Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Đại học Sơn Đông: Xét lại quan hệ của Tào Phi và Tào Thực

XEM XÉT LẠI MỐI QUAN HỆ HUYNH ĐỆ DỰA TRÊN NHỮNG ƯU ÁI CỦA TÀO PHI ĐỐI VỚI TÀO THỰC.

[Đại học Sơn Đông, Học viện Văn học Báo chí truyền thông, Tế Nam - Lưu Khôn, Lý Kiếm Phong.]

Giới học thuật có sự hiểu lầm sâu sắc về mối quan hệ giữa Tào Phi và Tào Thực, từ đó dẫn đến hiểu lầm về các tác phẩm văn học của họ.

Giới học thuật nói chung tin rằng những sáng tác của Tào Thực bị ràng buộc bởi sự kiện kế vị của Tào Phi, phong cách tác phẩm của hắn trước và sau đó đã thay đổi đáng kể. Sự thay đổi này là do Tào Phi trả thù Tào Thực sau khi lên ngôi, khiến cuộc đời hắn khốn khổ, từ đó hình thành một phong cách văn học khác. Trong cuốn《Khám phá mới về Tào ThựcChung Ưu Dân cho rằng "Cuộc đời của Tào Thực, lấy cái chết của Tào Tháo làm ranh giới, trước và sau có những thay đổi to lớn. Trong đó, tác động sâu sắc nhất đến vận mệnh của hắn là cuộc tranh thừa tự."; "Tào Phi kế vị và áp dụng các biện pháp đàn áp, hãm hại đối với các đại thần, các nhân vật có quan hệ mật thiết với Tào Thực, và Tào Thực trở thành mục tiêu tấn công chính." Những người có ảnh hưởng lớn hơn, trong《Lịch sử Văn học Trung Quốccũng có quan điểm này: "Năm Kiến An thứ 25, Tào Tháo chết vì bạo bệnh. Tào Phi kế vị Ngụy vương, giết những thân tín của Tào Thực là Đinh Nghi, Đinh Dực. Tào Thực làm vương chư hầu, thực chất giống như một tù nhân, không có niềm vui, và cuối cùng chết trong đau buồn và uất ức."

Tuy nhiên, dựa trên sự thật lịch sử, thật ra không phải như vậy. Chính vì sự hiểu lầm của các học giả về mối quan hệ của họ đã dẫn đến hiểu lầm về các tác phẩm văn học. Mối quan hệ huynh đệ giữa Tào Phi và Tào Thực từ lâu đã là chủ đề được các học giả ở mọi lứa tuổi quan tâm, nhưng kết luận đưa ra về cơ bản là giống nhau: Vì Tào Thực từng tranh giành Thái tử vị nên Tào Phi vô cùng căm ghét hắn, giết hại những người ủng hộ Tào Thực sau khi lên ngôi Nguỵ vương. Những năm Hoàng Sơ lại dùng mọi cách hãm hại Tào Thực, khiến hắn phải sống trong nỗi đau bị áp bức, thống khổ. Nếu xem xét kỹ, những lập luận này quá chủ quan, không phù hợp với thực tế mối quan hệ hòa hợp giữa Tào Phi và Tào Thực.

1. Tào Phi tru sát vây cánh Tào Thực

Đinh Nghi ủng hộ Tào Thực, nguyên nhân cái chết của hắn được cho là do Tào Phi thanh trừng phe đảng Tào Thực. Tuy nhiên, cách hiểu này không chính xác, giết Đinh Nghi không có nghĩa là giết những người theo Tào Thực. Theo 'Biên niên sử Tam Tào', những người ủng hộ Tào Thực làm Ngụy Thái tử gồm có Đinh Nghi, Đinh Dực, Dương Tu, Giả Quỳ, Vương Lăng, Hàm Đan Thuần, Tuân Uẩn, Khổng Quế và Dương Tuấn.

Trong những năm Hoàng Sơ, trong số chín người, có Giả Quỳ, Vương Lăng và Hàm Đan Thuần được gia quan tấn tước, khen thưởng, Tuân Uẩn bị ghét bỏ nhưng vẫn giữ chức Dũng sĩ Trung lang tướng, Vạn tuế đình hầu. Dương Tu là do Tào Tháo xử tử. Bốn người bị Tào Phi giết. Khổng Quế phạm tội phản quốc, Dương Tuấn vi phạm quốc pháp, kháng chỉ bất tuân, bị xử tử do tội của chính mình. Vậy còn huynh đệ Đinh thị?

Tam Quốc chí - Từ Dịch truyệnchép: "Bọn Đinh Nghi cậy quyền, thấy những người khác được sủng thì hãm hại. Từ Dịch không lay chuyển."
Bùi Tùng Chi dẫnNguỵ lục: "Từ Dịch nói: Dĩ công minh thánh, kẻ gian như Nghi há có thể được lâu dài? Hơn nữa gian thần dựa vào quân chủ, ta sao có thể thuận theo, cứ để hắn trù liệu ta đi!"
Tam Quốc chí - Hà Quỳ truyệnchép: "Thượng thư Phó Tuyển nói với Hà Quỳ: Nghi đã hại Mao Giới, ngài nên nhún mình tránh tai vạ. Quỳ trả lời: Làm việc bất nghĩa, chính là hại mình, sao có thể hại người! Huống hồ kẻ mang lòng nham hiểm, ở trong triều đình, sao có thể lớn mạnh!"

"Tam quốc chí", "Ngụy thư" đều chỉ ra rằng huynh đệ Đinh thị đã mưu hại những người khác. Năm Kiến An thứ 21, Thôi Diễm bị giết và Mao Giới bị biếm truất đều liên quan đến Đinh Nghi. Những người bị hắn làm hại, họ đều là những người được sử sách ca ngợi là liêm khiết và chính trực, Thôi Diễm và Mao Giới đều hết lòng tiến cử ủng hộ Tào Phi làm Nguỵ Thái tử và thuộc phe Tào Phi. Đinh Nghi ra sức hãm hại vây cánh Tào Phi và phò tá Tào Thực, nguyên nhân là do có mối thù riêng với Tào Phi lúc trước, bị ngăn cản không lấy được Thanh Hà công chúa.

Đây là lý do Đinh thị phải chết, mà những người khác thì không. Trên thực tế, Tào Phi không có khái niệm 'phe Tào Thực'. Những năm Hoàng Sơ, hắn thậm chí hoài niệm Dương Tu, ban thưởng Vương Mậu, còn phân công người từng được Tào Thực đánh giá có tài biện luận là Hàn Tuyên làm Thượng thư lang, cũng vì nhớ đến Tào Thực nên xá miễn tội cho Hàn Tuyên: "Đây không phải Hàn Tuyên mà Tử Kiến từng nói sao?"

Nếu xét đến hoàn cảnh khác nhau của những người được gọi là 'vây cánh của Tào Thực', cùng nguyên nhân huynh đệ Đinh thị bị giết, không khó để kết luận: Tào Phi không hề cố ý thanh trừng các thân tín của Tào Thực.

2. Tào Phi đối xử ưu ái với Tào Thực thời kỳ Hoàng Sơ

Một tội ác khác của Tào Phi được cho là đã gây ra bất hạnh cho Tào Thực trong những năm Hoàng Sơ, cuốn《Tam Quốc Chíviết: "Hệ thống pháp luật thời kỳ đó, khi các chư hầu bị áp bức, liêu thuộc đều bất tài, binh lính và người hầu đa phần tàn tật và già yếu, không quá 200 người. So với đãi ngộ trước đây, Tào Thực mọi thứ giảm đi phân nửa. Trong mười một năm, bị chuyển đất phong ba lần, thường uất ức và không vui."

Ghi chép này dường như khác xa với tình hình thực tế. Trên thực tế, trong những năm Hoàng Sơ, Tào Thực tương đối được bao dung và được đối xử ưu ái.

Triều Tào Ngụy tiếp nối sự suy tàn của nhà Đông Hán, những kẻ thống trị vẫn còn nguyên ký ức về những thành công và thất bại trong chính trị của nhà Hán. Khi hoạch định chính sách, họ thường lấy nhà Hán làm tiêu chuẩn kế thừa hoặc vượt qua. Trong suốt thời Hán đã diễn ra các cuộc phản loạn của vương chư hầu, ngoại thích và hoạn quan chuyên quyền. Do đó, từ thời Tào Tháo, đã có lệnh "Cấm giao du giữa chư hầu và tân khách." Năm Diên Khang thứ nhất (220), Tào Phi ban hành lệnh 'Hạn chế thái giám làm quan'; năm Hoàng Sơ thứ ba (222), ban hành 'Cấm mẫu hậu dự chính chiếu'. Đối với các vương chư hầu, Tào Phi theo chân Văn Đế nhà Hán, buộc chư hầu về đất phong và tước bỏ quyền hành chính trị, quân sự của họ, chỉ phân các cựu binh trong trường hợp khẩn cấp, để các vương chư hầu hưởng tước vị nhưng không thể uy hiếp chính quyền trung ương. Một loạt biện pháp này, đối với các vương hầu phong kiến, đã làm rạn nứt tình huynh đệ và là một động thái nặng nề, nhưng về lâu dài, cách làm này đã loại bỏ nguy cơ nổi loạn tiềm ẩn giữa các vương hầu và có lợi cho sự cai trị của chính quyền trung ương. Về việc thường xuyên dời đất phong, tất cả các hoàng tử và vương đều làm điều này, không chỉ riêng Tào Thực, thậm chí bao gồm những đứa con của Tào Phi. Một số học giả chỉ ra rằng "Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này: Thứ nhất, dân số mất đi quá nhiều sau chiến tranh, số lượng thái ấp phong cho vương chư hầu gia tăng trong khi số lượng hộ dân ở các thái ấp ban đầu là không đủ. Thứ hai, chế độ hoàng thân Tào Ngụy có những thay đổi."

Chính sách chư hầu của Tào Phi là chính sách của quốc gia, không nhằm vào cá nhân Tào Thực. Hơn nữa, những đãi ngộ mà Tào Phi ban cho Tào Thực rất hậu hĩnh. Vào thời Tào Ngụy, chiến tranh và dịch bệnh khiến dân số trong nước suy giảm mạnh, số lượng hộ dân phong kiến, lương thực và thái ấp đều ít, ví dụ như Hoa Hâm làm Tướng quốc, chỉ có 800 hộ trong thái ấp. Các thái ấp của Tào Thực lên tới 2.500 hộ. Tào Thực viết trong《Thánh hoàng chươngđược ban thưởng rất nhiều: "Hà dĩ vi tặng tứ? Khuynh phủ kiệt bảo trân. Văn tiền bách ức vạn, Thái bạch nhược yên vân. Thừa dư phục ngữ vật, Cẩm la dữ kim ngân."Cầu Tự Thí biểumiêu tả rõ cuộc sống xa hoa: "Miệng ăn ngán trăm vị, mắt nhìn chán lụa gấm xa hoa, tai nghe tiếng nhạc khí đến mỏi mệt, tước trọng lộc hậu..." Như vậy không thể nói là 'Vương chư hầu nhưng thực chất như một tù nhân'.

Tào Thực nhiều lần bị quan giám quốc tố cáo, luôn được cho rằng đây là hành động Tào Phi khi bức hại Tào Thực. Chẳng hạn, vào năm Hoàng Sơ thứ hai (221), Tào Thực bị giáng làm An Hương hầu, năm sau phong vương cũng bị muộn một tháng, nguyên nhân là vì hắn 'Say rượu bất kính, ngang ngược nổi loạn, uy hiếp sứ giả'. Sứ giả là người đại diện cho thiên tử, việc "uy hiếp sứ giả" vào thời đại đó là một tội danh rất nghiêm trọng. Sau khi Tào Phi lên ngôi, hắn thiết lập hệ thống giám quốc để theo dõi tình hình các tiểu quốc, các quan phụ tá giám sát các vương chư hầu. Lúc bấy giờ pháp chế nghiêm ngặt, vương chư hầu đều kinh sợ.

Tam Quốc Chí - Ngụy Thư, Trung Sơn Vương Tào Cổn truyện: "Trong khi các huynh đệ khác ngao du chơi bời, Cổn chỉ chăm chú đọc kinh thư điển tịch. Quan phòng phụ nói: 'Chúng ta được lệnh giám sát, nếu có sai phạm thì phải báo cáo. Việc tốt đẹp cũng không nên giấu đi, báo cáo cũng là thích đáng.' Quan giám quốc đều tấu lên khen ngợi. Cổn nghe vậy vô cùng kinh sợ, lại trách quan phụ tá: 'Tu thân tự thủ vốn là việc người thường nên làm. Các vị tấu lên như vậy sẽ làm ta thêm gánh nặng. Sợ là sẽ gây ra thị phi."

Phòng phụ lại khen ngợi Tào Cổn, nhưng Tào Cổn lại "kinh sợ" và cho rằng điều đó sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho mình, sợ sẽ gây thị phi. Sự thật lịch sử này chứng tỏ rằng dưới sự giám sát nghiêm ngặt, hoàn cảnh của các vương chư hầu khá áp lực. Được khen ngợi còn không dám nhận, đừng nói đến việc 'uy hiếp sứ giả'.

Mức độ nghiêm trọng của việc Tào Thực "uy hiếp sứ giả" có thể so sánh với sự việc của Mộc Tịnh và Lưu Triệu. 'Mộc Tịnh làm huyện lệnh Thành Cao. Hiệu sự Lưu Triệu đi qua Thành Cao, đòi cung ứng thực phẩm. Bấy giờ, quận Hà Nam gặp dịch châu chấu lẫn hạn hán, không thể tiếp tế ngũ cốc. Trong lúc quan viên bàn bạc, Lưu Triệu xông vào nhà Mộc Tịnh chửi bới. Tịnh xách dao gọi người truy bắt Triệu. Chiếu viết Tịnh không biết cố kỵ, tự cao tự đại, muốn xử tử hình." Lưu Triệu bỏ qua tình hình thiên tai, đòi thực phẩm không được lại nhục mạ quan lại, đúng là làm mưa làm gió. Nhưng việc này Tào Phi không hỏi đúng sai, chỉ cần biết Mộc Tịnh bất kính. Sở dĩ vì Lưu Triệu đại diện cho bộ mặt của triều đình, Mộc Tịnh uy hiếp sứ giả là bất kính với hoàng đế. Mặc dù sau đó Tào Phi miễn tử hình nhưng Mộc Tịnh bị biếm truất đày đi mười năm không thăng tiến.

Ngược lại, tội của Tào Thực còn lớn hơn cả Mộc Tịnh. Bất kính nổi loạn, uy hiếp sứ giả, không những coi thường quyền lực đế quốc do sứ giả đại diện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thực thi pháp luật đối với các vương hầu khác. Dù tội của Tào Thực không tử hình thì vẫn đủ lý do để bị biếm truất. Trong hoàn cảnh đó, Tào Phi đã giáng Tào Thực xuống An Hương hầu. Cuối năm đó phong tước Quyên Thành hầu. Năm Hoàng Sơ thứ ba (222), Tào Thực được phong làm vương, cả hai con trai được phong làm công tước. Ngoại trừ việc phong tước muộn một tháng, cách đối xử của Tào Phi với Tào Thực vẫn rộng rãi không thua thiệt so với các vương hầu.

Theo《Hoàng Sơ lục niên lệnhcủa Tào Thực, vào năm Hoàng Sơ thứ ba (222), Vương Cơ, Thái thú Đông quận và Phòng phụ lại Thương Tập đã vu hại hắn. Tào Thực đến Lạc Dương để chịu thẩm tra, đồng thời tố cáo tội vu khống. Tào Phi không chịu nghe lời đề nghị của các quan chức, xá miễn tội cho Tào Thực, bảo Tào Thực trở về đất phong. Năm Hoàng Sơ thứ tư (223), Tào Thực dời đến Ung Khâu, lại bị giám quốc báo cáo phạm lỗi nhưng vẫn không bị trừng phạt. Sau đó, Tào Phi xuống chiếu "Ngoại trừ tội phản quốc, phải bị truy tố, còn lại không được báo cáo bừa bãi. Nếu dám tố cáo vu hại lẫn nhau, đều khép vào trọng tội nghiêm trị." Lý do không được nêu ra, nhưng Tào Thực chắc chắn là người hưởng lợi lớn nhất từ ​​chiếu lệnh này. Nhiều lần bị vu oan, nhiều lần được ân xá, Tào Phi đối xử với Tào Thực thật sự rất bao dung và rộng lượng.

Nhiều tiền nhân cho rằng Tào Phi sai sứ thần vu hại gán cho Tào Thực các tội danh. Thực tế không phải vậy. Bằng không, tại sao Tào Phi lại phải sai người bịa đặt tội danh rồi không trừng phạt? Trên thực tế, chính sách lúc bấy giờ rất nghiêm khắc đối với việc giám sát của các vương hầu, việc cai trị đất nước cũng không hề dễ dàng, một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến tai họa.《Tam quốc chíghi lại rằng vào năm Gia Bình nguyên niên thời Tào Phương, Vương Lăng âm mưu tạo phản, câu kết mưu lập Tào Bưu. Mưu phản thất bại, các quan phụ tá và giám quốc bị xử tử do không báo cáo. Vì vậy, giám quốc phải theo dõi chặt chẽ lỗi lầm của các vương chư hầu, kịp thời báo cáo để tránh gây tổn hại cho bản thân. Tuy nhiên, Tào Thực được mô tả là 'tuỳ ý phóng túng, không biết tu thân', trước sự giám sát chặt chẽ, khó tránh khỏi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn với quan lại. Nhưng Tào Phi nhiều lần tha thứ, nhiều lần xá miễn tội danh, hoặc trách phạt cũng không nghiêm túc.

Tào Tháo từng răn đe Tào Chương: "Ở nhà là phụ tử, tác sự là quân thần, ngươi ở ngoài vô phép tắc, đừng trách ta không màng tình phụ tử!" Câu này cũng có thể chú thích cho quan hệ của Tào Phi và Tào Thực, tình là huynh đệ, nghĩa là quân thần, nhìn theo góc độ quân thần, Tào Phi đối với Tào Thực rất thiếu nghiêm khắc.

3. Xét lại sự việc tranh Thái tử vị.

Cuối thời Kiến An, Tào Tháo do dự trong vấn đề lập người thừa kế khiến nhân tâm bất an. Tào Phi và Tào Thực đều có người ủng hộ. Dường như hai người đều có phe cánh riêng và tích cực chống lại nhau, điều này đã dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa hai huynh đệ.
Tam quốc chí - Giả Hủ truyệnviết: "Lúc bấy giờ Văn Đế là Ngũ quan trung lang tướng, Lâm Tri hầu có danh tiếng, mỗi người đều có phe phái riêng. lại có nhiều bàn tán về đoạt trữ..."
Thôi Diễm truyệnchép: "Khi mới lập Ngụy, đã được bái chức Thượng thư. Lúc đó chưa lập Nguỵ Thái tử, Lâm Tri hầu có tài, là ái tử, Thái Tổ yêu mến, do dự chưa định, gửi thư mật truyền ra ngoài. Chỉ có Thôi Diễm đáp thư, thẳng thắn viết: 'Từng nghe nghĩa Xuân Thu, lập tự lấy trưởng, Ngũ quan trung lang tướng là người thông minh nhân hiếu, nên được kế thừa chính thống. Diễm xin lấy cái chết để giữ ý kiến đó.'
Mao Giới truyệnchép: "Thái tử vị chưa định, nhưng Lâm Tri hầu được sủng ái, Giới ngầm can gián khuyên nhủ."

Cuộc tranh giành Thái tử vị diễn ra. Thôi Diễm là thầy của Tào Phi, là người ở thời điểm căng thẳng nhất dám công khai lên tiếng bảo vệ hắn. Vào tháng 8 năm Kiến An thứ 21, Thôi Diễm bị giết, Mao Giới bị biếm truất, do cánh tay đắc lực của Tào Thực mưu hại. Tuy nhiên trong cuộc tranh đấu, Tào Thực không chủ động tham gia. Truy xét nguyên nhân, có lẽ vì lý tưởng của Tào Thực là làm một tướng quân ra trận, lập công vì đại nghiệp, điều này được thể hiện rõ qua các tác phẩm như "Bạch Mã thi", "Dữ Dương Đức Tổ thư" và "Cầu tự thí biểu". Hơn nữa, dù là khi Tào Thực nhận ra vị trí và tài năng của mình, có Đinh thị và Dương Tu làm cánh tay đắc lực, hắn vẫn 'hành động tuỳ ý, không tự kiểm bản thân, uống rượu không kiềm chế'. Tào Thực không chủ động chiêu mộ nhân tài, bành trướng thế lực. Điều này cũng đúng, các thành viên 'Lâm Tri hầu đảng' hầu hết đều được Tào Tháo sắp xếp phụ tá hắn. Ngoài Dương Tu, Hàm Đan Thuần, Giả Quỳ, Dương Tuấn kết giao, ủng hộ vì tài năng văn chương của Tào Thực, Tuân Uẩn có quan hệ thân thiết từ trước, thì huynh đệ Đinh thị, Khổng Quế cùng và những người khác ủng hộ Tào Thực có thể xếp vào hạng gian thần. Cái gọi là đấu đá thực chất là hành vi đầu cơ chính trị của một số quan chức.

Trong cuộc tranh thừa kế với sự chênh lệch quyền lực rất lớn, Tào Thực chẳng qua chỉ đóng vai trò xúc tác, hỗ trợ cuộc tranh giành và tham gia một cách thụ động, điều này không khiến Tào Phi nghi kỵ. Nếu không, Tào Phi sẽ không khoan dung với Tào Thực trong thời kỳ Hoàng Sơ, với tính cách của hắn. Nhìn hành động của Tào Phi, hắn không có lòng rộng lượng. Tào Phi ghi thù vì Tào Hồng đã từ chối "cho mượn trăm tấm lụa", và sau này muốn nhân cơ hội giết ông ta, nhờ Thái hậu can thiệp nên bị "xoá bỏ tước vị, biếm truất khỏi triều đình". Tào Hồng là em họ của Tào Tháo, từng cứu Tào Tháo và lập được công lớn. Tuy nhiên, Tào Phi lại căm ghét Tào Hồng vì chuyện tầm thường là "mượn tiền", muốn giết ông ta không chút đắn đo. Ngược lại nó cho thấy Tào Phi không hề có ác cảm với Tào Thực, đồng thời cũng chứng tỏ Tào Thực không chủ động trực tiếp tham gia tranh giành Thái tử vị.

4. Tình huynh đệ thể hiện trong các tác phẩm của Tào Phi, Tào Thực

Sự phản ánh mối quan hệ giữa hai huynh đệ Tào Phi và Tào Thực trong các tác phẩm văn học có thể được chứng thực bằng những sự kiện lịch sử nêu trên. Trước khi tranh giành Thái tử vị, Tào Phi và Tào Thực rất hợp nhau, thường xuyên tổ chức tiệc và đi chơi cùng nhau, thi văn ca hát.

Các tác phẩm chính tương ứng với nhau của hai người lúc này có: 'Ngu tân phú' và 'Công yến thi' của Tào Thực - 'Phù dung trì thi' của Tào Phi; Tào Thực viết 'Ly tư phú' - Tào Phi viết đáp 'Cảm ly phú'. Các tác phẩm cùng chung một tựa đề của hai người gồm có 'Đăng đài phú', 'Lâm oa phú''Sầu lâm phú'. Những tác phẩm này thể hiện tình cảm sâu sắc giữa hai huynh đệ: niềm vui được hòa hợp, sự trăn trở khi chia ly. Tình huống trong giai đoạn này tương đối đơn giản và sẽ không được mô tả chi tiết. Năm Kiến An thứ 19 (214), thời điểm bắt đầu những lời đồn 'đoạt tự', Tào Phi và Tào Thực đều viết một bài có tựa đề 'Hoài phú'. Vào năm Kiến An thứ 20 (215), Tào Phi nhờ Tào Thực đến xin ngọc bội ở chỗ Chung Do. TrongDữ Chung Do tạ ngọc quyết thưcủa Tào Phi có thuật lại 'nhờ xá đệ Tử Kiến đến xin ngọc...' Điều này đủ để thấy mối quan hệ thân thiết giữa hai huynh đệ. Năm Kiến An thứ 22 (217), Tào Phi đã trở thành Nguỵ Thái tử, Tào Thực tham gia yến tiệc do Tào Phi tổ chức,Thị Thái tử toạcủa Tào Thực có ghi lại việc này:

"Bạch nhật diệu thanh xuân,
Thời vũ tĩnh phi trần.
Hàn băng tịch viêm cảnh,
Lương phong phiêu ngã thân.
Thanh nhưỡng doanh kim thương,
Hào soạn tung hoành trần.
Tề nhân tiến kỳ nhạc,
Ca giả xuất tây Tần.
Phiên phiên ngã công tử,
Cơ xảo hốt nhược thần."

Năm Kiến An thứ 23 (218), con trai thứ hai của Tào Phi qua đời, Tào Thực viếtTrọng Ung ai từ. Buồn đến mức 'nước mắt rơi thấm ướt khăn'.

Sau khi Tào Phi trở thành Hoàng đế, Tào Thực viếtNguỵ đức luậnca ngợi Tào Tháo vì đại nghiệp tiên phong, sau đó Tào Phi quân lâm thiên hạ, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Tào Phi ban chiếu chỉTu sửa lại miếu Khổng Tửchấn hưng Nho giáo. Tào Thực được giao cho viếtChế mệnh Tông Thánh hầu Khổng di phụng gia tự bikhắc trên bia đá miếu thờ, viết 'Khổng Tử miếu tụng' 'Học cung tụng' để ca ngợi. Hai huynh đệ kẻ xướng người hoạ, có thể nói là quân thần tương đắc.

Năm Hoàng Sơ thứ 4 (223), Tào Thực hồi kinh, dâng biểu viết 'Tạ nhập cận biểu', 'Trách cung', 'Ứng chiếu thi', Tào Phi đáp chiếu khích lệ, khen ngợi. Tào Thực giống như nhìn thấy mặt trời sau đám mây, niềm vui không thể diễn tả bằng lời.Ứng chiếu thibày tỏ, sau khi Tào Thực nhận được chiếu chỉ triệu về kinh, lập tức bay đến kinh thành. Sau khi đến kinh thành, hắn rất nóng lòng muốn gặp Tào Phi.

Trách cungcó thể chia thành năm phần: Mười câu đầu ca ngợi thành tựu của Tào Tháo "Siêu Thương hoạt Chu". Mười câu sau viết về việc Tào Phi tiếp nhận thiện nhượng của nhà Hán, "Quân lâm vạn bang". Phần thứ ba viết về việc mình nhận được tước vị cao quý nhưng lại cậy sủng sinh kiêu, ngạo mạn hư hỏng, vi phạm luật pháp quốc gia. Phần thứ tư viết rằng biết ơn Tào Phi vì tình huynh đệ nên thương xót và đối xử với hắn một cách khoan dung, sau này lại phong vương cho hắn. Hoàng đế nhân từ, nhưng vì đã phạm sai lầm nên hắn cảm thấy xấu hổ với Tào Tháo và Tào Phi. Giọng điệu của bài thơ phần đầu có ngữ khí chậm rãi và buồn bã, hối cải chuyện đã qua, không hề giống như gấp gáp nóng lòng giải thích, bào chữa, vì lúc này hắn biết Tào Phi đã tha thứ cho hắn. Cuối bài thơ, Tào Thực muốn cầm binh, điều này cũng cho thấy Tào Phi lúc này không hề đề phòng hay chèn ép Tào Thực. Nếu giữa quân và thần có nghi kỵ và bức ép, liệu hắn có dám bày tỏ nguyện vọng cầm binh không?

Năm Hoàng Sơ thứ 6 (225), Tào Phi qua Ung Khâu, ghé thăm Tào Thực, ban thưởng nhiều đồ quý giá, cho hắn thêm 500 hộ trong thái ấp. Hoàng Sơ lục niên lệnhcủa Tào Thực viết: "Cùng ta quay lại thuở ban đầu, Vui vẻ cười đùa cùng ta, Rơi nước mắt theo ta." Lần này Tào Phi thực sự đã cho Tào Thực một số lượng tài vật lớn, vàng bạc trân bảo, ngựa chiến, thậm chí cho hắn cả chiến xa phụ của Hoàng đế.

Khi Tào Phi băng hà, Tào Thực đã viếtVăn Đế luỵ, đây là bài điếu văn dài nhất cuộc đời hắn, chứa đựng rất nhiều cảm xúc đối với huynh trưởng. Thậm chí phá vỡ quy tắc cơ bản của điếu văn, viết quá dài, dường như hắn chỉ muốn bày tỏ tất cả tình cảm và kính trọng đối với anh trai của mình.

Sở dĩ tôi mất công liệt kê các tác phẩm văn học vì qua phân tích nội dung và thời gian sáng tác của tác phẩm, chúng ta có thể thấy được tình hình cơ bản trong mối quan hệ giữa hai huynh đệ Tào Phi và Tào Thực: Thời Kiến An, hai huynh đệ thường xuyên dự tiệc và sáng tác thơ, ca hát cùng nhau, rất hòa hợp, Trong cuộc tranh giành quyền thừa kế, mặc dù có rạn nứt nhưng cả hai vẫn có tình cảm. Khi Tào Phi lên ngôi, Tào Thực sáng tác nhiều bài thơ ca ngợi. Tào Phi cũng ban chiếu chỉ khen ngợi Tào Thực. Nói chung mối quan hệ của Tào Phi và Tào Thực đơn thuần là tình cảm huynh đệ sâu đậm. Không giống như những gì người ta thường tin: 'Tào Phi đàn áp Tào Thực một cách hà khắc vì hắn đã tranh giành Thái tử vị.'

Từ lâu, giới học thuật đã hiểu lầm sâu sắc về mối quan hệ huynh đệ của họ, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải thích các tác phẩm văn học liên quan, dường như vấn đề 'tranh thừa tự' đủ để bao trùm toàn bộ các tác phẩm. Với sự phát triển của nghiên cứu văn học ngày nay, chúng ta cần có sự hiểu biết khách quan và chính xác hơn về Tào Thực và các tác phẩm văn học, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa Tào Phi và Tào Thực là bước quan trọng đầu tiên.

Chủ biên: Hồ Chính Bình

_____________

Mình vốn không định dịch, bởi vì dài quá hơi nản, nhưng vẫn quyết định mò mẫm dịch bài này vì hay, có lược bỏ vài đoạn. Gửi tặng đến @nhNguytPhm487 , cô bé gặp mới vài tháng nhưng là người truyền động lực dựng giaivu dậy đu Phi Thực tiếp. 🥹

Bên Trung có một cmt thế này: 'Nguỵ Văn Đế đã chết gần hai ngàn năm rồi. Thế nhân mắng chửi cũng đã mắng từng ấy năm. Nhưng cứ nghĩ đến hắn nằm cô độc dưới Thủ Dương lăng kia chịu oan ức ngàn đời, tôi lại nhịn không được muốn vì hắn nói mấy lời công đạo.' Mình cũng vậy, biết vĩnh viễn không thể nào cứu vãn nổi những vết nhơ hậu thế gán cho hắn bao thế kỷ, nhưng vẫn muốn vì hắn mà viết, vì hắn mà lên tiếng.
Mấy năm nữa cũng mong sớm sắp xếp đến Thủ Dương lăng, Đông A Sơn lăng thăm Thế Tổ Văn Đế và Trần Tư vương một lần. 🥹

(曹丕 - seapall - 小红书)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com