Tâm lý 1-3
Câu 1: Hiện tượng tâm lý
Hiện tượng tâm lý là hiện tượng có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết được nảy sinh bằng hoạt động sống của từng người, gắn bó mật thiết với các quan hệ xã hội.
Tâm lý học là 1 môn khoa học nghiên cứu tất cả những hiện tượng tâm lý biểu hiện ra ngoài XH hay xảy ra trong óc người, gắn liền và điều hành mọi hành động của con người. Hiện tượng tâm lý điều hành các hoạt động, hành động của con người giúp cho họ thích ứng với môi trường bên ngoài và cải tạo hoàn cảnh khách quan để tồn tại và phát triển. Không những thế, trong những hoàn cảnh điều kiện nhất định, nó giúp con người làm nên kì tích.
Hiện tượng tâm lý bao gồm:
+Hoạt động con người
+Suy nghĩ
+Hiện tượng tư duy ẩn trong não
Hiện tượng tâm lý có thể chia thành:
Hiện tượng tâm lý vô thức: tự nhiên theo cơ chế của sinh học
Hiện tượng tâm lý ý thức: có suy nghĩ, có mục đích, có tính toán
Chức năng hiện tượng tâm lý: định hướng hành động con người bằng cách đặt ra động cơ, mục đích; thúc đẩy hành động con người tạo ra sức mạnh trong hành động; điều khiển điều chỉnh quá trình hành động của con người bằng 1 mô hình, kế hoạch, phương thức; nhận thong tin phản hồi để tự điều chỉnh mình.
Bản chất:
+ Phản ánh khách quan hành động của cá nhân trong cuộc sống, tiếp nhận và phản ứng lại với môi trường với bản sắc cá nhân
+ các hiện tượng tâm lý mang bản chấn XH và lịch sử tức là các cá nhân hành động trên các khuôn mẫu XH để đạt được 1 sự thống nhất chung tạo ra sức mạnh của cộng đồng
Mỗi hiện tượng tâm lý có 3 quá trình :
- Quá trình tâm lý là quá trình tiếp nhận và phản ánh hiện tượng khách quan
- Trạng thái của tâm lý biểu hiện trạng thái cảm xúc của các hiện tượng tâm lý
- Các thuộc tính tâm lý là các hiện tượng tâm lý trở thánh 1 thói quen lặp đi lặp lại nhiều lần thnahs 1 đặc điểm riêng có ở cá nhân
Các hiện tượng tâm lý
1/-Hiện tượng tâm lý cá nhân biểu hiện các hành động cảu cá nhân trong cuộc sống
-Hiện tượng tâm lý XH là hiện tượng có tính chất chung của nhóm hay cộng đồng
2/-Hiện tượng tâm lý sống động nảy sinh và diễn biến thong qua hành động của con người
-Hiện tượng tâm lý tiềm tang là hiện tượng tích đọng trong sản phẩm của hoạt động
3/-Hiện tượng tâm lý có ý thức là các hiện tượng dựa trên suy nghĩ tính toán, xác lập mục đích, mục tiêu và phương thức hành động rõ rang.
-Hiện tượng tâm lý chưa có ý thức là hiện tượng tâm lý tự nhiên theo cơ chế của sinh học
Câu 2: Cấu trúc tâm lý
Nhờ có cấu trúc nhân cách mà cá nhân có thể làm chủ được bản thân, thể hiện tính mềm dẻo, linh hoạt cao với tư cách là chủ thể đầy sáng tạo. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhân cách có cấu trúc khá phức tạp, bao gồm nhiều thành tố qua lại lẫn nhau, tạo nên một bộ mặt tương đối ổn định nhưng cũng rất cơ động.
Có nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc nhân cách :
* A.G Côvaliôv cho rằng cấu trúc nhân cách bao gồm: các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý, và các thuộc tính tâm lý cá nhân.
* KK Platônôv nêu lên 4 tiểu cấu trúc
+Tiểu cấu trúc về nguồn gốc sinh học
+Tiểu cấu trúc về các đặc điểm của quá trình tâm lý
+Tiểu cấu trúc về vốn kinh nghiệm , tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
+Tiểu cấu trúc xu hướng nhân cách
* Quan điểm coi nhân cách gồm 4 nhóm thuộc tính tâm lý điển hình của cá nhân: xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực
* Quan điểm coi nhân cách gồm 2 mặt thống nhất với nhau là đức và tài
Phẩm chất (Đức)
- Phẩm chất xã hội( đạo đức, chính trị như : thế giới quan, lý tưởng, niềm tin..
- Phẩm chất cá nhân( đạo đức, tư cách, các nết các thói
- Phẩm chất ý chí: tính mục đích, tính tự chủ, tính kỷ luật, tính quả quyết, tính phê phán.
- Cung cách ứng xử: tác phong, lễ tiết, tính khí
Năng lực( Tài)
- Năng lực xã hội hoá: khả năng thích ứng, hòa nhập, tính mềm dẻo, cơ động, linh hoạt trong cuộc sống
- Năng lực chủ thế hoá : Khả năng thể hiện tính độc đáo, đặc sắc, khả năng thể hiện cái riêng, cái bản lĩnh của cá nhân.
- Năng lực hành động : Khả năng hành động có mục đích, chủ động , tích cực và hiệu quả.
- Năng lực giao lưu: khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với người khác
Gần đây cò tác giả xem nhân cách bao gồm 4 khối:
+ Xu hướng của nhân cách
+ Những khả năng của nhân cách
+ Phong cách hành vi của nhân cách
+ Hệ thống cái tôi- hệ thống điều khiển, điều chỉnh hành vi của nhân cách.
Câu 3:Trí nhớ
1. Định nghĩa
Trí nhớ là một quá trình tâm lý phản ảnh những kinh nghiệm của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, giữ gìn và tái tạo sao đó ở trong óc những cái cái mà con nguời đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây.
3.Vai trò của trí nhớ:
Trí nhớ có vai trò rất rất to lớn trong đời sống tâm lý của con người: Không có trí nhớ thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không có bất kỳ một hoạt động nà, cũng như không thể hình thành nhân cách
Trí nhớ là điều kiện không thể thiếu được để con người có đời sống tâm lý bình thường, ổn định lành mạnh. trí nhớ cũng là điều kiện để con người có và phát triển các chức năng tâm lý bậc cao để con người tích luỹ vốn kinh nghiệm sống của minh và sử dụng vốn kinh nghiệm đó ngày cáng tốt hơn trong đời sống và trong hoạt động.
Đối với nhận thức trí nhớ có vai trò đặc biệt to lớn. Nó là công cụ để lưu giữ kết quả của các quá trình cảm giác và tri giác. trí nhớ là một điều kiện quan trọng để diễn ra quá trình nhận thức lý tính và làm cho quá trình này đạt được kết quả hợp lý .
Ở những người bị hỏng trí nhớ, ta thấy cuộc sống hàng ngày cuả họ bị rối loạn, không bình thường .
Ngày nay người ta xem trí nhớ không chỉ giới hạn trong hoạt động nhận thức mà còn là một thành phần tạo nên nhân cách của con người, vì đặc trưng tâm lý nhân cách mỗi người được hình thành trên cơ sở vốn kinh nghiệm cá thể về mọi mặt của họ, mà kinh nghiệm do trí nhớ đem lại
II. các loại trí nhớ :
1. Căn cứ vào tính chất của tính tích cực Tâm lý trong họat động
a) Trí nhớ vận động:
Là loại trí nhớ phản ảnh những cử động và những hệ thống cử động .Ý nghĩa to lớn của nó là ở chỗ nó là cơ sở để hình thành kỹ xảo thực hành và lao động khác nhau : đi, đứng, viết, vẽ vv.. Sự khéo chân, khéo tay , những bàn tay vàng là những biểu hiện của trí nhớ vận động tốt.
b Trí nhớ cảm xúc:
Là loại trí nhớ phản ảnh những rung cảm, trải nghiệm của con người. những rung cảm trải nghiệm được giữ lại trong trí nhớ bộc lộ như là những tín hiệu kích thích hành động , hoặc kìm hãm hành động
c) Trí nhớ hình ảnh
Đó là loại trí nhớ phản ánh những hình ảnh, biểu tượng, thị giác, thính giác khứu giác, vị giác của các sự vật hiện tượng đã tác động vào ta trước đây. Loại trí nhớ này đặc biệt phát triển ở những người làm nghề nghệ thuật.
d) Trí nhớ từ ngữ lôgíc:
Loại trí nhớ này phản ánh những ý nghĩ tư tưởng của con người. Hệ thống tín hiệu thứ hai giữ vai trò chính trong loại trí nhớ này. Đây là loại trí nhớ giữ vai trò chủ đạo của con người, giữ vai trò chính trong việc lĩnh hội ti thức của học sinh .
2. Căn cứ vào mục đích của họat động
a) Trí nhớ có chủ định là loại trí nhớ diễn ra theo theo những mục đích xác định
b) Trí nhớ không chủ định: Là loại trí nhớ diễn ra không theo những mục đích được định trước.
3. căn cứ vào thời gian củang cố và giữ gìn tài liệu
a) Trí nhớ ngắn hạn
b) Trí nhớ dài hạn:
c) Trí nhớ thao tác
Là loại trí nhớ sau một giai đoạn ghi nhớ mõt khoảng thời gian cho đến mãi mãi. Nó rất quan trọng để con người tích luỹ kiến thức.
III. Những quá trình cơ bản của trí nhớ .
1. Sự ghi nhớ:
Sự ghi nhớ là quá trình trí nhớ đưa tài liệu nào đó vào ý thức, gắn tài liệu đó với những kiến thức hiện có, làm cơ sở cho quá trình gìn giữ về sau đó, nói cách khác là tạo ra dấu vết, ấn tượng cũa đối tượng mà ta đang tri giác
Sự ghi nhớ con người được quyết định bởi hành động, nói cách khác, động cơ, mục đích, và phương tiện đạt mục đích đó quy định chất lượng của sư ghi nhớ. sự ghi nhớ thường diễn ra theo hai hướng: ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định.
a) Ghi nhớ không chủ định:
Là ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước không đòi hỏi một sự nổ lực nào đó mà dường như thực hiện một cách tự nhiên loại ghi nhớ này được thực hiện trong trường hợp nội dung của tài liệu trở thành mục đích chính của hành động, hơn nữa hành động đã lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thức nào đó
Ghi nhớ có chủ định đặc biệt nó gắn liền với những cảm xúc rõ ràng và mạnh mẽ, Hứng thú có vai trò to lớn với ghi nhớ không chủ định.
b) Ghi nhớ có chủ định :
Là ghi nhớ theo một mục đích đã định từ trước nó đòi hỏi một sự nổ lực ý chí nhất định và cũng như những thủ thuật và phương pháp xác định. Hoạt động học tập và giảng dạy của giáo viên chủ yếu là ghi nhớ có chủ định
2. Sự giữ gìn
Giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã được hình thành trên não trong qúa trình ghi nhớ. Có hai hình thức giữ gìn: tích cực (là bằng cách nhớ lại mà không cần tri giác lại) và giữ gìn tiêu cực ( tái hiện lại tài liệu)
3. Sự tái hiện:
Sự tái hiện là một qua trình trí nhớ làm sống lại những nội dung đã ghi lại trên đây. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng, hoặc khó khăn, thường bao gồm ba loại:
a)Nhận lại: nhận lại là sự tái hiện khi tri giác đối tượng được lặp lại. Trong nhận lại có khi đòi hỏi quá ttrình rất phức tạp mới đạt được kết quả xác định
b)Nhớ lại: là sự tái hiện lại khi không tri giác lại đối tượng. Nhớ lại là một điều kiện của hoạt động nhận lại
c)Hồi tưởng là hình thức tái hiện phải có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ, đây là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả cuả nó phụ thuộc vào chỗ cá nhân ý thức rõ ràng chính xác đến mức độ nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện
4. Sự quên và sự giữ gìn tri thức trong trí nhớ
a) Quên: Là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết, nó diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: Quên hoàn toàn, quên cục bộ(không nhớ lại được nhưng nhận lại được), quên vĩnh viễn.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com