tiết kiệm và hiệu quả
Câu 9: Mối quan hệ giữa tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý KT?
Trả lời:
Tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề mang tính quy luật của mọi tổ chức KT-XH. Nó bắt nguồn từ
mục tiêu của quản lý tạo ra, tăng thêm lợi ích cho con người, từ sự đòi hỏi của các quy luật khách quan (quy luật tăng năng suất, tăng nhu cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật khan hiếm các nguồn
lực...)
Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của một vấn đề: làm thế nào để với nguồn lực nhất định (nhân lực, tài chính, nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, tài nguyên thiên nhiên...) có thể tạo ra khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhiều nhất để đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của XH.
Tiết kiệm là sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác thấp hơn định mức, tiêu chuẩn chế độ quy định những vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Như vậy, tiết kiệm không đồng nghĩa với hạn chế tiêu dùng mà là tiêu dùng hợp lý trong điều kiện và khả năng cho phép. Tiết kiệm cũng không phải chi ít tiền mà là chi tiêu và sử dụng đồng tiền sai cho có hiệu quả. Khi cần thiết có thể
tăng chi phí bằng cách tăng đầu tư nhằm tạo ra nhiều việc làm và tăng khối lượng sản phẩm, dịch vụ cho XH.
Hiệu quả là khái niệm để biểu thị thành tích hoạt động của con người trong mối quan hệ so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra phù hợp với mục tiêu đã lựa chọn.
Hiệu quả được xác định bằng kết quả so với chi phí:
H=K–C H: hiệu quả
K: kết quả
H= % C: chi phí
Từ đó, muốn tăng hiệu quả phải bằng cách tăng kết quả và giảm chi phí. Tăng kết quả bằng cách tăng năng suất lao động; giảm chi phí bằng cách tiết kiệm các chi phí đầu vào. Cũng có thể tăng hiệu quả bằng cách tăng chi phí để tăng kết quả với tốc độ nhanh hơn và quy mô lớn hơn.
Như vậy, giữa tiết kiệm và hiệu quả có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hiệu quả chính là tiết kiệm theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất. Hoạt động quản lý chỉ cần thiết và có ý nghĩa khi chủ thể quản lý thực hiện đúng đắn nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong công tác quản lý của mình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com