Chương 2.6: Tránh lặp lại
Theo nhà báo Yves Agnès của Le Monde, một thành phần khác nằm trongquy trình đọc là "định mốc". Mắt không chỉ đọc ngắt quãng các dòng chữmà còn đọc một cách không đầy đủ các từ của một câu. Khi đọc, bộ óc làmviệc theo kiểu định mốc. Nó tìm từ chứa đựng nhiều thông tin và nhảy cóc,bỏ qua những từ không có thông tin.
Nhưng trong số từ ngữ không có thông tin lại bao gồm cả từ hữu ích lẫnkhông hữu ích. Những từ không cung cấp thông tin nhưng vẫn hữu ích là từcông cụ. Có thể phân loại chúng ra như dưới đây:
- Quán từ: những, các, một, mỗi, từng, mọi, cái, mấy.
- Đại từ: tôi, nó, đây, ấy.
- Liên từ: và, nhưng, hoặc, nếu... thì.
- Giới từ: nhà bằng gạch, sách của tôi, viện cớ để từ chối.
Một văn bản giản lược, không có từ công cụ, chỉ toàn từ thông tin, sẽ giốngnhư bức điện tín. Điện tín thì không dễ đọc vì cần phải được giải mã.
Hơn nữa, trong tiếng Việt, trật tự của từ và từ công cụ là rất quan trọng. Từtrong câu phải xuất hiện theo một trình tự nhất định. Nếu bạn thay đổi trìnhtự đó, ý nghĩa của câu sẽ thay đổi, hoặc câu trở nên vô nghĩa
Nhưng còn từ, cụm từ không cung cấp thông tin? Đó là những từ, cụm từthừa hoặc rỗng.
Thừa:
- Chuyên cơ riêng, gặp nhau riêng, riêng là thừa.
- Hoàn toàn miễn phí, có sự miễn phí nào không hoàn toàn?
- Xây mới, thành lập mới, có xây cũ, thành lập cũ?
- Cùng nhau hợp tác, chỉ cần hợp tác là đủ.
- Để không ngừng ngày một đáp ứng tốt hơn..., hễ đã dùng không ngừng thìbỏ ngày một; và ngược lại.
- Vì chưa tiên liệu trước, thừa trước.
- Toàn bộ 8.611 phạm nhân được đặc xá, thừa toàn bộ.
Rỗng: được biết, theo đó, sự việc đương nhiên là, đúng thật, người ta nhậnra rằng, nói lại cho rõ, đi đến kết luận là, vào đúng thời điểm này, điều thúvị nữa là...
Khi nói, chúng ta dùng nhiều từ công cụ và hay lặp lại từ. Nói thì được chứviết thì không nên
Thông thường, để viết cho súc tích, có thông tin, bạn cần sử dụng từ cụ thểvà càng phù hợp với những gì muốn diễn đạt thì càng tốt. Nên áp dụngnguyên tắc chụp ảnh: lấy nét sắc bao nhiêu thì hình ra rõ bấy nhiêu.
Khi miêu tả cái gì đó, nhiều người thường dựa quá nhiều vào trạng từ vàtính từ. Bạn nên tránh cách làm này. Chỉ nên dùng trạng từ và tính từ mộtcách vừa phải, những lúc thật sự cần thiết. Không cần dùng tính từ nếu đã sửdụng một danh từ phù hợp. Danh từ phù hợp là từ có ý nghĩa. Nó giúp độcgiả hiểu bài nhanh hơn. Người ta hoặc con người là từ mơ hồ nên được thaythế bằng từ cụ thể hơn: nhà giáo, bác sĩ... Lãnh đạo sẽ thành tổng giám đốc,giám đốc, trưởng phòng... Một chiếc xe thì xe bốn bánh hiệu Toyota; xe haibánh Air Blade...
Bạn cũng sẽ không cần đến trạng từ nếu đã dùng động từ một cách chínhxác. Động từ chính xác còn củng cố thêm cho thông tin nằm trong từ ngữ.https://thuviensach.vnÔng X hào hứng kể. Ông Y tự tin cho biết; bà Z nói một cách quả quyếtrằng; ông U tâm tư cho biết; bà V bồi hồi nhớ lại. Có thực họ hào hứng, tựtin, quả quyết, tâm tư, bồi hồi? Chỉ cần viết nhớ lại và kể là đủ. Trạng từthường mang tính suy diễn
William Strunk và E.B. White, trong cuốn sách được nhiều thế hệ người họctiếng Anh tham khảo, cho rằng chỉ nên viết với danh từ và động từ, chứkhông phải với tính từ và trạng từ, tuy rằng thỉnh thoảng vẫn có người dùngkhá tốt tính từ và trạng từ. Vì chính danh từ và động từ chứ không phải cáctừ phụ trợ làm cho văn thêm mạnh và có màu sắc.
Đó là nguyên tắc về dùng từ cụ thể và chính xác. Nguyên tắc này thườngxuyên được minh họa trong các bài có trích dẫn: độc giả sẽ chán nếu chúngta cứ lặp lại động từ nói (ông X nói; bà Y nói). Tùy theo bối cảnh, bạn có thểdùng một động từ cụ thể hơn để thay thế cho nói: tuyên bố, đồng ý, kết luận,xác nhận, nhấn mạnh, cho rằng, cho biết,...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com