Cần phát hiện sớm, diệt sâu non thời kì còn nhỏ. Khi phát hiện phun Fastox 50EC, phun Vi CiDi.

c. Rầy xanh ( Amarasca biguttula): xuất hiện thường xuyên trên đồng ruộng, chích hút nhựa cây, làm cây vàng úa. Đồng thời rầy xanh còn là đối tượng trung gian truyền bệnh virus cho cây hoa Layơn.

Phòng trừ: cần bón cân đối hàm lượng N, P, K. Khi phát hiện sớm phun thuốc Bassa 50EC, Trebon 50 ND.

*Bệnh hại:

a. Bệnh trắng lá

Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu nhỏ như mũi kim, về sau to dần, có hình dạng tròn hoặc hình bầu dục, giữa màu trắng xám, ngoài viền nâu sẫm, trên vết bệnh về sau có màu đen, bệnh hại lá bánh tẻ, lá già. Bệnh nặng làm lá vàng nâu, chóng tàn.

Nguyên nhân: Do nấm Septoria gladioli

Sợi nấm đa bào, sinh sản vô tính bằng cành bào tử phâ sinh. Điều kiện thích hợp cho nấm phát triển là 18-25oC, ẩm độ cao thời tiết nóng lạnh thất thường. Bệnh hại nặng trong điều kiện trồng trên đất cát có độ ẩm cao, đất vườn không luân canh, lưa cữu nhiều năm

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học:

Có thể sử dụng một trong các loại thuốc hoá học sau:

+ Topsin-M70NP:5-10g/bình 8 lít

+ Score 250ND:7-20g/bình 8 lít.

+ Antracol 70HN: 20-30g/bình 8 lít.

Mỗi sào bắc bộ phun 3 bình vào buổi chiều mát khi phát hiện thấy nấm

2. Bệnh thối xám

Triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu màu nâu vàng, khi gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh thối nhũn không có mùi, trời khô hanh vết bệnh màu nâu xám; bệnh làm thối lá, vàng lá và thân.

Nguyên nhân: Do nấm Sclerotinia draytoni

Sợi nấm đa bào có các dạng kết cấu hình thành hạch, trong điều kiện đặc biệt có thể sinh sản hữu tính. Bào tử nấm phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết lạnh, ẩm độ cao, nhiệt độ thích hợp 18-240C, ẩm độ>85%.

Biện pháp phòng trừ hoá học: Vicarben-S75BTN: 25g/bình 8 lít, Sumi-Eight 12,5 BTN: 2-5g/bình 8 lít. Daconil 500 SC: 25ml/bình 8 lít. Rovral 50WP.

3. Bệnh héo vàng

Triệu chứng: Vết bệnh xuất hiện ở phần gốc thân và cổ rễ, màu nâu làm khô tóp gốc thân, thối củ, dẫn đến héo lá sau đó chuyển màu vàng.

Nguyên nhân do nấm: Fusarium oxysporum

Nấm pháp triển thích hợp ở nhiệt độ 18-250C, ẩm độ cao thời tiết nóng lạnh thất thường. Bệnh nặng tỏng điều kiện trồng trên đất có ẩm độc ao, đất vườn không luân canh lâu năm.

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học:

Có thể dử dụng các loại thuốc hoá học sau:

+ Xử lý củ bằng Fundazol 50WP nồng độ 2‰ trong 30 phút, Daconil 500SC: 25ml/bình 8 lít (phun + xử lý củ). Ridomil MZ 72WP: 25-30g/bình 8 lít.

4. Bệnh đốm nâu

Triệu chứng: Vết bệnh nhiều, hình tròn, bầu dục màu nâu đen nằm rải rác ở mép lá, phiến lá, gặp thời tiết ẩm ướt vết bệnh lan rộng.

Nguyên nhân: do nấm Pleospora herbarum

Nấm phát triển thích hợp ở 18-300C, ẩm độ 100%. Trời mưa ẩm ướt bệnh phát triển mạnh.

Biện pháp phòng trừ bằng thuốc hoá học:

Ngoài các biện pháp tổng hợp có thể sử dụng các loại thuốc hoá học sau:

+ Đồng oxy clorua BTN: 70g/bình 8 lít

+ Vicarben - S75 BTN: 25g/bình 8 lít.

+ Kocide 61,4DF: 10-15g/bình 8 lít, phun 2-3 bình cho 1 sào Bắc Bộ.

"Cúc" hình thức Chrysanthos Hy Lạp, có nghĩa là "hoa vàng."

Tên khoa học Chrysanthemum sp. (họ Asteraceae), có nguồn gốc từ trung quốc và các nước Châu Au. Hoa cúc được trồng làm cảnh tại Đà Lạt từ lâu nhưng thực sự trở thành sản phẩm kinh tế từ năm 1995. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc được trồng với mục đích cắt cành tại Đà Lạt. Giống hoa cúc hiện nay chủ yếu xuất phát từ Hà Lan và du nhập vào Đà lạt với nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay không thể xác định tên thương phẩm của từng chủng loại cúc được trồng tại Đà lạt.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(Không xếp hạng): Angiosperms

(Không xếp hạng): Eudicots Eudicots

(Không xếp hạng): Asterids Asterids

Bộ : Asterales Cúc

Họ: Asteraceae

Tribe: Anthemideae

Chi: Chrysanthemum Cây cúc

Xuất xứ

Hoa cúc được trồng làm cảnh tại Đà Lạt từ lâu nhưng thực sự trở thành sản phẩm kinh tế từ năm 1995. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc được trồng với mục đích cắt cành tại Đà Lạt. Giống hoa cúc hiện nay chủ yếu xuất phát từ Hà Lan và du nhập vào Đà lạt với nhiều hình thức khác nhau. Hiện nay không thể xác định tên thương phẩm của từng chủng loại cúc được trồng tại Đà lạt. Các giống cúc trồng tại Đà Lạt có thể chia theo các nhóm sau:

Nhóm đại đoá:

Hoa đơn: Màu vàng, trắng, đỏ, tím đỏ. Hoa lớn 6-7cm, cánh kép.

Hoa chùm: Màu cam, vàng nghệ, vàng chanh, trắng... Hoa 4-5 cm, cánh kép.

Nhóm hoa nhỏ:

Cúc Tổ ong: Màu trắng, vàng, vàng nghệ, xanh két, đỏ đậm, tím...Nhụy dạng tổ ong, nhiều hoa. Hoa 2-2,5cm

Cúc Vạn thọ: Màu trắng, vàng, cam, đỏ. Cánh kép phân bố kiểu hoa vạn thọ. Hoa 3-5cm

Cúc Pingpong: Màu trắng, vàng. Cánh kép. Hoa toả đều 3-5cm

Cúc Cánh mai Màu tím, hồng, đỏ, vàng nhạt, vàng đậm, vàng cháy, trắng, cam, cam đậm, nâu nhạt...Hoa 1-2 lớp cánh. Nhụy dạng hoa marguerite. Hoa 2,5-3cm

Cúc Cánh qùy: Màu tím, vàng. Hoa 1 lớp cánh mỏng. Hoa 4-5cm

Cúc Tiger: Màu vàng-đỏ, Tím-trắng. Hoa 1lớp cánh, dạng muỗng. Hoa 2-2,5 cm

Nhóm cúc tia:

Tia có muỗng:, Trắng, vàng nghệ, Xanh két...Cánh kép. Hoa 4-5 cm

Tia không muỗng: Màu trắng, vàng tuơi, đỏ, xanh... Cánh kép dạng ống thẳng. Hoa 4-5 cm

Diện tích canh tác hoa cúc cắt cành tại Đà Lạt đã gia tăng rất lớn trong những năm 1997-2000, chiếm khoảng 40-50% diện tích sản xuất hoa cắt cành của địa phương. Hoa cúc chủ yếu được trồng trong nhà che Plastic và sản xuất quanh năm. Hàng năm Đà lạt cung cấp cho thị trường tiêu dùng 10-15 triệu cành hoa cúc các loại.

Cúc lần đầu tiên được trồng ở Trung Quốc như là một hoa thảo mộc như xa trở lại như thế kỷ 15 trước Công nguyên. Thành phố cổ đại Trung Quốc ( Xiaolan Town of Zhongshan City) được đặt tên là Ju-Xian, có nghĩa là "thành phố hoa cúc". Hoa này được giới thiệu vào Nhật Bản có lẽ trong thế kỷ thứ 8 AD, và các hoàng đế đã thông qua hoa như ông con dấu chính thức. Có một "Lễ hội hạnh phúc" tại Nhật Bản kỷ niệm hoa.

Hoa này đã được đưa đến châu Âu trong thế kỷ 17. Linnaeus đặt tên nó là từ tiếng Hy Lạp χρυσός chrysous từ, "vàng" (màu sắc của những bông hoa ban đầu), và ἄνθεμον-anthemon, có nghĩa là hoa.

Ý nghĩa và biểu tượng văn hóa

Ở một số nước của châu Âu (ví dụ, Pháp , Ý , Tây Ban Nha , Ba Lan , Croatia ), hoa cúc trắng là biểu tượng của cái chết và chỉ được sử dụng cho các đám tang hoặc trên ngôi mộ - tương tự như vậy, ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc , hoa cúc trắng là biểu tượng của bi và / hoặc đau buồn. Ở một số nước khác, nó thể hiện sự trung thực. Ở Hoa Kỳ , hoa thường được xem là tích cực và vui vẻ

Hoa cúc cũng là hoa của tháng mười một.

Thuật ngữ "cúc" cũng được sử dụng để chỉ một loại pháo hoa vỏ sản xuất một mẫu của dấu tia lửa tương tự như một bông hoa cúc.

Các hoa cúc trắng là hoa của Tam giác Fraternity, một xã hội của các kỹ sư, kiến trúc sư, và các nhà khoa học.

Trung Quốc

* Hoa cúc là một trong " Tứ quý ông "(四君子) của Trung Quốc (những người khác là hoa mận , những phong lan , và tre ). Hoa cúc được nói đến đã được ưa chuộng bởi Tao Qian , một nhà thơ có ảnh hưởng Trung Quốc, và là biểu tượng của nobleness. Nó cũng là một trong 4 hoa tượng trưng theo mùa.

* Một lễ hội hoa cúc được tổ chức mỗi năm tại Đồng Hương , gần Hàng Châu , Trung Quốc.

* Cúc là những chủ đề trong hàng trăm bài thơ của Trung Quốc.

* Các "hoa vàng" trong năm 2006 bộ phim Lời nguyền của Golden Flower là một hoa cúc.

Japan

* Các loài hoa cúc là tên được đặt vào vị trí của hoàng đế Nhật Bản.

* Hoa cúc đỉnh (菊花纹章, kikukamonshō hoặc kikkamonshō) là một thuật ngữ chung cho một mọi thiết kế hoa cúc, có hơn 150 mẫu khác nhau. The Imperial Seal Nhật Bản là một đặc biệt đáng chú ý nhất, nó được sử dụng bởi các thành viên của gia đình Hoàng gia Nhật Bản. Ngoài ra còn có một số ưu đãi trước đây là nhà thờ (官国弊社, kankokuheisha) đã thông qua một đỉnh cúc, đáng chú ý nhất của đền Yasukuni ở Tokyo.

* Các hoa cúc là một vinh dự trao giải thưởng của hoàng đế Nhật.

* Ở Nhật Bản hoa cúc cũng là một phép ẩn dụ cho đồng tính luyến ái trong thơ, như là tập hợp chặt cánh hoa được cho là đại diện cho các hậu môn.

* Thành phố Nihonmatsu , Nhật Bản chủ của "Búp bê Nihonmatsu hoa cúc Triển lãm" mỗi mùa thu trong lịch sử hủy hoại của lâu đài Kasumigajo .

* Trong Hoàng gia Nhật Bản, cánh tay nhỏ đã được yêu cầu phải được đóng dấu với hoa cúc Imperial khi họ được coi là tài sản cá nhân của Hoàng đế.

* Hoa cúc cũng được coi là hoa theo mùa của tháng Chín.

United States

* Hoa cúc là hoa của tình anh em nhạc sĩ người Mỹ Phi Mu Alpha Sinfonia .

* Hoa cúc đã được công nhận là hoa chính thức của thành phố Chicago vào năm 1961.

* Hoa cúc là hoa chính thức của thành phố Salinas , CA

* Các ban nhạc Rock Everclear có một bài hát đặt theo tên của hoa.

* Các ban nhạc rock Punk Strung Out tài liệu tham khảo hoa trong Lucifermotorcade song.

Australia

* Australians traditionally give their mother a bunch of chrysanthemums on Mother's Day. Úc truyền thống tặng cho người mẹ của mình một bó hoa cúc vào Ngày của Mẹ.

Môi trường sử dụng

Cây hoa cúc đã được hiển thị để giảm ô nhiễm không khí trong nhà của NASA .

Thuốc sử dụng

Chất chiết xuất từ cây hoa cúc (gốc và hoa) đã được chứng minh là có rất nhiều loại thuốc đặc tính tiềm năng, bao gồm cả chống HIV-1 ,kháng khuẩn và antimycotic.

Hoa cúc sử dụng trong Ẩm thực

Hoa cúc vàng hoặc trắng đun sôi để làm cho một thức uống ngọt ở một số vùng của châu Á. Các đồ uống kết quả là được gọi đơn giản là " trà hoa cúc "( 菊 花 茶 , bính âm : Juhua Cha, trong Trung Quốc ). Trà hoa cúc có nhiều công dụng thuốc, bao gồm một sự trợ giúp hồi phục từ cúm .Ở Hàn Quốc, một rượu gạo hương với hoa cúc được gọi là gukhwaju (국화주).

Lá cúc được hấp hoặc luộc, sử dụng như rau xanh, đặc biệt là trong các món ăn Trung Quốc. Các ứng dụng khác bao gồm sử dụng các cánh hoa của hoa cúc để pha trộn với một món canh thịt dày rắn (蛇羹) để tăng cường hương thơm.

Kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc hoa cúc

1. Giâm cành

Đây là một biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được áp dụng phổ biến. Muốn có cành giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân cúc theo phương pháp này đạt từ 15-20 lần, tức là để trồng từ 15-20 ha cần phải có 1 ha vườn cây mẹ.

Việc lựa chọn bố trí vườn cây mẹ, cần phải đạt tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa. Ngoài ra, cần phải có một số yêu cầu khác, đó là cao ráo, kín gió, thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm cây con và có điều kiện làm nhà che ni lông đơn giản để tránh mưa to, gió lớn, bão lụt, nắng nóng cao. Những mầm cây mẹ được chọn để đem trồng là những cây ra rễ nhiều, khoẻ mạnh, không sâu bệnh. Cần lên luống cao, thoát nước, trồng với khoảng cách 15x15 cm (mật độ 400.000 cây/ha). Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ vườn cây mẹ như sau:

- Phân chuồng hoai mục: 1-1,5 tấn.

- Đạm urê: 12 kg.

- Phân supe lân: 26 kg.

- Phân clorua kali: 9 kg.

Sau khi trồng 12-15 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây tạo ra nhiều nhánh và 20 ngày sau bấm ngọn lần 2. Sau lần bấm ngọn lần 2 từ 1 cây đã cho ta 9-15 mầm có thể cắt đem giâm, đồng thời lần bấm này cũng có tác dụng tiếp tục tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó, cứ khoảng 15-20 ngày ta lại thu được một lứa mầm, lúc này từ một cây có thể cho tới 50-70 mầm, cứ với mức độ như vậy trong 1 vụ (khoảng 4-6 tháng) 1 sào vườn cây mẹ có thể cho tới 223.000-297.000 mầm giâm có chất lượng tốt, đủ trồng cho từ 15-20 sào vườn sản xuất.

Thời vụ giâm cành

Thời vụ giâm cúc phụ thuộc vào thời vụ trồng cúc sản xuất lấy hoa. Như vậy cần tính toán trước khi trồng ra ruộng sản xuất 10-15 ngày với mùa nóng và 15-20 ngày với mùa lạnh thì tiến hành giâm cành. Nếu giâm vào vụ Thu-Đông hoặc vụ Xuân-Hè lúc này thời tiết mát mẻ, độ ẩm cao, việc giâm tiến hành dễ dàng. Giâm vào vụ đông tháng 10-12 trời hanh khô cần phải có biện pháp giữ ẩm. Giâm vào vụ Hè tháng 6-8 trời nắng to, có thể mưa lớn thì phải có biện pháp hạn chế các điều kiện bất thuận này.

Chuẩn bị nhà giâm, nền đất giâm

Nhà giâm đơn giản, làm từ những thanh sắt, hoặc cây tre uốn thành hình vòm cung, chiều rộng vòm 2,2-2,5m, chiều cao từ 1,8-2m, vòm được che phủ 2 lớp. Lớp trên là loại lưới che, có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ. Phía trong là lớp ni lông trắng có tác dụng ngăn mưa, gió và giữ ẩm trong nhà giâm. Thiết kế sao cho 2 lớp ni lông này có thể kéo lên, kéo xuống để điều chỉnh lượng ánh sáng, gió từ bên ngoài vào.

Giá thể giâm cúc có thể là đất phù sa, đất thịt nhẹ hay đất bùn ao, nhưng tốt nhất là chọn cát sạch. Trước khi giâm cần phơi cát sạch và dùng Belnat xử lý, để diệt các mầm mống bệnh trong cát. Các luống giâm cành cần làm cao ráo, thoát nước, dùng gạch, ngói chắn để cát không bị rơi xuống rãnh.

Tiêu chuẩn cành giâm

Chọn cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non. Chiều dài cành giâm 6-8cm, có khoảng 3-4 lá/cành. Các lá trên cành đều xanh tốt, không bị sâu bệnh, sức sống cành giâm khoẻ.

Mật độ khoảng cách giâm

Mật độ giâm phụ thuộc vào giống và thời vụ. Một số giống có cành to, lá nhiều giâm với mật độ 3x3cm tức 1.000 cành/m2. Giống cành nhỏ lá ít giâm dày hơn 2,5x2,5cm tức 1.600 cành/m2, mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

Kỹ thuật giâm cành

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng. Không nên cắt vào buổi trưa, hoặc những ngày có mây mù, hoặc sau những cơn mưa, vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Trước khi cắt, nên phun thuốc phòng trừ nấm bệnh, rệp. Khi cắt xong, giâm liền trong ngày, không nên để đến ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ. Có thể tiến hành giâm ngọn theo 2 cách:

- Giâm khô tức là cắm ngọn giâm vào cát sau đó mới tưới đẫm nước.

- Giâm ướt tức là tưới đẫm nước vào cát sau đó cắm ngọn giâm.

Sau khi giâm phải che kín gió, che bớt ánh sáng từ 5-7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm nhanh phát sinh rễ non.

Sau đó, tùy theo thời tiết, mà có thể kéo dài lớp lưới và ni lông che một cách từ từ để cây quen dần với ánh sáng. Trước khi đánh cây ra trồng ngoài vườn sản xuất nên bỏ lưới và ni lông che để lúc trồng, cây không bị sốc sinh lý. Có thể tăng cường khả năng ra rễ của cây bằng cách sử dụng chất kích thích sinh trưởng xử lý cành giâm. Chất kích thích thường được sử dụng là axit indol axêtic (IAA), axit indola butyric (IBA) và axit naphtyl axetic (NAA). Do ngọn giâm mầm nhỏ, dạng thân thảo nên nồng độ dung dịch thuốc phải pha loãng khoảng từ 25-50ppm (các loại thuốc này đã được pha sẵn dạng chế phẩm có bán tại trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Sinh học, Viện Hóa học...). Cành giâm trước khi cắm vào cát được nhúng vào dung dịch thuốc, ngập 1-1,5cm trong khoảng 10-15 giây. Cũng có thể sử dụng kích thích tố thiên nông, hoặc một số thuốc kích thích ra rễ của Trung Quốc, xử lý đều cho hiệu quả rất tốt.

Chăm sóc cành giâm

Giai đoạn trong vườn ươm không cần phải bón phân, chỉ cần luôn giữ ẩm bằng cách phun mù trên lá. Những ngày đầu phun ngày 3-4 lần sao cho lá cây luôn đảm bảo xanh tươi không héo, những ngày sau có thể giảm dần số lần tưới phun. Dùng kẹp gắp bỏ những lá thối, lá bị dính đất, lá bị rụng hoặc những cánh bị khô, thối để ngăn chặn sự lan truyền sang cây khác.

Cũng có thể sử dụng phân bón lá với liều lượng thấp, phun cho cây vào giai đoạn các cành giâm bắt đầu bén rễ. Phương pháp này có thể bổ sung lượng dinh dưỡng cho cây khi rễ cây còn yếu, chưa cung cấp đủ thức ăn.

Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, rễ của các cành giâm dài từ 2-3cm, mỗi cành ra 3-5 rễ là có thể đem ra trồng ngoài sản xuất.

2. Tách mầm giá

Thông thường, sau mỗi vụ thu hoạch, các mầm giá phát sinh rất nhiều. Ta chọn và tỉa những mầm mập, khỏe, có rễ đem trồng sang vườn ươm hoặc vườn sản xuất. Cách làm này rất đơn giản, trước kia người dân hay áp dụng.

Mầm giá thường to khỏe nên khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, cho hoa tốt nhưng thời gian từ trồng đến cho hoa lâu hơn so với giâm cành (vì tuổi sinh trưởng của mầm giá trẻ hơn so với cành nhánh đem giâm). Còn một nhược điểm nữa là hình dáng tự nhiên của cúc ở ruộng sản xuất không đều. Trong thực tế sản xuất với quy mô nhỏ, ta có thể tăng số lượng cây mà vẫn đảm bảo chất lượng. Khi đem trồng ở ngoài vườn sản xuất, từ những cây cúc có nhiều mầm chồi phát sinh xung quanh gốc, tách những mầm này đem trồng để cho thu hoa.

Nếu ta không có ý định tận dụng mầm giá, thì tốt nhất khi mầm vừa nhú lên, ta vặt bỏ để tập trung dinh dưỡng nuôi cây chính.

II. Trồng và chăm sóc hoa cúc

1. Kĩ thuật trồng

Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao 20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.

Mật độ, khoảng cách trồng: Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè, CN42, CN43 nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha.

Phân bón:

- Khối lượng (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương...

Chăm sóc: Làm cỏ thường xuyên cho cây. Việc vun xới chỉ nên tiến hành khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn cần hạn chế.

2. Chăm sóc hoa cúc

Chăm sóc hoa cúc là một trong những công đoạn hết sức quan trọng để đảm bảo cho cây phát triển tốt và tăng chất lượng hoa.

Bấm ngọn

Muốn cúc có nhiều hoa, phải tiến hành bấm ngọn cho cây, tức là ngắt 1-2 đốt trên ngọn của thân chính. Thường chỉ nên bấm ngọn 1 lần, sau khi bấm ngọn chỉ để lại 3- 4 cành và mỗi cành chỉ để 1 bông, rồi tỉa hết các nhánh, nụ còn lại. Cách này nên áp dụng cho giống cúc có đường kính 6-8cm, thân cây mỏng, yếu và cong... Đối với giống cúc nhỏ (1,5- 4cm), dạng cây bụi, cành mềm có thể tiến hành bấm 1-2 lần. Thời gian bấm lần 1 sau trồng 15-20 ngày, các lần sau bấm cách nhau 20- 25 ngày.

Tưới nước

Tránh trồng nơi thấp, úng trũng và ứ nước. Lượng nước tưới nên vừa phải để giữä ẩm, không tưới quá nhiều làm cho hoa bé và xấu, đất mùn bị rửa trôi, nước không kịp thoát dẫn đến bệnh vàng lá...

Vun xới, làm cọc dàn

Đất phải được xới xáo thường xuyên, kết hợp làm cỏ. Nhưng khi cây đã phát triển mạnh và có nhiều rễ không nên xới sâu, chỉ cần nhổ cỏ và vun gốc là được. Song song việc vun xới, cần làm cọc đỡ cho cây khỏi đổ với số lượng từ 1-3 cọc/cây.

Tỉa cành, bấm nụ

Sau khi bấm ngọn và định các cành trên cây cần bấm, tỉa hết các cành và nụ ra sau để khỏi ảnh hưởng đến sức cây. Trong suốt vụ phải tỉa bỏ khoảng 7-9 lần những cành không cần thiết, đồng thời cũng tỉa bớt các nụ xung quanh nụ chính để cho hoa ra to, đều, có màu sắc đẹp.

Bọc kín hoa

Dùng giấy trắng mờ, dai, không thấm nước làm bao che. Kích thước bao che phải tương xứng với kích thước hoa. Đặt bao che lên hoa khi nụ vừa mới hé nở, bao che phải đặt sao cho đáy hoa không chạm vào mặt hoa và nước mưa, nước tưới dễ thoát, không đọng trên bao che. Chỉ đặt bao che lên những hoa khô ráo, không có rệp và nấm bệnh. Trong thời gian dùng bao che, bón đạm vừa phải, không bón nhiều, nhưng tốt nhất là bón khô dầu hay phân bắc, nước tiểu để cho hoa nở to, bền, giữ được màu sắc đẹp.

3. Phòng trừ sâu bệnh: Các loại sâu chính hại Cúc:

Rệp muội: Rệp chích hút dịch cây làm cho cây trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng, thui nụ hoặc hoa không nở. Sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Actara 25 EC, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Bassa 0,1-0,15%.

Sâu xanh: Sâu non ăn lá, ăn hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như: Bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non bằng tay. Sử dụng các thuốc hóa học sau để trừ sâu: Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500SC.

Sâu khoang: Ăn biểu bì của lá và đục rỗng bông hoa làm cho lá chỉ còn gân màu trắng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt, diệt sâu, ngắt ổ trứng... lựa chọn một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95P nồng độ 0,1%, Sumicidin 0,1-0,15%...

* Bệnh hại hoa Cúc:

Bệnh truyền nhiễm do nấm gây hại: Hầu hết các bệnh trên cây Cúc là do nấm hại gây nên như: Bệnh đốm lá, bệnh thối rễ... Cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho ruộng thông thoáng và phun phòng định kỳ hàng tuần hoặc các đợt xuất hiện lá mới bằng Score, Rhydomil, Champion.

Ngoài ra do tác động của chăm sóc không đúng kỹ thuật và việc thiếu hoặc úng nước gây ra các bệnh không truyền nhiễm như cây chết héo, sốc phân...

Thu hoạch:

Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước vào gốc để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước.

Thời gian cắt hoa tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, trời khô ráo không mưa. Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài.

Sau khi thu hoạch phân loại hoa đã cắt theo từng loại chất lượng khác nhau bó riêng vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.

Thược dược (danh pháp khoa học: Dahlia, đồng nghĩa: Georgina) là tên gọi của một chi cây lâu năm thân củ rậm rạp, nở hoa về mùa hè và mùa thu, có nguồn gốc ở Mexico và tại đây chúng là quốc hoa

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

(không phân hạng) Asterids

Bộ (ordo): Asterales

Họ (familia): Asteraceae

Chi (genus): Dahlia

Các loài: 30 loài, 20.000 giống

Đặc điểm

ADS phân biệt đến 18 dạng hoa:( cánh hoa nở đầy đủ qui định cỡ hoa, như là dạng hoa)

Cây thược dược ở ta có hai giống hoa đơn và hoa kép. Giống hoa đơn, còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng đẹp, song từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất đẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống màu tím, màu đỏ cờ, đỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng đậm, vàng hoàng yến... Hoa nở rực rỡ song rất tiết là không có mùi thơm. Đặc điểm riêng biệt là lá mọc đối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, ngùơi không ăn được. Rễ lại ăn ngang nên đòi hỏi đất tốt, sâu, màu độ PH trung tính. Tuy vậy, có nhiều giống như đỏ cờ, nhiều phân quá, cây béo mập cho hoa kém, giống màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa được và hay bị bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cần tỉ lệ N.P.K cân đối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi đậm và rực rỡ hơn.

Nguồn gốc - Tên gọi

Năm 1872 một hộp cây thược dược non đã được gửi từ Mexico tới Hà Lan. Chỉ có một cây sống sót sau chuyến đi, nhưng nó đã tạo ra các bông hoa đỏ ngoạn mục với các cánh hoa nhọn. Các vườn ươm đã nhân giống loài cây này, khi đó được đặt tên khoa học là Dahlia juarezii với các loài thược dược được phát hiện sớm hơn và những giống này là tổ tiên của tất cả các loại thược dược lai ngày nay. Kể từ đó, các nhà nhân giống thực vật đã tích cực trong việc nhân giống thược dược để tạo ra hàng trăm giống mới, thông thường được chọn vì các bông hoa có màu sắc lộng lẫy của chúng.

Các loài thược dược bị ấu trùng của một số loài cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại, bao gồm Phlogophora meticulosa, Korscheltellus lupulina, Hepialus humuli, Noctua pronuba.

Tên gọi Dahlia được đặt theo tên của một nhà thực vật học người Thụy Điển thế kỷ 18 là Anders Dahl.

Ý nghĩa -Biểu trưng - Biểu tượng văn hóa

+ Ý nghĩa: Hoa Thược Dược - Sự tao nhã, lòng tự trọng.

- Thược dược đỏ : Tình yêu của người là hạnh phúc của tôi.

- Thược dược vàng: Trái tim tôi tràn đầy hạnh phúc.

- Thược dược nhiều màu sắc ( panaché ): Tôi chỉ nghĩ về người...

+ Biểu tượng văn hóa: Hoa thược dược cũng là loài hoa chính thức của thành phố Seattle, bang Washington.

Bảng xếp loại hoa thược dược

Sau đây là bảng xếp loại hoa thược dược, theo ADS năm 2002, căn cứ trên cỡ, dạng, màu sắc.

- Cỡ hoa

AAA là cỡ khổng lồ, đường kính trên 25cm

A là cỡ lớn đường kính trên 20cm - 25cm.

B là cỡ trung bình, đường kính trên 15cm - 18cm

BB là cỡ nhỏ trên 10 - 15cm

M là tiểu muội, mini hay bé nhỏ, đường kính đến 10cm là cùng

BA là hình banh, đường kính trên 9cm

MB là hình banh mini, tiểu muội trên 5 - 9cm

P là chào mào, to nhất đến 5cm

MS là đơn côi xinh xinh ( mignon single) đường kính đến 5cm là cùng

Truyền thuyết

Danh y Hoa Đà trồng cây thược dược trong vườn mà không biết đó là cây thuốc. Hồn hoa hiện thành cô gái đứng khóc mong được chú ý, nhưng ông cũng chẳng bận tâm. Chỉ đến khi bà vợ được chữa khỏi bằng cây này, ông mới biết đó là thuốc quý.

Trong các loài hoa, mẫu đơn đứng đầu, thược dược đứng thứ hai. Mẫu đơn được tôn xưng là "hoa vương", thược dược được coi là "hoa tướng". Danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc cũng đánh giá như vậy khi nói về tác dụng chữa bệnh của hai loài hoa này.

Tuy chỉ là "hoa tướng" nhưng thược dược lại thành danh sớm hơn mẫu đơn. Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam Đại, thược dược đã được trồng để thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi trong khi người ta còn chưa biết đến hoa mẫu đơn. Khi mới phát hiện ra mẫu đơn, người ta tưởng đó chỉ là một loài thược dược, nên đã gọi nó là "mộc thược dược". Hai hoa này nhìn thoáng qua rất giống nhau nên người xưa thường gọi là hai chị em.

Về sau, người ta phát hiện mẫu đơn và thược dược tuy cùng họ nhưng là hai cây khác nhau. Thược dược là loài thân thảo, còn mẫu đơn là cây thân gỗ. Thược dược được xếp vào nhóm thuốc bổ huyết, sử dụng chủ yếu để bồi dưỡng cơ thể; còn mẫu đơn thuộc nhóm thanh nhiệt lương huyết, chủ yếu dùng khi cơ thể đã mắc bệnh.

Bạch thược dược (Paeonia Lactiflora) có hoa rất to, mọc ở ngọn thân, tựa như hoa mẫu đơn hay thược dược cảnh. Cánh hoa màu hồng nhạt hay trắng muốt, nhị vàng cam, rễ phình to thành củ. Củ này luộc chín phơi khô chính là vị thuốc bạch thược. Cây bạch thược này không phải là cây hoa thược dược (Dahlia variabilis Desf) vẫn được trồng nhiều trong dịp Tết.

Tương truyền, tác dụng chữa bệnh của bạch thược đã được danh y Hoa Đà phát hiện ra trong một tình huống rất ly kỳ. Để nhận biết và tránh nhầm lẫn các vị thuốc, ông đã trồng đủ thứ cây thuốc quanh nhà. Một hôm có người đem biếu ông cây hoa lạ, nói rằng có thể dùng chữa bệnh nhưng không rõ chữa được bệnh gì. Hoa Đà đem trồng ở góc sân bên cửa sổ.

Xuân tới, cây ra những bông hoa rất to, trắng muốt, thơm như hoa hồng. Ông thử hái hoa sắc uống nhưng không nhận thấy có gì khác lạ. Ông lại hái lá rồi hái cành đem thử cũng không phát hiện điều gì đặc biệt. Nghĩ rằng cây hoa này tuy đẹp nhưng không có tác dụng chữa bệnh nên mấy năm liền, Hoa Đà không để ý đến nó nữa.

Một đêm thu, Hoa Đà đang ngồi đọc sách, bỗng nghe thấy ngoài cửa sổ có tiếng con gái khóc thút thít. Nhìn ra, ông thấy dưới ánh trăng mờ, có một người con gái rất đẹp đang đứng đó khóc. Ông tự hỏi, không biết con gái nhà ai, chắc có nỗi oan ức nào đây. Ông khoác áo ra ngoài nhưng nhìn trước nhìn sau không thấy bóng người nào nữa, chỗ cô gái đứng khóc chỉ còn một cây thược dược.

Hoa Đà đi vào và tự nhủ: "Cho dù nhà ngươi có linh tính thì bây giờ cũng đang là mùa thu, hoa đã tàn, lá đã rụng, còn sử dụng được vào việc gì?".

Nhưng ông vừa ngồi xuống tiếp tục đọc sách thì lại nghe tiếng khóc thút thít, nhìn ra vẫn là cô gái ban nãy. Hoa Đà bước ra, cô lại biến mất, vẫn chỉ có cây bạch thược. Sự việc cứ lặp đi lặp lại mấy lần khiến Hoa Đà vô cùng ngạc nhiên. Ông bèn đánh thức vợ đang ngủ say dậy kể lại chuyện.

Bà nói: "Tất cả các cây trong vườn đều được ông sử dụng làm thuốc cứu người, chỉ có cây bạch thược này bị bỏ quên, chắc là nó có nỗi oan ức". Hoa Đà bảo: "Tôi từng thử tất cả các bộ phận của nó thấy chả có tác dụng, vậy còn oan ức nỗi gì?".

Bà vợ nói: "Ông mới thử những thứ trên mặt đất, còn rễ của nó thì sao?". Nhưng danh y gạt đi: "Hoa lá cành còn chẳng có gì đặc biệt, vậy thì còn thử rễ làm gì?". Dứt lời, ông nằm xuống ngủ thiếp đi. Bà vợ suốt đêm không sao chợp mắt, nghĩ rằng chồng mình đã thay đổi, không còn lắng nghe ý kiến của người khác như trước kia nữa.

Vài hôm sau, bà vợ Hoa Đà bỗng nhiên bị đau bụng, băng huyết rất nhiều, uống đủ thứ thuốc không đỡ. Bà liền lén ra vườn đào rễ cây bạch thược đem sắc uống. Chỉ nửa ngày sau, bụng đã hết đau, máu cũng không còn chảy nữa. Nghe vợ kể lại, Hoa Đà rất cảm kích: "Cảm ơn bà đã thức tỉnh ta, nếu không thì ta đã để mai một cây thuốc quýquý".

Sau sự kiện đó, ông thử nghiệm và nhận thấy ngoài tác dụng giảm đau, cầm máu, rễ bạch thược còn có tác dụng dưỡng huyết và chữa được nhiều bệnh phụ khoa. Cây hoa lạ này ban đầu có tên bạch thược, sau đó Hoa Đà thêm chữ "dược" thành bạch thược dược.

Cùng với thời gian, Đông y phát hiện thêm nhiều công dụng nữa của cây bạch thược. Nó trở thành thuốc bổ huyết thiết yếu, phổ tác dụng rộng và tần suất sử dụng rất cao. Bạch thược chủ trị kinh nguyệt rối loạn, vã mồ hôi, mồ hôi trộm, đau đầu, chóng mặt. Trên lâm sàng y học hiện đại, nó chữa tử cung xuất huyết, viêm thận mạn tính, tăng huyết áp, tiểu đường, viêm võng mạc, cường tuyến giáp...

Kỹ thuật trồng - chăm sóc và nhân giống

Nhân giống

*Nuôi cấy mô tế bào:

Được thực hiện trong những phòng thí nghiệm khép kín với các khâu kỹ thuật phức tạp, liên hoàn và cũng là phương pháp khoa học, hiện đại nhằm phục vụ cho sản xuất với qui mô công nghiệp lớn. Ưu điểm của phương pháp nhân giống nuôi cấy mô là cho hệ số nhân giống rất cao, cây đều, sạch bệnh, chất lượng cây giống cao, đồng nhất về mặt di truyền. Qui trình được thực hiện qua các giai đoạn: khử trùng vật liệu (ngọn, mầm), tái sinh chồi, nhân nhanh cụm chồi để tạo cây hoàn chỉnh và trồng ra vườn sản xuất. Hiện nay phương pháp nuôi cấy mô được áp dụng với hầu hết các giống cây trồng để cung cấp cây giống có chất lượng cao với số lượng lớn cho sản xuất. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền nên chỉ được thực hiện ở những cơ sở sản xuất giống lớn như các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu. Nông dân có thể liên hệ với các cơ sở này để mua giống.

*Giâm cành:

Phương pháp này đơn giản, dễ làm, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, bà con nông dân có thể tự sản xuất được cây giống có chất lượng mà vẫn giữ được những đặc tính di truyền tốt của giống gốc. Qui trình gồm các bước:

+ Chuẩn bị vườn cây mẹ:

Nếu cần trồng từ 15-20 ha hoa thược dược cần có 1 ha vườn giống cây mẹ đảm bảo chất lượng, sạch sâu bệnh. Ngoài tiêu chuẩn của vườn sản xuất hoa, việc bố trí lựa chọn vườn cây mẹ phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật như cao ráo, kín gió, gần đường để thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản mầm con và nếu có điều kiện nên làm nhà che bằng nilon để tránh mưa to, gió lớn, nắng nóng... Những mầm cây mẹ được chọn là những giống nhập nội, từ nuôi cấy mô tế bào hoặc từ các mầm ngoài vườn sản xuất ra rễ nhiều, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh được trồng với khoảng cách 15 x 15cm (mật độ 400.000 cây/ha). Sau trồng từ 12 đến 15 ngày tiến hành bấm ngọn lần 1 để cây ra nhiều nhánh và 20 ngày sau lại bấm ngọn lần 2. Sau 2 lần bấm ngọn từ 1 cây mẹ ban đầu sẽ cho ta từ 9 đến 15 ngọn có thể cắt đem giâm. Lần bấm ngọn này cũng có tác dụng tạo tán, tạo mầm cho cây. Sau đó cứ 15-20 ngày lại thu được 1 lứa mầm. Như vậy, từ 1 cây có thể cho tới 50-70 mầm. Với mức độ bấm ngọn và cắt mầm như vậy trong 1 vụ từ 4-6 tháng, 1ha cây mẹ có thể cung cấp từ 6-8 triệu chồi giâm đủ trồng từ 15-20 ha.

+ Chuẩn bị nhà giâm cành:

Nếu có điều kiện thì sử dụng các nhà giâm cố định bằng nhà kính, nhà lưới với các thiết bị điều tiết ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm là tốt nhất. Ngoài ra bà con có thể tự thiết kế nhà giâm cành đơn giản bằng các vật liệu rẻ tiền như các thanh tre uốn thành hình vòng cung có độ vòm dài từ 2,2-2,5m, cao từ 1,8-2m có che phủ bằng 2 lớp nilon có tác dụng hạn chế cường độ ánh sáng và làm giảm nhiệt độ, hạn chế mưa gió và giữ ẩm bên trong. Chọn những cành giâm bánh tẻ, không quá già, không quá non, có sức sống khỏe với chiều dài từ 6-8cm, có từ 3-4 lá xanh tốt, không bị sâu bệnh để đem giâm. Cành to, lá nhiều thì giâm thưa (3 x 3cm = 1.000 cành/m2); cành nhỏ, ít lá giâm dày hơn (2,5 x 2,5cm = 1.500 cành/m2); mùa thu giâm dày hơn mùa hè.

+ Xử lý cành giâm:

Cắt cành giâm vào buổi sáng, đem xử lý và giâm ngay để tránh mất nước, cây héo sẽ ảnh hưởng đến ra rễ. Sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như IAA, IBA hoặc NAA pha loãng nồng độ từ 25 đến 50ppm, nhúng gốc cành vào dung dịch trong 10-15 giây để kích thích cây nhanh ra rễ.

+ Giâm cành:

Cắm gốc cành sâu 1,5-2cm trên nền luống hoặc trong các khay nhựa chuyên dụng có chứa cát sạch. Có thể giâm bằng 2 cách: giâm khô (cắm gốc cành vào cát sạch rồi tưới nước) hoặc giâm ướt (tưới đẫm nước cho cát ẩm rồi giâm cành). Thời gian cho cành giâm ra rễ khoảng từ 10-15 ngày tùy theo thời tiết (mùa nóng và mùa lạnh mất từ 15-20 ngày, những tháng mát mẻ chỉ mất từ 7-10 ngày) do đó cần căn cứ thời vụ trồng sản xuất để bố trí giâm cành cho thích hợp. Thường xuyên tưới đủ nước bằng cách phun sương cho cành giâm nhanh ra rễ (những ngày đầu phun 3-4 lần/ngày, những ngày sau phun giảm dần nhưng vẫn đảm bảo cho lá luôn xanh tươi). Cắt bỏ những lá vàng, lá già, phun bổ sung phân bón lá khi cành đã hồi phục và ra rễ cho cây sinh trưởng tốt. Sau 12-15 ngày kể từ khi giâm, mỗi cây cho 3-5 rễ dài 2-3cm, lá ổn định là có thể bấng đem trồng ra vườn sản xuất được.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

+ Chôn củ

Đa số thược dược trồng bằng củ. Thông thường cây thược dược cần nắng chan hòa. Nhưng nơi nào quá nóng nực, phải che bớt nắng chiều. Lỗ trồng cần bón nhiều phân mục, phân hữu cơ. Đất sét nặng thì phải trộn thêm cát. Lỗ trồng sâu chừng 30cm. Đa số giống cách quãng 90 - 100cm : các giống cao cách nhau 120 - 150cm, các giống lùn cách nhau 30 - 60cm. Bón ¼ chén phân hóa học, nếu cần, vào đáy lỗ, rồi trộn thêm 10cm phần đất. Cắm cọc dài 150m vào lỗ. Đặt củ nằm ngang trong lỗ, mắt ngó về hướng cọc cách cọc 5cm. Phủ 7- 8cm đất trên củ. Tưới thường xuyên, nếu không mưa. Khi củ đâm chồi, lấp lỗ dần dần. Loài thược dược cao thì phải trồng bằng hột rồi cấy cây con vào lỗ. Thược dược lùn cũng trồng hột, rồi cấy cây con.

+ Cắt bớt chồi và bấm ngọn

Đối với những giống thược dược cao, thì cắt bớt chồi, chỉ để lại một hay hai chồi mọc mạnh. Có thể sử dụng các chồi cắt bỏ làm hom đem giâm. Khi chồi có độ 3 cặp lá, thì bấm ngọn ngay trên cặp lá cao nhất. Sẽ có hai chồi đâm ra từ mỗi cặp lá. Đối với thược dược bông to, bấm tất cả các mầm hoa, ngoại trừ mầm cuối. Nên rải phân chứa nhiều Phosphat hay bồ tạt khi mầm hoa đầu tiên xuất hiện. Tránh dùng phân đạm nồng lượng cao, nếu không thân sẽ yếu, mềm, củ sau đó hay thối khi tồn trữ. Bổi gốc chứ đừng cuốc bỏ, vì sẽ làm hư rễ.

+ Cắt cành thược dược

Cắt cành cắm hoa vào sáng sớm hay buổi chiều tối. Ngâm cành cắt ngay vào 5 -7cm nước ấm. Để nước lạnh dần qua đêm.

+ Đào củ, tồn trữ củ

Khi ngọn thân trở màu vàng nâu, thì cắt đi, cách gốc chừng 10cm trên mặt đất. Đào cụm củ cách gốc chừng 30cm, coi chừng đứt củ, rũ hết đất còn dính nhiều và phơi củ 2 - 3 giờ nắng. Sau đó áp dụng một trong hai phương pháp sau đây:

- Chia cụm ngay. Các củ mới đào thường dễ cắt, và cũng dễ phân biệt mắt(mầm) lúc này. Nên rắc lưu huỳnh - Sulfur cho củ khỏi thối, chôn củ trong cát, mạt cưa hay vermiculite và tồn trữ nơi mát mẻ, khô ráo suốt mùa đông lạnh lẽo.

Không chia cụm. Phủ cụm đầy cát khô, mạc cưa, perlite hay vermiculite. Tồn trữ nơi khô ráo, mát lạnh nếu có mùa đông lạnh gắt. 2 - 4 tuần lễ trước khi hết lạnh, và trước khi đem trồng, cắt củ từ cụm bằng dao sắt. Chừa lại chừng 2 - 3cm thân ở một củ. Củ cần có mắt hay có mầm mới đâm chồi sau đó được. Đặt củ trong đất cát ẩm hầu khuyến khích củ nảy chồi.


Ochna integerrima

Mai vàng là một loại hoa mai có hoa màu vàng thuộc chi Ochna của họ Mai (Ochnaceae), khác với các loại hoa Mai mơ ở Trung Quốc, hay nhắc đến trong thi ca cổ là có màu trắng. Trên thế giới có ít nhất là 50 loài mai vàng phân bố rải rác ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, song chủ yếu tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Á và châu Phi.

Nguồn gốc - Tên gọi

Ochna integerrima (Hoa Mai, Hoàng Mai), là một cây loài (đôi khi cây bụi) của gia đình Ochnaceae .Các hoa màu vàng ngoạn mục của loài này rất phổ biến ở miền Nam Việt Nam, nơi Mai được mua trong thời gian Tết , các truyền thống đón năm mới ở Việt Nam . Ochna integerrima cũng là hoa của tỉnh Mukdahan tỉnh , Thái Lan .

Ở Việt Nam phổ biến là mai vàng và Mai núi. Hoa có năm cánh hoa được gọi là Mai vàng, trong khi mai Núi hoa có từ năm đến chín cánh.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

(không phân hạng) Rosids

Bộ (ordo): Malpighiales

Họ (familia): Ochnaceae

Chi (genus): Ochna

Đặc điểm

Loài mai vàng mọc hoang dã trong rừng có từ 5 đến 9 cánh, song đôi khi lên đến 12 - 18 cánh, gọi là "mai núi" (Ochna integerrima (lour.)Merr.). Ở Tây Nguyên và Campuchia, mai núi phân bố khá rộng khắp.

Ngoài ra, còn có loài mai rừng với thân màu nâu, lá to xanh bóng, có răng cưa ở viền lá, hoa vàng mọc thành chùm theo dạng chủy nên được gọi là "mai chủy". Một loài mai vàng khác mọc ở triền cát, ở những khu rừng ven biển được gọi là "mai động". Loài mai này có thân suông, tròn, hoa trổ chi chít trên cành. Nếu chúng có hoa với năm cánh nhỏ thì gọi là "mai sẻ". Mai động hay mai sẻ phân bố rải rác ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình, Quảng Trị trở vào miền nam, cho tới tận Đồng Nai và Tây Ninh....

Xét về góc độ sai hoa, ngoài mai sẻ, còn phải nhắc đến "mai chùm gởi". Loài này có thân cứng, trên cành mọc lên những khối u, chung quanh khối u đâm ra rất nhiều tược non và từ đó nụ hoa mọc ra khá dầy, hoa nở san sát vào nhau tạo thành bó. Người ta còn gọi loài này là "mai tỳ bà" hay "mai vương". Thông thường, mai vàng có mùi hương rất khó nhận ra, song ở Việt Nam có loài mai vàng năm cánh hương thơm lại đậm hơn những loài mai khác nên được gọi là "mai hương". Nó còn tên khác là "mai thơm" (thường được trồng ở Bến Tre) hay "mai ngự" (mọc khá nhiều ở Huế)".

Riêng loài mai có cánh hoa lớn hơn kích cỡ bình thường được gọi là "mai châu" (đọc trại từ "trâu" thành "châu"). Loài có nụ hoa nhỏ, cánh dài và nhọn, được gọi là "mai cánh nhọn". Có loài mai vàng 5 cánh bình thường, nhưng cành nhánh mềm mại, rũ xuống như cây liễu nên được gọi là "mai liễu". Ở khu rừng Cà Ná có loài cây mai thân nhỏ èo uột, cành rất giòn, lá hình bầu dục, trơn và có răng cưa mịn gọi là "mai rừng Cà Ná". Ngoài ra, còn có loài mai thân rất nặng (gấp rưỡi thân cây mai bình thường) gọi là "mai đá" hay "mai Vĩnh Hảo". Loài này thân cứng, cành giòn, lá nhỏ, hoa to và phẳng, lâu tàn.

Biểu trưng - Biểu tượng

Tượng trưng cho sự vui tươi rực rỡ của mùa xuân

Mai, lan, cúc, trúc thường được gộp chung thành một cụm, xem như biểu tượng của bậc quân tử, nên cũng được gọi là «tứ quân tử» 四君子(bốn người quân tử). Mai nở vào mùa đông và xuân, chịu đựng lạnh lẽo.

Phân bố

1. Mai vàng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, mai vàng là một loài cây cảnh rất phổ biến ở từ miền Trung trở vào. Nó được trồng rộng rãi trong vườn nhà, làm cây cảnh trồng chậu, bonsai. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vào dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền vì đây là một loài hoa chưng tết chủ đạo. Cây mai ngày tết được xem như là vật mang lại may mắn cho năm mới nên người ta rất kị nếu chưng cành mai mà đúng mùng một không nở hoặc héo rũ.

Việc miền Bắc chơi đào, trong miền Nam chơi mai trong dịp Tết được giải thích là sau khi mở rộng bờ cõi về phương Nam vốn có khí hậu nóng hơn không thích hợp với việc trồng đào, mỗi khi Tết đến, những người đi mở đất nhớ đến cành đào ngoài Bắc nhưng không thể có được đã chọn mai (một cây hoa rất phổ biến ở trong Nam, đẹp, nhiều hoa lại nở đúng mùa Tết) để thay thế.

TạiViệt Nam loài mai vàng phổ biến nhất là mai vàng năm cánh (danh pháp khoa học: Ochna integerrima). Loài này phân bố nhiều nhất tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn và các tỉnh từ Quảng Nam, Đà Nẵng cho tới Khánh Hòa. Các vùng núi ở đồng bằng sông Cửu Long cũng có nhiều loài hoa này, ở cao nguyên cũng có, song số lượng ít hơn

Mai Tứ quý

Là một loại hoa mai vàng nhưng sau khi rụng cánh hoa còn lại đài hoa đỏ và hạt xanh (khi chín hạt sẽ chuyển thành màu đen), chính vì vậy loài mai này còn có tên là "Nhị độ mai" tức "mai nở hai lần", tên khoa học là Ochna atropurpurea.

Mai vàng nhiều cánh

Là loại mai vàng có nhiều cánh do lai tạo hoặc chọn lọc tự nhiên, chọn giống cải tạo dần. Mai nhiều cánh ở Việt Nam gồm có: Mai giảo Thủ Đức (12 cánh thẳng, 2 tầng cánh); mai 12 cánh Bến Tre (loại hoa chùm, cánh hoa lớn hơn mai giảo Thủ Đức); mai 18 cánh Bến Tranh (3 tầng cánh, cánh hoa hơi nhỏ); mai 12-14 cánh Tư Giỏi (3 tầng cánh); mai Cửu Long 24 cánh (3 tầng cánh); mai cúc Thủ Đức (24 cánh, 3 tầng cánh); mai BB hay mai Ba Bi (24-32 cánh, 3 tầng cánh), rất giống mai cúc Thủ Đức nhưng nhiều cánh và hoa to hơn; mai 24 cánh chín Đợi (hoa vàng rất to, nở thẳng); mai 48 cánh Gò Đen (5-6 tầng cánh); mai 120-150 cánh Bến Tre (rất nhiều tầng cánh, giống như cúc Mâm xôi, nở tròn, to đẹp).

Nhìn chung, ở Việt Nam người ta chỉ xác định được tên khoa học của vài loài mai là Ochna integerrima (mai vàng năm cánh); Ochna integerrima (lour.)Merr (mai núi) và Ochna atropurpurea (mai tứ quý). Riêng về mai tứ quý, ngoài tên khoa học Ochna atropurpurea, chúng còn những tên khác là Ochna atropurpurea DC, Ochna serrulata hay Ochna integerrima (theo cách gọi của Thái Lan). Tất cả những loài mai khác, kể cả mai giảo và mai ghép nhiều cánh, đều chưa có tên khoa học.

2. Mai vàng Campuchia

Loài mai này có tên khoa học là Ochna integerrima (lour.)Merr. Hoa thường có 5 đến 9 cánh, khi nở tối đa những cánh hoa úp ngược về phía cuống. Màu hoa hơi vàng tái. Loài này còn được tìm thấy ở Việt Nam. Chúng là loài cây hoang dã mọc trong rừng ở miền Nam và miền Trung, phân bố từ nơi khô cằn cát nóng cho tới chỗ ven sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy mảnh và dài, lá đơn màu xanh nhạt bóng. Mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng không che kín nụ. Nhìn chung, loài này ở Campuchia hay Việt Nam đều đã được nâng cấp số lượng cánh lên rất nhiều. Ngày nay, người ta có thể nhìn thấy loài này có hoa 40 cánh trở lên. Và không chỉ có màu vàng, mà còn có thêm màu trắng hoặc màu đỏ.

3. Mai vàng Nam Phi

Nam Phi có khoảng 12 loài mai vàng thuộc chi Ochna, bao gồm dạng cây lẻ và cây bụi, trong đó có hai loài phổ biến là: Ochna pretoriensis (magalies plane) và Ochna pulchra (peeling plane). Hai loài này xuất hiện rộng khắp vùng đồi thuộc Koppie. Loài Ochna pulchra cao khoảng 7m, vỏ cây thường bị tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã trong rừng, vỏ cây màu xám nhạt, xù xì ở phần gốc. Phần trên của thân cây vỏ bị tróc lộ ra màu trắng kem nhạt. Gỗ cây ít được sử dụng vì giòn và dễ gãy. Loài này có hai loại màu hoa: màu vàng và màu hồng.

Ở Nam Phi còn có những loài mai vàng khác, có tên khoa học là Ochna serrulata, Ochna multiflora, Ochna tropurpurea. Người nước ngoài gọi chúng là Mickey Mouse Plant, Bird's Eye Bush, Small-leaved plant và Carnival bush. Chúng khá giống với mai tứ quí Việt Nam.

4. Mai vàng Indonesia

Những loài này có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv,; Ochna serrulata (Hochst.) Walp. Và Ochna serrulata. Chúng đều có nguồn gốc ở Nam Phi, tuy nhiên "ngoại hình" lớn hơn. Có loài nở hoa vào mùa xuân và mùa hè hoặc nở quanh năm.

5. Mai vàng Madagascar

Ở Madagascar có loài mai vàng Ochna greveanum với 5 cánh tròn, dúm giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá dài và rủ xuống từng chùm.

6. Mai vàng châu Phi

Có một loài mai phân bố rải rác khắp những nước nhiệt đới ở châu Phi. Chúng có 5 cánh hoa màu vàng như ở Việt Nam, song lại khác tên khoa học, đó là loài Ochna thomasiana, thuộc dạng cây bụi. Lá hình oval, đầu lá bén, dài khoảng 10cm. Hoa nở rộ trên cành vào mùa xuân, song đôi khi cũng bất chợt nở vào mùa hè với số lượng hoa ít hơn. Cánh hoa dài khoảng 2cm. Đài hoa bung rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh, khi già màu đen. Chúng có tên tiếng Anh là Mickey Mouse bush và bird's eye bush

7. Mai vàng Miến Điện (Myanma)

Ở đất nước này, có loài mai vàng Ochna serrulata, giống như ở Nam Phi, tuy nhiên, hình thức hoa có khác đôi chút ở chỗ cánh bẹt hoặc có bầu noãn đỏ tồn tại khá lâu trước khi hoa rụng.

KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC

Cây mai không quá kén đất trồng. Các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.

1- Đặc điểm chung

- Mai là cây hoa kiểng dễ sống, sống mạnh và được coi là giống cây dễ trồng nhất.

- Cây mai không quá kén đất trồng. Bằng chứng cho thấy các loại đất thịtt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Miễn là đất đó không phải là đất chết, đất quá nghèo nàn chất dinh dưỡng không thể trồng các giống cây được.

- Cây mai kỵ đất bị úng thuỷ, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thúi khiến cây bị úa héo và chết dần. Ngoài rễ cái ra, cây mai còn có vô số rễ bàng mọc tua tủa quanh đoạn cổ rễ, có nhiệm vụ hút các chất dinh dưỡng trong tầng đất mặt để nuôi cây. Rễ cái bị thúi hay bị đứt không có khả năng mọc dài ra được, nhưng rễ bàng lại khác, bị đứt chúng lại mọc ra, vì vậy bộ rễ bàng cũng đóng một vai trò quan trọng cho việc sinh trưởng và phát triển của mai.

- Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành là quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên ngoài đất vườn.

- Cây mai thích hợp với những nơi có khí hậu nóng ẩm, từ 25o-30o là tốt nhất, mai có thể chịu đựng được nhiệt độ cao hơn trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng, nhưng với những vùng có khí hậu mát lạnh dưới 10o thì mai sinh trưởng kém.

- Cây mai ưa nắng, nhưng khả năng chịu khô hạn chỉ ở mức tương đối. Mai thích hợp với vùng có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Trong mùa mưa thì mưa nhiều, mùa nắng thì trùng vào mùa cây thay lá, trổ hoa. Bằng chứng là ở miền Nam, năm nào mà thời tiết cuối năm thay đổi như mưa nhiều hoặc giá lạnh thì cây mai cũng nở hoa không đúng ngày.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai:

Mỗi giống cây đều có một cách trồng riêng. Có giống đòi hỏi phải trồng với kỹ thuật cao, có nghĩa là trồng đúng kỹ thuật cây mới cho năng suất cao sau này. Nhưng cũng có giống cây có cách trồng giản dị, trồng mai cũng giản dị như thế. Nhưng đó là cách trồng để cây mai sống và ra hoa. Còn trồng theo cách ghép cành, uốn thế để có cây mai kiểng cổ, cây mai ghép nhiều màu, hoặc cây mai bonsai tuyệt đẹp thì lại là một việc khác.

Nó đòi hỏi người trồng phải có kỹ thuật.

2.1 Lên líp và mương rãnh thoát nước: Do cây mai không hợp với vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng. Nếu trồng mai trong thế đất như trên thì phải lên líp, thông thường bề ngang líp chỉ cần rộng từ 1-1,2m để ương mai con (khi lớn bứng trồng vào chậu).

Giữa hai líp mai sát nhau nên có mương, rãnh để thoát nước để tránh bị ngập úng cho vườn mai.

2.2 Phương pháp nhân giống:

a. Nhân giống hữu tính: Bằng cách trồng bằng hột. Ưu điểm: số lượng mai con nhiều, không tốn kém, không mất nhiều công sức. Nhược điểm: Cây mai thường không mang những đặc tính tốt của cây mẹ (hoa nhỏ, ít cành hơn, màu sắc có khi khác với cây mẹ...).

b. Nhân giống vô tính: Bằng cách chiết cành, ghép cành hoặc giâm cành. Ưu điểm: Cây con giữ được trọn vẹn những đặc tính của cây mẹ, nhưng không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn.

* Chiết cành: Chọn một cành nhỏ của cây mai mẹ, cắt một khoanh vỏ có chiều dài khoảng 3-4 phân, cố tránh đừng để vết cắt phạm vào phần gỗ bên trong, bóc khoanh vỏ đó đi. Sau đó, dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai nhào dại cho dẻo rồi ốp chặt vào xung quanh vết cắt, bên ngoài dùng vải dày hay bao bố hoặc xơ dừa bó lại cho thật chặt. Hàng ngày phải năng tưới nước cho bầu đất đó được ẩm cho đến vài ba tháng sau, khi bầu đất có nhiều rễ con bắn ra ngoài là lúc cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

* Ghép cành (tháp cành, tháp cây): là dùng cành của cây mẹ đem ghép vào cây mai khác để tạo cây mai mới mang những đặc tính của cây mai mẹ.

Có một cách ghép khác là ghép mắt, là lấy mắt lá, chồi non từ cây mẹ để ghép sang một cây khác làm gốc ghép.

* Ghép tam giác: Lấy một cây mai làm gốc ghép, lựa một chỗ trên gốc cây để ghép cành hay ghép mắt, dùng mũi dao nhọn rạch một hình tam giác nhỏ tương đương hột bắp rồi bóc lớp vỏ đó ra.

Dùng dao bén tách ra một chồi nhỏ hay một mắt lá của cây mai mẹ đem áp vào chổ tam giác vừa được lột vỏ của gốc ghép. Sau đó, dùng dây vải hoặc băng keo băng mắt ghép lại. Sau vài tuần, thấy chồi ghép hay mắt ghép xanh tươi có nghĩa là thành công.

Một gốc ghép có thể ghép được nhiều chồi hay nhiều mắt ghép. Ta thấy một cây mai ghép có nhiều màu hoa khác nhau chính là do cách ghép này.

* Ghép nêm: Dùng dao vạt hình cái nêm trên cành ghép và hình lỗ nên trên gốc ghép (hay làm ngược lại) rồi ráp khít hai bộ phận trên lại với nhau. Yêu cầu là cành ghép và gốc ghép phải có đường kính bằng nhau hay gần bằng nhau và cả 2 cây phải có độ tuổi ngang nhau mới tốt.

Đặt 2 mối khít với nhau, ta dùng dây cao su hoặc dây nylon quấn chặt bên ngoài vết ghép cho chắc chắn.

Nên ghép cây vào mùa mưa, vì đây là mùa cây đang dồi dào sinh lực. Tại gốc ghép, chọn nơi vỏ cây tươi tốt để tạo chỗ ghép, như vậy mắt ghép mới hy vọng đạt được thành công, vì nơi ấy nhựa nguyên lưu thông tốt. Việc ghép phải thực hiện càng nhanh càng tốt, để lâu nhựa sẽ khô, ghép không có kết quả.

2.3 Chăm sóc mai

* Tưới nước: Cây mai tuy chịu nắng hạn, nhưng không có nghĩa là có khả năng chịu hạn cao. Trong mùa nắng, ta nên chăm lo tưới nước. Với mai trồng đại trà ngoài vườn, mỗi ngày hoặc cách ngày tưới nước một lần mới tốt. Tưới thẳng vào gốc và xịt nước với tia nhỏ lên khắp tán lá lại tốt hơn. Nên tưới vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ) hoặc tưới vào lúc chiều mát.

Vào mùa mưa, mai trồng trong vườn khỏi tưới cũng được, trừ trường hợp nhiều ngày nắng gắt kéo dài thì phải tưới nước để giữ đất đủ ẩm. Mai kiểng trồng trong chậu thường bị khô nước vì đất chứa trong chậu quá ít nên không giữ ẩm được lâu. Do đó, mai kiểng trồng trong chậu phải tưới nước mỗi ngày, ngày tưới 2 lần (sáng, chiều).

Phải chú ý đến độ rút nước của từng chậu, nếu thấy có tình trạng úng nước phải dùng que nhỏ thông ngay, nếu để lâu cây mai sẽ bị chết vì bộ rễ bị hư.

* Bón phân: Trồng mai phải bón phân, nhất là đối với cây trồng trong chậu, sau khi tỉa cành tạo dáng cho chúng ta cần bón phân cho mai sinh trưởng tốt về cành lá.

Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Có thể dùng phân Đầu Trâu NPK 20-20-15TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều: khoảng 40-50 g/chậu chứa 50-60kg đất (đối với cây trồng ngoài đất lượng bón tương tự như trong chậu nhưng bón xa gốc cây, khoảng rìa ngoài của tán cây), tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành lá xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống.

Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK Đầu Trâu 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đầy đủ các chất đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt.

Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Tiến hành xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây.

* Diệt cỏ dại, bắt sâu: Cỏ dại tranh ăn chất bổ của phân được bón vào đất, vì vậy cần phải tiêu diệt ngay. Nên diệt cỏ vào trước mùa mưa hàng năm. Về sâu bệnh, cây mai có đặc tính kháng bệnh cao, nên ít bị sâu rầy phá hại, thế nhưng không phải là không có. Chúng ta nên quan sát, nếu phát hiện có sâu rầy thì nên tận diệt ngay. Một số sâu, rầy chính hại cây mai: Sâu đục thân, rầy bông, sâu tơ, sâu nái.

2.4 Lặt (trẩy) lá mai:

Là việc làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nở hoa đúng Tết của mai. Thời gian để trẩy lá mai không nhiều, giảii quyết xong trong ngày mới tốt, nếu kéo dài thì mai sẽ nở hoa không đúng ngày.

Có 2 cách trẩy lá mai: Cầm lá trẩy ngược ra sau, có ưu điểm tốn ít sức, nhanh nhưng có nhược điểm dễ kéo theo một đoạn dài vỏ cành cây làm hư hại nụ hoa và cành hoa; cách thứ hai là cầm lá kéo theo chiều của chiếc lá, ưu điểm gặp cuống dai cũng không bị xước vỏ, nhưng tốn nhiều sức, đối với những đọt non dễ bị đứt đọn do kéo quá sức.

Muốn cây mai trổ sai hoa thì phải trẩy sạch hết lá non lẫn lá già, miễn là đừng gẫy ngọn cành là được...

3. Để mai ra hoa đúng Tết

Từ ngày mai bị tuốt hết lá (thông thường là từ ngày rằm tháng Chạp) trên các cành mai đã chớm xuất hiện những nụ hoa nhỏ bằng nữa hạt gạo, những nụ hoa này thường từ các nách lá. Mỗi nụ như vậy lớn dần lên thành một cái hoa to thường gọi là hoa cái có lớp vỏ lụa bao kín bên ngoài. Trong hoa cái có nhiều nụ nhỏ.

Tính từ ngày vỏ lụa của hoa mai xuất hiện cho đến lúc nở là 7 ngày. Như vậy, nếu thời tiết trong những ngày cuối năm ấm áp, mà vỏ lụa của hoa bung ra đúng ngày 23 tháng Chạp, thì có hy vọng đúng đêm Giao thừa hoa mai đã bắt đầu nở lác đác.

Xác định ngày trảy lá mai: Muốn hoa nở đúng Tết chúng ta phải tính toán kỹ nên trảy lá vào ngày nào:

a) Tính toán về thời tiết: Từ ngày 10 tháng Chạp ta nên chú ý những điều sau:

- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm nắng sẽ tốt, khi trời ấm áp thì chắc chắn hoa mai sẽ nở sớm. Ta sẽ trảy lá trễ.

- Nếu biết trước nửa tháng cuối năm sẽ có mưa to hay khí trời chuyển lạnh thì năm đó mai sẽ nở hoa trễ. Ta phải trảy lá sớm.

b) Quan sát nụ hoa trên cây: Cần quan sát nụ hoa đã xuất hiện trên cây trước khi trảy lá ra sao để định ngày trảy lá cho đúng:

- Nếu thấy nụ hoa còn nhỏ, với mai vàng 5 cánh phải trẩy lá vào ngày 13 tháng Chạp.

- Nếu thấy nụ hoa hơi lớn, với mai vàng 5 cánh, phải trẩy lá vào ngày rằm hoặc sang ngày 16 tháng Chạp.

- Còn thấy nu hoa đã lớn, độ 3-4 ngày nữa sẽ bung vỏ lụa nên lùi ngày trẩy lá đến 18, 19 hoặc 20 tháng Chạp.

Tóm lại từ ngày 10 tháng Chạp chúng ta nên quan sát nụ hoa từng cây mai lớn nhỏ ra sao rồi kết hợp với thời tiết để tính toán ngày nào tiến hành trảy lá mai. Việc tính toán sao cho đúng ngày "Đưa ông Táo về trời" (ngày 23 tháng Chạp) hoa cái bung vỏ lụa là được.

Với loại hoa mai nhiều cánh, sau khi tính toán kỹ theo cách trên, ta nên trảy lá trước thời hạn hoa 5 cánh khoảng 1 tuần. Cũng nên lưu ý là sau ngày trảy lá mai, ta nên theo dõi sự biến động của thời tiết bên ngoài ra sao: Nếu thấy khả năng mai nỡ trể thì chúng ta nên thúc mai bằng cách hòa loãng phân NPK (10 lít nước cho 1 muỗng canh phân ) tưới cho cây để thúc cây nở hoa sớm. Ngược lại, trời đang nắng hạn mà đổ mưa rào thì hoa mai sẽ nở sớm, thì hạn chế số lần tưới nước trong ngày, chỉ tưới vào cữ trưa với lượng vừa phải. Đồng thời, gặp nắng trở lại ta nên đem mai ra phơi nắng để hãm chúng không nở sớm.

Chăm sóc mai sau Tết

Việc chăm sóc mai đầu tiên lại là xuống tay khá "tàn nhẫn": cắt bỏ hết những chùm hoa đang nở lẫn nụ hoa chưa kịp nở. Tuy nhiên, chỉ nên cắt giữa cuống hoa hoặc cuống nụ hoa, giữ lại cọng đài hoa vì chỗ này có thể sẽ cho nhiều chồi mới.

Nếu là cây mai đang mọc ở ngoài vườn thì có thể cắt bỏ ngay nụ và hoa như cách làm trên, còn nếu cây mai đang ở trong nhà thì cần mang ra ngoài trời nơi có nắng sớm chiếu vào. Khoảng một tuần sau khi cây quen dần với thời tiết bên ngoài mới bắt đầu cắt nụ, cắt hoa còn lại.

Để chỉnh sửa dáng cây, thường dùng cọc cắm, lạt chẻ từ tre non hoăc dây kim loại mềm để uốn nắn cành. Uốn chừng ba tháng có thể tháo gỡ dây quấn để tránh tạo lằn không đẹp trên vỏ cành. Việc kế tiếp là cắt bỏ bớt nhánh quá dài và những chỗ nhánh quá dày để tạo dáng hài hòa.

Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khỏang 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.

Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn.

Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 - 10 mm. Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn.

Nếu chỉ là nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 - 5 lá khỏe mạnh rồi mới dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên. Không buộc ép kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi. Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp.

Xong các công đọan uốn tỉa, cắt sửa là đến việc phun thuốc kích thích sinh trưởng cho mai đâm chồi mới. Dùng lọai Atonic hoặc Mega 9.1.1 để phun lá là hiệu nghiệm nhất. Phun thuốc này 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Có thể dùng phân vi sinh hữu cơ hòa tan với nước tưới vào gốc cho chồi mau phát. Cần hạn chế tối đa các lọai phân vô cơ.

Việc chăm sóc mai sau tết còn bao gồm cả công đoạn thường xuyên theo dõi sâu bọ và những con ong nhỏ cắn lá. Trong thời kỳ chồi đang mọc lá non cần thường xuyên phun thuốc trừ sâu.

Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ. Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu. Các công đoạn chăm sóc mai cần xong xuôi trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo.

PHÒNG TRỪ SINH VẬT HẠI CÂY MAI (OCHNA INTERGERRIMA)

Hoa Mai là biểu tượng cho ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Sắc vàng tươi thắm của hoa mai vẫn được người đời cho là màu của may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng.

Cây Mai có sức đề kháng cao, dễ trồng, dễ sống. Mặc dù, trên đất xấu cằn cỗi hoặc gặp vùng thời tiết thay đổi bất thường nhiều giống cây trồng không sống được thì cây mai vẫn có thể tồn tại. Tuy nhiên, cây Mai dễ bị ảnh hưởng bởi úng ngập làm thối rễ, vàng lá và chết dần; các loài sâu bệnh hại thường làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây như: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp, sâu ăn lá, bệnh mốc cam, bệnh gỉ sắt, bệnh đốm lá, bệnh cháy lá, bệnh đốm đồng tiền, bệnh vàng lá...

I. SÂU

1. Sâu ăn lá (Delias aglaia)

Họ: Pieridae - Bộ:Lepidoptera

Sâu ăn lá

Triệu chứng

Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá.

Đặc điểm hình thái

Trưởng thành là một loài bướm, có chiều dài cơ thể khoảng 20 - 25mm, sải cánh rộng 60 - 70mm. Thân và cánh mầu đen, trên cánh có nhiều đốm mầu trắng và mầu vàng hình bầu dục.

Trưởng thành thường hoạt động ban ngày. Trứng được đẻ rải rác trên các đọt non, lá non.

Sâu non hình ống, thân màu xanh trong, đầu màu nâu đen. Khi đẫy sức sâu dài khoảng 25 - 28mm.

Sâu non thường nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau làm tổ để sống và hóa nhộng ở trong đó.

Sâu thường gây hại nhiều trong mùa mưa, là mùa cây mai ra nhiều đợt đọt non, lá non.

Biện pháp phòng trừ

Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy tổ sâu ở những đọt non.

Nếu mật số sâu cao, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Delfin, Abamectin hoặc một số thuốc gốc cúc tổng hợp như Fastac, Sec Saigon, Sumi-Alpha...

2. Bọ trĩ (bù lạch) (Thrips sp.)

Họ: Thripidae - Bộ:Thysanoptera

Triệu chứng gây hại của bọ trĩ

Triệu chứng

Bọ trĩ trưởng thành và ấu trùng đều chích hút dinh dưỡng ở lá non. Triệu chứng thể hiện dưới mặt lá non là 2 vệt màu xám song song với gân chính. Đọt non bị hại thường sần sùi, cứng và giòn, hai mép lá và chóp lá cong lên.

Khi bị hại nặng lá bị vàng và dễ bị rụng, cây phát triển kém.

Đặc điểm hình thái

Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ, dài 1-2 mm. Trưởng thành dạng thon, có mầu vàng đậm hoặc nâu đen, ấu trùng hình dạng giống trưởng thành có mầu trắng vàng đến vàng.

Đặc điểm sinh thái

Trưởng thành và ấu trùng thường sống tập trung ở đọt non, gân lá non, ít di chuyển. Khi những lá bị hại chuyển sang giai đoạn bánh tẻ và già, thức ăn không còn phù hợp, chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và gây hại. Bọ trĩ thường gây hại nặng trong mùa khô, khi mùa mưa đến bọ trĩ gây hại nhẹ hơn.

Biện pháp phòng trị

Khi tưới nước cho cây mai, dùng loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng vào những nơi cư trú của bọ trĩ để rửa trôi bớt chúng; mặt khác cũng sẽ làm giảm bớt được mật số của một số đối tượng dịch hại khác đang gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp...

Khi mật số bọ trĩ cao có thể sử dụng một số loại thuốc như: Malvate 21EC, Trebon 10EC, Confidor 100SL, Admire 50EC, Regent 5SC, Vimite 10ND, Bifentox 30ND, Virigent 800WG...Về liều lượng và cách pha chế nên theo khuyến cáo có in sẵn trên nhãn thuốc.

Khi phun, chú ý phun tập trung vào mặt dưới của lá non, đọt non. Ngoài ra, để hạn chế tác hại của bọ trĩ, nên trồng thưa để vườn mai luôn được thông thoáng.

3. Nhện đỏ (Rầy lửa) (Tetranychus sp.)

Lớp Nhện : Arachnida - Bộ: Acarina

Nhện đỏ và Triệu chứng bị nhện đỏ gây hại

Triệu chứng

Nhện trưởng thành và nhện non đều ăn biểu bì và chích hút dịch của lá từ khi lá bước vào giai đoạn bánh tẻ trở đi, tạo ra những đốm lá trắng vàng có thể dễ nhận ra ở mặt trên của lá; còn ở mặt dưới của lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám.

Khi bị hại nặng bộ lá bị cằn lại, thô cứng và sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cây mai.

Đặc điểm hình thái

Nhện đỏ có kích thước rất nhỏ (khoảng 0,3 - 0,4mm), hình bầu dục và có 8 chân. Khi mới nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm.

Nhện sinh sản rất nhiều, vòng đời của nhện lại ngắn vì thế chúng tích luỹ mật số khá nhanh, dễ bộc phát gây hại nặng nếu gặp điều kiện thuận lợi.

Đặc điểm sinh thái

Nhện đỏ ngoài gây hại trên cây mai, chúng còn gây hại trên rất nhiều loại cây trồng như cây ăn trái, cây rau màu và một số loại cây hoa kiểng khác.

Nhện thường tập trung thành từng đám ở mặt dưới các lá già, chích hút nhựa. Đôi khi nhện còn tập trung ở các mắt thân làm lá vàng và rụng.

Nhện đỏ thường gây hại nặng trong các tháng mùa nắng.

Biện pháp phòng trừ

Không nên trồng hoặc đặt các chậu quá sát nhau để luôn tạo độ thông thoáng cho vườn mai.

Thường xuyên kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đoạn bánh tẻ trở đi) để phát hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.

Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để phát hiện nhện cần phải dùng kính lúp kiểm tra hoặc ngắt những lá mai nghi ngờ có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay vuốt nhẹ phía ngoài tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ màu vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.

Khi cần thiết có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus 500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane 18,5EC...Chú ý phải sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và luân phiên các loại thuốc để tránh nhện đỏ kháng thuốc.

4. Rệp sáp ( Dysmiccocus sp.)

Họ: Pseudococcidae - Bộ: Homoptera

Trưởng thành cái và ấu trùng Trưởng thành đực của rệp sáp

Rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen xuất hiện.

Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây .

Đặc điểm hình thái

Rệp trưởng thành cái không cánh, có thân mềm hình bầu dục dài khoảng 3 mm, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp trắng hai bên mình, cuối bụng có một cặp đuôi ngắn. Rệp đực trưởng thành có một cặp cánh mỏng, cơ thể dài khoảng 2 mm, màu xám nhạt.

Rệp non giống trưởng thành cái nhưng nhỏ hơn

Đặc điểm sinh thái

Rệp non thường tìm chỗ cây non để sống, thường là kẽ lá, chùm hoa.

Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển. Rệp sápdysmicoccus sinh sống phá hại trên nhiều loại cây.

Biện pháp phòng trừ

Dùng tay giết rệp. khi cần thiết thì phun các loại thuốc Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster.

II. BỆNH

1. Bệnh đốm lá

Tác nhân do nấm : Pestalotia palmarum

Triệu chứng

Đầu tiên bệnh xuất hiện chỉ là một chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan nhanh cả lá, viền vết bệnh có mầu nâu đậm, chỗ tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khoẻ có quầng mầu vàng nhạt.

Bệnh nặng lá bị vàng rồi cháy lỗ chỗ, nhất là bìa lá, làm lá quăn queo. Bệnh thường xuất hiện trên những lá già rồi lan dần đến lá non, đọt non. Ở nhánh non bị bệnh làm lá bị rụng, đọt bị cháy khô, cây chậm phát triển.

Biện pháp phòng trừ

- Trồng với mật độ vừa phải để cây mai được thông thoáng.

- Vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa thu gom lá bị bệnh tiêu huỷ để tránh lây lan.

- Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ và kali giúp cây kháng bệnh.

- Dùng thuốc hoá học: Viben C, phun ướt đều cả hai mặt lá, cần lập lại 2-3 lần, sau 5-7 ngày để trị bệnh. Phun từ 10-15 ngày/ lần để phòng trừ bệnh.

2. Bệnh cháy lá

Tác nhân do nấm : Pestalotia funerea

Lớp nấm bất toàn : Deuteromycetes

Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu trên lá, xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá. Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. lá bệnh nặng chuyển màu vàng và rụng. bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.

Điều kiện phát sinh bệnh

Bệnh phát sinh vào đầu và giữa mùa mưa, khi gặp nắng mưa xen kẽ.

Biện pháp phòng trừ

Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá bệnh, định kỳ phun thuốc gốc đồng và phân bón lá cho cây.

3. Bệnh đốm đồng tiền

Bệnh đốm đồng tiền có thể gặp trên nhiều loại cây thân gỗ như: cam, quýt, chôm chôm, nhãn, bưởi, mãng cầu, sầu riêng, mít, xoài...

Tác nhân : Địa y

Triệu chứng

Ban đầu vết bệnh chỉ là những đốm rất nhỏ 2-3 mm, sau đó phát triền dần lên có đường kính 3-5 cm. Vết bệnh đa số có dạng hình tròn hoặc hơi tròn như đồng tiền, màu xám trắng hay xám xanh. Nếu nặng nhiều vết bệnh sẽ liên kết lại thành mảng lớn có hình dạng bất định, loang lổ, cứ thế nhiều lớp chồng chất lên nhau làm cho lớp vỏ của cây dày lên, có độ xốp giống như một lớp nhung bao quanh gốc cây mai.

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh

Đốm bệnh là mảng địa y, tức là dạng cộng sinh giữa rêu và nấm. Bệnh thường phát triển trên các thân cây lâu năm, già cỗi, lớp mô vỏ cây đã chết là môi trường cho rong rêu và các loại nấm hoại sinh phát triển. Lúc đầu bệnh chỉ tập trung ở phần thân sát gốc, về sau bệnh phát triển dần lên các nhánh cấp 1, nhánh cấp 2... Những cây có tán lá rậm rạp, ít ánh nắng, ẩm thấp rất thích hợp cho địa y phát triển.

Biện pháp phòng trừ

Không nên trồng hoặc sắp xếp những chậu mai trong vườn quá dày, để vườn mai được thông thoáng, khô ráo, dưới tán, dưới gốc cây nhận được thêm ánh sáng mặt trời.

Thiết kế mặt liếp để trồng mai (hoặc để đặt chậu mai) theo hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước để nước không đọng lại trên mặt vườn trong mùa mưa.

Định kỳ hàng năm phun 2-3 lần, phun ướt đều thân cây bằng các thuốc gốc đồng như: Bordeaux, CoC 85, Funguran...

Đối với những gốc mai đã bị bệnh: dùng thuốc Norshield 86.2 WG (3 g/lít nước). Quét ướt đều thân, cành và gốc liên tục 3-5 đợt, mỗi đợt cách nhau 7-10 ngày.

4. Bệnh vàng lá

Tác nhân: Bệnh sinh lý

Triệu chứng

Lá non có màu vàng nhạt hoặc trắng bạc, các gân lá còn xanh, phiến lá hơi bị cong. Triệu chứng thường xuất hiện từ lá già và đi dần lên trên. cây sinh trưởng chậm lại.

Điều kiện phát sinh phát triển

Thường xuất hiện vào những tháng gần cuối năm; nguyên nhân chủ yếu do cây tập trung dinh dưỡng để tạo búp hoa. Cây mai trồng trong chậu, đất xấu, ít được bón phân, thường bị bệnh vàng lá và bệnh cháy lá.

B iện pháp phòng trừ

Bón đầy đủ phân khi có hiện tượng vàng lá, ngoài bón phân nên kết hợp phun phân bón lá có chất vi lượng, cây sẽ mau hết bệnh.

5. Bệnh mốc cam

Bệnh Mốc cam do nấm: Coniothyrium fuckelli

Lớp Nấm nang: Ascomycetes

Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu trên cành và lá non; vết bệnh lúc đầu là những đốm mầu hồng (hơi giống mầu đỏ đồng), sau đó vết bệnh cứ phát triển rộng dần ra bao quanh hết cả đọan cành, đồng thời cũng phát triển lên cả phía trên và phía dưới của chỗ bị bệnh. Khi vết bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên chỗ bị bệnh sẽ có mầu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Bệnh nặng làm cành khô và chết.

Điều kiện phát triển bệnh

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25-30oc và ẩm độ cao. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.

Biện pháp phòng trừ

Định kỳ tỉa cành, cắt bỏ các cành bị gẫy hoặc bị bệnh. Sau khi tỉa cành phun thuốc Daconil, Zineb, COC 85...

6. Bệnh rỉ sắt

Nguyên nhân do Nấm: Phragmidium mucronatum

Lớp Nấm đảm: Basidiomycetes

Triệu chứng

Bệnh hại chủ yếu trên lá, đôi khi có trên cành non. Vết bệnh là những đốm nhỏ màu vàng cam hơi đỏ, xung quanh có viền nhạt màu. Đốm bệnh nổi lên trên có lớp bột màu vàng. Bị năng, nhiều đốm bệnh chi chít mặt dưới lá, làm lá vàng và rụng sớm. Trên cành bệnh làm cành teo tóp lại, chồi phát triển kém và có thể héo khô.

Điều kiện phát triển bệnh

Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 32 - 35oc. Bệnh thường gây hại nặng giai đoạn đầu và giữa mùa mưa.

Biện pháp phòng trừ

Tỉa bỏ các cành lá bệnh tập trung tiêu huỷ. Bón lân và kali tăng sức chống bệnh cho cây. Tưới nước vừa phải.

Khi bị bệnh nặng có thể phun một trong những loại thuốc sau: Bayfidan, Score, Anvil, Bumber, Carbendazim./.


Nguồn gốc tên gọi

Chi Đại (danh pháp khoa học: Plumeria, đồng nghĩa Himatanthus Willd. cũ Roem. & Schult.) là một chi nhỏ chứa 7-8 loài cây có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là cây đại, bông sứ, chăm pa. Chi này chủ yếu là cây bụi hay cây gỗ với lá sớm rụng. P. rubra (cây đại thông thường hay đại hoa đỏ), có nguồn gốc Mexico, Trung Mỹ và Venezuela, sinh ra hoa có màu từ vàng tới hồng, phụ thuộc vào giống cây trồng. Chi này cũng có quan hệ họ hàng với trúc đào (Nerium oleander). Cả hai đều chứa nhựa màu trắng sữa rất độc, tương tự như của chi Đại kích (Euphorbia). Tại Mexico, tên gọi trong tiếng Nahuatl (tiếng Aztec) cho các loài này là "cacalloxochitl" có nghĩa là "hoa quạ"

Chi này, ban đầu được viết là Plumiera, được đặt tên theo họ của nhà thực vật học người Pháp thế kỷ 17 là Charles Plumier, ông đã đi lại trong khu vực Tân thế giới để chứng minh bằng tài liệu cho nhiều loài động và thực vật. Tên gọi trong tiếng Anh "frangipani" có nguồn gốc từ một dòng họ quý tộc thế kỷ 16 tại Italy là dòng họ Frangipani, một gia đình hầu tước đã nghĩ ra một loại nước hoa có mùi hoa đại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào các khu vực, nhiều tên gọi phổ biến khác cũng tồn tại: "kembang Kamboja" tại Indonesia, "cây đền miếu" hay "champa" tại Ấn Độ, "kalachuchi" tại Philippines, "araliya" tại Sri Lanka, "chăm pa" tại Lào, "dead man's fingers" tại Australia v.v. Tên gọi tại Australia có lẽ là docác cành mảnh dẻ, không lá, trông như các ngón tay của các loài cây này.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

(không phân hạng) Asterids

Bộ (ordo): Gentianales

Họ (familia): Apocynaceae

Chi (genus): Plumeria

Tourn. cũ L.

Đặc điểm

Mỗi loài đại đều có hình dạng lá, cách phát triển cũng như hình dáng là khác biệt. Lá của P. alba hẹp và nhăn, không giống như các loài khác. Lá của P. pudica có hình dáng giống như lá sồi thuôn dài, bóng, màu lục sẫm. P. pudica cũng là một trong những loài hiếm ra hoa quanh năm với lá thường xanh. Loài khác giữ lá và hoa trong mùa đông là P. obtusa; nó có nguồn gốc từ Colombia, nhưng tên gọi của nó lại là đại Singapore.

Hoa đại chủ yếu tỏa hương về đêm nhằm lôi kéo các loài bướm nhân sư (họ Sphingidae) thụ phấn cho chúng. Hoa đại không có mật hoa, và đơn giản là bịp bợm những kẻ thụ phấn. Các loài bướm đêm này tình cờ thụ phấn cho cây do chúng chuyển phấn hoa từ hoa này sang hoa khác trong nỗ lực tìm kiếm mật hoa vô vọng của chúng.

Ý nghĩa - Biểu trưng

Các loài đại đã thích nghi với thủy thổ và rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trong các câu chuyện dân gian của nhiều quốc gia trong khu vực này, nhiều người cho rằng các cây đại là nơi trú ẩn của ma, quỷ. Mùi hương của hoa đại được gắn liền với một loại ma cà rồng là pontianak trong truyện dân gian Malaysia. Tại Hawaii người ta dùng hoa đại để kết vòng hoa đội trên đầu. Các loài đại cũng gắn liền với đền, chùa, miếu mạo trong cả hai tôn giáo là đạo Hindu và đạo Phật, mặc dù những người theo đạo Hindu không sử dụng các bông hoa này để cúng trong đền miếu của họ.

Phân bố

Từ Mexico và Trung Mỹ, Plumeria đã lan sang các khu vực nhiệt đới khác trên thế giới, đặc biệt là Hawaii, tại đây chúng mọc nhiều đến nỗi nhiều người tin rằng chúng là các loài cây bản địa ở đây. Hoa của đại hoa đỏ (P. alba) là quốc hoa của Nicaragua và Lào, tại đây chúng được biết dưới các tên gọi tương ứng là "sacuanjoche" (Nicaragua) và "chăm pa" (Lào).

Giống - Loài

7-8 loài, bao gồm:

* Plumeria alba

* Plumeria inodora

* Plumeria obtusa

* Plumeria pudica

* Plumeria rubra (P. acutifolia, P. obtusifolia)

* Plumeria stenopetala

* Plumeria stenophylla

Các giống sứ Sa mạc (Giống nhập từ Thái Lan)

1. Sứ Môi son :

Như tên gọi cây sứ này có hoa màu đỏ như son. Cây thân lùn mập, màu xám, phân nhiều cành nhánh do cắt tỉa lá hình bầu dục tròn, nhọn ở cuống, phình to bên ngoài, chót đuôi tròn lõm, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám, giữa có một gân khá to nổi lên rõ rệt màu trắng. Đặc biệt hoa khá to, một màu đỏ đậm, họng màu vàng cam, giữa có chùm nhụy 5 cọng khá dài cũng màu cam. Nhìn chung rất đẹp, nên được nhiều người mua trồng hoặc ghép lên cây sứ đã có sẵn, để có hoa màu đỏ như son.

2. Cây ánh Dương:

Cây ánh Dương có thân mập, cành nhánh nhiều, lá màu xanh ở mặt trên, màu xám phớt nâu ở mặt dưới, đặc biệt lá ở đọt non màu nâu nhạt hoặc phớt hồng, hoa to nở xòe 5 cánh hình tròn kín, cũng toàn một màu đỏ tươi, chót đuôi hơi nhọn. Họng màu hồng nhạt hơn họng cây môi son, chùm nhụy cũng ngắn hơn. Cây sứ ánh Dương có hoa chùm rất to và cũng được nhiều người ưa thích, tháp ghép lên cây sứ đang có.

3. Cây Hồng Phấn:

Cây sứ Hồng Phấn có thân màu xám xanh, cũng phân hiệu cành nhánh, lá rộng dài đầu chót phình ra, đuôi hơi tròn, màu xanh láng ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới, đọt lá trắng. Hoa nở có 5 cánh hình bầu lục thuôn dài, bên trong màu trắng, bên ngoài màu đỏ tươi, chót đuôi hơi nhọn, họng to màu vàng nhạt, chung quanh có nhiều sọc đỏ, giữa có chùm nhụy 5 cọng màu cam hồng, rất đẹp. Cây Hồng Phấn rất dễ tháp ghép, nhánh mau lớn nên hay lấn ép các nhánh khác, hơi chậm ra hoa, so với các giống khác.

4 Cây Hồng đào:

Cây sứ Hồng đào, thân xám sậm, nhiều cành nhánh, lá thuôn dài ốp lên trên dạng lòng thuyền, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám, lá đọt non ửng hồng ở mặt dưới. Hoa nở xòe to 5 cánh tròn kín, bên trong màu trắng, bên ngoài có viền đỏ, đặc biệt ở giữa cánh có một đường gân như thùy ngắn cũng màu đỏ, chia cánh ra làm hai, thành như cánh kép, họng màu vàng cam, giữa có chùm nhụy đỏ, rất đẹp. Hoa xinh như má hồng đào, nên được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên cây này cũng rất mau lớn, lấn lướt các nhánh ghép khác, cũng như cây hồng phấn hơi chậm ra hoa.

5. Cây sứ Chiều Tím:

Cây có thân nhỏ, màu xám xanh, ít cành nhánh, lá hẹp dài màu xanh nhạt cả 2 mặt đều có nhiều lông tơ mịn, ở đầu cũng có vài gai thật nhỏ màu đỏ mắt thường rất khó thấy, nên ít người để ý tới Đặc biệt giữa lá có một gợn sóng làm phiến lá hơi cong queo. Hoa khá to, nớ xòe rộng 5 cánh thật tròn kín, cánh này chồng lên cánh kia tương tự như hoa phong lan, rất đẹp. Họng nhỏ màu đỏ sậm, giữa có chùm nhụy rất ngắn, chót màu đỏ hồng. Cây sứ chiều tím rất siêng hoa, mặc dù thân nhánh rất nhỏ, ghép lên cây sứ thường. Cỡ ba tháng là ra hoa, nên rất được nhiều người ưa thích nuôi trồng.

6. Cây sứ Bạch Ngọc:

Là cây sứ có hoa màu trắng xuất hiện trước tiên ở TP.Hồ Chí Minh thân nhánh màu xanh sáng, lá thuôn dài, nhỏ ở cuống nở ra ở ngoài chót, màu xanh bóng ở mặt trên, màu xanh ở mặt dưới có ít lông tơ mịn. Hoa khá to nở xòe 5 cánh thuôn dài, đầu hoa nhọn, một màu trắng tươi, có khi phớt hồng, họng màu vàng phớt xanh, giữa có chùm nhụy màu hồng nhạt, trông cũng khá đẹp.

7 Cây sứ Bạch tuyết:

Cây Bạch Tuyết có thân to, lá tròn nhỏ so với cây Bạch Ngọc, nhưng màu xanh bóng, thường tập trung dày đặc ở đầu cành. Hoa hơi nhỏ, nở xòe 5 cánh hình bầu dục thuôn, tròn ở ngoài chót họng nhỏ màu vàng, giữa có 5 cọng nhụy cũng màu vàng. Hoa tuy hơi nhỏ, nhưng khá đẹp, một màu trắng tươi trông duyên dáng, nổi bật lên giữa phong màu xanh của lá.

8. Cây sứ trinh Bạch:

Là cây sứ trắng mới nhập từ Thái Lan. Thân xanh xám, cành nhánh trung bình, lá khá to màu xanh sáng, nhọn ở cuống, phình lo ở đầu, chót đuôi hơi nhọn. Hoa to nở xòe 5 cánh tròn kín, một màu trắng tuyền, chót đuôi hơi nhọn, họng màu phớt xanh, giữa có chùm nhụy vàng chót đầu màu trắng thật là đẹp, do màu sắc trinh bạch.

9. Cây sứ Sương Mai:

Là cây sứ nổi tiếng ở Hội Hoa Xuân 1999 ở Tao Đàn, cây sương mai thân to mập, màu xám nhạt, cành nhánh cũng nhiều vươn cao, lá dày to, nhọn ở cuống, phình to ở đầu chót, màu xanh sáng, cả 2 mặt đều có lông tơ mịn, cây nào sóng lá điểm hồng có hoa càng đẹp, nhiều sọc trắng hơn, hoa to, nở xòe 5 cánh tròn, một màu đỏ tươi, có nhiều điểm trắng gọi là sương, có cây biến thành sọc trắng, từ trong họng sọc khá to, chạy ra tới đầu chót cánh lại nhỏ dần, có khi biến mất ở gần chót cánh. Họng to màu hồng, có sọc đỏ từ trong phểu chạy ra tới ngoài họng, giữa có chùm nhụy cọng đỏ, chót màu vàng nhạt rất đẹp. Hoa này có nhiều sọc trắng từ trong chạy ra, có nhiều đỏ từ ngoài chạy vào, trông rất lạ mắt.

10 Cây sứ đỏ viền tím đen:

Cây sứ đỏ viền tím đen, thân khá to, màu phớt hồng, hay vượt lên cao, lá khá to, hình thuôn dài, chót phình to mặt trên màu xanh phớt hồng, mặt dưới màu xanh xám, giữa có gân trắng nổi lên rõ rệt. Hoa to, nở xòe 5 cánh bầu dục tròn, ngoài đầu chót hơi nhọn, bên trong màu đỏ, chung quanh có viền tím, mới nở màu đen, mỗi ngày mỗi nhạt dần thành tím. Từ họng ở mỗi cánh, có 3 sọc trắng ngắn, chạy ra tới một phần cánh thì nhạt dần rồi mất hẳn rất lạ. Họng to màu cam, có nhiều sọc đỏ tươi từ trong phễu chạy ra đến giáp mí họng tới cánh là hết. Hoa cũng rất đẹp được nhiều người ưa thích, cây này cũng rất mau lớn, vượt cao và siêng hoa.

11. Cây sứ đỏ sen :

Cây đỏ sen, thân nhỏ hơi hồng hồng, lá cũng nhỏ, hẹp dài, mặt trên màu xanh hơi sáng, mặt dưới màu hồng nhạt, chót lá nhọn. Hoa đặc biệt có 5 cánh to màu đỏ pha tím sen rất đcp, đầu cánh hơi nhọn, họng nhỏ trong màu tím, phần giáp mí với cánh màu vàng, giữa có chùm nhụy, đầu màu vàng nhạt. Hoa rất dễ thương rất đẹp. Hoa này cũng mới nhập từ Thái Lan, bằng cây con đã tháp ghép sẵn. Tôi có cây đột biến ra hoa 6 cánh tròn kín rất đẹp.

12. Cây sứ tím nhạt :

Đây là cây lai tạo từ cây chiều tím nên ra hoa tương tự như cây chiều tím nhưng màu sắc nhạt hơn, họng cũng đỏ nhạt hơn, tuy nhiên các cánh hoa đều dún lại rất đẹp. Lá cây này lại rất to lớn, bản rộng màu xanh bóng, cũng dún chung quanh nên rất lạ, cũng được nhiều người ưa thích.

13. Cây sứ lá viền trắng :

Đây là cây sứ mới, thân màu xanh xám. lá màu xanh bóng ở mặt trên, xanh xám ở mặt dưới, nhưng tất cả chung quanh đều có viền trắng, xem rất lạ, rất đẹp, nên còn gọi là cây sứ lá trắng. Hoa khá to, nở xòe 5 cánh tròn, màu đỏ tươi họng vàng sậm, giữa có chùm nhụy cũng màu vàng. Cây này rất mới vừa có lá đẹp, vừa có hoa đẹp nên rất được nhiều người ưa thích nuôi trồng.

14. Cây sứ lá nhuyễn :

Cây sứ lá nhuyễn là cây mini, cây thân nhỏ lá nhỏ, màu xanh xanh nhạt, nhọn ở cuống, phình to bên ngoài chót, hoa hơi nhỏ 5 cánh màu hồng, chung quanh có viền cam pha đỏ, họng màu vàng, khá đẹp. Cây sứ này trồng trong chậu nhỏ làm bon sai, trang trí nội thất được.

15. Cây sứ lá đỏ:

Đây là cây sứ mới nhập từ Thái Lan, thân nhỏ lá nhỏ màu đỏ pha tím, gân đều tím, gân giữa to màu đỏ đậm hơn gân bìa. Hoa hơi nhỏ nở xòe 5 cánh cũng màu đỏ, rất lạ. Cây nầy là giống mới vì ở Việt Nam chưa có cây sứ lá đỏ, nên được nhiều người mua để trồng làm giống.

16. Cây sứ hồng nhạt :

Cây sứ trồng từ hạt lai tạo bên Thái Lan, thân màu xanh mốc, lá màu xanh bóng ở mặt trên, mặt xanh xám ở mặt dưới, chót đuôi hơi nhọn. Hoa khá to, nở xòe 5 cánh thuôn dài, màu hồng thật nhạt bên trong, chung quanh có viền đỏ nhạt, có chỗ lan rộng ra nhạt dần rồi mất hẳn luôn. Họng khá to màu xanh nhạt, giữa có chùm nhụy cũng màu vàng nhạt. Đây là cây sứ lai tạo, hoa không đẹp lắm, nhưng toàn màu nhợt nhạt không có chỗ nào đậm đà cả, nên cũng.dễ thương, để tháp ghép nuôi trồng.

17. Cây sứ Thái Dương :

Cây sứ này cũng mới nhập về, không lạ lắm vì 5 cánh cũng màu đỏ tươi. Tuy nhiên cây rất sai hoa, mỗi chùm có đến cả chục hoa, khi nở vài chùm thì đỏ rực cả cây, nên đem trưng bày rất đẹp, được nhiều người hâm mộ. Về thân, cành, lá cũng không có gì đặc sắc lắm, tương tự như cây môi son, chỉ.có lá hơi hẹp dài.

18. Cây Phúc tinh :

Cây Phúc Tinh thân mập màu xám, lá thuôn dài, màu xanh ở mặt trên, màu xám ở mặt dưới, chót đuôi nhọn, giữa có một đường gân trắng. Hoa to nở xòe 5 cánh một màu đỏ sậm, thật là đẹp toàn đỏ chót đầu cánh hơi nhọn. Họng màu đỏ cam. giữa có chùm nhụy cũng màu đỏ nhạt. Cây này đọt lá non cũng màu đỏ. nên thuộc loại cây toàn đỏ. được nhiêu người ưa thích màu đỏ nuôi trồng làm cảnh, trang trí cũng rất đẹp.

19. Cây Hồng Phúc :

Cây Hồng Phúc thân màu xanh nhạt lá hẹp, thuôn dài, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới màu xanh xám, giữa có một gân trắng khá to nổi lên rõ rệt. Hoa khá to nở xòe 5 cánh tròn, một màu hồng hơi nhạt, có nhiều sọc đỏ cũng hơi nhạt, chạy song song từ họng ra tận bìa ngoài của cánh, đầu chót hơi nhọn. Cây này màu sắc rất lạ, rất đệp, pha vừa đỏ, vừa cam, vừa nâu rất khó tả. Họng màu đỏ có nhiều đường gân đỏ từ trong chạy ra ngoài, giữa có chùm nhụy ngắn màu đỏ sậm. Cây Hồng Phúc là cây sứ mới có màu sắc tuy không đẹp lắm nhung rất lạ

20. Cây Pachypodium brévicaule có hoa màu vàng :

Hoa này rất mới lạ, màu vàng, về hình dáng hoa cuống phễu, cánh, thì giống y như hoa sứ, cũng màu vàng tương tự, như hoa cây huỳnh anh. Lá cũng giống y như lá cây sứ. nhưng lại là thân củ, tròn, có một ít gai nhóm màu xám mốc. Đặc biệt trái cũng tương tự như trái sứ: nhưng hạt thì chỉ có 1 đầu có lông tơ mà thôi, thay vì cả 2 đầu có lông tơ như hạt trái sứ. Cây này trong sách "Les Plantes Succulentes" mô tả cũng nhóm sứ cùi, sứ Thái, nên có thế lái tạo qua thụ phấn chéo với cây sứ Thái để có hoa màu vàng.

21. Cây lai có hoa màu vàng :

Cây này mới nhập vào cũng có hoa y như hoa sứ màu vàng, nhưng về cuống hoa, thân, lá, có hơi khác . cuống hoa rất dài giống như cuống hoa sứ cùi, sứ đại (Plumeria) thân thì tròn to, chung quanh đầu có gai thật nhọn giống như thân cây xương rồng bát tiên của Thái. lá thì hẹp và hơi nhỏ giống lá của cây trúc đào (nerium). Cây thật là lạ, người nhập về nói là cây sứ có hoa màu vàng, nhưng thực tế chưa hoàn toàn là cây sứ sa mạc. Dùng cây này để thụ phấn chéo thêm một lần nữa với cây sứ sa mạc. có lẽ mới ra cây sứ sa mạc có hoa màu vàng. Cây sứ Thái đời mới, mới lai tạo còn rất nhiều, hình như mỗi tháng một nhập về nhiều cây mới lạ, như cây sứ lá bạc, cây sứ lá đỏ, cây sứ hoa vàng v.v... Thật là đa dạng, nghe nói bên Thái Lan đã trồng sứ thành đám rất to, coi như rừng có hoa đủ màu sắc, giữa đám có cây sứ rất to, gọi là sứ "cái"" chuyện thụ phấn và đậu trái, như ong chúa, mối chúa vậy... Cây sứ cái này không bán ra, chỉ nghe mô tả lại là cây rất to rất mập, đọt non to cỡ bằng ngón tay cái, thân nhánh cỡ bằng bắp tay, trái rất to, bên trong chứa cả ngàn hạt. Người Thái chỉ cần lấy hạt này. gieo trồng thành cây con, cho rằng đã được lai tạo tự nhiên, có cây ra hoa đẹp, có cây ra hoa thường, có cây đột biến ra hoa rất lạ nhưng bán rất rẻ.

Các giống sứ Sa mạc (Giống nhập từ Đài Loan) :

1 Cây Hắc Trân Châu :

Cây Hắc Trân Châu (ngọc đen) là cây sứ đẹp thân lùn mập, màu xanh xám, lá có màu xanh bóng ở mặt trên, màu xanh xanh ở mặt dưới, nhánh to cao, thường vượt lên khá cao, khi tháp ghép chung với các giống sứ khác màu. Mặt dưới của đọt lá non cũng hơi phớt hồng. Hoa rất to, nở xòe 5 cánh tròn kín, có 3 màu : đen đỏ, trắng, giống như 3 hoa chồng lên nhau : hoa màu đen to nhất làm nền, hoa màu đỏ nằm giữa và hoa màu trắng gồm mỗi cánh có 3 sọc trắng ở trên cùng. Họng to màu vàng phớt xanh nâu, giữa có chùm nhụy 5 cọng màu đỏ đầu nhị màu trắng... tỉa rất đẹp, rất lạ, không thể mô tả cho hết được. Hoa này ở TP.Hồ Chí Minh trồng ra hoa chưa đạt đúng y như hình chụp từ Đài Loan, nhưng cũng được thiều người ưa thích. Cây này cũng tương tự như cây đỏ viền tím đen của Thái Lan, nhưng cây của Thái Lan màu đen ít hơn.

2. Cây sứ Thái Vân :

Cây sứ Thái Vân là cây 2 màu : trắng và đỏ. 2 màu này lẫn lộn xen kẽ với nhau rất đẹp. Giống như:các sọc trắng từ trong họng chạy ra, các sọc đỏ từ ngoài chót cánh chạy vào, mỗi sọc mới đầu rất lớn, từ từ nhỏ dần, đến mất hẳn nhường chỗ cho sọc màu khác, nên thấy xen kẽ nhau giữa trắng và đỏ rất đẹp. Họng to màu xanh phớt tím, giữa có chùm nhụy xoắn lại đầu màu trắng. Cây này khác với cây sương mai của Thái Lan, là cây Thái Vân sọc to hơn và họng màu xanh, cây Sương Mai, sọc nhỏ hơn và họng màu đỏ cam.

3. Cây Chân Thiện Mỹ :

Cây Chân Thiện Mỹ, có thân to cao, màu xanh nhạt, lá dày rất to giống như cây quạt ba tiêu, màu xanh nhạt. Hoa rất to, nở xòe 5 cánh tròn kín màu đỏ tươi họng vàng nhụy hơi đỏ, rất đẹp. Cây này tàn nhánh lá đều to, hoa càng to, nên rất được nhiều ngườ ưa thích.

4. Cây Đại Hồng :

Cây Đại Hồng, như tên đã gọi, là cây sứ có hoa màu đỏ thật to. Thân nhánh màu xanh xám, lá hình thon dài, nhỏ ở cuống, phình to ngoài chót, phiến lá màu xanh, pha vàng nhạt, có gân giữa nổi lên rõ rệt, nếu cây nào có gân giữa ửng đỏ thì hoa cũng đẹp. Hoa to nở xoè 5 cánh to phình đầu hơi nhọn. Có cây hoa chung quanh có điểm đen, càng thêm đẹp. Cây cũng được nhiều người ưa thích, trồng làm cảnh vì có hoa đẹp và rất siêng hoa, có hoa gần quanh năm.

5. Cây Tinh Quân :

Cây Tinh Quân, nhân mập, lùn, màu xám, lá to hình trứng nguợc, mặt trên xanh bóng, mặt dưới màu xanh nhạt, chót đuôi hơi nhọn. Hoa chùm to, nở xoè 5 cánh, tròn kín. cánh này chồng lên cánh kia rất đẹp, màu đỏ tươi, chung quanh có viền đen, họng màu vàng tươi. Cây này còn rất hiếm, ít người có còn đang gây giống. Cây đặc sắc hoa giống như hoa phong lan được nhiều người ưa thích.

6. Cây Hoàng Oanh :

Cây Hoàng Oanh, thân khá to, phân nhiều cành nhánh, lá màu xanh bóng mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới, giữa có gân chính màu trắng nổi lên rõ rệt. Hoa khá to, nở xòe 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, ngoài chót có đốm đen và hơi nhọn. Cánh hoa Hoàng Oanh có dạng như hình miếng chả vuông, gắn vô họng, màu cam đỏ, giữa có nhụy màu cũng màu cam đỏ, khá đẹp, cũng được nhiều người ưa thích.

7. Cây Liên Hoa :

Cây sứ Liến Hoa cũng là cây mới, có thân to mập, cành nhánh nhiều, cũng hay mọc vương cao lên, lá màu xanh bóng ở mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới, chót đuôi hơi nhọn. Hoa rất to, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, họng màu vàng. nhụy màu vàng cam. Hoa rất được nhiều người ưa thích vì rất to và màu sắc đồng nhất không pha lộn.

8. Cây sứ Xuân :

Cây sứ Xuân rất độc đáo không thua gì cây Hắc Trân Châu, hoa cũng rất đẹp, nở xòe 5 cánh một màu đỏ tươi, chung quanh có viền đen, họng vàng, nhưng cánh dạng hình thuôn dài, nên không kín bằng cây Hắc Trân Châu, và cũng nhỏ hơn cây Hắc Trân Châu mà thôi. Thân cây sứ Xuân cũng lùn mập, màu xanh mốc, lá hơi nhỏ nhưng màu xanh đậm mướt, rất đẹp.

9. Cây sứ Đại Xa Luân :

Cây Đại Xa Luân, thân mập, cành nhánh nhiều, màu xanh xám, lá to hình bầu dục, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám, giữa có gân trắng. Hoa rất to vì có chữ đại, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu đỏ tươi, họng màu vàng phớt xanh, giữa có chùm nhụy màu đỏ cam chót màu vàng. Hoa rất đẹp, rất to, được nhiều người ưa thích.

10 Cây Kim Bài :

Cây Kim Bài có người còn gọi là Hồng Đăng, thực tế 2 cây đều giống nhau, đều một màu đỏ sậm, thuần, không có pha màu nào khác. Cây Kim Bài có hoa 5 cánh hình thuôn dài, đuôi cánh nhọn tim, giống như đuôi của lá cây bồ đề, còn cây hồng đăng đuôi chỉ hơi nhọn, tương tự như đuôi của cây lâm vồ Cho nên 2 cây có thế lẫn lộn với nhau. Về thân lá thì cũng tương tự như nhau, lá thuôn dài màu xanh đậm ở mặt trên, mặt dưới màu xanh xám, có lông tơ và màu phớt nâu.

11 Cây Hồng Đăng :

Cây Hồng Đăng giống hệt như cây Kim Bài chỉ cố đuôi cánh hơi ngắn hơn một tí mà thôi.

12. Cây sứ Hồng điểm:

Cây hồng điểm là cây hồng đăng đột biến, thay vì cánh đỏ sậm y như cánh hồng đăng, cây hồng điểm thêm một sọc trắng dài to ngang ở giữa cánh. Cây này ít có vì chưa có giống thuần túy mà chỉ đột biến mới ra. Còn về thân, cành, nhánh, lá, đều giống y như cây hồng đăng. Tôi không biết cây này tôi mua của ai và ở đâu, vì ghép chung lên cây Hồng Đăng, đột xuất nở ra hoa này, vì có điểm trắng giữa cánh nên tôi gọi là Hồng Điểm...

13. Cây Hồng nhung :

Cây Hồng nhung gốc từ Đài Loan, thân cây mập màu xanh xám, lá to, nhọn ở cuống, xoè rộng ở chót và đuôi hơi nhọn, mặt trên màu xanh bóng, mặt dưới màu xanh xám. Hoa to, 5 cánh tròn kín, đuôi hơi nhọn, một màu đỏ sậm như nhung nên gọi là hồng nhung. Cây này cũng được nhiều người ưa thích vì hoa to, màu sắc đẹp và rất siêng hoa

14. Cây Mê Đế số 1:

Cây Mê Đế số 1 thuộc giống cây nhỏ mini: cành nhánh lá đều nhỏ. màu xanh nhạt. Hoa nhỏ nhưng rất siêng hoa, 5 cánh thuôn dài có 2 màu, chồng lên nhau : màu cam to ở dưới làm nên, màu trắng dạng 5 cánh hình sao nhọn ở trên, họng cũng màu cam, chung quanh có nhiều sọc cũng màu cam, giữa có chùm nhụy cũng màu cam. Cây sứ này hoa tuy không đẹp lắm, nhưng rất siêng hoa và được xếp vào loại sứ mini, trồng trong khay nhỏ làm bonsai được.

15. Cây Mê Đế số 2:

Cây số 2 cũng là cây sứ mini, thân cành nhánh cũng tương tự như cây số 1 , nhưng hoa to hơn và có khác hơn một chút là phần màu trắng dạng hình sao, to hơn và cánh hơi tù chớ không nhọn như cây số 1.Họng lại màu nâu phớt xanh, không có sọc và chùm nhụy màu cam.

16 . CâyMê Đế số 3 :

Gióng họ Mê Đế đều là cây sứ mini rất đẹp đến đỗi "vua cũng mê". Đặc biệt cây số 3, về thân cành nhánh thì không khác mấy, nhưng lá màu xanh đậm, hoa to hơn và đẹp hơn, nở 5 cánh hình bầu dục, cũng màu cam chung quanh, bên trong màu trắng, nhưng ngay giữa có một đường sọc màu cam nhạt, họng lại màu xanh đậm, chùm nhụy màu cam, rất đẹp. Cây này cũng thuộc loại nhỏ, trồng trong chậu con, trong khay làm bonsai đẹp.

17. Cây Mãn thiên Hồng :

Cây Mãn Thiện Hồng cũng là loại sứ mini thân, tàn, nhánh, lá nhỏ, hoa cũng nhỏ, nhưng rất sai hoa. hoa nở đầy cành, và hoa chùm rất đẹp. 5 cánh màu đỏ tươi, tròn kín. đuôi hơi nhọn, ở trong cùng có nhiều sọc trắng, Họng màu cam rất đẹp. Hoa nở rộ một màu đỏ tươi trên nền lá màu xanh bóng nổi lên rất đẹp.

18. Cây sứ lạc thần:

Cây sứ Lạc Thần là cây sứ mới, cũng thuộc loại cây nhỏ mini thân, cành nhỏ. lá cũng nhỏ hẹp thuôn dài. màu xanh bóng, chung quanh lá giống như có viền trắng nhỏ. Hoa nhỏ: nở xoè 5 cánh thật tròn: thật kín, cánh này chồng lên cánh kia, họng nhỏ màu vàng giữa có chùm nhụy trắng, rất đẹp. Cây này cũng rất hay, lạ, rất dễ thương, trồng trong chậu nhỏ làm bon sai vô cùng quí giá.

19. Cây sứ Bạch Ngọc đừơng :

Cây trắng to này có tên là Bạch ngọc đường rất mới. đây là cây sứ thân, cành, lá khá to, lá màu xanh sáng ở mặt trên, màu xanh xám ở mặt dưới. Hoa to, nở xoè 5 cánh tròn kín, một màu trắng tinh, họng màu vàng và nhụy cũng màu vàng rất đẹp. Cây này có hoa rất đặc sắc, đẹp còn hơn cây trinh bạch của Thái Lan, hoa cũng y như nhau, nhưng cây trinh bạch của Thái cánh còn có đuôi nhọn, còn cây. Bạch ngọc đường thì tròn hơn, đẹp hơn.

20. Cây sứ Hội tăng :

Là cây sứ có hoa vàng, ảnh chụp của Đài Loan, chớ chưa nhập qua TP.Hồ Chí Minh, là cây sứ tuyệt đẹp thân cành nhánh chưa thấy rõ, nhưng theo ảnh chụp của Đài Loan thì hoa khá to, 5 cánh thật tròn, thật kín, cánh này chồng lên cánh kia, tương tự như hoa phong lan, một màu vàng tươi, họng nhỏ màu xanh đậm rất hiếm thấy. Cây đặc sắc cần trao đổi lấy giống để trồng.

Còn nữa...

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Cây hoa sứ

1. Giới thiệu:

Cây sứ sa mạc hay còn gọi là sứ Thái có tên khoa học là Adenium Obesum Balt, thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào), có nguồn gốc ở các nước sa mạc Phi châu. Cây sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp... Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh. Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau. Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Chọn đất trồng

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 - 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 - 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

3. Cách trồng:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn. Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước. Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu. Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài. Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp. Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

4. Cách sửa bộ rễ và tạo hình:

Cây trồng được 1 - 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối. Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn.

Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước. Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người... Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại. Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

5. Bón phân:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau: + Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) - dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ. + Cây sứ từ 6 tháng - 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa. + Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.

6.Tưới nước:

Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

7. Điều khiển ra hoa:

Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch. Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901. Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

8. Phòng trừ sâu bệnh:

Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như: - Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa. - Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ. Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng. Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND...

- Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus....

- Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra. Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN...

- Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây.Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng... Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

Ghép sứ Thái nhiều màu

Trong tự nhiên, thực vật không ngừng phát triển và biến đổi để tự thích nghi với môi trường sống mà tồn tại. Quá trình biến đổi đó đã sản sinh hàng loạt sản phẩm tự nhiên: từ cây có kích thước lá to xuất hiện cây lá thu nhỏ lại; màu sắc trên lá cũng có khác nhau; lá đốm, lá 1 sọc, lá cẩm thạch; từ hoa đơn đến hoa kép; từ một giống hoa có một màu xuất hiện cây có hoa nhiều màu phong phú. Dựa trên sự phát triển đa dạng đó của thực vật, nghệ nhân cây cảnh nhiều nơi đã thu gom tuyển chọn chắt lọc lai ghép tạo ra một cây cảnh có nhiều đặc điểm lá, hoa khác nhau:

Nếu trồng cây cần thăng làm kiểng trong chậu, cây cần thăng này sẽ khó có hoa và trái. Nhưng nếu ta ghép cây tắc vào cây cần thăng thì trái tắc vào cây cần thăng thì trái tắc đã hiện diện trên cây cần thăng.

Nếu muốn cây có hoa nhiều màu thì cây mai vàng ghép được các màu: vàng đậm (12 cánh), vàng nhạt (5-6 cánh), cam (5 cánh), trắng (5-6 cánh), xanh (5 cánh) ..v.v..

Cây hoa giấy phép được nhiều hoa có màu phong phú và cũng ghép được lá xanh lẫn sọc trắng; lá vàng đục trên cùng một cây.

Và những năm gần đây, các nghệ nhân hoa cảnh đã trình làng cây hoa sứ Thái ghép nhiều màu; Qua đây tôi xin được thông tin và trao đổi với các bạn quy trình kỹ thuật ghép hoa nhiều màu trên cây sứ Thái như sau.

Gốc ghép

Nên chọn lựa những gốc sứ có hình dạng đẹp. Bộ rễ đã thành củ già cỗi để ghép. Tất nhiên bạn có thể đại trà trên các cây sứ 2 tuổi để lấy giống. Có 2 phương pháp: ghép ngọn và ghép hông

1. Phương pháp ghép ngọn

* Thời điểm ghép:

Có thể ghép quanh năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là thời điểm mùa khô ở Nam Bộ - cuối tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch, năm sau.

* Các thao tác ghép:

Ngưng tưới 7 ngày: nếu như bạn ghép sứ vào mùa mưa phải chủ động che chắn cho chậu sứ thật khô ráo.

Cắt tỉa các cành dư thừa - chừa lại đủ số cành để ghép vì mỗi cành chỉ nên ghép 1 màu mới đảm bảo việc lưu chuyển dòng nhựa tập trung đủ nuôi cho ngọn ghép mới.

Chọn ngọn ghép có tiết diện tương ứng với tiết diện cành ghép nhưng không được lớn hơn.

Ở đầu cành ghép chọn điểm ghép cắt mở mối ghép dạng mang cá

Ở ngọn ghép cắt xéo hai bên thân để vết cắt hình chữ V khớp với cành ghép

Các động tác cắt mở vết ghép nên thao tác thận nhanh, chính xác và băng lại bằng dây nylon chồng khít lên nhau, trùm kín mối ghép

Dùng bao nylon mới nguyên (kích thước 10x25 cm) trùm bên ngoài cành ghép, buộc dây thật chặt, 7 ngày - 10 ngày sau tháo bỏ bao nylon; 21 ngày sau quan sát các vết mối ghép nếu đã kéo mủ lành vết ghép thì ta cắt bỏ dây băng.

2 - 3 ngày sau ta có thể đưa cây sứ ra ngoài môi trường tự nhiên.

45 - 60 ngày sau các chồi ghép phát triển tốt sẽ cho đợt hoa đầu tiên

2. Phương pháp ghép hông:

Cắt tỉa cành để phân bố vị trí ghép: Cắt tỉa đầu cành sứ gốc chừa dài hơn một đoạn khoảng 15 - 20 cm. Sau này sẽ cắt trở lại phần dư này.

Chọn vị trí để ghép: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc 1 đoạn từ 10 - 12 cm tính từ nơi cắt tỉa trở xuống, dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một đoạn 2 - 3 cm.

Ngọn ghép có chiều dài 7 - 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt nêm, phần vạt nêm dài độ 2 - 2,5 cm.

Sau đó ta đưa ngọn sứ gheép cắm vào cành sứ gốc.

Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc ghép. Dùng nylon băng kỹ - quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt. Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại.

Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 - 25 cm trùm kín cành ghép lại

5 - 7 ngày sau ta tháo bao nylon.

15 - 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở cành gốc ghép.

Đưa cây sứ đã ghép ra nắng

Chăm sóc cây bình thường

Tưới ít nước, thường một quy trình ghép như vậy thì 90 ngày sau ngọn ghép sẽ cho hoa lần đầu. Lưu ý:

Nếu như ở cách ghép 1 - ghép nối tiếp giữa cành và ngọn, mối ghép cắt theo chữ V, đòi hỏi thao tác cắt vạt mối ghép phải thật chính xác ở cả ngọn gốc và đọt ghép mới mong có được sự tiếp xút nhựa để nuôi ngọn ghép.

Khắc phục yếu điểm ở các câu 1, áp dụng cách ghép ở hoa giấy đưa sang ghép sứ. Ơở cách ghép này ta chẻ thân cành gốc ghép (vạt xéo bên hông cành ghép) bên ít bên nhiều chênh lệch nhau cỡ 2/3. Khi đưa ngọn ghép vào nơi vết ghép, nhựa được tiếp xúc nhiều hơn nên đạt tỷ lệ sống của ngọn ghép nhiều hơn. Có nhiều khi ngọn sứ lại một lần nữa cho vết ghép đẹp hơn và nhựa lại dồn nuôi ngọn ghép tập trung hơn.

Hiện nay giống mới đã được bán ở các cơ sở nuôi trồng vườn trồng, các bạn có thể tự lựa chọn màu thích hợp để ghép cho mình một chậu hoa sứ có nhiều màu vừa ý.


- Camelliajaponiaca L

Tên khoa học camellia japoniaca L. Họ chè teaceae. Có tới ba cây hoa cũng có tên trà my là cây hạ liên của ấn Độ mà Đức Phật được sinh ra ở bên cạnh, trong vườn lâm từ ni cây giống cây đa nhỏ, hoa giống hoa sen trắng, rất thơm nở hoa vào mùa Phật Đản, thuộc họ mộc lan và cây thân thảo bò lan trên mặt đất, lá giống lá ngải cứu nhưng nhỏ và dày, hoa giống hoa nhài nở vào mùa xuân.

Phân loại khoa học

Giới: Plantae

(unranked): (Không xếp hạng): Angiosperms

(unranked): (Không xếp hạng): Eudicots

(unranked): (Không xếp hạng): Asterids

Bộ: Ericales

Họ: Theaceae

Chi: Camellia Cây sơn trà

Các loài: C. japonica

Tên nhị thức: Camellia japonica L.

Nguồn gốc tên gọi

Một điều thú vị và rất đáng chú ý : " trà mi " là một tên gọi thuần Nôm, không có trong chữ Hán ! Nói một cách khác, thay vì gọi " sơn trà " như người Trung Quốc, ta chọn tên " trà mi " là cách gọi riêng của người Việt. Trong ấn bản chữ Nôm của Truyện Kiều (bản Lâm Nhu Phu, 1870), hai chữ " trà mi " được viết bằng hai chữ Nôm như sau : chữ " trà " được viết với bộ " dậu " với chữ " trà " bên phải, và chữ " mi " được viết với bộ " dậu " với chữ " mi " là cây kê bên phải (từ điển của Hội Khai trí Tiến đức mượn chữ " mi " là lông mày trong chữ Hán để viết chữ " mi " tiếng Nôm này). Trong Từ điển Truyện Kiều, học giả Đào Duy Anh trong phần văn bản viết hai chữ " trà mi " là " trà (đồ) mi " nhằm gợi ý " trà mi " cũng có thể đọc là " đồ mi ", tuy nhiên trong phần " Từ điển " lại giải thích là " nước ta có hoa trà mi, nhưng khác với đồ mi của Trung Quốc ". Theo thiển ý, hai chữ Nôm nói trên chỉ có cách đọc là " trà mi " chứ không thể đọc là " đồ mi ", vì trong chữ Hán, loài " cây nhỏ, cành lá có gai, đầu mùa hè nở hoa sắc trắng, hoa nở sau các thứ hoa cây khác " mà Đào tiên sinh đã giải thích về " hoa đồ mi " trong cuốn Hán Việt từ điển do tiên sinh biên soạn, chính là hoa mâm xôi (Robus rosacfolius) trong tiếng Việt.

Hoa Trà My còn được biết đến dưới tên gọi "hoa hồng Nhật Bản". Tên tiếng Anh của hoa Trà được đặt theo tên của Joseph Camellus, một tu sĩ dòng Tên từ Moravia vùng Trung bộ Tiệp Khắc đã du hành qua Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản là những xứ sở quê hương của loài hoa này. Tên tiếng Nhật là TSUBAKI

Còn được biết đến với tên gọi Hoa Hồng Nhật Bản, hoa trà là một trong những loại hoa đẹp nhất từng du nhập vào Bắc Mỹ. Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là "sự duyên dáng nhất". Được đưa vào Châu Âu từ năm 1639 bởi một thầy tu dòng Joseph Kamel, nên hoa có tên nguồn gốc từ tên của người này. Tiếc rằng dù có vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời nhưng hoa trà lại không có mùi hương.

Đặc điểm

Cây lá trà my giống như một cây chè, người ta nhận được màu hòa theo dạng lá và màu lá. Lá dày tròn và xanh nhạt là trà bạch (gọi là bạch trà). Có nhiều giống bạch trà (trắng, hồng trà màu đỏ, trà thum màu nâu đỏ, trà phấn màu hồng phấn. Có giống đơn một hoa, có giống kép nhiều hoa trên một đài gọi là "bát diện". Có giống nhị dài, có giống nhị bị thoái hóa gọi là "không tâm". Giống trà bạch, trà thâm bát diện không tâm là giống quý nhất, sau giống trà cung phấn màu phấn hồng, đẹp cực kỳ và trà lựu màu đỏ rục. Hoa trà to, đẹp nở rất hài hòa cân đối và nhiều hoa

Ý nghĩa - Biểu trưng

Ý nghĩa chung : Sự ái mộ, sự hoàn hảo, món quà may mắn cho chàng trai.

Thông điệp :

Ngôn ngữ hoa định rằng, hoa trà là biểu hiệu sự tuyệt vời, niềm tự hào, lòng tận hiến và đức khiêm cung...

Hoa trà trắng nhắc tới cái đẹp toàn vẹn với ngụ ý 'anh rất hãnh diện với tình yêu của em'.

Hoa trà hồng : Lòng ngưỡng mộ.

Hoa trà đỏ : Hơn người mà không kiểu cách.

Hoa trà kép : Sự may mắn và lòng biết ơn, nói cách khác "anh nhận ra vẻ đẹp của em" hay "anh ngưỡng mộ em quá xá" ...

...Tỏ tình với một bông hoa trà là xác tín một liên hệ tình cảm lý tưởng, chứng tỏ một tình yêu toàn vẹn.

Hoa trà còn được chọn làm hoa sinh nhật cưới lần thứ 51 (tức sau lễ vàng, golden 50 anniversary)

Camellia japonica là loài hoa biểu tượng của bang Alabama, Hoa Kỳ cũng như của thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

Camellia japonica được xem là biểu tượng may mắn cho năm mới của Trung Quốc và mùa xuân và thậm chí còn được sử dụng như cúng các vị thần trong năm mới của Trung Quốc.

Người ta cũng cho rằng phụ nữ Trung Quốc sẽ không bao giờ mang một hoa Trà my trên tóc của họ. Điều này được cho là biết rằng cô sẽ không có con trai trong một thời gian dài.

Nguồn gốc - xuất xứ

Các chi của Camellia japonica được đặt theo tên một linh mục dòng Tên và nhà thực vật học đặt tên là George Kamel. Carl Linnaeus đã Camellia japonica phân loại các japonica theo từng pháp danh cụ thể và Engelbert Kaempfer là người đầu tiên đưa ra một mô tả của Hoa Trà My trong khi ở Nhật Bản.

Camellia japonica rất có giá trị bởi bởi vẻ đẹp của nó, Hoa có thể được bán với giá gấp đôi hay gấp nhiều lần so với các loài hoa khác. Camellia japonica đã được giới thiệu vào châu Âu trong thế kỷ 18 và đã được trồng ở phương Đông hàng ngàn năm. Robert James của người Anh, người được cho là đã mang hoa Trà My đầu tiên tới Anh năm 1739. Camellias lần đầu tiên được bán vào năm 1807 trong một vườn ươm cây nhà kính ở Mỹ, nhưng sau đó đã nhanh chóng bán và được trồng ngoài trời ở phía nam.

Camellia japonica đã xuất hiện trong các bức tranh và sứ từ thế kỷ thứ 11. Bức tranh đầu tiên của Trà My có hoa màu đỏ. Tuy nhiên, một Hoa Trà My đơn trắng đã được thể hiện trong các di chuyển của Four Newcastle của nhà Tống .

Một trong những cây trồng quan trọng nhất liên quan đến Camellia japonica là Camellia sinensis , là một giống chè. Chè thường không được trồng trong vườn vì có hoa nhỏ màu trắng, không giống như Camellia japonica, vì Hoa Trà My lớn hơn và đẹp hơn. Trong bức tranh được gọi là Song Bách Hoa và được treo trong Bảo tàng Cung điện ở Bắc Kinh có thể là Hoa Chè chứ không phải Hoa Trà My. Sinensis được sử dụng làm thuốc trong các triều đại nhà Thương . Nó lần đầu tiên được sử dụng để uống trong thời nhà Chu .

Kỹ thuật trồng - Nhân giống và chăm sóc

Giữa mùa Đông giá lạnh, khi hầu hết tất cả các loại hoa từ bỏ nhân gian, thì hoa Trà Mi vẫn bình thản nở những đóa rực rỡ đủ hình dạng màu sắc.

Một đặc điểm thật đáng để cho ta "rinh" Camellia về vườn là loại hoa này chịu lạnh rất giỏi nên ta không cần phải mang vào trong nơi ấm vào mùa đông.

Trà my được trồng vào chậu là chủ yếu, yêu cầu đất tốt nhưng phải là bùn ao hay phù sa phơi thật khô phân bón nhiều nhưng tránh dùng phân mà phải dùng khô dâu hoặc lông xương súc vật ngâm tưới rễ cây khi mới ra non mềm rất được giun dế ưa thích, nên dùng đất phơi ải đã làm chết trứng giun để trồng là điều cần thiết của ngnời chơi thứ hoa này. Trà my sinh trưởng chậm, lâu lớn, hoa nở vào tết tháng 5 - 6 đã ra nụ. Lúc mới trồng nhất thiết phải đặt vào nơi rám mát nhưng khô ráo, nơi có ánh nắng song không trực tiếp gọi là "bán âm bán dương", vài ba năm cây lớn khỏe mới đưa ra ánh nắng được.

Nhân giống bằng chiết các cành tơ, nhân nhanh cho nhiều cây thì giâm được bằng cắt các đoạn cành phía ngọn cành nơi chìa ra phía ánh nắng khoảng 18 - 20cm rồi giâm vào đất bùn ao khô sạch, phơi ải che mưa nắng rất cẩn thận vào đâu mùa xuân. Nếu dùng NAA, IAA... 30 - 35 ppm, xử lý càng mau ra rễ.

Ứng dụng trong y học và cuộc sống

Trà my camellia japonica L. là loại hoa hiếm vì rất đắt tiền, chỉ những ai giàu có hoặc chuộng lạ mới dám chơi

Văn chương

Hoa Trà từng làm say đắm bao tâm hồn cũng được đưa vào văn học nghệ thuật mà tiêu biểu là tác phẩm Trà Hoa Nữ (The lady of the Camellias) của Alexandre Dumas, tiểu thuyết và kịch tác gia Pháp thế kỷ XIX. Trong tác phẩm, nữ nhân vật chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ hay màu trắng.

Trà hoa nữ là một câu chuyện đau thương về cuộc đời nàng kỹ nữ yêu hoa trà có tên là Marguerite Gautier. Nội dung Trà hoa nữ kể về mối tình bất thành của anh nhà giàu Duval với cô kỹ nữ Marguerite, một đề tài tưởng đâu là quen thuộc, nhưng bằng ngòi bút sắc sảo cộng với tình cảm bao dung mà tác giả muốn truyền tải, truyện được độc giả đón nhận không ngần ngại, dù là giới quý tộc, cái giới bị hạ thấp hơn cả cô kỹ nữ trong truyện. Mặc dù Marguerite sống bằng nghề kỹ nữ nhưng trái với nghề của mình, Marguerite là người có tâm hồn và cá tính; nàng có lòng vị tha, biết hi sinh bản thân mình cho người mình yêu. Marguerite Gautier trong chuyện được viết dựa trên hình mẫu của Marie Duplessis, người yêu của chính tác giả.


Nguồn gốc tên gọi

Iris là một chi của 260 loài của thực vật có hoa với sặc sỡ hoa . Nó lấy tên từ tiếng Hy Lạp từ một cầu vồng , đề cập đến nhiều màu sắc hoa tìm thấy trong nhiều loài. Cũng như là tên khoa học, Iris cũng rất rộng rãi được sử dụng như là một tên gọi chung, đối với một trong điều, nó đề cập đến tất cả các loài Iris, mặc dù một số nhà máy như vậy được gọi là thuộc về chi khác có liên quan chặt chẽ. Tại Bắc Mỹ, một tên chung cho tròng đen là "cờ", trong khi các nhà máy của các phân chi Scorpiris được nhiều người biết đến như là " hệ điều hành JUNOS , đặc biệt là ở rau quả . Đó là một vườn hoa nổi tiếng tại Hoa Kỳ.

Họ Diên vỹ hay họ Lay ơn hoặc họ La dơn (Iridaceae) là một họ thực vật nằm trong bộ Măng tây (Asparagales). Tên gọi diên vỹ là lấy theo chi Diên vỹ (Iris), còn tên gọi lay ơn (lay dơn) là lấy theo chi Lay ơn (Gladiolus). Nó bao gồm một số loài cây trồng được nhiều người biết đến như diên vỹ (Iris spp.), nghệ tây (Crocus spp.), sâm đại hành (Eleutherine spp.), rẻ quạt (Belamcanda spp.) v.v.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Monocots

Bộ (ordo): Asparagales

Họ (familia): Iridaceae

Juss.

Các phân họ và tông

* Phân họ Crocoideae

* Phân họ Iridoideae

o Tông Irideae

o Tông Mariceae

o Tông Sisyrinchieae

o Tông Tigridieae

* Phân họ Isophysidoideae

* Phân họ Ixioideae

o Tông Ixieae

o Tông Pillansieae

o Tông Watsonieae

* Phân họ Nivenioideae

Phân bố

Chi này được phân bố rộng khắp các vùng ôn đới phía bắc. Their habitats are considerably varied, ranging from cold and montane regions to the grassy slopes, meadowlands and riverbanks of Europe , the Middle East and northern Africa , Asia and across North America . Của họ môi trường sống đang thay đổi đáng kể, từ lạnh và núi vùng cho cỏ dốc, Meadowlands và bờ sông của châu Âu , các khu vực Trung Đông và Bắc Phi , châu Á và trên toàn Bắc Mỹ

Đặc điểm

Diên Vĩ là loài cây lưu niên có thân thảo vươn cao, lá hình lưỡi kiếm và những đóa hoa to nhiều màu sắc với ba cánh và ba đài hoa rũ xuống. Có hơn 200 loài hoa Diên Vĩ xinh đẹp khác nhau với các màu xanh da trời nhạt, tím, vàng, trắng, hồng, cam, nâu đỏ...đa dạng như màu sắc cầu vồng.

Ý nghĩa - Biểu trưng - Phong tục

Hoa Iris nói rằng: Bạn trong sáng, khiêm tốn và chung thuỷ. Bạn thích sự yên bình, hài hoà, nhẹ nhàng. Tính cách ấm áp và luôn cân nhắc cho người khác làm bạn được rất nhiều anh chàng để ý đấy. Màu may mắn của bạn: Tím, vàng và xanh biển nhạt.

"Hoa Diên Vỹ- Biểu trưng: Tôi có một thông điệp cho em"

Được xem như một loài hoa thiêng, người ta tin rằng hoa Diên Vĩ có khả năng chữa bệnh và đã được dùng làm thuốc từ thời xa xưa. Vào thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, vị y sĩ Hy Lạp Dioscorides đã đưa ra bài thuốc dùng rễ cây hoa Diên Vĩ uống với mật ong, giấm hay rượu vang để chữa ho, cảm lạnh, khó tiêu và chứng đau thần kinh tọa. Rễ cây hoa Diên Vĩ cũng được dùng để tạo hương thơm.

Ý nghĩa: Lòng trung thành, sự khôn ngoan, lòng dũng cảm, niềm hy vọng.

Thông điệp: "Promise", "I have a message for you", "Your friendship means so much to me", "My compliment to you".

Hoa Diên Vĩ được xem như sứ giả mang đến những điềm lành. niềm hy vọng. Ba cánh hoa Diên Vĩ đại diện cho lòng Trung Thành, sự Khôn Ngoan và lòng Dũng Cảm. Hoa Diên Vĩ vàng là biểu tượng của ngọn lửa và niềm đam mê

Hoa Diên Vĩ đã là biểu tượng của hoàng gia và sự che chở thần thánh suốt hàng thế kỷ trên khắp thế giới. Loài hoa đầy sức thu hút này được rất nhiều người ngưỡng mộ.

Hoa Iris đã từng được những người Hy Lạp cổ đặt trên trán của Nhân Sư và trên vương trượng của đức vua xem như là biểu tượng của quyền lực

Ở Nhật, hoa Diên Vĩ tượng trưng cho chí khí anh hùng và dòng dõi quý phái. Hoa Diên Vĩ là một phần quan trọng trong lễ hội mùa xuân dành cho các bé trai.

Theo phong tục, trong ngày lễ Dano, phụ nữ Hàn Quốc phải gội đầu bằng nước cây diên vĩ đun sôi. Bởi họ tin rằng loại dầu gội đầu bằng thảo mộc này sẽ làm tóc suôn mượt óng ả. Những chiếc cặp tóc cũng mang màu đỏ nhuộm bằng rễ cây diên vĩ. Đàn ông thì quấn rẽ cây này xung quanh thắt lưng để bảo vệ mình khỏi tà ma và những linh hồn xấu rình rập

Xuất sứ - Truyền thuyết

Tiếng Hy Lạp, "Iris" có nghĩa là Cầu Vồng. Trong thần thoại Hy Lạp, Iris là tín sứ của thần Zeus và nàng thường xuất hiện dưới hình một chiếc cầu vồng. Nàng là người đưa tin trên đỉnh Olympus, Iris mang thông điệp của các vị thần linh từ "con mắt Thiên Đường" xuống cho nhân loại trên trái đất qua vòng cung cầu vồng rực rỡ. Từ Iris cũng có nghĩa là "con mắt Thiên Đường" (the eye of Heaven). Iris, như ta đã biết, là tên của một nữ thần Hy Lạp, một loài hoa, và nó còn có nghĩa là tròng đen trong con mắt chúng ta. Điều này ngụ ý rằng mỗi chúng ta đều mang trong mình một mảnh của Thiên Đường. Những người đàn ông Hy Lạp thường trồng hoa Diên Vĩ tím trên mộ những người phụ nữ mà họ yêu thương để tỏ lòng tôn kính nữ thần Iris, người mang sứ mệnh dẫn dắt những linh hồn phụ nữ này đến chốn Thiên Đàng (the Elysian fields).

Hoa Diên Vĩ đã từng được thấy ở sa mạc, đầm lầy hay cả miền Bắc cực Siberia lạnh giá, nhiều nhất vẫn là ở các vùng khí hậu ôn hòa. Hoa Diên Vĩ thường được vẽ trong những bức tranh tĩnh vật, như của các danh họa Vincent van Gogh, Monet...Có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải và phía Nam Châu Âu. Vào năm 1479 trước Công Nguyên, ở Ai Cập, để ghi nhớ chiến công tại Syria, vua Thutmose III đã cho vẽ những bông hoa Diên Vĩ trên bức tường ngôi đền thờ của mình.

Các vị vua chúa nước Pháp đã dùng nó làm biểu tượng hoàng gia và gọi nó là Fleur-de-lis. "Fleur-de-lis" có nguồn gốc từ tên "Fleur-de-Louis", sau thời vua Louis VII, năm 1147. Theo thời gian, tên đó chuyển thành "Fleur-de-luce", có nghĩa là hoa của ánh sáng (flower of light), cuối cùng đến ngày nay, nó được gọi là "Fleur-de-Lys", hay Flower of the Lily (Lily : Hoa Huệ Tây, Loa Kèn, Bách Hợp). Fleur-de-Lis đã là biểu tượng của nước Pháp từ thế kỷ 13. Hoàng gia Pháp trang trí hoa Diên Vĩ trên áo choàng, các đồ vật trong cung điện và trên những bức tường như biểu hiện của sự toàn bích, ánh sáng và cuộc sống. Có nhiều truyền thuyết khác nhau giải thích tại sao hoa Diên Vĩ được chế độ quân chủ Pháp chọn làm biểu tượng . Tương truyền rằng, Clovis, vua nước Pháp triều đại Mêrôvê khi đối mặt với đội quân thiện chiến của Alamanni (Đức) đến xâm chiếm vương quốc mình, ông đã nói với hoàng hậu Clotida rằng ông sẽ theo đạo và chịu rửa tội nếu như Chúa phù hộ ông đánh thắng trận đấu này (trước đó hoàng hậu đã nhiều lần khuyên chồng mình vào đạo nhưng ông vẫn không nghe). Cuối cùng, ông thắng thật và nhận fleur-de-lis làm biểu tượng. Tiếp đó, vào thế kỷ 12, vua Louis trở thành hoàng đế nước Pháp đầu tiên khắc họa hoa Diên Vĩ trên chiếc khiên của mình. Nữ anh hùng nước Pháp, Joan of Arc (Jeanne d'Arc) đã mang theo lá cờ trắng có biểu tượng Chúa hộ mệnh của hoàng gia (hoa Diên Vĩ ) khi bà đánh bại quân Anh tại Orléans (1429).

Giống - Loài

Các loài trong họ này là cây thường xanh, với thân hành, thân củ hay thân rễ. Các loài cây này nói chung có thân mọc thẳng và các lá có hình dáng giống lá cỏ, với nếp gấp trung tâm sắc nhọn.

Họ này chứa khoảng 80-92 chi và khoảng 1.500-1.800 loài, phân bổ rộng khắp thế giới. Khu vực sinh thái nhiệt đới châu Phi, cụ thể là Nam Phi, có sự đa dạng nhất về số chi. Một loại gia vị là bột nghệ tây (saffron) được sản xuất từ các núm nhụy của cây nghệ tây (Crocus sativus).

Ứng dụng trong y học và cuộc sống

Vào thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên, vị y sĩ Hy Lạp Dioscorides đã đưa ra bài thuốc dùng rễ cây hoa Diên Vĩ uống với mật ong, dấm hay rượu vang để chữa ho, cảm lạnh, khó tiêu và chứng đau thần kinh tọa. Rễ cây hoa Diên Vĩ cũng được dùng để tạo hương thơm.

Bên cạnh đó, Diên Vĩ còn được trồng làm cảnh, chế nước uống và nước hoa.

Các nhà khoa học đã cho rằng, có thể lai tạo nhiều loại Diên Vĩ cho lá, hoa và dáng đẹp hơn cả những chiếc cầu vồng. Đến nay, sau nhiều lần thử nghiệm, họ đã tạo được loại Diên Vĩ râu quai nón cao có cánh chuẩn mầu đỏ thật.

Phần lớn các loài đều nở vào hè - thu, và nhiều lần trong năm, riêng loài thân lùn nở vào xuân. Trên thế giới và ở nước ta, hàng năm đều mở hội hoa Diên Vĩ, tổ chức thi và tặng huy chương cho những bông hoa Diên Vĩ đẹp nhất.

Văn chương

Hãy nở nữa đi loài hoa sang cả

Để dòng sông quanh quẩn hôn chân người

Hãy nở nửa đi loài hoa khúc hát

Cho chốn trần gian này thêm mãi đẹp tươi.


Nguồn gốc tên gọi

Hiện nay hầu hết các website ở Việt Nam đều cho rằng Cây hoa Tử Linh Lan có tên khoa học là Saintpaulia Ionantha L. Nhưng theo sự tìm hiểu thì không phải như vậy. Cây Tử Linh Lan có tên ban đầu là Saintpaulia và đã được khoa học mô tả bởi JC Wendland vào năm 1893 với tên là Ionantha.

Saintpaulia rất được ưa chuộng tại châu Âu, châu Mỹ với cái tên rất đẹp: African Violet

Saintpaulia, thường được gọi là màu tím châu Phi, là một chi của sáu loài cây thân thảo lâu năm thực vật có hoa trong họ Gesneriaceae , có nguồn gốc từ Tanzania và Đông Nam giáp Kenya nhiệt đới ở phía đông châu Phi , với nồng độ của các loài trong núi Nguru của Tanzania.Chi này là chặt chẽ nhất liên quan đến Streptocarpus , với nghiên cứu gần đây phát sinh loài cho thấy nó đã phát triển trực tiếp từ phân chi Streptocarpella. Tên gọi phổ biến đã được đưa ra do một giống bề ngoài để thực hoa violet (Viola, gia đình Violaceae ).

Phân loại khoa học

Giới: Plantae

(Không xếp hạng): Angiosperms Thực vật hạt kín

(Không xếp hạng): Eudicots

(Không xếp hạng): Asterids

Bộ: Lamiales

Họ: Gesneriaceae

Chi: Saintpaulia JCWendl.

Phân Loại

Chi này được đặt tên sau khi Baron von Walter Saint Paul-Illaire (1860-1910), các ủy viên huyện Tanga tỉnh người phát hiện ra các nhà máy ở Tanganyika (nay là Tanzania) ở châu Phi vào năm 1892 và được gửi lại cho hạt giống cha mình, một nhà thực vật học nghiệp dư Đức . Hai người đam mê cây trồng của người Anh, Sir John Kirk và Mục sư Taylor, trước đó đã thu thập và gửi mẫu vật đến Royal Botanic Gardens, Kew , vào năm 1884 và 1887 tương ứng, nhưng chất lượng của mẫu không đủ để cho phép mô tả khoa học vào thời gian đó. Ionantha, đã được khoa học mô tả bởi JC Wendland vào năm 1893.

Saintpaulias phát triển 6-15 cm và có thể được bất cứ nơi nào 6-30 cm. Các lá được làm tròn thành hình bầu dục, dài 2,5-8,5 cm với một cuống 2-10 cm, lông mịn, và với kết cấu nhiều thịt. Các hoa có đường kính 2-3 cm, với một thùy tràng hoa mượt mà lăm ("cánh hoa"), và lớn lên trong cụm 3-10 hoặc nhiều hơn trên thân cây mảnh mai (peduncles). Màu hoa ở các loài hoang dã có thể là: tím, xanh nhạt, hoặc trắng.

Một số loài và phân loài đang nguy cấp , và nhiều hơn nữa đang bị đe dọa, do giải phóng mặt bằng của mẹ đẻ của họ rừng mây môi trường sống cho nông nghiệp .

Bản sửa đổi của chi bởi BL Burtt đã mở rộng các chi khoảng 20 loài. Trên cơ sở các nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết các loài được phân biệt rất kém, cả về mặt di truyền và hình thái học, số lượng loài đã được giảm đến sáu, với phần lớn các loài trước đây giảm xuống phân loài thuộc S. Iionantha, trong một nghiên cứu thực vật gần đây (Darbyshire 2006).

Tử Linh Lan và các ứng dụng trong cuộc sống

Saintpaulias đang được trồng rộng rãi như là cây nhà . Cho đến gần đây, chỉ một vài trong số các loài này đã được sử dụng trong chăn nuôi các chương trình cho các giống lai có sẵn trên thị trường, hầu hết có sẵn như là cây nhà là giống có nguồn gốc từ Saintpaulia ionantha (syn. S. kewensis). Một phạm vi rộng hơn của các loài hiện đang được xem xét như là nguồn của gen đưa vào cây trồng hiện đại.

Giống - Loài

* Tên gọi cũ = Tên gọi mới

* Saintpaulia amaniensis = S. ionantha ssp. grotei

* Saintpaulia brevipilosa = S. ionantha ssp. velutina

* Saintpaulia confusa = S. ionantha ssp. grotei

* Saintpaulia difficilis = S. ionantha ssp. grotei

* Saintpaulia diplotricha = S. ionantha ssp. ionantha var. diplotricha

* Saintpaulia grandifolia = S. ionantha ssp. grandifolia

* Saintpaulia grotei = S. ionantha ssp. grotei

* Saintpaulia intermedia = S. ionantha ssp. pendula

* Saintpaulia magungensis = S. ionantha ssp. grotei

* Saintpaulia magungensis var. minima = S. ionantha ssp. grotei

* Saintpaulia magungensis var. occidentalis = S. ionantha ssp. occidentalis

* Saintpaulia nitida = S. ionantha ssp. nitida

* Saintpaulia orbicularis = S. ionantha ssp. orbicularis

* Saintpaulia pendula = S. ionantha ssp. pendula

* Saintpaulia pendula var. kizarae = S. ionantha ssp. pendula

* Saintpaulia rupicola = S. ionantha ssp. rupicola

* Saintpaulia tongwensis = S. ionantha ssp. ionantha var. ionantha

* Saintpaulia velutina = S. ionantha ssp. Velutina


Cây Saintpaulia (còn gọi là hoa violet châu Phi) là loại cây hoa đẹp, nhiều mầu sắc rực rỡ hiện được trồng ở rất nhiều nước. Cây có thể được trồng từ hạt, hoặc giâm cành từ cuống lá hay nhân giống, với khoảng 1.000 giống khác nhau. Sau đây là quy trình trồng và chăm sóc cây Saintpaulia vi nhân giống.

Hoa nở trong nhà

Một loài hoa với đa dạng màu sắc, có cánh đơn cánh kép rất đẹp mắt, có thể nở và sống dưới ánh sáng trắng, ánh sáng nhân tạo và rất "chịu" môi trường máy lạnh. Tại VN, loại hoa này được gọi bằng một cái tên rất dễ thương: Tử linh lan.

Theo thống kê của Hội Cây hoa cảnh Mỹ, năm 2004, tử linh lan đưa lại doanh thu 21 triệu USD/năm, xếp thứ 7 sau các loài hoa như: hồng, ly ly, đỗ quyên, cúc, trạng nguyên... Tại các nước Đức, Pháp, Ý, hoa tử linh lan có trên 1.000 loài với hơn 1.500 màu sắc khác nhau.

Thuần hóa cây vi nhân giống

Cây con vi nhân giống được rút ra rửa sạch và trồng thuần hóa trong các lồng nuôi cây giữ ẩm trên giá thể xơ dừa, tưới phun sương liên tục để giữ ẩm cây con trong khoảng từ 2 đến 4 tuần. Cây Saintpaulia không chịu được sự tưới nước trực tiếp là nguyên nhân làm nhũn lá và gây chết cây con. Ở giai đoạn này không nên tưới, bón phân.

Chuyển cây ra chậu

Sau khi cây đã hoàn toàn thuần hóa, sống khỏe, có thể trồng ra các chậu nhỏ. Vì cây Saintpaulia có bộ rễ rất nhỏ và mảnh, nên trồng với nhiều đất thịt, cây sẽ không phát triển. Giá thể được dùng là đất sạch, mụn xơ dừa, tro trấu (1:1:1). Cây được ra trên các chậu (10x12cm) hay trồng trên các luống và được phun tưới sương ngày 2 lần, thích hợp nhất là vào buổi sáng và buổi chiều. Cây trồng trong chậu để trong nhà có thể trồng cách thủy trên các đĩa nhỏ đựng nước mà không cần phun sương. Ở giai đoạn này bắt đầu bón phân cho cây.

Cách bón phân

Phân bón dùng thích hợp nhất là phân N:P:K tỷ lệ 30:10:10 hay 20:20:20. Cây Saintpaulia cần rất ít phân bón nên chỉ pha liều lượng sử dụng bằng 1/4 liều như hướng dẫn trên nhãn các loại phân bón cho mỗi lần từ 10 đến 15 ngày.

Ánh sáng

Cây Saintpaulia thích hợp với bóng râm (trong nhà), không chịu được ánh sáng trực tiếp.

Sau 3 đến 4 tháng trồng, cây bắt đầu cho nụ và trổ hoa. Trong giai đoạn ra hoa, cây cần nhiều ánh sáng hơn. Hoa càng to đẹp và nhiều khi cường độ ánh sáng cho cây (dùng đèn ánh sáng trong nhà) tối đa thêm từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày vào buổi tối.

Nhiệt độ

Khi ra hoa, nhiệt độ càng mát càng thích hợp. Trong giai đoạn này nên tăng cường phun sương cho cây (trường hợp đặt ngoài vườn) hay đặt cây ở nơi mát (nơi nhiệt độ dưới 300C).

Nhân giống

Có thể nhân giống cây Saintpaulia từ cuống lá trên các chậu cát hay cát pha với xơ dừa (1:1) giữ ẩm. Với cách này, một cuống lá có thể cho ra từ 2 đến 3 cây con trong 4 đến 8 tuần. Cây con có thể tách ra và đem trồng như đã hướng dẫn.

Với điều kiện chăm sóc đều đặn thích hợp, cây Saintpaulia có thể ra hoa liên tục và kéo dài quanh năm.

Tử linh lan rất đẹp, hoa đơn chỉ có 1 cánh nhỏ màu tím xanh, có 5 thùy không đều nhau; hoa lẻ thì có 5 cánh bằng nhau và nhị hoa hữu thụ... Cũng như bao người đam mê cây cảnh khác, TS Lệ muốn tìm hiểu về loài hoa này. Trong một chuyến công tác tại Pháp năm 2003, TS Lệ đã mua vài cây mang về, chủ ý là dùng cho sinh viên thực tập nhân giống. Nhưng rồi, màu sắc và sức chịu đựng của hoa đã khiến cho TS Lệ nghĩ đến việc nhân giống để đưa ra thị trường. Đầu năm 2004, những cây hoa tử linh lan đầu tiên đã được trồng và trổ bông trên đất nước VN.

Khi nói về cái tên VN rất đẹp của Saintpaulia Ionantha, TS Lệ kể: "Là người nhân giống đầu tiên loài hoa này tại VN nhưng tôi cũng lúng túng trong cách gọi. Thật may, khi hoa đi vào hội chợ, một vài người đặt tên "tử linh lan". Thế là thay cái tên khoa học dài, khó gọi bằng một cái tên dễ gọi, dễ nhớ và rất phù hợp với loài hoa này. Theo TS Lệ, tên gọi tử linh lan xuất phát từ một bộ phim truyện Hàn Quốc được chiếu tại VN. Bộ phim này kể về một đôi trai gái yêu nhau nhưng phải chia xa và họ tặng cho nhau cây hoa này, ngụ ý hoa lâu tàn, chịu được mọi thời tiết nên tình người cũng thủy chung sắt son.

Một đặc trưng mà khó có loài hoa nào có được như tử linh lan là có khả năng ra hoa dưới ánh đèn nhân tạo suốt năm, sống được trong không khí phòng ở, phòng làm việc và rất "chịu" máy lạnh. Năm 2005, TS Lệ đã vi nhân giống khoảng 20.000 cây con. Theo đó, phương pháp tiến hành vi nhân giống của TS Lệ là: cấy lá, cuống, tạo chồi, tái sinh cây ra rễ, sau đó cho ra vườn ươm. Hiện nay, tại một số phòng ở, phòng làm việc của TP.HCM đã có sự hiện diện của loại hoa này.


Nguồn gốc - Tên gọi

Cây Giao có tên khoa học Euphorbia Tiricabira L. Cây giao có tên giao là vì trên cây chỉ toàn thấy cành mọc giao nhau, lá thoái hóa nhỏ bên cành lá dài cỏ diệp lục, xanh thẫm nó còn gọi là cây xương khô.

Cây cành giao còn có một số tên gọi khác như cây càng cua, cây xương khô, san hô xanh, thập nhị... Cây có thể cao đến 3m, thân nhánh tròn, màu xanh lục, khi bẻ cành có nhiều mủ trắng chảy ra. Trong nhân dân thường dùng cây thuốc này trị một số bệnh như đau nhức, côn trùng đốt, chấn thương... Cây thuốc này thường được trồng cùng với cây hoa quỳnh nên thường gọi là cây quỳnh cành giao.

Cây giao có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi nhiệt đới.

Đặc điểm

Cây giao chịu hạn và nắng rất khỏe nên trồng vào bồn và chậu đều được. Trồng bằng cành dễ sống. Bên cạnh cây này có cây xương rồng bứ dù (E. neriifolia L.) có lá trên ngọn. Các cành mọc tập trung ở ngọn thân chính, thường được trồng vào chậu. Các cây xương rồng trồng làm hàng rào. Cây xương rắn hay gọi xương rồng tàu thân vuông, lá biến thành gai hai bên lá hoa đỏ nhỏ mọc đôi thành chùm ở ngọn thân vươn dài (E. Milili ch. des Monlins), trồng trên mũ tường hay trồng vào chậu tạo dáng hình con giống được.

Cây giao thường được trồng gần cây quỳnh vì cây giao có cành mà không có lá . Cây giao còn gọi là cây san hô xanh, hoặc đỏ, xương khô, xương cá hay thập nhị (Milk bush, finger tree, Indian tree spurge ), thuộc họ Euphorbiacea, danh từ khoa học là Euphorbia tirucalli.

Ở Việt Nam người ta có kinh nghiệm rằng cây quỳnh và cây giao trồng gần nhau, chẳng khác gì âm dương hòa hợp, làm cây quỳnh chóng có hoa, và hoa to, đẹp và tỏa hương nhiều hơn.

Cây bụi nhỏ cao 1-6m, thân mập, dày, phân cành nhiều, mọc vòng xum xuê, tiết diện tròn màu xanh bóng,hoặc màu đỏ, có nhựïa trắng. Lá hẹp, dài 1-2 cm, rất chóng rụng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa dạng chén mọc ở kẽ lá. Hoa đựïc và hoa cái trên hai cây khác nhau. Cây giao được trồng làm cây cảnh , có thể trồng bằng tách bụi hay tách nhánh già. Nhựa của cây giao có độc tính nếu trực tiếp với da sẽ gây ra phản ứng ngứa ngáy khó chịu, nếu chạm vào mắt sẽ làm đau và mờ mắt, nên người ta thường dùng găng tay khi cần chạm vào euphorbias .

Độc tính

Các cây xương rồng và cây Giao này có nhựa mủ trắng độc, thuộc họ thầu dầu. Không ghép được vời cây càng cua hay xương rồng thuộc họ Cactaceae.

Chú ý: không được để nhựa mủ cây thuốc này bắn vào mắt.

Ứng dụng trong y học

Một số bài thuốc nam được dùng trong dân gian:

+ Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng: dùng khoảng 15 đốt cành cây càng cua, cắt nhỏ từng đoạn 5mm, cho vào túi nilon đập nát rồi cho vào ấm có vòi với lượng nước vừa đủ, đun sôi, dùng giấy cuộn thành ống lắp vào đầu vòi, cho vào mũi để hít hơi nước, hơi thuốc vào mũi, thỉnh thoảng hít cả vào miệng. Thời gian xông 10-15 phút. Xông liên tục 3-5 ngày, bệnh nặng có thể xông 7-10 ngày. Cần chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.

+ Chữa côn trùng, ong đốt, rắn cắn, bò cạp đốt...: dùng cành cây càng cua giã nhỏ, đắp lên tổn thương.

+ Chữa chấn thương, đau nhức: dùng cành cây càng cua giã nhỏ, băng đắp lên tổn thương ở cơ bắp, khi khô lại dùng rượu nhạt nhỏ thêm vào bã thuốc.

+ Chữa mụn cơm: dùng nhựa mủ cây càng cua đắp lên mụn cơm.

Văn chương

Theo sự giải thích ở trên về đặc tính " epiphyte" của cây quỳnh, thật ra quỳnh không phải cần cây giao để mà sống được, nên Quỳnh Giao đi đôi với nhau chỉ có đặc tính văn hóa như trong truyện Kiều có câu :

"Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành giao"

Nét thư sinh của Kim Trọng rất đồng tâm hợp ý với cảnh vật thiên nhiên chung quanh Kim Trọng như sự tương giao hòa hợp giữa người và cảnh chẳng khác gì cây quỳnh và cây giao vậy.


Cleome hassleriana, thường được gọi là hoa hoặc "cây nhện nhện", là một loài Cleome , có nguồn gốc ở miền nam Nam Mỹ ở Argentina , Paraguay , Uruguay , và phía đông nam Brazil

Khi tìm hiểu về loài hoa này, tôi ngỡ tên khoa học của loài này là Beeplant / Spider flower = Màng màng, nhưng tìm hiểu thì biết chúng là một chi của thực vật có hoa trong họ Cleomaceae. Cách gọi chung chung cho loài hoa này đôi lúc làm tôi rối tung cả lên, chẳng biết đâu là tên chính xác của nó nữa. Đây là những tìm hiểu của tôi về loài hoa Màng màng này. Nếu có gì không đúng, mong quý bạn đọc góp ý bổ sung thêm để thông tin chính xác hơn.

Phân loại khoa học

Giới: Plantae

(Không xếp hạng): Angiosperms

(Không xếp hạng): Eudicots

(Không xếp hạng): Rosids Rosids

Bộ: Brassicales Brassicales

Họ: Cleomaceae Cleomaceae

Chi: Cleome Cleome

Các loài: C. hassleriana

Tên nhị thức Cleome hassleriana

Đặc điểm

Cleome hassleriana là một cây trồng hàng năm ngày càng tăng lên một tầm cao là 150 cm, với sắp xếp lá xoắn. Các lá được palmately hợp chất, có năm bảy nhánh lá, các nhánh lá lên đến 12 cm dài và rộng 4 cm và cuống lá lên đến 15 cm. Các hoa có màu tía, hồng, hoặc màu trắng, với bốn cánh hoa và nhị hoa dài sáu. Các quả là có dạng viên nang lên đến 15 cm dài và rộng 3 mm, chứa nhiều hạt. Hoa kéo dài từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu.

It is commonly cultivated as an ornamental plant . Nó thường được trồng làm cây cảnh . Nhiều giống cây trồng đã được chọn cho hoa màu và các thuộc tính khác."Nữ hoàng" series bao gồm các giống 'Violet Queen', 'Rose Queen', và 'White Queen'.

Cây trồng có tại những thời điểm được xác định nhầm là Cleome arborea, C. pungens hoặc C. spinosa .

Xuất xứ

Cleome hassleriana là một chi trong họ màng màng hay họ Màn màn (danh pháp khoa học: Cleomaceae, đồng nghĩa: Oxystylidaceae) là một họ nhỏ trong thực vật có hoa thuộc bộ Cải (Brassicales), theo truyền thống được gộp trong họ Bạch hoa (Capparaceae), nhưng gần đây đã được nâng cấp lên thành một họ mới khi các chứng cứ ADN chỉ ra rằng các chi nằm trong nhóm này có họ hàng gần gũi với họ Cải (Brassicaceae) hơn là so với các loài trong họ Capparaceae.

Ứng dụng trong y học

Cây màng màng có 5 loại : Màng màng tím, màng màng trắng, màng màng trĩn, màng màng đẹp, màng màng nhện.

Ba loại đầu được nhân dân dùng như thuốc trị cảm cúm, đau lưng, nhức mỏi xương, ăn uống kém vì suy gan ( dùng 50 gam cây tươi, thái nhỏ, sắc với 1 lít nước, sôi 20 phút, để uống trong ngày ). Lá màng màng của cả 5 loại trên giã đắp trị các bệnh ngoài da, bị côn trùng đốt cắn.

Khi bị sốt, người ta lấy lá màng màng rửa sạch, giã nát xoa lên người để hạ sốt do có tác dụng sau: Lá cây có tác dụng một phần lên trên hệ thần kinh ngoại biên và giúp dẫn nhiệt tốt, nước trong lá cây khi thoa lên da đã bốc hơi làm hạ thân nhiệt, khi thoa bóp lên da đã giúp lưu thông kinh mạch và lưu thông máu tốt cho người bệnh.


Chi Hoa giấy (danh pháp khoa học: Bougainvillea) là một chi trong thực vật có hoa bản địa khu vực Nam Mỹ, từ Brasil về phía tây tới Peru và về phía nam tới miền nam Argentina (tỉnh Chubut). Các tác giả khác nhau công nhận từ 4 tới 18 loài trong chi. Tên gọi khoa học của chi xuất phát từ Louis Antoine de Bougainville, đô đốc của Hải quân Pháp, người đã bắt gặp nó tại Brasil năm 1768 và miêu tả nó lần đầu tiên cho người châu Âu.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

Bộ (ordo): Caryophyllales

Họ (familia): Nyctaginaceae

Chi (genus): Bougainvillea

Giống - Loài

Bougainvillea buttiana

Bougainvillea glabra

Bougainvillea peruviana

Bougainvillea spectabilis

Bougainvillea spinosa

Xuất xứ - Nguồn gốc tên gọi

Cây Hoa Giấy còn có tên như Móc diều, Biện lý; tên thông thường tiếng Anh: Bougainvillea, Paper flower.

Có nguồn gốc từ Brazil (Nam châu Mỹ) và được gây trồng làm cây cảnh leo, trồng trong chậu, hanging basket, làm cây uốn thế ...

Đặc điểm

Cây leo, thân gỗ lớn, mập khoẻ, mọc nhanh, cành nhánh nhiều vươn dài. Lá đơn mọc cách, phiến hình trái xoan hay thuôn dài ở đỉnh, tròn ở gốc. Gốc cuống lá có gai hơi cong. Lá xanh quanh năm, rụng vào mùa đông ở những nơi lạnh.

Hoa lớn do lá bắc màu sặc sỡ làm thành. Lá bắc dạng lá, màu sắc từ trắng đến vàng tím, đỏ......, xếp 3 chiếc một trên 1 chùm ngắn và bọc lấy hoa hình ống dài ở phía trong, màu tía và có lông dày ở phía ngoài, màu vàng nhạt ở phía trong. Quả bế tròn hay cụt ở ngọn, thắt lại ở gốc. Hạt màu nâu hung bóng, hiếm thấy.

Các loài trong chi này là các loại dây leo dạng gỗ có gai, mọc cao tới 1-12 m, bò trên các loài cây khác bằng các gai có móc. Các gai có mũi nhọn chứa chất dạng sáp màu đen dễ dàng để lại trong thịt của các nạn nhân không ngờ vực. Chúng là thường xanh khi lượng mưa dồi dào có quanh năm, nhưng lại là sớm rụng nếu sống trong môi trường có mùa khô. Các lá mọc so le, lá đơn hình trứng nhọn mũi, dài 4-13 cm và rộng 2-6 cm. Hoa thật sự của chúng nhỏ và nói chung có màu trắng, nhưng mỗi cụm 3 hoa được bao quanh bằng 3 hay 6 lá bắc với màu rực rỡ gắn liền với nhóm thực vật này, bao gồm các màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng. Bougainvillea glabra đôi khi được gọi là "hoa giấy" do các lá bắc của nó mỏng và giống như giấy. Quả là dạng quả bế hẹp, 5 thùy.

Hoa giấy có 2 loại (hoa đơn và hoa kép). Hoa giấy có nhiều mầu khác nhau: Đỏ thẫm, tím Huế, vàng, trắng... có giống hoa chỉ có 1 mầu (đơn tính), có giống hoa 2 mầu (lưỡng tính).

Hoa giấy là loại hoa đẹp, đa mầu nên được nhiều người ưa thích. Hiện nay trên đất nước VN hoa giấy đang được trồng phổ biến ở nhiều nơi. Từ trong các công viên đến các nơi công sở, từ các vườn sân cảnh gia đình đến các nơi khuôn viên, nhà hàng khách sạn, phòng tiếp khách... đâu đâu cũng có những bồn hoa giấy xinh xắn, sắc mầu rực rỡ.

Phân bố

Bougainvillea là các dạng cây cảnh phổ biến tại phần lớn các khu vực có khí hậu nóng ấm, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Australia, khu vực ven Địa Trung Hải, Caribe, Mexico, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii.

Nhiều loại giống cây trồng và cây lai ghép đã được chọn lọc, bao gồm cả các dạng cây bụi gần như không gai. Một vài giống Bougainvillea là vô sinh và chúng được nhân giống bằng cành giâm.

Do sự phát triển nhanh của các gai cứng và các cành mắn đẻ, nên chúng là lý tưởng như là hàng rào tự nhiên cho các ứng dụng an ninh.

Biểu Tượng - Biểu trưng

Các loài hoa giấy khác nhau là hoa chính thức của các đảo như Grenada, Guam, các huyện Liên Giang và Bình Đông ở Đài Loan; Ipoh, Malaysia [1]; và của các thành phố như Tagbilaran, Philippines; Camarillo, California; Laguna Niguel, California và San Clemente, California.

Ý nghĩa

Có người nói Hoa giấy biểu trưng cho sự "mong manh". Thui thì tạm hài lòng với ý nghĩa đó. Nếu Hoamaitrang biết ý nghĩa chính xác hơn sẽ post chỉnh sửa sau,

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Hoa Giấy

Cách trồng:

Cây dễ trồng, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Gây giống chủ yếu bằng giâm cành vào mùa xuân. Cành giâm dài 8-9 inches, cắm sâu cỡ 3 in., giữ ẩm thường xuyên và che bóng mát. Khoảng sau 10 ngày cành nảy chồi và sau 20 ngày rễ mới phát sinh. Khoảng 2 tháng, cành dài cỡ hơn 1 feet có thể đem trồng nơi giàn leo. Khi cây leo dài có thể cắt sửa theo ý.

- Vào cuối tháng giêng sau khi đợt hoa giấy đầu tiên tàn, dùng kéo cắt tỉa, sửa lại cành nhánh, rồi đánh ra khỏi chậu, rũ 2/3 đất, cắt bỏ những rễ già khô, cho đất mới vào trộn với phân chuồng và NPK với tỷ lệ :10 phần đất - 3 phần phân chuồng -1 phần NPK. Sau khi trồng xong, tưới đẫm nước, chăm sóc cây ổn định, sang tháng ba cây ra hoa rực rỡ.

- Để cây có màu xanh đậm lâu tàn, tôi ngâm phân NPK với lân theo tỉ lệ :3 NPK - 1 lân pha loãng, cứ năm ngày tưới 1 lần, làm như vậy giữ được hoa, lá trên cành cây đến 2 tháng

- Sau khi biểu hiện hoa sắp tàn, lấy NPK bón sâu quanh gốc rồi tưới nước, giữ độ ẩm thường xuyên, dùng kéo cắt hoa đã tàn, vặt bỏ cành lá già trên cây, cành rườm rà, chỉnh lại cây. Làm vậy chỉ 10-20 ngày sau cây lại ra hoa trở lại, áp dụng hoa ngâu, hoa mai vàng tứ quý đều hiệu quả.

Sâu bệnh

Bougainvillea tương đối ít bị sâu bệnh, nhưng có thể bị tổn thương từ các loài giun và rệp. Ấu trùng của một số loài cánh vẩy cũng phá hoại chúng, chẳn hạn như Hypercompe scribonia.

Chăm sóc hoa giấy ra hoa quanh năm

Hoa giấy là loài hoa được trồng phổ biến ở nước ta, đâu đâu cũng thấy có hoa giấy. Hoa giấy là loài hoa "hữu sắc vô hương". Có nhiều loại hoa khác nhau, từ đơn tính (hoa một màu) đến loài lưỡng tính (hai màu).

Để hoa giấy ra hoa quanh năm, cần tiến hành một số thao tác sau:

- Sau đợt hoa giấy đầu tiên tàn, sửa lại tàn, nhánh (hoặc cây trồng đã lớn cũng phải cắt sửa tàn, nhánh cho đẹp).

- Trồng lại với chất trồng mới (phân chuồng, đất), nghĩa là thay đất cho cây.

- Chăm sóc cho cây sống ổn định, rồi lặt bỏ toàn bộ lá cũ.

- Quan sát: chồi nẩy, ngừng chăm sóc, để cho bầu đất trong chậu khô lại.

- Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại.

- Sau đó, tưới nước và có thể bón bổ sung NPK 10 - 10 - 30 để cây có hoa đẹp, lâu tàn.

- Sau đợt hoa vừa rồi tàn, tiến hành cắt tỉa, tạo tán.

- Bón phân NPK 20 - 20 - 20 kết hợp với phân chuồng hoai để cây hồi sức.

- Bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này rất ít vì chủ yếu là giữ ẩm cho cây).

- Sau đó, 1 đến 2 tuần cây sẽ nẩy chồi và tiếp tục lại ra hoa.


Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng (Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.

Nguồn gốc tên gọi

Hoa quỳnh thường được gọi là "Night Blooming Cereus" (Queen of the Night, Moon Cactus, Night Cactus, Orchid cacti), thuộc họ xương rồng (Cactaceae) có tên khoa- học là Epiphyllum grandilobum, Epiphyllum oxypetallum, Phyllocactus grandis , Selenicereus grandiflorus ...

Tự Điển Encarta 2000 đã định nghĩa hoa quỳnh như sau : " Night-Blooming Cereus, common name for several different kinds of cacti. Some species of night-blooming cereus are also called queen of the night or orchid cactus. A popular, cultivated species of night-blooming cereus has a fleshy, jointed, spiny stem with three sharply angled sides. When outdoors this plant may grow rooted in the soil or may attach to trees or shrubs with aerial roots. As a house plant, it may grow up to 1.2 m (4 ft). The flowers, which bloom at night, are white inside and yellow-green outside and may reach 30 cm (1 ft) in length. Scientific classification: Night-blooming cereuses are members of the family Cactaceae. They are classified within the genera Hylocereus, Peniocereus, and Epiphyllum. The popular, cultivated species is classified as Hylocereus undatus."

Cứ dựa theo định nghĩa của Tự Điển Encarta 2000 để khảo cứu thì quả thật khó mà phân biệt các danh từ khoa học của hoa quỳnh vì mỗi trang web chuyên khảo về hoa quỳnh đều có định nghĩa, diễn tả và hình ảnh khác nhau ..... nhất là không biết đích xác danh-từ khoa học nào áp dụng cho loại hoa quỳnh màu trắng ở Việt Nam thường chỉ nở về đêm mà thôi.

Phân loại khoa học

Giới (regnum): Plantae

(không phân hạng): Angiospermae

(không phân hạng) Eudicots

Bộ (ordo): Caryophyllales

Họ (familia): Cactaceae

Phân họ (subfamilia): Cactoideae

Chi (genus): Epiphyllum.Haw.

Đặc điểm

Thân cây rộng và dẹp, rộng 1-5 cm, dày 3-5 mm, thường với các rìa tạo thùy. Hoa lớn, đường kính 8-16 cm, có màu từ trắng tới đỏ, nhiều cánh hoa.

Quả ăn được, tương tự như quả thanh long từ các loài trong các chi có họ hàng gần như Hylocereus, mặc dù quả của nó không to như vậy mà chỉ dài khoảng 3-4 cm.

Nhiều loại hoa quỳnh Epiphyllum với đủ màu sắc khác nhau vàng đỏ và có thể nở ban ngày .... Có trang web đặc khảo về hoa quỳnh lại bảo rằng Hylocereus undalus là loại hoa quỳnh có màu trắng, nhưng thật ra đó là cây Thanh Long có trái ở Việt Nam.

Phiến lá của loại Eiphyllum thường dẹp với nhiều khía hình gợn sóng và thân cây tròn, trong khi loại Hylocereus phiến lá dầy hơn và có gai, thân cây có lằn gợn, có hình tam giác chéo vào nhau, loại hoa nầy có thể cao đến 20-40 ft, thường bám vào cây hoặc bờ tường nhờ những dây rễ .

Hoa quỳnh ở vùng nhiệt đới, là một loại hoa có cánh mỏng manh như lụa, màu trắng ngà, ở giữa là nhị màu vàng đẹp lộng lẫy . Hoa quỳnh có đời sống phù du ngắn ngủi... chỉ nở về đêm , nở mau và chóng tàn ... Thường hoa bắt đầu nở vào khoảng 9 giờ đêm, từ từ nhẹ nhàng hé mở từng cánh một, tỏa hương thơm dịu dàng quyến rũ ... cho đến nửa đêm thì hoa sẽ nở hẳn ra, như một vũ nữ khi đạt đến một đỉnh cao nghệ thuật .. nghĩa là khi nở đến lúc tàn khoảng 2-3 giờ đồng hồ, tuy nhiên có người cũng đã thấy những hoa quỳnh nở lâu hơn khoảng 5-6 giờ, nhưng trường hợp này ít có.

Thường hoa quỳnh hay nở vào giữa mùa hè, khoảng 3-4 tháng sau sẽ nở thêm lần nữa vào khoảng giữa tháng 8 đến tháng 10 . Hoa quỳnh dễ trồng và không cần phải tưới nước nhiều , có thể trồng bằng đoạn thân hoa hoặc đoạn gốc có rễ . Cây thuộc họ xương rồng (cactus), sống ở vùng đất cần phải thấm nước mau.

Loại quỳnh "Epiphyllum" được gọi là "epiphyte" có nghĩa là chỉ dễ nẩy nở nhờ bám vào cây khác ( tương tự như lan - orchid cactus-) , dễ trồng bằng cách cắt một phần thân có rễ và găm vào đất, loại nầy nẩy nở và mọc mau, và có thể cao đến 6 ft, dễ trồng trong chậu để dưới đất hoặc treo lên cao ... Cái tên "Epiphyllum" do hai chữ ghép lại : "epi" có nghĩa là ở trên (upon) và "phyllum" có nghĩa là "lá" vì hoa quỳnh nở hoa trên thân cây hoặc cuống có hình giống phiến lá (leaf-like stems).

Cây Quỳnh không phải là loại cây ký sinh như phong lan, cũng không phải là loại cây cộng sinh như tầm gửi, dù cây quỳnh có trái (như cây thanh long phải leo lên cây khác) vì cây quỳnh luôn luôn có gốc rễ mọc từ dưới đất , riêng biệt, để nuôi cây sống. Phải chăng vì thân cây quỳnh mềm mại, nên cần có cây khác hoặc cột nào cứng để nâng đỡ cho cây đứng lên ... Quan điểm cho rằng cây quỳnh phải trồng chung với cây giao thì mới có nhiều hoa là điều không đúng, có lẽ quỳnh và giao trồng chung nhau làm gia tăng vẽ đẹp của quỳnh, hơn là cây quỳnh phải dựa trên một cây hay sào nhọn hoặc lưới mắt cáo để leo lên ...

Ngoài ra còn có những loại khác tương tự Hoa Quỳnh, như Calonyction Aculeatum (Moonflower), cũng nở về đêm, đây là loại hoa leo trên hàng rào hoặc giàn mắt cáo, có thể dài đến 30 ft, có lá mềm như nhung lụa, hình trái tim, trồng bằng hạt và nẩy nở rất mau ... Có một loại tương tự nữa có tên là "Reina de Noche" (Desert Night-Blooming Cereus, Peniocereus Greggii) , loại cây nầy mọc ở miền nam Mexico, Arizona, và Texas, mọc hoang ở vùng đất khô sa mạc, thân cây có màu xanh nâu, giống như những cành khô, khó diễn tả, nở hoa trắng lớn vào cuối mùa xuân hoặc đầu mùa hạ, nhưng tỏa ra mùi thơm dịu dàng và dễ chịu nhất trong các loại xương rồng (cactus), có thể tỏa ra đến hàng trăm feet. Thường người thổ dân da đỏ Indians dùng để làm thuốc , gọi là "Saramatraca".

Lá của cây quỳnh và thân của cây quỳnh rất khó phân biệt bởi vì thân cũng giống như phiến lá màu xanh bản rộng có những vết khứa chung quanh , và búp hoa mọc ở góc vết khứa nầỵ.

Phân loại

Quỳnh có nguồn gốc từ Trung Mỹ (Mexico, Honduras, Guatamela, Cuba..) thuộc gia đình Xương rồng (Cactaceae). Trong nhóm Quỳnh có những cây trổ hoa về đêm và những cây cho hoa nở giữa ban ngày..

- Quỳnh cho hoa nở về đêm :

Nhóm Quỳnh này, gồm nhiều loài thường được gọi chung là Night blooming cereus, bao gồm các chi Helicocereus, Selenicereus và Penioce reus , cùng một số loài lai tạo (hybrid).

Trong nhóm này , cây cho hoa đẹp và quý nhất là Epiphyllum grandilo bum ( hay E. oxypetalum, tên cũ là Cereus oxypetalis). Còn có những tên Night-flowering cactus, Orchid cacti, Dutchman's pipe cactus. Cây mọc rất phổ biến tại Hawaii và rất được ưa chuộng tại Việt Nam.

Cây thuộc loại bụi, mọc vươn dài hay sống dựa, gốc thân hình trụ; phần trên và cành đều dẹt như lá có gân giữa cứng.Thân mọng nước, cao 2-3 m, mép thân uốn lượn, có khía tròn, màu xanh dày và bóng. Hoa nở về đêm, lớn , dài cỡ 30 cm mọc thòng xuống, màu trắng có nhiều lá bắc hình vẩy ở gốc, phủ kín cuống dài mọc ra từ phần gân giữa của thân. Cánh hoa dài, thuôn, mảnh mai, màu trắng, xếp theo hình xoắn ốc. Hoa có nhiều nhị, xếp thành 2 hàng ; bàu có vòi dài màu trắng, có mùi thơm. Hoa rất chóng tàn..Hoa thường trổ vào các tháng 6-8.

* Tại miền Tây Bắc Hoa Kỳ , cây Quỳnh Perou cereus peruvianus là cây rất dể trồng : có thể cao 30-50 ft, phân nhánh nhiều, lá dẹt màu xanh xậm mọng nước có thể có ít gai. Hoa màu trắng, dài 6-7 in. nở tỏa đến 5 in. Hoa nở về đêm, thường vào tháng 6. Chủng đặc biệt 'Monstrosus, nhỏ hơn, mọc chậm hơn, cho hoa đẹp hơn.

- Quỳnh cho hoa nở ban ngày :

Nhóm này có rất nhiều cây đã được lai tạo để trồng làm cây cảnh trong nhà. Những cây đáng chú ý như :

- Cây Quỳnh đỏ : Epiphyllum akermannii = Epiphylle d'Aclerman

Cây có hình dáng tương tự như E.oxypetalum: thân dẹt, màu xanh bóng có múi nhỏ và phân cành ngắn. Hoa lớn, nở ở đầu cành. Cánh hoa dài, mảnh mai, phía ngoài màu đỏ tươi, phía trong đỏ-hồng. Hoa có nhiều nhị, bầu có vòi màu đỏ nhạt. Hoa nở ban ngày và tương đối bền.

Cây được gây trồng rất nhiều trong vùng Đà lạt, Lâm đồng.

- Nhóm Epiphyllum lai tạo : Nhóm này bao gồm nhiều loài Quỳnh, được trồng làm cây cảnh trong nhà tại Hoa Kỳ. Hoa nở ban ngày, lớn từ cỡ trung bình đến rất to (nở tỏa đến 10 in.), hoa có thể màu trắng, crem, vàng, hồng, tím, đỏ tía..và cam. Có những chủng cho hoa pha trộn 2-3 màu. Nhóm Quỳnh này không được những 'nghệ nhân' ưa thích..

Giống - Loài

Khoảng 19 loài, trong đó có:

Epiphyllum ackermannii

Epiphyllum anguliger

Epiphyllum caudatum

Epiphyllum chrysocardium

Epiphyllum crenatum

Epiphyllum guatemalense

Epiphyllum hookeri

Epiphyllum laui

Epiphyllum lepidocarpum

Epiphyllum macropterum

Epiphyllum oxypetalum

Epiphyllum phyllanthus

Epiphyllum pumilum

Epiphyllum thomasianum

Một số loài thường thấy

Hoa cỡ nhỏ, đường kính từ 3-5 inch:

Epiphyllum caudatum: hoa màu trắng bên ngoài màu xanh ngọc, hương nhẹ.

Epiphillum pumilum: không hương nhưng hoa đẹp.

Hoa cỡ trung bình, đường kính từ 5-7 inch:

Epiphyllum aguliger: hoa trắng, bên ngoài có màu vàng, còn có tên riêng là Darahii.

Epiphyllum cartagense: hoa trắng, bên ngoài có màu hồng pha vàng.

Hoa cỡ lớn, đường kính 7-9 inch:

Epiphyllum guatemalese: hoa trắng, nhị như màng nhện vàng, hương nhẹ.

Epiphyllum hookeri (E. strictum): hoa đẹp nhưng hương nồng.

Có một loài quỳnh hoa rất lớn, đường kính hơn 9 inch là Epiphyllum thomasianum, hoa trắng, có ánh đỏ, giống như cái chuông, hương thơm nhẹ. Hiện nay, việc lai tạo đã cho ra đời rất nhiều loại quỳnh lai (hybrid) có màu sắc rất phong phú, hoa có thể nở được trong 2-3 ngày. Theo "Hội Hoa quỳnh Hoa Kỳ", có trụ sở tại Monrovia (gần Los Angeles), thì hiện có khoảng hơn 10.000 loại quỳnh lai được đăng ký bản quyền và có tên gọi riêng. Quỳnh lai thường có tên gọi là Epiphyllum ghép với một từ khác không có gốc Latinh như Epiphyllum saigon, Epiphyllum madonna,...

Ở Việt Nam, có thể thấy một số loài quỳnh sau:

Quỳnh trắng (Epiphyllum oxypetalum) là một loài quỳnh được nhiều người biết đến. Hoa quỳnh trắng này còn có tên gọi khác, xuất phát từ chữ Hán là đàm hoa nhất hiện (昙花一现) nghĩa là hoa chỉ nở thoáng qua. Hoa có dạng hình giống kèn Trumpet, cuống phủ một màu đỏ cam, với những chiếc gai nhỏ, ngắn. Quỳnh trắng thường nở vào khoảng tháng 6, tháng 7 và chỉ nở duy nhất một đêm, từ 3-4 tháng sau có thể ra hoa một đợt nữa. Cánh hoa mỏng, mềm mại, bề mặt như phủ sáp trong sắc trắng với nhị vàng và hương thơm nhẹ nhàng. Khi hoa nở, cánh từ từ hé mở cho đến khi đạt kích thước tối đa (đường kính khoảng 10-20 cm), rồi cụp dần và tàn đi nhanh chóng (trong khoảng 1-2 giờ).

Quỳnh đỏ (Epiphyllum ackermannii), cây nhỏ hơn Quỳnh trắng, hoa màu đỏ hoặc đỏ pha da cam, hoa cũng nhỏ hơn và không nhiều cánh bằng Quỳnh trắng.

Ngoài ra còn có một số loài quỳnh được lai tạo, hoa màu hồng, da cam, tím, vàng ...với kích thước hoa rất khác nhau. Ở Đà Lạt, sau 5 năm công phu lai ghép giữa quỳnh với thanh long và dùng đèn điện thắp sáng, năm 2004, ông Mười Lới, một người trồng hoa đã tạo ra được loài quỳnh hoa nở ban ngày, gọi là nhật quỳnh. Hiện nhật quỳnh đã phát triển thêm được nhiều loại có màu sắc phong phú

Xuất xứ - Phân bố

Các loài trong chi quỳnh có thể thấy ở Trung Mỹ, Nam Mỹ, phần lớn Châu Á cũng như được trồng ở những vùng khí hậu tương đối ấm áp của Mỹ và Châu Âu. Trong tự nhiên, quỳnh mọc bám vào thân cây khác trong những khu rừng nhiệt đới nhưng không phải sống ký sinh mà chỉ sống dựa vào chất đất mùn bám trên vỏ cây. Quỳnh có thể mọc ở độ cao tới 2000m.

Nói đến cây quỳnh người Việt Nam mình thường nhắc đến cây giao, phải chăng có một tương quan sinh thực vật mật thiết giữa " cây quỳnh cành giao" chăng ?

Cây giao thường được trồng gần cây quỳnh vì cây giao có cành mà không có lá . Cây giao còn gọi là cây san hô xanh, hoặc đỏ, xương khô, xương cá hay thập nhị (Milk bush, finger tree, Indian tree spurge ), thuộc họ Euphorbiacea, danh từ khoa học là Euphorbia tirucalli.

Cây giao có nguồn gốc từ Châu Á và Châu Phi nhiệt đới. Cây bụi nhỏ cao 1-6m, thân mập, dày, phân cành nhiều, mọc vòng xum xuê, tiết diện tròn màu xanh bóng,hoặc màu đỏ, có nhựïa trắng. Lá hẹp, dài 1-2 cm, rất chóng rụng, thường tập trung ở đầu cành. Cụm hoa dạng chén mọc ở kẽ lá. Hoa đựïc và hoa cái trên hai cây khác nhau. Cây giao được trồng làm cây cảnh , có thể trồng bằng tách bụi hay tách nhánh già. Nhựa của cây giao có độc tính nếu trực tiếp với da sẽ gây ra phản ứng ngứa ngáy khó chịu, nếu chạm vào mắt sẽ làm đau và mờ mắt, nên người ta thường dùng găng tay khi cần chạm vào euphorbias .

Ứng dụng trong y học

Các nghiên cứu về dược học của Quỳnh hầu như chỉ được thữc hiện tại Đài loan. Tài liệu duy nhất lưu trữ tại một số ĐH Hoa Kỳ là bản dịch từ 'Pharmacological Effects of Epiphyllum oxypetalum' của các tác giả Chow SY, Chen CF vàChen SM trong Taiwan Yi Xue Hui Za Zhi (Đài loan YĐược Hội Tạp Chí Số tháng 12 năm 1977)

Tại Trung Hoa, Quỳnh được gọi là Jiàn huạ và thuộc loại Hylocereus undatus., hoa nở về đêm.

Phần được dùng làm dược liệu là Hoa và Thân.

- Hoa được xem là có vị ngọt, tính bình, có các tác dụng 'chống viêm, chống sưng và cầm máu. Hoa thường được dùng để chữa ho ra máu (lao phổi), xuất huyết tử cung, sưng cổ họng : Sắc và uống 3-5 hoa. Hoa cũng được nấu chung với thịt heo để trị sưng phổi, ho và các bệnh đường hô hấp.

Có thể giã nát, đắp lên vết thương sưng, đaụ

- Thân, có vị chua/ mặn, tính mát có tác dụng chống sưng.

- Toàn cây có tác dụng 'thanh phế', trị họ

Thân Quỳnh có chứa chất nhày trong đó có một số heterosid flavonic. Hoa có các hoạt chất loại hentriacontane và beta-sitosterol.

Quả của Quỳnh loại Hylocerus undatus có (tính theo100 gram quả) :

- Calories : 346 ; Chất đạm 9 % ; Chất béo 2.6 %; Carbohydrate tổng cộng 84.6%; Chất sơ 9.0%; Tro 3.8 %.

- Calcium 64 mg ; Phosphorus 167 mg ; Sắt 8.3 mg

- Thiamine 0.26 mg ; Riboflavine 0.26 mg ; Niacin 1.92 mg và Vitamin C 51.3 mg.

Tại Ấn Độ : Đọt non của Quỳnh Selenicereus grandiflorus được dùng để thay thế một phần digitalis làm thuốc trợ tim.

Kỹ thuật trồng Quỳnh nở về đêm :

Trồng Quỳnh để có hoa nở về đêm được xem là tương đối..dễ dàng (?). Sau đây là cách trồng của một 'chuyên gia' về Quỳnh tại Portland (Oregon) : Cắt một đoạn lá từ cây gốc, ngâm trong nước đến khi rễ mọc ra từ lá, và trồng cây vào chậu có hỗn hợp 2/1 đất potting và peat. Giữ cây đủ ẩm trong mùa hè và khô trong mùa đông. Chăm sóc cây bằng cách tưới phân Peter 2 tuần một lần. Khi cây bắt đầu đâm chồi, dùng phân có chứa nhiều phosphorus hơn.

Trong các tháng 10-11, tùy thời tiết có giá lạnh hay không, chuyển cây vào trong nhà xe để có độ la.nh-mát cần thiết thúc cây nở hoa. Đưa cây ra ngoài trở lại vào tháng 4-5 (tùy thời tiết bên ngoài), điều quan trọng là giữ quỳnh đừng chịu ánh nắng trực tiếp mỗi ngày quá 1 giờ ( nắng sáng hay chiều, tránh nắng giữa trưa).. Quỳnh sẽ trổ hoa trong tháng9. Hoa bắt đầu nở khoảng 9 giờ tối, tỏa mùi hương thơm và nở trọn vẹn vào nửa đêm..rối tàn ngay vào sáng hôm sau. (Theo Peter Hines . The Oregonian, Home and Garden, October 2, 2003)

Hoa Quỳnh trong văn chương

Truyện Kiều

(Nguyễn Du):

Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành giao.

Khi chén rượu, lúc cuộc cờ

Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

Bài thơ Hoa Quỳnh

(Lâm Thị Mỹ Dạ):

Đời của hoa thơm ngát

Con ong nào biết đâu

Hoa nở trong lặng lẽ

Âm thầm vào đêm sâu

E ấp mà kiêu hãnh

Hoa nghiêng trong trăng sao

Như đàn thiên nga nhỏ

Sắp bay lên trời cao.

Bài hát Quỳnh Hương

(Trịnh Công Sơn):

Đêm này đêm

Buồn bã với những môi hôn

Trong vườn trăng

Vừa khép những đóa mong manh

Ở Việt Nam người ta có kinh nghiệm rằng cây quỳnh và cây giao trồng gần nhau, chẳng khác gì âm dương hòa hợp, làm cây quỳnh chóng có hoa, và hoa to, đẹp và tỏa hương nhiều hơn. Theo sự giải thích ở trên về đặc tính " epiphyte" của cây quỳnh, thật ra quỳnh không phải cần cây giao để mà sống được, nên Quỳnh Giao đi đôi với nhau chỉ có đặc tính văn hóa như trong truyện Kiều có câu :

"Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành giao"

Nét thư sinh của Kim Trọng rất đồng tâm hợp ý với cảnh vật thiên nhiên chung quanh Kim Trọng như sự tương giao hòa hợp giữa người và cảnh chẳng khác gì cây quỳnh và cây giao vậy.

Quỳnh được trồng trong chậu để dễ di chuyển khi xem hoa nở . Người ta trồng quỳnh bằng cách cắm cành . Hoa quỳnh dễ nẩy nở, nhưng không nên tưới nhiều nước. Vì vậy cần đất thấm nước mau, người trồng có thể trộn thêm chút cát và "perlite" vào đất trồng. Chậu trồng quỳnh cần có lổ to ở dưới đáy để dễ thoát nước .Để chậu quỳnh ở trong nhà, nhưng cần chỗ có nhiều nắng chiếu vào. Cây quỳnh không cần phân bón, nhưng một số người có thể tưới loại phân bón " Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom" mỗi tháng một ly nhỏ từ tháng tư đến tháng chín. Không nên dùng những loại phân bón có nồng độ cao Nitrogen. Lý do mà hoa quỳnh không nở là vì ở chỗ ít nắng hoặc chưa đủ tuổi (thường hoa quỳnh nở tươi tốt , nở nhiều hoa phải sau 5 năm trở lên)


Hoa Cánh bướm, Cúc sao, Chuồnchuồn -Cosmos bipinnatus Cav

Hoa Cánh bướm thuộc chi Chi Cúc vạn thọ tây, danh pháp khoa học Cosmos bipinnatus Cav. Tên Việt nam là hoa cánh bướm, cúc sao nháy hay hoa chuồn chuồn. Nó là một chi của khoảng 20-26 loài thực vật sống một năm hay lâu năm trong họ Cúc (Asteraceae), có nguồn gốc tại các vùng đất nhiều bụi rậm và bãi cỏ của Mexico (tại đây có nhiều loài nhất), miền nam Hoa Kỳ (Arizona, Florida), Trung Mỹ và miền bắc Nam Mỹ kéo dài về phía nam tới Paraguay.

Trong Bộ môn Thực vật, họ hàng Hoa cúc (Compositae: Asteraceae) có thể xem là đa dạng với nhiều giống loại khá đẹp và rất phổ biến nhiều nơi ở các nước thế giới năm châu. Riêng tại khí hậu xứ ta, loài Hoa Cúc Sao nháy này cũng rất phổ biến, từ miền cao, đến thấp đều có trồng làm cây cảnh ở vườn nhà, hoặc nơi công cộng. Chắc các bạn yêu hoa cũng đã có lần ngắm nhìn hoa sao nháy mãnh mai với nhiều màu sắc lấp lánh giữa không gian. Nhờ vậy, các nhà thực vật đồng ý đặt tên là Hoa Sao Nháy, được ghi vào bổ sổ các loài hoa đẹp đến ngày nay.

Nhìn hình ảnh của Cây Hoa sao nháy, cây Cúc này được lấy tên Cosmos mà ta gọi cho đúng nghĩa, là một loại thân thảo rất mảnh mai, mọc thành bụi, cao từ 60 đến 80cm, cho những cọng hoa dài như tăm nhang, gắn trên đầu một nụ hoa tròn, đến khi nở thành một cái hoa tròn có 8 cánh, đường kính 4-6cm vươn cao làm thành một thảm hoa nhiều màu hồng, trắng đỏ lung linh trước gió. Nhìn xa hơn, nếu ta có dịp chụp ảnh đứng giữa vườn hoa sao nháy, thì như ta ở giữa bầu trời đầy các vì sao lấp lánh, nhấp nháy như tên gọi thông thường. Cho nên khi nào ta muốn trồng làm cảnh ở vườn nhà, tất yếu phải chọn một vuông đất rộng, thoáng không gian thì mới làm nổi bậc được khung cảnh của các vì sao Cosmos.

Cũng vì thân thảo yếu ớt, quá mảnh mai mà cúc sao nháy ít khi nào sử dụng vào công dụng hoa cúc cắt cành như các anh em cùng giống loài, nên ta ít thấy bày bán, trưng bày hay cúng kiến. Tuy nhiên không vì lý do này mà hoa sao nháy bị kém phát triển trái lại càng ngày sao nháy càng được ưa chuộng là loại hoa làm cảnh đẹp cho vườn nhà ở các nơi. Nhờ vào bản tính gấy giống, trồng trọt dễ dàng.

Xem tiếp phần 2

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #phan1