Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

9 Hiệu Ứng Tâm Lý

1. Hiệu ứng Platfall - Sự hấp dẫn không hoàn hảo:

Sự hấp dẫn của bạn sẽ tăng lên khi bạn không hoàn hảo. Theo hiệu ứng Platfall, những sai lầm làm nên sự hấp dẫn ở con người. Những người không bao giờ mắc sai lầm lại được xem là kém hấp dẫn hơn, vì sự hoàn hảo đôi khi tạo ra khoảng cách. Vậy nên chúng ta thường bị hấp dẫn bởi những người không hoàn hảo. Đôi khi việc mắc lỗi lại là lợi thế, miễn rằng những sai lầm đó không quá lớn và có thể được sửa đổi. Lý thuyết này đã được chứng minh bởi nhà tâm lý học Elliot Aronson.

2. Hiệu ứng "Yêu người yêu mình" (Reciprocal Liking):

Chỉ cần biết rằng có ai đó thinh thích mình thôi, đã đủ để khiến chúng ta cảm thấy bản thân mình có những giá trị đáng quý. Thêm vào đó, những người thinh thích chúng ta sẽ không từ chối chúng ta, không xua đuổi chúng ta. Lúc bình thường, họ chiều chuộng, tặng quà cáp. Lúc hoạn nạn, họ động viên, giúp đỡ. Theo "Thuyết đổi chác" trong tình yêu, có cảm tình với người yêu mình hoàn toàn hợp lý: chúng ta được nhiều hơn mất mà.

3. Hiệu ứng "Kỳ vọng cao hơn sẽ tạo ra hiệu suất làm việc tốt hơn":

Điểm mấu chốt của hiện tượng tâm lý này là khái niệm Self-fulfilling prophecy (lời tiên tri tự thành hiện thực). Nếu bạn tin điều gì đó là thật thì dần dần nó sẽ trở nên đúng như vậy.

4. Hiệu ứng "Càng có nhiều lựa chọn ta càng ít hài lòng với quyết định của mình":

Bạn đã bao giờ thấy cắn rứt sau khi mua một món đồ? Nếu có, tức là bạn đã trải qua hiệu ứng "Nghịch lý của sự lựa chọn". Ngay cả khi quyết định cuối cùng của bạn là đúng thì khi phải đối diện với nhiều lựa chọn, bạn thường ít hài lòng với quyết định ban đầu.

5. Hiệu ứng Pygmalion hay còn gọi là Self-fulfilling prophecy (lời tiên tri tự ứng nghiệm):

Tức là khi người ta rất chờ mong một điều gì đó, điều đó sẽ thành sự thật. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này ư? Đó chính là tác dụng đầy ma lực của một kiểu “ám thị” thần kỳ. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.

6. Hiệu ứng "Mất trí nhớ cục bộ thoáng qua" (TGA):

Bộ nhớ của con người vẫn là một điều bí ẩn. Có một mối liên kết thú vị tồn tại giữa cảm xúc và ký ức. Chính xác hơn, cảm xúc và các yếu tố tâm lý khác dường như cũng góp phần trong những bí ẩn về y học. Được gọi là chứng mất trí nhớ toàn cầu thoáng qua (TGA), hàng năm nó tác động khoảng dưới 10 người trên 100.000 người.

7. Hiệu ứng "Hào quang" (The halo effect):

Vẻ đẹp bề ngoài đóng vai trò không hề nhỏ trong việc quyến rũ người khác phái hoặc cùng phái. Khả năng người đẹp để lại ấn tượng tốt rất cao. Chúng ta vội vã gán ghép nhiều nhãn mác cho người có diện mạo lôi cuốn: tốt bụng, rộng rãi, hoà đồng, nhạy cảm.

8. Hiệu ứng "Chạy tình tình theo" (Playing selectively hard-to-get):

Chúng ta ham muốn và trân trọng những thứ hiếm hoi, những thứ không phải ai cũng dễ dàng sở hữu. Trong buôn bán cũng vậy, mà trong tình yêu cũng vậy. Nhiều lúc trốn tránh tình cảm, chúng ta vô tình làm cho cuộc chơi thêm thử thách và người chơi thêm hào hứng. Và nhiều lúc chúng ta quyết tâm cưa đổ mục tiêu chỉ vì tính hiếu thắng của mình.

9. Hiệu ứng "Cơ thể tiêu cực" (Body nagative):

Hiệu ứng Body nagative là tình trạng khi một người nghĩ rằng mình xấu hoặc kém cỏi và đó cũng là lý do tại sao cuộc sống cá nhân của họ lại luôn gặp thất bại. Hầu hết những người như vậy đều rất kém hấp dẫn và vấn đề của họ là lòng tự trọng thường cao hơn những khuyết điểm thực sự.

Nguồn: Tâm lý học hành vi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com