tính giai cấp của bc, kn tự do bc, tiếp cận báo chí
Báo chí là một lĩnh vực hoạt động ra đời muộn khi xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định về kinh tế - xã hội, về phương tiện kỹ thuật,về ý thức, nhu cầu thông tin.
Về mọi phương diện được xét đến của một tờ báo, ta đều có thể nhận ra tính giai cấp không hề bị lu mờ. Ta đã biết rằng mối quan hệ giai cấp, vấn đề lợi ích giai cấp chi phối lên báo chí. Bao chi’ tu khi xuat hien den nay luon hoat dong trong khuon kho xa hoi va giai cap, luon b phan hoa va mau thuan ve nhung quyen loi giai cap. Dưới đây, ta sẽ thấy những biểu hiện của tính giai cấp trong báo chí :
- Tính giai cấp phải như một nguyên tắc hoạt động trong nghề nghiệp làm báo
- Mỗi tờ báo đều có mục tiêu để tồn tại, không gì khác là những mục tiêu xã hội: giải quyết các vấn đề xã hội, giữa các giai cấp. Đó là phương hướng hoạt động của mỗi tờ báo. Và dĩ nhiên, nó thể hiện tính giai cấp rõ rệt. Noi cach khac, bao chi la 1 hdong co y thuc va muc dich cua con nguoi, la hoat dong chinh tri xa hoi co vai tro to lon trong doi song hang ngay cua nhan dan. Do do, bao chi khong chi lquan den giai cap ma con mang tinh giai cap. Noi cach khac, giai cap nao, bao chi do. Bao chi la cong cu, vu khi cua 1 giai cap de phan anh va dau tranh vi quyen loi giai cap do, k the co bao chi chung chung, bao chi dung ngoai giai cap chinh tri.
- Nhìn vào người làm báo: anh ta có quyền chọn nhiều sự kiện hiện tượng trong xã hội để phản ánh và có quyền lựa chọn những khía cạnh, lát cắt, góc nhìn khác nhau của chúng để vẽ cho bài báo một con đường đi rõ rệch. Điều gì chi phối người làm báo trong trường hợp này? Chúng ta sẽ không thể loại trừ những quan điểm và ấn tượng cá nhân. Chẳng hạn, về một tác phẩm văn học có tính hiện thực cao, một nhà báo sẽ phê bình, hoặc là tán thưởng. Nhưng đó là một chuyện. Với các hiện tượng xã hội có tầm ảnh hưởng lớn hơn, mang tính đại chúng cao hơn, giả sử như giá vàng, hoặc một diễn biến chính trị nào đó, anh ta phải gom mình vào một lối hành xử khác: cẩn trọng và rõ ràng với lập trường chính trị và giai cấp của mình. Ngay cả trong ví dụ thứ nhất, sự khen hay chê đều có nguồn gốc từ quan điểm và lợi ích giai cấp. Như vậy, sự lựa chọn, chiều hướng đánh giá vấn đề là biểu hiện cơ bản thứ hai của tính giai cấp trong báo chí.
- Biểu hiện cuối cùng là các quan điểm, thái độ và chỉ dẫn của các cơ quan báo chí được nhiều hình thức khác nhau. Những quan điểm này loại bỏ một cách mặc nhiên sự can thiệp của ý thức cá nhân. Về một vấn đề nào đó, khi quan trọng và cần thiết, thì danh nghĩa một cơ quan báo chí luôn được ký tên dưới mỗi phát biểu, tuyên ngôn, nhận định.
- Báo chí phản ánh, thể hiện khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp tri thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Báo chí nước ta khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đó cũng chính là vấn đề giai cấp gắn với vấn đề dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân mà hạt nhân là Đảng Cộng sản.
- Báo chí là công cụ cổ động, tuyên truyền và tổ chức các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối của Đảng vào cuộc sống, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của toàn xã hội để xây dựng và bảo vệ đất nước. Báo chí kịp thời cỗ vũ, biểu dương những điển hình, nhân tố mới trong sản xuất.
- Báo chí là vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong XH đồng thời chống lại các thế lực phản động trong và ngoài nước để bảo vệ lợi ích chung của Đảng và nhân dân.
=> Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Trong bối cảnh đó, tính giai cấp của báo chí nước ta thể hiện quan điểm nhất quán của
Đảng ta về “đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập, phát triển”.
Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, báo chí cách mạng Việt Nam (mà Hồ Chí Minh đặt nền móng) đã góp công sức không nhỏ vào việc thông tin, tuyên truyền từ đó giáo dục ý thức giai cấp sâu sắc cho nhân dân. Mỗi nhà báo là một nhà cách mạng. Giai đoạn 1931- 1934 chứng kiến sự đình bản của 161 tờ báo Cách mạng (do sự can thiệp của thực dân Pháp). Chính báo chí đã đi những bước đầu quan trọng trong việc giáo dục, giác ngộ quần chúng bị áp bức đoàn kết thành tổ chức tham gia vào cuộc đấu tranh chung. Đây là sự thể hiện cụ thể và to lớn của tính giai cấp trong báo chí cách mạng Việt Nam.
Thời bình, trong quan niệm của Đảng, báo chí và tính giai cấp của báo chí vẫn vẹn nguyên ý nghĩa, vai trò, chức năng và tầm quan trọng của mình. Báo chí cách mạng nước ta tham gia tích cực, có hiệu quả vào việc tổ chức các phong trào xã hội rộng lớn trong đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng cái mới, cải tạo. Sự tham gia của báo chí ở một mức độ quan trọng là điều kiện cho các phong trào đó vận động đúng hướng đã phát huy tốt vai trò, ý nghĩa tích cực.
Báo chí là tiếng nói của Đảng, nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội, đồng thời là diễn đàn của nhân dân. Báo chí nước ta là nền báo chí của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và trong khuôn khổ hệ thống pháp luật của nhà nước.
Tự do và tất yếu là 2 phạm trù triết học:
- Tự do là nhu cầu và khát vọng cho mọi sự sống trên đời. Con người – mối tổng hòa các quan hệ xã hội lại càng cần tự do.Tự do cần thiết như những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống : ăn, uống và hít thở.Theo tư tưởng của các nhà tư sản thì TỰ DO là hành động như người ta muốn.
Để hiểu tự do và tất yếu 1 cách khoa học, chúng ta phải dựa vào sự thừa nhận mối quan hệ qua lại một cách hữu cơ giữa chúng với nhau.
Tự do là khả năng con người có thể làm tất cả mọi việc mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào. (Locke)
Đây là định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do và cũng từng được khá nhiều người tán đồng.
Tuy nhiên, định nghĩa này có những hạn chế nhất định, thể hiện ở chỗ nếu tự do chỉ thuần túy là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, phá hoại trật tự xã hội, và do đó, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng.
Spinoza cho rằng : Tự do là sự nhận thức được tính tất yếu
Hegel lại hiểu tự do là khả năng “nói và viết cái gì cũng được” => do đó ông đưa ra quan niệm về thống nhất biện chứng giữa tự do và tất yếu nhưng lại theo quan niệm duy tâm.
Chỉ có triết học Mác – Lênin mới chỉ ra một cách khoa học và thấu đáo về cặp phạm trù triết học này.
“Tự do – tất yếu” trong mối quan hệ của con người với quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, còn phải bổ sung thêm phần “trách nhiệm” của con người trong mối quan hệ đó.
- Ăngghen chỉ rõ : “không thể bàn luận về đạo đức và quyền hạn nếu không bàn tới vấn đề về khả năng chịu trách nhiệm của con người, về mối quan hệ giữa tất yếu và tự do …”
- Con người càng nhận thức được trách nhiệm càng có tự do, và khi có tự do thì phải gắn liền với trách nhiệm => Đây là mối quan hệ thống nhất, biện chứng với nhau.
- Để có tự do đích thực phải có hàng loạt đi kèm :
+ Mức độ nhận thức, hiểu biết của con người về các quy luật của tự nhiên, xã hôi và khả năng vận dụng các quy luật đó vào hoạt động hàng ngày. Các quy luật này tạo thành cái “khung” mà hoạt động tự do được phép diễn ra trong khuôn khổ cái “khung” đó.
+ Năng lực tìm kiếm giải pháp và con đường tốt nhất để đạt mục đích đề ra, trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo kiến thức và kinh nghiệm được tích lũy. Người tự do nhất là người trong khuôn khổ của tính tất yếu, tạo được giá trị tinh thần và vật chất cho mình và nhân loại.
+ Mức độ tự do phụ thuộc vào địa vị trong xã hội, tính chất và mục đích của con người tự đặt ra cho mình ( báo chí của giai cấp công nhân là báo chí tự do, báo chí của giai cấp tư sản k phải báo chí tự do vì quyền lợi giai cấp buộc báo chí phải đi ngược lại các quy luật lịch sử )
Khi chế độ tư bản lật đổ các chế độ phong kiến lỗi thời, bảo thủ để xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ hơn, ho la dai dien cho luc lg tien bo trong lich su. Tuy nhien khi che do tu san len nam quyen, ho da u dung bao chi nham chong lai cuoc dau tranh cua giai cap vo san, tro thanh luc lg kim ham, chong lai nhung tu tg dan chu, tien bo, bao ve quyen lo ich ky cua 1 thieu so ng cos the luc trong xh.
Trong V.I.Lenin toàn tập Tập 44, Lenin đã vạch rõ: “ trong tất cả các nước có bọn tư bản, tự do báo chí là tự do mua báo chí, tự do mua các nhà văn, tự do mua chuộc, tự do mua và chế tạo ra dư luận có lợi cho giai cấp tư sản”
+ Khía cạnh pháp lý và kinh tế của tự do. Trong hiến pháp, luật pháp của mỗi nhà nước đều quy định khuôn khổ pháp lý cho hoạt động báo chí. Còn thực hiện quyền đó đến mức độ nào còn phụ thuộc vào khả năng kinh tế, tài chính, vật chất, kỹ thuật mà nền báo chí đó có được.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com