kỳ 1
1.
Hãy cùng tìm hiểu những ưu nhược điểm của từng dòng động cơ thông dụng hiện nay.
Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản như: giữa động cơ V6 4.0L và động cơ V8 4.0L – loại nào cho công suất lớn hơn ? lại có câu trả lời không hề dễ dàng chút nào. Khi bàn luận tới các loại động cơ khác nhau, cách bố trí xy lanh không phải là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới khả năng sinh công của chúng. Với một vài phương thức hỗ trợ nhất định, một động cơ bốn xy lanh cũng có thể đạt công suất như một động cơ V12. Vậy điều gì sẽ đóng vai trò quyết định khiến cho mỗi nhà sản xuất quyết định chọn một loại động cơ nào đó cho mẫu xe của mình? Chúng ta hãy cùng điểm qua ưu nhược điểm của một số loại động cơ thông dụng trên thị trường xe hiện nay.
Lý do nào khiến các nhà sản xuất xe chọn một động cơ nhất định cho sản phẩm của mình?
1. Động cơ I4 - giải pháp "vàng" cho xe dân dụng
Trong số các mô hình động cơ, có lẽ I4 là loại thông dụng nhất. Bạn hầu như có thể bắt gặp nó ở mọi loại xe dân dụng phổ thông trên đường. Thực tế, sự thông dụng đáng ngạc nhiên của động cơ I4 đến từ sự đơn giản với chỉ một hàng xy lanh, một nắp máy và một hàng van xu páp. Vậy ưu thế sẽ nằm ở đâu?
Động cơ I4 có mặt trong hầu hết các dòng xe phổ thông hiện nay
với biến thể gồm loại 3 xy lanh hoặc 5 xy lanh.
Những ưu điểm của động cơ I4
- Động cơ I4 với thiết kế bốn xy lanh thẳng hàng thường nhỏ gọn cho phép tích hợp dễ dàng trong mọi thiết kế khoang máy của các dòng xe. Sự nhỏ gọn cũng cho phép nó rất phù hợp với các dòng xe dẫn động cầu trước.
- Trọng lượng nhẹ với chỉ một cổ xả là ưu thế lớn cho phép cắt giảm trọng lượng tổng thể của xe – yếu tố liên quan trực tiếp tới khả năng vận hành cũng như mức nhiên liệu tiêu thụ.
- Với chỉ một nắp máy, động cơ I4 có ít bộ phận chuyển động (bớt các trục) hơn so với các dòng có nhiều hàng xy lanh (mỗi hàng sẽ cần một nắp máy) như động cơ V6 hay V8. Điều này đồng nghĩa với việc năng lượng hao tổn là nhỏ hơn đồng thời rủi ro hỏng hóc thấp hơn đáng kể.
- Lực sơ cấp (do trục khuỷu sinh ra) được cân bằng do hai piston phía ngoài di chuyển ngược hướng với hai piston phía trong.
- Các loại động cơ I4 thường rất dễ thao tác khi bảo trì, bảo dưỡng cũng như sửa chữa. Thiết kế với nắp máy nằm ở điểm cao nhất cho phép việc tiếp cận bugi cũng như van xu páp rất dễ dàng.
- Thiết kế đơn giản, trọng lượng nhẹ cũng đồng nghĩa với việc động cơ I4 có chi phí sản xuất thấp - yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý người dùng các dòng xe phổ thông, gia đình.
Nhược điểm của động cơ I4
- Các lực thứ cấp gây rung động sinh ra từ chuyển động thành phần của động cơ không được cân bằng trừ khi có trục cân bằng cỡ lớn đi kèm – điều khiến kích thước của động cơ không thể được mở rộng và thường hiếm khi vượt quá 2,5L (và rất ít loại 3,0L).
- Động cơ I4 thường có trọng tâm cao hơn so với nhiều dòng khác – điều không có lợi cho các mẫu xe thể thao trừ khi được nhà thiết kế bố trí lại điểm đặt trong khoang máy.
- Độ vững chãi cũng như sự linh hoạt trong thiết kế không được cao như các loại động cơ V6 hay V8.
2. Động cơ với xy lanh đối xứng - lựa chọn số một cho xe thể thao
Đứng ở góc độ hiệu năng, chắc chắn không có lựa chọn nào hấp dẫn với các nhà sản xuất xe – đặc biệt là các thương hiệu thể thao – hơn động cơ với xy lanh đặt đối xứng. Động cơ bốn xy lanh dạng này (thường được gọi tên là Boxer) dù không thông dụng như I4 ở thị trường dân dụng nhưng đây là lựa chọn hàng đầu cho các dòng xe đua. Dù không quá thông dụng nhưng động cơ boxer có mặt trong nhiều dòng sản phẩm của Porsche, Toyota, Subaru... Ngoài loại boxer với bốn xy lanh, bạn cũng có thể bắt gặp boxer với 6 xy lanh trên một số dòng SUV của ba thương hiệu trên.
Mô tả vận hành của động cơ boxer trong xe của Subaru.
Những ưu điểm của động cơ Boxer
- Toàn bộ lực sơ cấp và thứ cấp đều được cân bằng tối đa – đồng nghĩa với việc đây là thiết kế động cơ đem lại sự êm ái vào bậc nhất khi vận hành.
- Việc không cần các thành phần cân bằng cũng đồng nghĩa với việc trục khuỷu có trọng lượng nhẹ hơn và như thế sẽ hạn chế tối đa năng lượng bị hao tổn trong quá trình xoay.
- Trọng tâm động cơ thấp (do piston đặt sát đáy) là điểm cộng lớn đối với khả năng vận hành của xe. Đây cũng chính là đặc tính khiến cho động cơ Boxer rất được ưa chuộng trên các dòng xe hiệu năng cao như của Porsche hay Subaru.
Mô hình động cơ boxer 4 xy lanh của Toyota FT-86 (chia sẻ với Subaru BR-Z)
Những nhược điểm:
- Các bố trí xy lanh nằm ngang đối xứng khiến kích thước động cơ mở rộng về bề ngang. Điều này sẽ khiến xe chứa chúng phải có khoang máy rộng hơn. Cùng với việc độ cao không lớn, trọng tâm thấp, thực tế hầu hết các dòng xe sử dụng động cơ boxer đều có kiểu dáng capô khá “dị” khi nằm thuôn dài hoặc bè ra đồng thời thấp hơn so với thông thường.
- Thiết kế bè ngang khiến lực cản gió của động cơ lớn hơn các loại với xy lanh đặt dọc hoặc chéo. Cũng chính vì điều này mà động cơ với xy lanh đặt ngang trước kia đã từng được dùng trong giải F1 do những ưu thế về hiệu năng vận hành nhưng sau đó đã bị loại bỏ.
- Kết cấu động cơ boxer là khá phức tạp khi có hai nắp máy và hai hàng van xu páp độc lập.
- Đặc biệt, việc bảo trì bảo dưỡng có thể đặc biệt khó khăn trên các động cơ boxer được thiết kế quá nhỏ gọn. Nếu bạn đã từng thử thay một vài phụ tùng nào đó của một chiếc Subaru hay Porsche, bạn sẽ thấy đó thực sự là điều ... nhức đầu và thường khó có thể tự làm ở nhà như với các dòng xe với động cơ khác.
Động cơ boxer cực kì phù hợp với xe có yêu cầu cao về hiệu suất và khả năng vận hành.
3. Động cơ I6 - món độc từ BMW và Mercedes-Benz
Dù có vẻ chỉ là việc bổ sung thêm hai xy lanh nữa vào động cơ I4, động cơ I6 với sáu xy lanh thẳng hàng lại tạo cho BMW một cảm hứng đặc biệt. Đây cũng là động cơ được đánh giá cao về khả năng nâng cấp hiệu năng (điển hình là trên dòng 2JZ). Vậy điểm đặc biệt của động cơ I6 là gì?
Mô hình động cơ 6 xy lanh thẳng hàng rất được BMW ưa chuộng.
Những ưu điểm của động cơ I6 (L6)
- Thiết kế của động cơ cùng việc sắp xếp thứ tự kích nổ bên trong xy lanh đã tạo ra một trong những động cơ êm ái nhất hiện nay.
- Việc đặt kết hợp hai nhóm động cơ I6 thành dạng V12 hay Flat-12 thậm chí còn tạo ra sự êm ái cao hơn.
- Chi phí sản xuất thấp do chỉ cần một khối máy duy nhất có toàn bộ xy lanh nằm chung một hướng.
- Thiết kế tổng thể đơn giản, thuận tiện cho việc thao tác. Điều này tương tự như với động cơ I4.
Nhược điểm
- Quy trình tích hợp động cơ I6 vào xe có thể rất khó khăn do chiều dài của hàng xy lanh lớn. Điều này khiến cho nó không phù hợp với các dòng xe cỡ nhỏ.
- Không phù hợp cho xe với hệ dẫn động cầu trước do quá cồng kềnh. Phần lớn các dòng xe sử dụng động cơ I6 của BMW hay Mercedes-Benz đều là dẫn động cầu sau. Ngoài hai thương hiệu này, Ford, GM, Jeep hay Volvo cũng thường có các dòng xe với động cơ 6 xy lanh thẳng hàng.
- Trọng tâm cao hơn so với động cơ boxer.
- Độ bền cứng tổng thể kém hơn so với động cơ V do khối động cơ I6 dài và “mỏng” hơn.
4. Động cơ V6: êm ái, bền bỉ nhưng cồng kềnh
So với động cơ I6, động cơ V6 có cùng số xy lanh. Nói một cách đơn giản, bạn chỉ việc cắt đôi động cơ I6 và đặt hai nửa thành hình chữ V là có được động cơ V6. Kiểu hình động cơ này khá thông dụng với sáu bugi vận hành kết hợp. Đây cũng là loại động cơ chính thức được sử dụng cho giải đua F1. Vậy tại sao nó lại hấp dẫn tới mức như vậy?
Động cơ V6 khá thông dụng trên mọi dòng xe từ Sedan, SUV cho tới các mẫu coupe thể thao.
Ưu điểm của động cơ V6
- Trong dòng động cơ V, V6 là động cơ nhỏ gọn nhất với khả năng sử dụng linh hoạt trên cả hai dòng xe với dẫn động cầu trước hoặc sau. Với các mẫu xe phổ thông (đặc biệt là SUV), V6 là lựa chọn hợp lý hơn đáng kể so với V8.
- Thiết kế động cơ V6 cho phép xy lanh có dung tích lớn hơn nhiều so với thiết kế I4 – điều đồng nghĩa với hiệu suất vận hành cao hơn.
- Động cơ V6 có độ chắc chắn đáng kể do thiết kế thành khối. Điều này cũng là lý do tại sao giải F1 lại lựa chọn loại động cơ này cho mùa giải 2014. Lý do là bởi họ muốn nhấn mạnh tới sự quan trọng và khả năng chịu sức ép của chúng.
Động cơ xăng V6 mà Ford sử dụng trong dòng xe Mustang của mình.
Nhược điểm:
- Hai nắp máy đồng nghĩa với chi phí chế tạo cao hơn, động cơ phức tạp và nặng hơn. Như thế, chắc chắn việc bảo dưỡng, sửa chữa sẽ phức tạp hơn đáng kể so với động cơ I4 - điều khiến người sử dụng xe phải đắn đo.
- Thêm nhiều thành phần chuyển động cũng đồng nghĩa với việc hao tổn động năng do ma sát lớn.
- Trọng tâm cao hơn so với động cơ boxer điều này khiến cho động cơ V6 thường phù hợp hơn với xe SUV hoặc sedan cỡ lớn.
- Các lực gây mất cân bằng thứ cấp sẽ buộc nhà sản xuất phải bổ sung thêm trọng lượng vào trục khuỷu động cơ để bù lại.
- Thiết kế hai hàng xy lanh đồng nghĩa với hai cổ xả độc lập – yếu tố đương nhiên khiến trọng lượng tăng thêm. Kết hợp với các đặc tính phía trên, một động cơ V6 sẽ nặng nề hơn rất nhiều so với động cơ I6 hoặc I4.
5. Động cơ V8: sức mạnh vượt trội!
Nếu lấy động cơ V6 bất kỳ và bổ sung thêm một xy lanh vào mỗi hàng, bạn sẽ có được loại động cơ vốn đã trở thành biểu tượng trong các dòng xe cơ bắp Mỹ cũng như xe thể thao cao cấp châu Âu: V8!. Âm thanh ấn tượng, sức mạnh vượt trội là những yếu tố có thể đoán trước, nhưng động cơ này đâu chỉ có thế!
Ưu điểm:
- Chiều dài động cơ ngắn thích hợp với xe thể thao yêu cầu sự nhỏ gọn.
- Khả năng cân bằng thấp tuỳ thuộc vào loại trục khuỷu và thứ tự kích nổ xy lanh.
- Thiết kế chắc chắn.
- Phù hợp để mở rộng dung tích xy lanh. Với nhiều loại V8, các mức trên 6.0L là không hiếm.
Nhược điểm:
- Tương tự như động cơ V6, trọng lượng động cơ V8 là khá nặng nên thường được sản xuất với dung tích lớn để có hiệu suất vượt trội hẳn.
- Nhiều thành phần chuyển động cũng đồng nghĩa với sự hao tổn động năng do ma sát lớn hơn.
- Chi phí sản xuất lớn, độ phức tạp trong thao tác cũng cao nên không thông dụng trong các dòng xe phổ thông.
- Trọng tâm động cơ cao hơn so với động cơ boxer.
- Kích thước tổng thể của động cơ V8 khá cồng kềnh – điều khiến cho nó chỉ phù hợp với các dòng xe dẫn động cầu sau hoặc dẫn động bốn bánh toàn thời gian.Với các dòng xe dẫn động cầu trước vốn đã chiếm dụng rất nhiều không gian khoang máy, việc "nhồi nhét" thêm khối động cơ cồng kềnh như V8 là gần như bất khả thi.
2.
NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA Ô TÔ
A - Những hư hỏng của động cơA - Những hư hỏng của động cơ
1 - Động cơ không nổ:
- Không có tia lửa điện
- Trong thùng không có xăng
- Trong bầu phao của bộ chế hòa không có xăng
- Bầu lọc xăng bị tắc
- Các ống dẫn xăng bị tắc
- Bơm không lên xăng
- Trong bầu phao của chế hòa khí có nước
- Trong hệ thống xăng có không khí
- Bướm xăng đóng thường xuyên
- Các gielơ bộ chế hòa khí bị tắc
- Cháy má vít của bộ chia điện
- Hỏng tính chất cách diện của hệ thống đánh lửa dùng ắc qui
- Khe hở điện cực của bu gi không đúng tiêu chuẩn
- Bôbin bị hỏng
- Khe hở giữa hai má bạch kim của bộ chia điện không đúng tiêu chuẩn
- Tụ điện không làm việc
- Bình ắc qui phóng điện
- Qui lát xiết không chặt
2 - Động cơ làm việc không ổn định ở số vòng quay thấp:
- Hệ thống không tải của bộ chế hòa khí làm việc không tốt
- Hỏng gioăng đệm giữa mặt bích của bộ chế hòa khí và ống nạp
- Đặt các dây cao thế không đúng thứ tự làm việc của động cơ
- Bu gi đánh lửa bị dính dầu
- Nước lọt vào trong xi lanh
3 - Động cơ khởi động được nhưng hay chết máy:
- Bơm xăng không bơm đủ lượng xăng cần thiết vào bộ chế hòa khí
- Vị trí bướm gió không điều chỉnh được
- Mức xăng trong bầu phao tăng lên
- Bầu lọc khí bị tắc
4 - Động cơ không phát hết công suất:
- Hệ thống tiét kiệm của bộ chế hòa khí không làm việc
- Điều chỉnh sai vị trí của kim gielơ chính
- Gioăng đệm giữa phần trên và phần giữa của bộ chế hòa khí bị hỏng
- Bướm xằng mở không được hoàn toàn
- Điều chỉnh sai cơ cấu điều chỉnh theo số ốc tan của bộ chia điện
- Các khe hở nhiệt của supap để không đúng tiêu chuẩn
- Secmăng bị mòn
- Ống giảm âm (ống tiêu âm) bị mòn
- Supap của động cơ bị cháy
5 - Động cơ quá nóng:
- Hệ thống làm mát thiếu nước
- Thiết bị đánh lửa bị hỏng
- Bánh, răng phối khí lắp không đúng
- Đai truyền của quạt gió bị trượt
- Van hằng nhiệt không làm việc
- Két nước bị tắc
- Cánh chớp của két nước mở không hoàn toàn
- Két nước bị rò
- Đặt sai tay gạt điều chỉnh mức sấy nóng hỗn hợp cháy
- Nước trong két nước đóng băng
6 – Đang làm việc động cơ bị chết máy bất ngờ:
- Không có tia lửa điện
- Nhiên liệu không vào
- Bánh răng của trục cam bị sứt gẫy
- Dây cao thế của bôbin (dây cao thế trung tâm) bị lỏng
- Ống dẫn nhiên liệu bị rò
- Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí không đúng tiêu chuẩn
- Áp suất trong bộ chế hòa khí mất cân bằng
- Không khí bên ngoài lọt vào
- Đánh lửa muộn
- Đánh lửa quá sớm
- Áp suất trong các xi lanh của động cơ giảm sút
- Nhiên liệu có trị số ốc tan thấp
7 - Động cơ bị gõ:
- Dùng nhiên liệu có trị số ốc tan thấp
- Kết muội ở buồng cháy
- Sử dụng bugi không thích hợp
- Khe hở supap của động cơ quá lớn
- Píttông và xilanh của động cơ bị mòn
- Chốt píttông bị mòn
- Ổ trục chính bị mòn
- Ổ trục thanh truyền bị mòn
- Các răng của bánh răng trục cam bị mòn
- Bạc lót của trục cam bị mòn
- Mặt bích tựa của trục cam bị mòn
B – Hư hỏng của hệ thống bôi trơn
1 – Áp suất dầu thấp hơn qui định:
- Bơm dầu bị hỏng
- Van ổn áp của bơm dầu bị hỏng
- Các chi tiết của nhóm pittông – Thanh truyền bị mòn
- Độ nhớt của dầu nhờn giảm
- Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn bị hỏng
- Rò dầu
2 - Mức dầu ở đáy cacte động cơ không đúng qui định:
- Mức dầu bị giảm
- Mức dầu tăng
- Tiêu hao nhiều dầu trong máy nén không khí
3 - Chất lượng dầu trong động cơ không đúng tiêu chuẩn:
- Dầu bị loãng
- Dầu bị bẩn
- Dùng dầu không hợp với mùa
- Bầu lọc dầu bẩn
- Thay dầu động cơ không đúng hạn, không đúng cấp chất lượng API
C - Những hư hỏng của hệ thống làm mát
1 - Hệ thống làm mát bị rò:
- Các ống mềm bị hỏng
- Đệm bịt của bơm nước bị hỏng
- Vòng phớt trục bơm nước bị hỏng
2 - Động cơ làm mát không tốt:
- Gẫy cánh bơm nước
- Bộ tản nhiệt dầu bị hỏng
- Cánh quạt gió bị gẫy
- Nước trong hệ thống làm mát quá ít
- Những chỗ nối tiếp của máy sấy nóng khởi động bị rò chẩy
- Không có bình ngưng tụ
3 - Nước trào ra khỏi lỗ đổ nước của két nước:
- Đệm (Gioăng) của nắp với thân máy bị hỏng
- Nắp qui lát vặn không được chặt
- Két nước của hệ thống làm mát bị tắc
- Rạn, nứt trong xilanh của động cơ
D - Những hư hỏng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu
1 - Hốn hợp cháy quá loãng:
- Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí bị giảm
- Bơm tăng tốc không làm việc
- Động cơ lạnh
- Năng lực thông qua của zielơ giảm sút
- Bộ chế hòa khí bị bẩn
- Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí quá cao
- Bộ tiết kiệm xăng làm việc quá lớn
- Ốc zielơ xiết không chặt
- Bề mặt dẫn hướng của thân van kim bị xây xát
- Nút của bộ lọc nhiên liệu của bộ chế hòa khí vặn không chặt
- Gioăng (Đệm) vải trên nút lọc nhiên liệu của bộ chế hòa khí bị hỏng
- Lò xo giảm chấn bị ép quá nhiều
- Trục giữ phao bị mòn
- Năng lực thông qua cửa zielơ tăng
- Van kim trong buồng phao của bộ chế hòa khí bị mòn
- Mòn lưỡi gà điều chỉnh mức xăng
- Điều chỉnh không đúng chiều dài của thanh điều khiển bộ tiết kiệm
2 - Việc cung cấp nhiên liệu bị ngắt:
- Màng bơm nhiên liệu bị rách
- Cần dẫn động nhiên liệu bị mòn
- Nước đóng băng trong ống dẫn nhiên liệu
- Tắc lỗ thông trên nút của thùng xăng
- Cốc lắng của bơm nhiên liệu bị tắc
- Lò xo của bơm nhiên liệu bị liệt
- Bảo dưỡng bơm nhiên liệu không thường xuyên
- Thùng nhiên liệu bị tắc
- Van lưu thông của bơm tăng tốc bị kẹt
- Zielơ không khí của hệ thống không tải bị lỏng
- Nút của zielơ nhiên liệu chính bị lỏng
- Đệm của ống nối rắcco của bộ chế hòa khí bị hỏng
- Đệm của nút xả nhiên liệu của buồng phao bộ chế hòa khí bị hỏng
- Van kim của bộ chế hòa khí bị kẹt
- Lỗ không tải của bộ chế hòa khí bị tắc
- Đệm của nắp đậy cơ cấu hạn chế tốc độ vòng quay cực đại bị hỏng
- Lưới lọc của bộ chế hòa khí không dán chặt lên ống côn dẫn hướng
E – Hư hỏng trong hệ thống cấp nhiên liệu của động cơ Diezel
1 - Động cơ không khởi động được hoặc khó khởi động
- Không có nhiên liệu trong thùng chứa
- Tắc lỗ dầu vòi phun
- Lò xo của pittông bơm nhiên liệu bị gẫy
- Đòn đẩy của bơm chuyển nhiên liệu bị kẹt
- Có không khí trong hệ thống nhiên liệu của máy Diezel
- Kim phun bị kẹt trong kim phun
- Kim phun không tì được lên đế kim phun
- Thanh răng bơm cao áp bị kẹt
- Tay gạt của bộ điều tốc không đặt ở vị trí khởi động
- Nhiên liệu dùng không hợp với mùa
- Bulông bắt mặt bịch chủ động của nửa khớp nối bơm cao áp bị gẫy
- Khoá trên đường ống hút nhiên liệu đóng kín
- Thanh răng bơm cao áp khó di động
2 - Động cơ không phát hết công suất có nhiều khó đen
- Lõi lọc của bộ lọc tinh bị tắc
- Bơm cao áp bị hỏng
- Cặp lõi bơm bị mòn
- Lõi lọc của bộ lọc thô bị tắc
- Thời điểm bắt đầu cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp không đúng
- Van ổn áp của bơm cao áp bị mòn
- Bộ lọc của loại bơm cao áp vòi phun bị tắc
- Bộ lọc không khí bị bẩn
- Đặt góc phun sớm nhiên liệu không đúng
- Ống xả bị tắc
- Bơm chuyển nhiên liệu bị hỏng
- Thân và nắp bơm chuyển nhiên liệu kiểu bánh răng bị mòn
- Đai ốc ống nhiên liệu bắt không chặt
- Ống cao áp bị vỡ
- Bánh răng của bơm chuyển nhiên liệu bị vẹt
- Nhiên liệu bị rò ra lỗ vòi phun
3 - Động cơ chạy không đều
- Lượng nhiên liệu và độ đồng đều về cung cấp nhiên liệu giữa các xilanh không được đảm bảo
- Van cao áp của bơm cao áp bị mòn
- Van hút và van xả của bơm chuyển nhiên liệu không kín
- Ren ở đầu nối đường ống cao áp với vòi phun bị chờn
- Mômen vặn những khớp nối ren chủ yếu chưa đúng qui định
- Các vòng gioăng của bơm nhiên liệu kiểu bánh răng bị mòn
- Lượng nhiên liệu cung cấp cho bộ bơm cao áp – Vòi phun không đủ
- Cần đẩy bơm chuyển nhiên liệu bị hở
- Ống cao áp bị nứt
- Điều chỉnh tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất của trục khưỷu không đúng
- Bạc trục giá đỡ của quả văng trên bộ điều tốc nhiều chế độ bị mòn
- Con trượt cao su trên bộ giảm rung của bộ điều tốc bị hỏng
4 - Động cơ có khói đen:
- Áp suất phun thấp
- Dầu nhờn lọt vào buồng cháy do các chi tiết của nhóm pittông và xilanh bị mòn
- Nhiệt độ nước trong hệ thống làm mát thấp
- Lò xo kim phun bị gẫy
- Van cao áp của bơm cao áp không hoạt động
- Nhóm pittông và xilanh động cơ bị mòn
- Nút của đầu vòi phun của bộ bơm cao áp – Vòi phun bị gẫy
5 - Động cơ chết máy nhanh chóng sau khi khởi động
- Lò xo của bộ điều chỉnh số vòng quay trục khuỷu bị gẫy
- Chỗ nối ghép giữa lò xo điều chỉnh số vòng quay của động cơ và đòn điều khiển bị mòn
6 - Động cơ có tiếng gõ khi làm việc:
- Trong hộp bộ điều tốc không có dầu nhờn
- Thân của khớp nối tự động không có dầu bôi trơn
- Phun nhiên liệu sớm quá
- Điều chỉnh supap không đúng qui định
- Động cơ quá nóng
- Bánh răng dẫn động bộ điều tốc bị mòn
- Dầu bôi trơn bị loãng do dầu mazut lọt vào cacte
F - Những hư hỏng của hệ thống đánh lửa
1 – Không có tia lửa điện ở bugi
- Tiếp điểm của bộ chia điện bị mòn
- Không có khe hở ở tiếp điểm của bộ chia điện
- Đế bằng nhựa của tiếp điểm bị mòn
- Tiếp điểm của bộ chia điện bị dính dầu
- Lò xo của cần tiếp điểm bị gẫy
- Bộ ắc qui đã phóng hết điện
- Dây dẫn nối cần má vít động với êcu cách điện ở vỏ của bộ chia điện bị đứt
- Chập mạch giữa các vòng dây của cuộn sơ và thứ cấp của biến áp đánh lửa
- Tiếp điểm của bộ chia điện không đúng
- Các khóa điện (Khóa đánh lửa) bị oxy hóa
- Điện trở phụ bị cháy
2 – Tia lửa điện phát sinh không liên tục
- Điện trở phụ bị chập mạch
- Áp lực ở tiếp điểm của bộ chia điện quá thấp
- Cần má vít động lúc lắc theo chiều ngang
- Ở mặt trong của nắp chia điện có nước ngưng tụ
- Ổ bi ở mâm tiếp điểm của bộ chia điện bị kẹt
- Cam ngắt điện bị rơ
- Các lò xo của bộ điều chỉnh ly tâm đánh lửa sớm bị yếu
- Bề mặt của cam ngắt điện bị mòn
- Khe hở ở tiếp điểm của bộ chia điện bị giảm
- Khe hở giữa các má vít của bộ chia điện tăng
- Dây dẫn nối mâm tiếp điểm trên và mâm cố định dưới của bộ chia điện bị đứt
- Chất cách điện của dây dẫn cao thế bị hỏng
- Các vòng dây ở cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa bị chập mạch
- Chất cách điện cuộn thứ cấp của biến áp đánh lửa bị thủng
- Bề mặt nắp nhựa của biến áp đánh lửa bị bẩn
- Nắp bộ chia điện bị nứt
- Ốc kẹp dây cao thế ở nắp bộ chia điện bị bẩn
- Thân rôto bị rạn nứt
- Khe hở giữa rôto và các điện cực bên của nắp bộ chia điện lớn
- Điện trở chống nhiễu ở dây cao thế bị cháy
- Điện dung của tụ điện quá nhỏ
- Hòn than tiếp điện ở nắp bộ chia điện bị mòn
3 – Tia lửa điện yếu:
- Ắc qui phóng hết điện
- Điện trở phụ không bị ngắt khi khởi động động cơ
- Bắt tụ điện lỏng
- Các lỗ thông hơi ở nắp bộ chia điện bị bẩn
- Lỗ thoát dầu ở vỏ bộ chia điện bị bẩn
- Chế độ bảo dưỡng bộ chia điện không đúng
Phần 2:
1 - Ắc qui tự phóng điện:
- Trong ắc qui hình thành dòng điện cục bộ
- Nước đổ vào ắc qui không phải là nước cất
- Dung dịch điện phân pha chế từ axit sunfuric kỹ thuật
- Trong dung dịch điện phân có tạp chất cơ học
- Trong dung dịch điện phân có tạp chất hữu cơ
- Dung dịch điện phân đổ quá mức
- Sáp làm kín của ắc qui bị phá hủy
- Bề mặt của ắc qui bị ướt dung dịch điện phân
- Dòng điện bị rò theo khung vỏ ắc qui
- Dung lượng của ắc qui giảm
- Tỉ trọng của dung dịch điện phân ở một ngăn ắc qui có giá trị khác
2- Các bản cực bị sunfat hóa:
- Ắc qui để lâu trong tình trạng phóng điện
- Ắc qui thường xuyên nạp điện thiếu
- Tỉ trọng dung dịch điện phân thấp hoặc cao
- Mức dung dịch điện phân thấp
- Không tôn trọng qui tắc bảo quản ắc qui ở trạng thái nạp
- Các ắc qui đơn trong bộ ắc qui có dung lượng khác nhau
- Nước cất bị bốc hơi
- Dung lượng của bộ ắc qui giảm xuống
- Khi nạp ắc qui khí thoát ra qua sớm
- Thùng ắc qui bị cháy
- Ắc qui khó nạp điện
- Ắc qui làm việc mùa hè mà tỉ trọng dung dich điện phân lại ứng với mùa đông
- Ắc qui hỏng do phóng điện lâu với dòng điện lớn
3 - Những tấm cực của ắc qui bị hỏng:
- Bắt ắc qui không chặt
- Nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao
- Những bản cực của ắc qui bị gẫy
- Dung dịch điện phân bị đóng băng
- Nạp điện cho ắc qui với dòng điện lớn trong thời gian dài
- Thế hiệu của máy phát cao
- Khối chất hoạt tính của bản cực âm bị kết tủa
- Chất hoạt tính của bản cực dương bị ăn mòn
- Lỗ thông hơi của ắc qui bị tắc
- Các bản cực bị cong
- Bộ ắc qui bị rung mạnh
- Chất hoạt tính ở những bản cực bị vụn rời
- Các bản cực bị nứt
- Các bản cựcbị mòn
- Các vách ngăn của bình ắc qui bị nứt
- Bộ ắc qui làm việc trong mùa hè mà dủng tỉ trọng dung dịch điện phân mùa đông
- Kiểm tra thế hiệu của bộ ắc qui bằng cách chập mạch “Theo tia lửa điện”
4 – Các tấm cực bị chập mạch:
- Chất hoạt tính của những bản cực bị rơi
- Những tấm ngăn bị hư hỏng
- Ắc qui bị nóng quá mức
5 – Máy khởi động không dẫn động được động cơ nổ:
- Ắc qui bị hết điện vì sử dụng lâu dài lúc đỗ xe
- Đai kẹp của cọc ắc qui bị lỏng
- Các cọc và đai kẹp bị oxy hóa
- Các cầu nối của ắc qui bị gẫy
- Cọc ắc qui bị gẫy
- Một trong số những ắc qui đơn của bộ ắc qui không có dung dịch điện phân
- Vi phạm qui tắc chuẩn bị ắc qui trước khi sử dụng
H - Những hư hỏng của máy phát điện
1 – Máy phát điện cung cấp dòng điện nạp nhỏ:
- Bề mặt cổ góp có dầu
- Lò xo của giá đỡ chổi than bị gẫy
- Chổi than bị hẫng
- Những phiến đồng của cổ góp bị cháy
- Mạch điện nối máy phát - Bộ điều chỉnh điện ampe kế
- Ắc qui bị hở
- Dây curoa dẫn động máy phát bị đứt
- Áp lực trên chổi than của máy phát nhỏ
- Chất cách điện của giá giữ chổi than bị thủng
- Giá giữ chổi than bị hư hỏng
- Chổi than bị hư hỏng
- Mạch điện của cuộn dây kích thích bị đứt
- Mạch điện của rôto bị đứt
- Vòng dây của cuôn kích thích bị chập mạch
- Các vòng dây trong cuộn dây rôto bị chập mạch
- Cuộn dây kích thích chạm mát
- Cuộn dây rôto chạm mát
2 – Ampe kế dao động quá mức:
- Dây curoa dẫn động của máy phát bị trượt
- Nắp của máy phát ở phía cổ góp bị bẩn
- Chổi than của máy phát bị hẫng theo chu kỳ
- Chất cách điện giữa các phiến đồng nhô lên trên bề mặt cổ góp
- Bộ điều chỉnh điện bị hỏng
3 – Máy phát quá nóng:
- Chập mạch giữa các đầu nối của máy phát
- Chập mạch trong các dây dẫn nối máy phát và bộ điều chỉnh điện
- Rôto máy phát bị chạm vào lõi cực
- Máy phát làm việc luôn quá tải
4- Máy phát làm việc có nhiều tiếng ồn:
- Dây curoa máy phát căng quá mức
- Chổi than của máy phát chưa được rà nhẵn
- Giá đỡ chổi than bị vênh
- Chổi than bị trượt
- Puli máy phát bị hỏng
- Ổ trục máy phát bẩn
- Ổ trục và lỗ đặt ổ bị mòn
- Rôto chạm vào lõi cực
I - Những hư hỏng của bộ điều chỉnh điện
1 – Rơle dòng điện ngược không làm việc:
- Tiếp điểm bị cháy
- Khe hở ở tiếp điểm của rơle dòng điện ngược không đúng tiêu chuẩn
- Khe hở giữa lõi và cần tiếp điểm không đúng qui định
- Tiếp điểm bị mòn
- Thế hiệu lúc đóng rơle dòng điện ngược không đúng qui định
- Tiếp điểm của rơle đóng
- Tiếp điểm rơle dòng điện ngược không mở
2 – Rơle điều chỉnh thế hiệu làm việc không tốt:
- Ở tiếp điểm phát sinh tia lửa điện
- Rơle điều chỉnh thế hiệu bị chỉnh sai
- Tiếp điểm bị oxy hóa
- Khe hở giữa cần tiếp điểm và lõi của rơle không đúng qui định
- Các má vít bị hàn lại với nhau
- Lò xo bị gẫy
- Tiếp điểm bị mòn
- Cuộn dây chính bị đứt
- Dây nối mát giữa máy phát và bộ điều chỉnh điện bị đứt
3 – Rơle hạn chế dòng điện làm việc không đúng qui định:
- Tiếp điểm bi oxy hóa
- Ở tiếp điểm có tia lửa
- Trị số dòng điện hạn chế không đúng qui định
- Các khe hở của rơle hạn chế cường độ không đúng qui định
J - Những hư hỏng của máy khởi động điện
1 – Máy khởi động không đóng được:
- Lò xo của khớp truyển động trong máy khởi động bị gẫy
- Ắc qui phóng hết điện
- Mạch điện nối ắc qui và máy khởi động bị hỏng
- Đứt mạch của rơle phụ
- Công tắc của rơle phụ bị nóng
- Rơle phụ điều chỉnh sai
- Đứt mạch trong cuộn dây hãm
- Mạch của cuộn dây kéo bị đứt
2 - Trục máy khởi động quay, nhưng trục khuỷu của động cơ không quay:
- Khớp truyển động bị trượt
- Điều chỉnh thời điểm đóng máy khởi động sai
- Động cơ quá lạnh
- Mỡ quánh lại trên các rãnh then của trục rôto
- Cần gạt của máy khởi động bị gẩy
- Răng bánh răng khởi động và vành răng bánh đà bị mòn
3 - Trục của máy khởi động quay chậm:
- Chổi than bị hẫng
- Cuộn dây kích thích của máy khởi động bị hỏng lớp cách điện
- Các lá đồng của cổ góp bị cháy
- Dây quấn của rôto bị chập mạch
- Cổ góp điện bị ngấm dầu
- Lực ép của chổi than nhỏ
- Chổi than bị mòn
- Điện trở phụ của cuộn dây đánh lửa khi khởi động động cơ không ngắn mạch
- Mặt cổ góp bị lồi lõm
- Giá đỡ chổi than bị chạm mát
4 – Máy khởi động không tắt được sau khi khởi động động cơ:
- Khớp truyển động không xê dịch được
- Tiếp điểm của rơle phụ bị dính lại với nhau
- Các đòn trong hệ thống dẫn động của máy khởi động bị vênh
- Lò xo hồi vị của đòn dẫn động bộ khởi động bị gẫy
- Khớp truyền động một chiều bị kẹt
1 - Động cơ không nổ:
- Không có tia lửa điện
- Trong thùng không có xăng
- Trong bầu phao của bộ chế hòa không có xăng
- Bầu lọc xăng bị tắc
- Các ống dẫn xăng bị tắc
- Bơm không lên xăng
- Trong bầu phao của chế hòa khí có nước
- Trong hệ thống xăng có không khí
- Bướm xăng đóng thường xuyên
- Các gielơ bộ chế hòa khí bị tắc
- Cháy má vít của bộ chia điện
- Hỏng tính chất cách diện của hệ thống đánh lửa dùng ắc qui
- Khe hở điện cực của bu gi không đúng tiêu chuẩn
- Bôbin bị hỏng
- Khe hở giữa hai má bạch kim của bộ chia điện không đúng tiêu chuẩn
- Tụ điện không làm việc
- Bình ắc qui phóng điện
- Qui lát xiết không chặt
2 - Động cơ làm việc không ổn định ở số vòng quay thấp:
- Hệ thống không tải của bộ chế hòa khí làm việc không tốt
- Hỏng gioăng đệm giữa mặt bích của bộ chế hòa khí và ống nạp
- Đặt các dây cao thế không đúng thứ tự làm việc của động cơ
- Bu gi đánh lửa bị dính dầu
- Nước lọt vào trong xi lanh
3 - Động cơ khởi động được nhưng hay chết máy:
- Bơm xăng không bơm đủ lượng xăng cần thiết vào bộ chế hòa khí
- Vị trí bướm gió không điều chỉnh được
- Mức xăng trong bầu phao tăng lên
- Bầu lọc khí bị tắc
4 - Động cơ không phát hết công suất:
- Hệ thống tiét kiệm của bộ chế hòa khí không làm việc
- Điều chỉnh sai vị trí của kim gielơ chính
- Gioăng đệm giữa phần trên và phần giữa của bộ chế hòa khí bị hỏng
- Bướm xằng mở không được hoàn toàn
- Điều chỉnh sai cơ cấu điều chỉnh theo số ốc tan của bộ chia điện
- Các khe hở nhiệt của supap để không đúng tiêu chuẩn
- Secmăng bị mòn
- Ống giảm âm (ống tiêu âm) bị mòn
- Supap của động cơ bị cháy
5 - Động cơ quá nóng:
- Hệ thống làm mát thiếu nước
- Thiết bị đánh lửa bị hỏng
- Bánh, răng phối khí lắp không đúng
- Đai truyền của quạt gió bị trượt
- Van hằng nhiệt không làm việc
- Két nước bị tắc
- Cánh chớp của két nước mở không hoàn toàn
- Két nước bị rò
- Đặt sai tay gạt điều chỉnh mức sấy nóng hỗn hợp cháy
- Nước trong két nước đóng băng
6 – Đang làm việc động cơ bị chết máy bất ngờ:
- Không có tia lửa điện
- Nhiên liệu không vào
- Bánh răng của trục cam bị sứt gẫy
- Dây cao thế của bôbin (dây cao thế trung tâm) bị lỏng
- Ống dẫn nhiên liệu bị rò
- Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí không đúng tiêu chuẩn
- Áp suất trong bộ chế hòa khí mất cân bằng
- Không khí bên ngoài lọt vào
- Đánh lửa muộn
- Đánh lửa quá sớm
- Áp suất trong các xi lanh của động cơ giảm sút
- Nhiên liệu có trị số ốc tan thấp
7 - Động cơ bị gõ:
- Dùng nhiên liệu có trị số ốc tan thấp
- Kết muội ở buồng cháy
- Sử dụng bugi không thích hợp
- Khe hở supap của động cơ quá lớn
- Píttông và xilanh của động cơ bị mòn
- Chốt píttông bị mòn
- Ổ trục chính bị mòn
- Ổ trục thanh truyền bị mòn
- Các răng của bánh răng trục cam bị mòn
- Bạc lót của trục cam bị mòn
- Mặt bích tựa của trục cam bị mòn
B – Hư hỏng của hệ thống bôi trơn
1 – Áp suất dầu thấp hơn qui định:
- Bơm dầu bị hỏng
- Van ổn áp của bơm dầu bị hỏng
- Các chi tiết của nhóm pittông – Thanh truyền bị mòn
- Độ nhớt của dầu nhờn giảm
- Đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn bị hỏng
- Rò dầu
2 - Mức dầu ở đáy cacte động cơ không đúng qui định:
- Mức dầu bị giảm
- Mức dầu tăng
- Tiêu hao nhiều dầu trong máy nén không khí
3 - Chất lượng dầu trong động cơ không đúng tiêu chuẩn:
- Dầu bị loãng
- Dầu bị bẩn
- Dùng dầu không hợp với mùa
- Bầu lọc dầu bẩn
- Thay dầu động cơ không đúng hạn, không đúng cấp chất lượng API
C - Những hư hỏng của hệ thống làm mát
1 - Hệ thống làm mát bị rò:
- Các ống mềm bị hỏng
- Đệm bịt của bơm nước bị hỏng
- Vòng phớt trục bơm nước bị hỏng
2 - Động cơ làm mát không tốt:
- Gẫy cánh bơm nước
- Bộ tản nhiệt dầu bị hỏng
- Cánh quạt gió bị gẫy
- Nước trong hệ thống làm mát quá ít
- Những chỗ nối tiếp của máy sấy nóng khởi động bị rò chẩy
- Không có bình ngưng tụ
3 - Nước trào ra khỏi lỗ đổ nước của két nước:
- Đệm (Gioăng) của nắp với thân máy bị hỏng
- Nắp qui lát vặn không được chặt
- Két nước của hệ thống làm mát bị tắc
- Rạn, nứt trong xilanh của động cơ
D - Những hư hỏng trong hệ thống cung cấp nhiên liệu
1 - Hốn hợp cháy quá loãng:
- Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí bị giảm
- Bơm tăng tốc không làm việc
- Động cơ lạnh
- Năng lực thông qua của zielơ giảm sút
- Bộ chế hòa khí bị bẩn
- Mức nhiên liệu trong buồng phao của bộ chế hòa khí quá cao
- Bộ tiết kiệm xăng làm việc quá lớn
- Ốc zielơ xiết không chặt
- Bề mặt dẫn hướng của thân van kim bị xây xát
- Nút của bộ lọc nhiên liệu của bộ chế hòa khí vặn không chặt
- Gioăng (Đệm) vải trên nút lọc nhiên liệu của bộ chế hòa khí bị hỏng
- Lò xo giảm chấn bị ép quá nhiều
- Trục giữ phao bị mòn
- Năng lực thông qua cửa zielơ tăng
- Van kim trong buồng phao của bộ chế hòa khí bị mòn
- Mòn lưỡi gà điều chỉnh mức xăng
- Điều chỉnh không đúng chiều dài của thanh điều khiển bộ tiết kiệm
2 - Việc cung cấp nhiên liệu bị ngắt:
- Màng bơm nhiên liệu bị rách
- Cần dẫn động nhiên liệu bị mòn
- Nước đóng băng trong ống dẫn nhiên liệu
- Tắc lỗ thông trên nút của thùng xăng
- Cốc lắng của bơm nhiên liệu bị tắc
- Lò xo của bơm nhiên liệu bị liệt
- Bảo dưỡng bơm nhiên liệu không thường xuyên
- Thùng nhiên liệu bị tắc
- Van lưu thông của bơm tăng tốc bị kẹt
- Zielơ không khí của hệ thống không tải bị lỏng
- Nút của zielơ nhiên liệu chính bị lỏng
- Đệm của ống nối rắcco của bộ chế hòa khí bị hỏng
- Đệm của nút xả nhiên liệu của buồng phao bộ chế hòa khí bị hỏng
- Van kim của bộ chế hòa khí bị kẹt
- Lỗ không tải của bộ chế hòa khí bị tắc
- Đệm của nắp đậy cơ cấu hạn chế tốc độ vòng quay cực đại bị hỏng
- Lưới lọc của bộ chế hòa khí không dán chặt lên ống côn dẫn hướng
E – Hư hỏng trong hệ thống cấp nhiên liệu của động cơ Diezel
1 - Động cơ không khởi động được hoặc khó khởi động
- Không có nhiên liệu trong thùng chứa
- Tắc lỗ dầu vòi phun
- Lò xo của pittông bơm nhiên liệu bị gẫy
- Đòn đẩy của bơm chuyển nhiên liệu bị kẹt
- Có không khí trong hệ thống nhiên liệu của máy Diezel
- Kim phun bị kẹt trong kim phun
- Kim phun không tì được lên đế kim phun
- Thanh răng bơm cao áp bị kẹt
- Tay gạt của bộ điều tốc không đặt ở vị trí khởi động
- Nhiên liệu dùng không hợp với mùa
- Bulông bắt mặt bịch chủ động của nửa khớp nối bơm cao áp bị gẫy
- Khoá trên đường ống hút nhiên liệu đóng kín
- Thanh răng bơm cao áp khó di động
2 - Động cơ không phát hết công suất có nhiều khó đen
- Lõi lọc của bộ lọc tinh bị tắc
- Bơm cao áp bị hỏng
- Cặp lõi bơm bị mòn
- Lõi lọc của bộ lọc thô bị tắc
- Thời điểm bắt đầu cung cấp nhiên liệu của bơm cao áp không đúng
- Van ổn áp của bơm cao áp bị mòn
- Bộ lọc của loại bơm cao áp vòi phun bị tắc
- Bộ lọc không khí bị bẩn
- Đặt góc phun sớm nhiên liệu không đúng
- Ống xả bị tắc
- Bơm chuyển nhiên liệu bị hỏng
- Thân và nắp bơm chuyển nhiên liệu kiểu bánh răng bị mòn
- Đai ốc ống nhiên liệu bắt không chặt
- Ống cao áp bị vỡ
- Bánh răng của bơm chuyển nhiên liệu bị vẹt
- Nhiên liệu bị rò ra lỗ vòi phun
3 - Động cơ chạy không đều
- Lượng nhiên liệu và độ đồng đều về cung cấp nhiên liệu giữa các xilanh không được đảm bảo
- Van cao áp của bơm cao áp bị mòn
- Van hút và van xả của bơm chuyển nhiên liệu không kín
- Ren ở đầu nối đường ống cao áp với vòi phun bị chờn
- Mômen vặn những khớp nối ren chủ yếu chưa đúng qui định
- Các vòng gioăng của bơm nhiên liệu kiểu bánh răng bị mòn
- Lượng nhiên liệu cung cấp cho bộ bơm cao áp – Vòi phun không đủ
- Cần đẩy bơm chuyển nhiên liệu bị hở
- Ống cao áp bị nứt
- Điều chỉnh tốc độ vòng quay không tải nhỏ nhất của trục khưỷu không đúng
- Bạc trục giá đỡ của quả văng trên bộ điều tốc nhiều chế độ bị mòn
- Con trượt cao su trên bộ giảm rung của bộ điều tốc bị hỏng
4 - Động cơ có khói đen:
- Áp suất phun thấp
- Dầu nhờn lọt vào buồng cháy do các chi tiết của nhóm pittông và xilanh bị mòn
- Nhiệt độ nước trong hệ thống làm mát thấp
- Lò xo kim phun bị gẫy
- Van cao áp của bơm cao áp không hoạt động
- Nhóm pittông và xilanh động cơ bị mòn
- Nút của đầu vòi phun của bộ bơm cao áp – Vòi phun bị gẫy
5 - Động cơ chết máy nhanh chóng sau khi khởi động
- Lò xo của bộ điều chỉnh số vòng quay trục khuỷu bị gẫy
- Chỗ nối ghép giữa lò xo điều chỉnh số vòng quay của động cơ và đòn điều khiển bị mòn
6 - Động cơ có tiếng gõ khi làm việc:
- Trong hộp bộ điều tốc không có dầu nhờn
- Thân của khớp nối tự động không có dầu bôi trơn
- Phun nhiên liệu sớm quá
- Điều chỉnh supap không đúng qui định
- Động cơ quá nóng
- Bánh răng dẫn động bộ điều tốc bị mòn
- Dầu bôi trơn bị loãng do dầu mazut lọt vào cacte
F - Những hư hỏng của hệ thống đánh lửa
1 – Không có tia lửa điện ở bugi
- Tiếp điểm của bộ chia điện bị mòn
- Không có khe hở ở tiếp điểm của bộ chia điện
- Đế bằng nhựa của tiếp điểm bị mòn
- Tiếp điểm của bộ chia điện bị dính dầu
- Lò xo của cần tiếp điểm bị gẫy
- Bộ ắc qui đã phóng hết điện
- Dây dẫn nối cần má vít động với êcu cách điện ở vỏ của bộ chia điện bị đứt
- Chập mạch giữa các vòng dây của cuộn sơ và thứ cấp của biến áp đánh lửa
- Tiếp điểm của bộ chia điện không đúng
- Các khóa điện (Khóa đánh lửa) bị oxy hóa
- Điện trở phụ bị cháy
2 – Tia lửa điện phát sinh không liên tục
- Điện trở phụ bị chập mạch
- Áp lực ở tiếp điểm của bộ chia điện quá thấp
- Cần má vít động lúc lắc theo chiều ngang
- Ở mặt trong của nắp chia điện có nước ngưng tụ
- Ổ bi ở mâm tiếp điểm của bộ chia điện bị kẹt
- Cam ngắt điện bị rơ
- Các lò xo của bộ điều chỉnh ly tâm đánh lửa sớm bị yếu
- Bề mặt của cam ngắt điện bị mòn
- Khe hở ở tiếp điểm của bộ chia điện bị giảm
- Khe hở giữa các má vít của bộ chia điện tăng
- Dây dẫn nối mâm tiếp điểm trên và mâm cố định dưới của bộ chia điện bị đứt
- Chất cách điện của dây dẫn cao thế bị hỏng
- Các vòng dây ở cuộn sơ cấp của biến áp đánh lửa bị chập mạch
- Chất cách điện cuộn thứ cấp của biến áp đánh lửa bị thủng
- Bề mặt nắp nhựa của biến áp đánh lửa bị bẩn
- Nắp bộ chia điện bị nứt
- Ốc kẹp dây cao thế ở nắp bộ chia điện bị bẩn
- Thân rôto bị rạn nứt
- Khe hở giữa rôto và các điện cực bên của nắp bộ chia điện lớn
- Điện trở chống nhiễu ở dây cao thế bị cháy
- Điện dung của tụ điện quá nhỏ
- Hòn than tiếp điện ở nắp bộ chia điện bị mòn
3 – Tia lửa điện yếu:
- Ắc qui phóng hết điện
- Điện trở phụ không bị ngắt khi khởi động động cơ
- Bắt tụ điện lỏng
- Các lỗ thông hơi ở nắp bộ chia điện bị bẩn
- Lỗ thoát dầu ở vỏ bộ chia điện bị bẩn
- Chế độ bảo dưỡng bộ chia điện không đúng
Phần 2:
1 - Ắc qui tự phóng điện:
- Trong ắc qui hình thành dòng điện cục bộ
- Nước đổ vào ắc qui không phải là nước cất
- Dung dịch điện phân pha chế từ axit sunfuric kỹ thuật
- Trong dung dịch điện phân có tạp chất cơ học
- Trong dung dịch điện phân có tạp chất hữu cơ
- Dung dịch điện phân đổ quá mức
- Sáp làm kín của ắc qui bị phá hủy
- Bề mặt của ắc qui bị ướt dung dịch điện phân
- Dòng điện bị rò theo khung vỏ ắc qui
- Dung lượng của ắc qui giảm
- Tỉ trọng của dung dịch điện phân ở một ngăn ắc qui có giá trị khác
2- Các bản cực bị sunfat hóa:
- Ắc qui để lâu trong tình trạng phóng điện
- Ắc qui thường xuyên nạp điện thiếu
- Tỉ trọng dung dịch điện phân thấp hoặc cao
- Mức dung dịch điện phân thấp
- Không tôn trọng qui tắc bảo quản ắc qui ở trạng thái nạp
- Các ắc qui đơn trong bộ ắc qui có dung lượng khác nhau
- Nước cất bị bốc hơi
- Dung lượng của bộ ắc qui giảm xuống
- Khi nạp ắc qui khí thoát ra qua sớm
- Thùng ắc qui bị cháy
- Ắc qui khó nạp điện
- Ắc qui làm việc mùa hè mà tỉ trọng dung dich điện phân lại ứng với mùa đông
- Ắc qui hỏng do phóng điện lâu với dòng điện lớn
3 - Những tấm cực của ắc qui bị hỏng:
- Bắt ắc qui không chặt
- Nhiệt độ dung dịch điện phân quá cao
- Những bản cực của ắc qui bị gẫy
- Dung dịch điện phân bị đóng băng
- Nạp điện cho ắc qui với dòng điện lớn trong thời gian dài
- Thế hiệu của máy phát cao
- Khối chất hoạt tính của bản cực âm bị kết tủa
- Chất hoạt tính của bản cực dương bị ăn mòn
- Lỗ thông hơi của ắc qui bị tắc
- Các bản cực bị cong
- Bộ ắc qui bị rung mạnh
- Chất hoạt tính ở những bản cực bị vụn rời
- Các bản cực bị nứt
- Các bản cựcbị mòn
- Các vách ngăn của bình ắc qui bị nứt
- Bộ ắc qui làm việc trong mùa hè mà dủng tỉ trọng dung dịch điện phân mùa đông
- Kiểm tra thế hiệu của bộ ắc qui bằng cách chập mạch “Theo tia lửa điện”
4 – Các tấm cực bị chập mạch:
- Chất hoạt tính của những bản cực bị rơi
- Những tấm ngăn bị hư hỏng
- Ắc qui bị nóng quá mức
5 – Máy khởi động không dẫn động được động cơ nổ:
- Ắc qui bị hết điện vì sử dụng lâu dài lúc đỗ xe
- Đai kẹp của cọc ắc qui bị lỏng
- Các cọc và đai kẹp bị oxy hóa
- Các cầu nối của ắc qui bị gẫy
- Cọc ắc qui bị gẫy
- Một trong số những ắc qui đơn của bộ ắc qui không có dung dịch điện phân
- Vi phạm qui tắc chuẩn bị ắc qui trước khi sử dụng
H - Những hư hỏng của máy phát điện
1 – Máy phát điện cung cấp dòng điện nạp nhỏ:
- Bề mặt cổ góp có dầu
- Lò xo của giá đỡ chổi than bị gẫy
- Chổi than bị hẫng
- Những phiến đồng của cổ góp bị cháy
- Mạch điện nối máy phát - Bộ điều chỉnh điện ampe kế
- Ắc qui bị hở
- Dây curoa dẫn động máy phát bị đứt
- Áp lực trên chổi than của máy phát nhỏ
- Chất cách điện của giá giữ chổi than bị thủng
- Giá giữ chổi than bị hư hỏng
- Chổi than bị hư hỏng
- Mạch điện của cuộn dây kích thích bị đứt
- Mạch điện của rôto bị đứt
- Vòng dây của cuôn kích thích bị chập mạch
- Các vòng dây trong cuộn dây rôto bị chập mạch
- Cuộn dây kích thích chạm mát
- Cuộn dây rôto chạm mát
2 – Ampe kế dao động quá mức:
- Dây curoa dẫn động của máy phát bị trượt
- Nắp của máy phát ở phía cổ góp bị bẩn
- Chổi than của máy phát bị hẫng theo chu kỳ
- Chất cách điện giữa các phiến đồng nhô lên trên bề mặt cổ góp
- Bộ điều chỉnh điện bị hỏng
3 – Máy phát quá nóng:
- Chập mạch giữa các đầu nối của máy phát
- Chập mạch trong các dây dẫn nối máy phát và bộ điều chỉnh điện
- Rôto máy phát bị chạm vào lõi cực
- Máy phát làm việc luôn quá tải
4- Máy phát làm việc có nhiều tiếng ồn:
- Dây curoa máy phát căng quá mức
- Chổi than của máy phát chưa được rà nhẵn
- Giá đỡ chổi than bị vênh
- Chổi than bị trượt
- Puli máy phát bị hỏng
- Ổ trục máy phát bẩn
- Ổ trục và lỗ đặt ổ bị mòn
- Rôto chạm vào lõi cực
I - Những hư hỏng của bộ điều chỉnh điện
1 – Rơle dòng điện ngược không làm việc:
- Tiếp điểm bị cháy
- Khe hở ở tiếp điểm của rơle dòng điện ngược không đúng tiêu chuẩn
- Khe hở giữa lõi và cần tiếp điểm không đúng qui định
- Tiếp điểm bị mòn
- Thế hiệu lúc đóng rơle dòng điện ngược không đúng qui định
- Tiếp điểm của rơle đóng
- Tiếp điểm rơle dòng điện ngược không mở
2 – Rơle điều chỉnh thế hiệu làm việc không tốt:
- Ở tiếp điểm phát sinh tia lửa điện
- Rơle điều chỉnh thế hiệu bị chỉnh sai
- Tiếp điểm bị oxy hóa
- Khe hở giữa cần tiếp điểm và lõi của rơle không đúng qui định
- Các má vít bị hàn lại với nhau
- Lò xo bị gẫy
- Tiếp điểm bị mòn
- Cuộn dây chính bị đứt
- Dây nối mát giữa máy phát và bộ điều chỉnh điện bị đứt
3 – Rơle hạn chế dòng điện làm việc không đúng qui định:
- Tiếp điểm bi oxy hóa
- Ở tiếp điểm có tia lửa
- Trị số dòng điện hạn chế không đúng qui định
- Các khe hở của rơle hạn chế cường độ không đúng qui định
J - Những hư hỏng của máy khởi động điện
1 – Máy khởi động không đóng được:
- Lò xo của khớp truyển động trong máy khởi động bị gẫy
- Ắc qui phóng hết điện
- Mạch điện nối ắc qui và máy khởi động bị hỏng
- Đứt mạch của rơle phụ
- Công tắc của rơle phụ bị nóng
- Rơle phụ điều chỉnh sai
- Đứt mạch trong cuộn dây hãm
- Mạch của cuộn dây kéo bị đứt
2 - Trục máy khởi động quay, nhưng trục khuỷu của động cơ không quay:
- Khớp truyển động bị trượt
- Điều chỉnh thời điểm đóng máy khởi động sai
- Động cơ quá lạnh
- Mỡ quánh lại trên các rãnh then của trục rôto
- Cần gạt của máy khởi động bị gẩy
- Răng bánh răng khởi động và vành răng bánh đà bị mòn
3 - Trục của máy khởi động quay chậm:
- Chổi than bị hẫng
- Cuộn dây kích thích của máy khởi động bị hỏng lớp cách điện
- Các lá đồng của cổ góp bị cháy
- Dây quấn của rôto bị chập mạch
- Cổ góp điện bị ngấm dầu
- Lực ép của chổi than nhỏ
- Chổi than bị mòn
- Điện trở phụ của cuộn dây đánh lửa khi khởi động động cơ không ngắn mạch
- Mặt cổ góp bị lồi lõm
- Giá đỡ chổi than bị chạm mát
4 – Máy khởi động không tắt được sau khi khởi động động cơ:
- Khớp truyển động không xê dịch được
- Tiếp điểm của rơle phụ bị dính lại với nhau
- Các đòn trong hệ thống dẫn động của máy khởi động bị vênh
- Lò xo hồi vị của đòn dẫn động bộ khởi động bị gẫy
- Khớp truyền động một chiều bị kẹt
3.
Hư hỏng thường gặp trên phanh ôtô
Giảm tốc độ hoặc dừng xe là chức năng quan trọng của phanh. Hãy học cách nhận biết sớm những vấn đề để kịp thời sửa chữa.
Khi phanh xe gặp hư hỏng sẽ kéo theo nhiều điều phiền toái cho tài xế, thậm chí có thể gây ra những nguy hiểm tới tính mạng.
Tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh
Nhà sản xuất thường sử dụng cơ cấu phanh tang trống hoặc cơ cấu phanh đĩa. Phanh đĩa thường sử dụng trên những chiếc xe hiện đại có thể chỉ ở các bánh trước hoặc cả 4 bánh, những mẫu cũ hơn sử dụng phanh tang trống bởi tốc độ của chúng thấp hơn xe mới, hơn nữa tại thời điểm đó phanh đĩa vẫn chưa hoàn thiện.
Cơ cấu phanh tang trống.
Cơ cấu phanh đĩa.
Tiếng kêu ken két phát ra đều đặn chỉ khi bạn đạp phanh, đơn gian đó làm tín hiệu cho biết mà phanh đã bị mòn, cần được thay thế. Đây là biện pháp an toàn mà nhà sản xuất đưa ra.
Nếu tiếng kêu không lớn hoặc không xuất hiện liên tục, có thể chất bẩn, rác đã lọt vào cơ cấu phanh. Hiện tượng này sẽ hết sau khi cơ cấu phanh được làm sạch.
Một vài nguyên nhân khác như chất lượng má phanh kém, guốc phanh không đúng, lò-xo gẫy, guốc phanh không đồng tâm… Đôi khi tiếng kêu phát ra không phải từ cơ cấu phanh, mà do bi mai ở bị mòn quá mức.
Phanh kém hiệu quả
Khi đạp phanh chạm sàn, hiệu quả phanh không tốt như bình thường. Dầu phanh giảm do bị rò rỉ hoặc lẫn nước khiến lực đạp phanh không tạo ra áp lực dầu đủ lớn, kiểm tra và sửa chữa lại đường ống trước khi bổ sung thêm dầu hoặc thay dầu mới.
Có những trường hợp hệ thống cảnh báo mà phanh mòn không làm việc, không có bất kỳ tiếng kêu nào phát ra từ bánh xe. Bởi vậy hiện tượng phanh kém hiệu quả cũng là một dấu hiệu khác cho thấy má phanh bị mòn.
Đạp phanh thấy nhẹ, không có bất kỳ hiệu quả phanh nào
Đạp phanh thấy rất nhẹ, cho dù phanh đã chạm sàn nhưng vẫn không hệ thấy hiệu quả, hai nguyên nhân thường xảy ra là dầu lẫn khí hoặc xi lanh chính bị hỏng.
Cụm trợ lực chân không và xi-lanh chính.
Trong dầu có lẫn bọt khí, khi đạp phanh các bọt khí bị nén lại dễ dàng, áp suất không đủ lớn để cơ cấu phanh hoạt động tốt. Hãy tiến hành xả khí (xả e) để đẩy hết khí ra ngoài.
Trong trường hợp xi-lanh chính bị hỏng, tồi tệ hơn là nó không thể sửa chữa và cần phải thay mới.
Hoạt động của phanh không ổ định
Khi đạp phanh, chúng phải phản ứng một cách trơn chu và ổn định. Có những lúc, bàn đạp phanh được giữ trong thời gian dài, lực phanh chỉ xuất hiện trong 1 giây rồi mất, chu kỳ lặp lại đề đặn, có thể má phanh hoặc đĩa phanh đã bị hỏng. Trong trường hợp cần thay thế đĩa phanh, nên thay đồng thời từng cặp trước hoặc sau, tránh chỉ thay một phía.
Đạp phanh thấy nặng
Các hệ thống phanh ngày nay thường dùng trợ lực chân không để giảm vất vả cho người lái khi phải đạp phanh. Với hiện tượng đạp phanh thấy nặng nguyên nhân thường xảy ra là trợ lực phanh bị hỏng. Rò khí đã không tạo ra chênh lệch áp suất đủ lớn để hỗ trợ lực từ bàn đạp. Người lái vẫn có thể phanh được xe với một lực mạnh hơn.
Một nguyên nhân khác, đường ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nhưng không thể truyền được tới cơ cấu phanh. Trong trường hợp này, dù cố sức thì phanh cũng không hiệu quả hoặc hiệu quả giảm đi nhiều.
Để phát ra lực đạp phanh lớn nhất, bạn hãy điều chỉnh lại ghế ngồi sao cho phần lưng, hông tựa vào ghế.
Trước khi sử dụng xe, hãy chắc chắn hệ thống phanh hoạt đang hoạt động tốt, khi phát hiện thấy bất thường cần kiểm tra và kịp thời xử lý những vấn đề đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com