Một số mở bài ngắn gọn và (theo mình thấy) ấn tượng *
1. Việt Bắc, Tây Tiến, câu in nghiêng có thể áp dụng cho phần phân tích thơ.
Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, là nhịp thở con tim, thơ diễn tả rất thành công mọi cảm xúc cung bậc của con người, niềm vui nỗi buồn, sự tuyệt vọng nỗi cô đơn. Có những tâm trạng của con người chỉ có thể diễn tả bằng thơ. Vì vậy, thơ không chịu nói hộ lòng mình mà nó còn nói lên sự quyến luyến bận rộn, sự gắn bó keo sơn của tình đồng chí. Bài thơ Việt Bắc chính là một tác phẩm như vậy, đặc biệt được thể hiện rõ qua tám câu thơ đầu.
2. Chủ đề tình yêu (Sóng)
Xuân Diệu đã từng viết:
"Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ nào?"
Hay Pascal cũng từng thốt lên rằng: "Trái tim có những quy luật riêng mà lý trí không thể hiểu nổi". Chính bởi bí ẩn đầy huyền diệu của tình yêu như vậy đã khiến nó luôn luôn hấp dẫn và trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao thi nhân xưa và nay. Và Xuân Quỳnh - nữ hoàng thơ tình đã cho người đọc thấy được sự hấp dẫn, dạt dào, sự lóng lánh, khắc khoải khôn nguôi của tình yêu qua bài thơ "Sóng".
3. Người lái đò sông Đà, phần in nghiêng có thể dùng được cho cả Tây Tiến, Vợ chồng A Phủ (xáo chỗ các tác phẩm)
"Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc?/ Khi lòng ta đã hóa những con tàu" (Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Tây Bắc từ lâu đã trở thành vùng đất hứa của thơ ca nghệ thuật. Các nhà thơ nhà văn đến với nơi đây để tìm cho mình những nguồn cảm ứng mới. Ta đã từng biết đến Tô Hoài với tập "Truyện Tây Bắc", hay Nguyễn Khải cũng từng xôn xao lòng mình với "Mùa Lạc." Và bây giờ Nguyễn Tuân cũng gắn tâm hồn mình với tập tùy bút "Sông Đà". Tác phẩm là những trang văn miêu tả rất tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đã trân trọng gọi là "thứ vàng của thiên nhiên". Và có lẽ thứ vàng đẹp nhất, say mê nhất chính là hình tượng Sông Đà vừa hùng vĩ dữ dội, vừa trữ tình lãng mạn mà sao nhà văn đã thể hiện thành công trong đoạn trích "Người lái đò Sông Đà".
Nếu đề cho vào phân tích nhân vật ông lái đò thì chỗ "Và có lẽ thứ vàng đẹp nhất, say mê nhất chính là hình tượng Sông Đà vừa hùng vĩ dữ dội, vừa trữ tình lãng mạn mà sao nhà văn đã thể hiện thành công trong đoạn trích "Người lái đò Sông Đà"." Thay bằng "Tuy nhiên không chỉ thiên nhiên, mà con người Tây Bắc cũng..."
4. Chủ đề sông nước (Ai đã đặt tên cho dòng sông)
"Một lần đến với Huế thơ/ Gặp cô gái đẹp say mơ giấc nồng/ Sông Hương quyến rũ lạ thương/ Em choàng tỉnh dậy ngượng ngùng nhìn tôi"
Không biết từ bao giờ, người con gái của Huế đã đi vào văn chương như một bản tình ca của cuộc sống. Người con gái ấy được gọi với một cái tên thật đẹp: sông Hương. Sông Hương đã kết duyên kết nợ với biết bao nhiêu nhà thơ, nhà văn để dệt nên những áng tuyệt bút. Có lẽ Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã phải cái duyên cái nợ đó, để rồi sáng tác ra một bài ca tuyệt sắc của đời, đó chính là bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông".
5. Với đề phân tích chi tiết
Có một nhà phê bình văn học đã từng nói: "Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại. Chỉ riêng mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết". Quả đúng là như vậy, một tác phẩm văn chương đích thực sẽ trường tồn mãi với thời gian. Nó phải là một tác phẩm "vượt lên trên bờ cõi của giới hạn. Nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn". Bởi thế, khi đọc một tác phẩm văn học, người ta thường chú ý đến nội dung, nghệ thuật, giá trị nhân đạo mà lại dễ bỏ quên những chi tiết tạo nên sức sống cho "những đứa con tinh thần" của tác giả. Và chi tiết... trong tác phẩm... cũng là một trong số đó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com