tim hieu ve nganh hoc
Điện tử viễn thông là gì?
Điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất thông tin bạn muốn có.
Đó có thể là những thiết bị điện tử thông thường gắn liền với cuộc sống hằng ngày như: Đài, TV, điện thoại cho tới những hệ thống phức tạp chưa đến 1s đã chuyển thông tin từ châu lục này tới châu lục khác, từ vệ tinh bay trên bầu không khí quyển tới Trái Đất.
Lĩnh vực điện tử:
Đây là lĩnh vực nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử - "bộ não" điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh.
Với sự nỗ lực không ngừng của các chuyên gia, những vi mạch ngày càng trở nên bé nhỏ và thông minh hơn. Ngày nay, một trong những hướng nghiên cứu được thế giới tập trung phát triển là các "chip sinh học". Đây là những con chip có cấu trúc như cấu trúc của ADN, giúp tăng cường tối đa khả năng lưu trữ.
Lĩnh vực viễn thông:
Lĩnh vực viễn thông là ngàng nghiên cứu và sử dụng các thiết bị điện tử viễn thông để tạo nên các mạng viễn thông.
Bạn thường nghe nói chúng ta đang sống trên xa lộ thông tin? Các mạng viễn thông này chính là xa lộ thông tin ấy - nơi bạn có thể kết nối thông tin liên lạc với mọi nơi.
Mạng viễn thông là phương tiện truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các thành phần chính: thiệt bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường truyền, thiết bị đầu cuối.
Nếu điện tín (1884), điện thoại (1876), radio (1895) và vô số tuyến truyền hình (1925) đã thay đổi cách thức giao tiếp của con người thì sự xuất hiện của thông tin viễn thông (1960), sợi quang học (1977) và mới nhất là công nghệ thông tin không dây tạo nên 1 hệ thần kinh thông minh, nhạy bén trên Trái Đất.
Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt của Trái Đất hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người, mỗi quốc gia. Gắn kết mọi người với nhau nhờ 1 mạng lưới viễn thông vô hình và vô hình trên khắp Trái Đất và vũ trụ.
Sự hội tụ của ngành điện tử viễn thông và các ngành khác
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo hàm số mũ. Ngành Điện tử Viễn thông tự hào là ngàng đưa tri thức của mọi người đến mỗi người và ngược lại...
Ngành Điện rử Viễn thông không ngừng phát triển để đem lại sự hội tụ (hay sự thống nhất) về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu như điện thoại, truyền hình (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu)... Dữ liệu internet băng rộng đã thúc đẩy ngành Công nghệ thông tin phát triển lên 1 mức cao hơn, loại hình dịch vụ đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Các bạn có thể gọi điện thoại qua mạng internet, xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, chia sẻ nguồn dữ liệu hay giao dịch mua bán ở khoảng cách rất xa...
Trên tất cả, điều mà những người làm trong ngành Điện tử Viễn thông luôn hướng tới là tạo ra 1 thế giới gần gũi hơn cho tất cả mọi người.
Những tố chất giúp bạn thành công trong ngành Điện tử Viễn thông
Thông minh và năng động
Điện tử Viễn thông là 1 ngàng công nghệ mới, đòi hỏi bạn phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.
Kiên trì, nhẫn nại
Làm khoa học đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại. Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Vì vậy, nếu bạn không có tính kiên trì và nhẫn nại thì khi 1 hệ thống gặp khó khăn, bạn khó có thể giải quyết được sự cố xảy ra.
Có mục tiêu và đam mê
Đây là điều không thể thiếu cho sự thành công ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực khoa học nào và không ngoại từ Điện tử Viễn thông. Bạn trước hết cần phải có niềm đam mê thật sự, quyết tâm theo đuổi trong công việc. Khi đó bạn mới có thể tự mình đề ra mục tiêu phấn đấu, định hướng rõ ràng, lên kế hoạch cụ thể cho công tác học tập và nghiên cứu của mình.
Thế giới khoa học nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng có rất nhiều điều thú vị, có thể làm bạn bị phân tán khỏi mục tiêu chính, hoặc tệ hơn, khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn nếu như bạn không có niềm đam mê.
Tuy nhiên xin bạn đừng thất vọng hay e ngại, bởi niềm đam mê có thể được bồi đắp và mục tiêu có thể được nuôi dưỡng qua thời gian.
Tìm tòi, học hỏi, khả năng ngoại ngữ
Ngành Điện tử Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kei61m các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển.
Khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành. Các công nghệ mới, các chuẩn mới đưa ra đều được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức). Vì vậy nếu bạn không có khả năng ngoại ngữ thì bạn khó có thể nắm bắt đước các công nghệ mới. Ngược lại, với khả năng ngoại ngữ tốt, bạn có thể tự tin rằng bạn đã đi được 1 nửa chặng đường.
Khả năng làm việc theo nhóm ( Team-work)
Điện tử Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Đối với người Việt Nam nói chung, khả năng này còn yếu, do vậy bạn sẽ phải rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để sau này có thể thích ứng ngay được với yêu cầu của công việc.
Trong thế giới Điện tử Viễn thông bạn sẽ làm gì?
Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới
Nếu bạn thích tím tòi snág tạo thì đây có thể là sự lựa chọn phù hợp với bạn. Cá kĩ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người.
Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.
Lĩnh vực mạng, viễn thông
Trong lĩnh vực này, bạn không chỉ làm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... mà còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài, giúp cho việc liên lạc giữa hàng tỉ người trên toàn cầu được chính xác...
Không chỉ vậy, bạn còn thiết kế các hệ thống mạng, từ hệ thống mạng LAN trong văn phòng, gia đình, tới những hệ thống mạng trục phức tạp, tinh vi, tạo nên hệ thần kinh cho mỗi quốc gia và toàn thế giới. Các hệ thống mạng không cần thông minh, đơn giản, tin cậy đối với khách hàng mà còn phải có khả năng an toàn trước những đợt tấn công của virus, hacker (tin tặc) phá hoại.
Lĩnh vực định vị dẫn đường
Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những tàhnh viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất. Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
Lĩnh vực điện tử y sinh
Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm côing átc vận hành cũng như tu sửa máy móc.
Những căn bệnh rất khó khăn trong chẩn đoán hay điều trị trước kia, nay nhờ thiết bị điện tử đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Các thí nghiệm, nghiên cứu sinh vật học cũng nhờ thiết bị Điện tử Viễn thông trở nên chính xác hơn. Điện tử Viễn thông nàgy càng giữ vai trò tích cực trong sự phát triển của lĩnh vực điện tử y sinh.
Lĩnh vực âm thành, hình ảnh
Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thếit bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...
Học Điện tử Viễn thông ở đâu?
Học tập ở các trường Đại học, Cao đẳng
Tại Việt Nam các bạn có thể học ngành Điện tử Viễn thông ở rất nhiều trường đại học kỹ thuật khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến các trường đại học kỹ thuật nổi tiếng như: ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa TP.HCM, Học viện Bưu chính viễn thôngv.v...
Từ những mái trường này, hàng năm đào tạo ra những kĩ sư trẻ, tài năng và đầy khát vọng. Chính họ đã và đang góp pầhn vào sự phát trểin ạmnh mẽ của ngành Điện tử Viễn thông tại Việt Nam.
Học ở thế giới ảo
Tất nhiên chúng ta không thể không nhắc đến môi trường học tập phong phú và đầy đủ thông tin: học tập trên mạng.
Học tập trên mạng có nhiều hình thức khác nhau: bạn có thể đăng kí các khoá học trực tuyến (online), hoặc có tểh tự học từ những nguồn tài liệu bổ ích, luôn sẵn có.
Cũng trên môi trường mạng, một cách học tập và trao đổi kinh nghiệm rất tốt là tham gia vào các diễn đàn (forum) về Điện tử Viễn thông. Tại đây, bạn sẽ gặp những người có chung hoài bão và niềm say mê với bạn, từ những người mới bắt đầu bước vào lĩnh vực này cho đến những chuyên gia. Những vấn đề, rắc rối của từng cá nhân hoặc nhóm sẽ được đưa ra để nhiều "cái đầu" cùng suy nghĩ và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Cũng tại diễn đàn này những thông tin công nghệ, ứng dụng mới trong ngành luôn được cấp nhất liên tục.
Tư vấn cho em ngành điện tử , viễn thông nhé, nhu cầu của xã hội và cơ hội việc làm ngành này?
Nhu cầu nhân lực ngành Điện tử Viễn thông trong một vài năm trở lại đây đang có xu hướng bão hòa. Tuy nhiên, đối với những người có trình độ chuyên môn cộng thêm các kỹ năng mềm tốt thì cơ hội việc làm vẫn luôn rộng mở.
Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v... Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.
Các ứng dụng của ngành Điện tử-Viễn thông
Hiện nay ngành Điện tử - Viễn thông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Tuỳ vào từng ngành nghề khác nhau mà ngành này chiếm từng vị trí quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay thì ngành Điện tử -Viễn thông có những ứng dụng cụ thể ở các lĩnh vực như sau:
1. Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới
Đây là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.
2. Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việclàm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài...
3. Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất.
Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
4. Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
5. Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...
Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa.
Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy suất thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v... Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.
Các ứng dụng của ngành Điện tử-Viễn thông
Hiện nay ngành Điện tử - Viễn thông có rất nhiều ứng dụng trong đời sống xã hội. Tuỳ vào từng ngành nghề khác nhau mà ngành này chiếm từng vị trí quan trọng khác nhau. Tuy nhiên, theo xu hướng hiện nay thì ngành Điện tử -Viễn thông có những ứng dụng cụ thể ở các lĩnh vực như sau:
1. Nghiên cứu, sáng tạo công nghệ mới, các thiết bị Điện tử Viễn thông mới
Đây là lĩnh vực đòi hỏi người học phải có sự sáng tạo. Các kỹ sư làm việc trong lĩnh vực này dựa trên những ứng dụng của xã hội nói chung và ngành Điện tử Viễn thông nói riêng, phát triển các công nghệ mới, ứng dụng mới hữu ích và đơn giản hơn cho mọi người. Đây chính là lĩnh vực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ ngành Điện tử Viễn thông, đem lại sự sáng tạo mới, phương thức liên lạc mới cho xã hội.
2. Lĩnh vực mạng, viễn thông: Ngoài việclàm chủ các thiết bị truyền tin trên toàn cầu như hệ thống truyền dẫn: cáp quang, vệ tin, hệ thống truyền tin không dây (vi ba) v.v... người học còn nắm rõ hoạt động của các thiết bị định tuyến, chuyển mạch tổng đài...
3. Lĩnh vực định vị dẫn đường: Đây là một lĩnh vực hết sức quan trọng đối ngành Hàng không và Hàng hải. Để mỗi chuyến bay cất cánh, hạ cánh an toàn, bay ở đúng tầm cao là công sức không chỉ của tổ bay mà còn của những thành viên các trạm kiểm soát không lưu đặt khắp nơi trên mặt đất.
Đảm bảo cho hàng nghìn chuyến bay, tàu thuỷ hoạt động an toàn là công việc của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm việc trong lĩnh vực định vị dẫn đường.
4. Lĩnh vực điện tử y sinh: Các máy móc, thiết bị điện tử hiện đại trong lĩnh vực y tế và sinh học đều cần sự hiện diện của những kĩ sư Điện tử Viễn thông làm công tác vận hành cũng như tu sửa máy móc.
5. Lĩnh vực âm thành, hình ảnh: Sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực âm thanh, hình ảnh cũng có 1 phần đóng góp quan trọng của ngành Điện tử Viễn thông như việc thiết kế ra các trang thiết bị nghe nhìn, điều chỉnh âm độ các thiết bị thu âm v.v...
Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa.
Những tố chất cần thiết cho ngành Điện tử - Viễn thông
Điện tử Viễn thông là 1 ngành công nghệ mới, đòi hỏi người học phải có tư chất thông minh, sự năng động và niềm đam mê tìm hiểu các công nghệ mới trên thế giới và áp dụng nó vào thực tế tại Việt Nam.
Các công việc trong ngành Điện tử Viễn thông chịu ảnh hưởng rất nhiều của yếu tố khác quan bên ngoài. Chính vì vậy khi làm khoa học thì ngành học này lại đòi hỏi đức tính kiên trì và nhẫn nại.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bất kì ngành học nào thì cũng đòi hỏi người học phải có mục tiêu và đam mê. Đối với ngành Điện tử-Viễn thông thi yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều bởi ngành học này nó có rất nhiều điều thú vị, có thể làm người học bị phân tán khỏi mục tiêu chính thậm chí có thể khiến bản cảm thấy chán nản trước 1 kho kiến thức rộng lớn.
Bên cạnh đó, ngành Điện tử - Viễn thông thường xuyên thay đổi, đòi hỏi các kĩ sư trong lĩnh vực này luôn phải đọc, tìm kiếm các công nghệ mới đã và đang được đưa ra trên thế giới, học tập qua nghiên cứu và thực tế tại các nước có ngành Điện tử Viễn thông phát triển. Để làm được điều này thì khả năng đọc hiểu ngoại ngữ là yếu tố không thể thiếu trong ngành.
Ngoài ra, Điện tử - Viễn thông là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng. Kỹ năng của yếu tố này sẽ do môi trường làm việc và chính bản thân người học tạo dựng nên.
Hỏi: Em muốn hỏi triển vọng của ngành Tài chính - Ngân Hàng trong tương lai. Ban tư vấn có thể cho em biết đôi chút thông tin về ngành này như học gì và sẽ làm ở đâu?( [email protected]Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
+ Trả lời:
- Vừa qua Bộ GD-ĐT đã kết hợp với Bộ Tài chính và Ngân hàng Việt Nam tổ chức hội thảo đào tạo nhân lực ngành tài chính-ngân hàng theo nhu cầu xã hội.
Theo kết quả thống kê tại hội thảo thì nhân lực ngành tài chính-ngân hàng đang thiếu trầm trọng, tương lai nhu cầu nhân lực ngành tài chính-ngân hàng càng gia tăng, tuy nhiên chất lượng đào tạo hiện này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Mục tiêu đào tạo của ngành tài chính-ngân hàng là đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về tài chính công và tài chính doanh nghiệp; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với sự phát triển của kinh tế- xã hội. Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội đã định. Bên cạnh đó có thể giải quyết những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính-ngân hàng có thể công tác trong các lĩnh vực như: nghiên cứu, tín dụng, quản lý, thanh toán quốc tế, kế toán ngân hàng, thị trường chứng khoán tại Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng phát triển, các tổ chức tiến dụng, Viện tài chính tiền tệ và các doanh nghiệp khác.
Sự tăng trưởng "chóng mặt" của các ngân hàng (NH) trong và ngoài nước đang tạo hàng ngàn cơ hội việc làm cho bạn sinh viên (SV) mới tốt nghiệp. 80% tuyển mới là sinh viên mới tốt nghiệp
Theo ông Đào Gia Hưng - PGĐ Khối tín dụng & Quản trị rủi ro NH Techcombank, tiêu chí tuyển dụng của nhiều NH hiện nay là: Ngoại trừ một số vị trí quản lý do yêu cầu công việc buộc phải đáp ứng, còn nhiều vị trí khác không yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm hoặc hiểu biết nhiều về lĩnh vực ngân hàng (NH).
"Chúng tôi tuyển dụng những người năng động, thích ứng nhanh với công việc. Còn về kinh nghiệm, chúng tôi có thể đào tạo họ. Chính vì thế, khoảng 80% người được tuyển là SV vừa ra trường, thậm chí có cả những người sắp tốt nghiệp", ông nói.
Nhiều NH có chính sách tuyển dụng các SV có học lực khá, nhằm "thu hút" ngay khi còn chưa tốt nghiệp. NH Đông Á có chương trình tuyển dụng dành cho những SV khá giỏi sắp tốt nghiệp. SV năm thứ 3 hoặc thứ 4 có chuyên đề thực tập liên quan đến lĩnh vực ngân hàng có thể được tuyển dụng thực tập, tham gia các dự án thực tập của NH hoặc thử việc tại các bộ phận. SV cũng có thể tìm việc làm tại NH Đông Á theo hình thức tuyển dụng tạm thời (công việc thời vụ, bán thời gian hoặc làm cộng tác viên). Ngoài ra, NH cũng có hình thức tuyển dụng học việc từ 2 - 12 tháng.
Từ nay tới cuối năm, VIB sẽ tuyển bổ sung khoảng 500 nhân sự. Nhiều bạn SV năm thứ 3, thứ 4 đang thực tập tại VIB. Theo chị Nguyễn Thị Vân Anh, bộ phận Nhân sự của VIB, đối tượng tập trung chủ yếu vào các SV tốt nghiệp từ các trường ĐH các ngành kinh tế, NH, tài chính, ngoại thương, CNTT. "Thực tế, gần 80% nhân viên của NH ở độ tuổi dưới 30, các bạn trẻ đang là lực lượng lao động nòng cốt của NH."
Chào đón, nhưng không dễ dàng
Theo nhận xét của các chuyên gia nhân sự, xu hướng trẻ hóa đội ngũ nhân sự và cạnh tranh nhân lực ngành NH sẽ tiếp tục tiếp diễn, tạo nhiều cơ hội cho người mới tốt nghiệp. Các NH hiện thu hút nhân lực bằng cạnh tranh về mức lương cao, ưu đãi mua cổ phần, các phúc lợi hấp dẫn... Chế độ đào tạo được hầu hết các NH áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao.
Tại Techcombank, đào tạo nhân viên mới tuyển dụng là bắt buộc. Khóa học tập trung, tùy từng vị trí, có thể diễn ra từ 6 tháng đến 1 năm, do các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy. Ngoài ra, các nhân viên mới còn được đào tạo thực tế tại nơi làm việc, có người hướng dẫn, giám sát và đánh giá.
Tuy nhiên, cánh cửa mở rộng, không có nghĩa có việc làm trong ngành NH dễ dàng. Hầu hết các NH đều có sự sàng lọc khắt khe. Tại NH VIB, ứng viên phải trải qua 3 vòng: sơ tuyển hồ sơ lựa chọn các ứng viên phù hợp với vị trí dự tuyển; vòng thi viết về nghiệp vụ, tiếng Anh, test IQ; vòng phỏng vấn nhằm xác định sự phù hợp của ứng viên, sự cam kết gắn bó và khả năng phát triển nghề nghiệp...
Tham khảo đợt tuyển dụng tại các NH, thường lượng hồ sơ dự tuyển đều lớn gấp chục lần số lượng thông báo tuyển. Những ứng viên "kiếm" được vị trí trong ngành NH sẽ phải có nghiệp vụ cơ bản tốt, khả năng tiếng Anh cũng như phải thể hiện thông minh, năng động, và khả năng thích ứng công việc. Bởi vậy, cánh cửa việc làm ngành NH rộng mở, nhưng là với những ứng viên thực sự có năng lực
Ăn mặc chỉn chu, luôn tất bật và căng thẳng với số liệu đòi hỏi phải chính xác đến từng con số - Chân dung của một nhân viên tài chính có làm bạn thấy thú vị? Từ nay đến 2010, nước ta cần khoảng 13.500 nhân lực hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, nghĩa là chỉ còn khoảng 2 năm để nước ta hoàn thành chỉ tiêu đào tạo. Một con số không nhỏ chút nào phải không?
Sinh viên Học viện Ngân hàng
Tài chính - Ngân hàng, nghề năng động
Có hơn 50 trường kể cả đại học và cao đẳng như Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế, ĐH Ngoại Thương...đào tạo ngành Tài chính - Ngân hàng, nghĩa là cơ hội để "tìm một chân" trong ngành này không phải quá khó khăn. Nhưng điều thú vị nhất hông là yếu tố dễ vào trường mà khi bạn học tài chính-ngân hàng, bạn đang có khả năng làm nhiều vai trò hơn, công việc đa dạng hơn.
Bởi tất cả những bộ môn của ngành Tài chính ngân hàng đều có thể trở thành một nghề riêng biệt. Ngoài ra, những công việc của công ty chứng khoán (nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán), tổ chức tín dụng phi ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà nước về tài chính - ngân hàng và các loại hình doanh nghiệp khác...cũng đang chờ đợi bạn.
Chị Thanh Vân, nhân viên kế toán giao dịch của ngân hàng Techcombank, cho biết: "Mỗi ngày sẽ đều là một thách thức thú vị bởi khi bạn làm vai trò nhân viên giao dịch của ngân hàng, bạn không chỉ rất hoạt bát, linh hoạt vì sẽ tiếp xúc với rất nhiều dạng khách hàng, những đòi hỏi khác nhau của khách hàng mà còn giúp họ đáp ứng đầy đủ yêu cầu đó. Có thể đó là yêu cầu mở tài khoản, nộp tiền, rút tiền, chuyển khoản, tư vấn và giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với nhu cầu của họ...".
Mức lương hấp dẫn
Thạc sĩ Trần Ngọc Dũng, Quản lý đào tạo trường ĐH KT-TC TP.HCM cho biết, "So với mặt bằng chung, nhân viên tài chính- ngân hàng có mức lương gần như cao nhất . Lương thử việc trung bình tại một ngân hàng như Vietcombank, Techcombank...sẽ từ 2.000.000-2.500.000 đồng. Sau 2 tháng sẽ tăng lên 3.500.000-4.000.000 đồng. Sau một năm, mức lương cố định có thể đã là 5-6.000.000 triệu đồng...Mức lương này vẫn tiếp tục thay đổi theo thâm niên. Và vì thế, nhân viên ngân hàng vẫn là lựa chọn đáng giá cho một bạn sinh viên".
Các trường đào tạo ngành tài chính-ngân hàng tuyển sinh chủ yếu qua hai khối A và D1 với mức điểm sàn (năm 2007) từ 19-26 điểm, tùy ngành học. Để biết thông tin về tuyển sinh, số sinh viên ra trường hàng năm, lượng kiến thức sẽ học, thời gian học...bạn có thể truy cập vào các website trường: Ngoại Thương www.ftu.edu.vn, Học viện tài chính: www.hvtc.edu.vn, Học viện Ngân Hàng www.hvnh.edu.vn, Kinh Tế-Tài chính tp.HCM www.uef.edu.vn.
Bạn cũng có thể vào đây để trắc nghiệm thiên hướng nghề nghiệp của mình và tìm hiểu thêm thông tin về ngành Tài chính - Ngân hàng
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com