Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

tran danh chien luoc 2

TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 1288

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 khắc đậm trong ký ức dân tộc ta như 1 chiến công huyền thoại của lịch sử dân tộc. Người Việt Nam qua nhiều triều đại đều tự hào về chiến thắng vẻ vang của tổ tiên và ghi nhận là chiến công đỉnh cao nhất trong 3 lần đọ sức của quân dân Đại Việt đối với quân xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ 13.

Trận Bạch Đằng năm 1288 hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy, là trận quyết chiến lớn nhất trong kháng chiến chống quân Nguyên lần 3. Một đạo quân lớn trên 6 vạn người, giàu kinh nghiệm viễn chinh xâm lược, những tên tướng quý tộc, cao cấp thân cận của vua Nguyên Hốt Tất Liệt, sừng sỏ và độc ác như Ô Mã Nhi, Phàn tiếp, Tích Lệ Cơ, Lưu Khuê… sau mấy lần giày xéo đất nước ta, đã phải đền tội.

Trong cuộc kháng chiến lần này, Trần Quốc Tuấn và triều đình rất chú trọng đến chiến trường ven biển đông bắc. Đó là đường tiến của thủy quân và đoàn thuyền lương của giặc. Phó tướng Trần Khánh Dư được tin tưởng giao cho mọi công việc biên thùy ven biển, có nhiệm vụ chặn thủy, tiêu diệt đoàn thuyền lương, làm thất bại ngay từ đầu kế hoạch hậu cần của chúng. Chính vì thế, khi được tin Trương Văn Hổ cùng đoàn thuyền lương bị tiêu diệt thì quân giặc rất hoang mang, gặp nhiều khó khăn, lúng túng và buộc phải bàn kế rút lui. Và như vậy đã trúng vào kế sách của trần Quốc Tuấn.

Tuy nhiên trên thực tế, từ 2 cuộc kháng chiến trước chứng minh : bị thua thảm bại, tướng chết quân tàn, phải chạy về nước, nhưng quân Mông – Nguyên vẫn còn quay trở lại nước ta, âm mưu xâm lược của chúng vẫn ngoan cố, dai dẳng. Vì giặc Mông – Nguyên là 1 đề chế lớn, tiềm lực quân sự và kinh tế rất mạnh, ý đồ mở rộng phạm vi thống trị rất xảo quyệt. Chưa nếm đòn thật đau thật hiểm thì chúng chưa chịu từ bỏ tham vọng quay trở lại xâm lược nước ta.

Bởi vậy Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu kháng chiến đã nhằm đúng thời cơ, lúc địch mệt mỏi, buộc địch phải tháo chạy, để tập trung sức lực đánh đòn quyết định tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy của Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp. Rõ ràng, chiến thắng Bạch Đằng cũng như tác động của nó là 1 thành công tiêu biểu của tư tưởng tiến công, tư tưởng chủ động chiến lược của Trần Quốc Tuấn.

Quân Nguyên tuy phải rút lui, nhưng lực lượng của chúng còn đông tới hàng chục vạn người và rút lui cả 2 đường thủy và bộ. Trong so sánh lực lượng lúc bấy giờ, ta chưa đủ sức để đồng thời tiêu diệt cả 2 cánh quân. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết và nêu thành 1 phương châm chỉ đạo chiến lược :

“Đại khái, giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh, dùng đoản chế trường là sự thường của binh pháp”.

Vấn đề đặt ra là phải chọn đối tượng quyết chiến chính xác để có thể đạt hiệu quả tiêu diệt chiến lược cao nhất, buộc nhà Nguyên phải từ bỏ ý đồ tiếp tục xâm lược nước ta.

Trên cơ sở phán đoán đúng mưu đồ của Thoát Hoan và đánh giá đúng tương quan lực lượng, Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu đã có chủ trương trước hết tập trung lực lượng tiêu diệt cánh quân rút lui đường thủy, rồi sau đó thừa thắng tiêu diệt 1 bộ phận cánh quân bộ. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn và là quyết tâm chiến lược sáng suốt, chính xác của 1 nhà chiến lược lớn có tầm nhìn bao quát rộng, có trí tuệ phân tích và phán đoán sắc sảo minh mẫn.

Chọn cánh quân rút lui theo đường thủy làm đối tượng tiêu diệt chủ yếu và trước hết là quyết định chính xác, vì cánh quân này rút trước và chiến đấu trên sông vốn là thế mạnh truyền thống của ta, là chỗ yếu của giặc. Cánh quân thủy khi đã bị tiêu diệt gọn thì cánh quân bộ sẽ phải rút lui trong cảnh hoảng loạn và sẽ là đối tượng chặn đánh, truy kích dễ dàng của quân ta để giáng thêm những đòn tổn thất nặng nề cho giặc.

Như vậy, Trần Quốc Tuấn đã biết nhằm đúng chỗ yếu nhất của địch để tập trung sức tiến công, đã biết phát huy cái sở trường của ta để đánh vào cái sở đoản của địch.

Với những chủ trương và quyết tâm chiến lược như trên, khúc sông Bạch Đằng, ở vùng thượng lưu đã được Trần Quốc Tuấn chọn làm điểm quyết chiến chiến lược. Việc xác định không gian và thời gian quyết chiến đều nhằm triệt để lợi dụng địa hình thiên nhiên, phát huy cao độ ưubthế thủy chiến trong điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa thuộc về ta. Trần Quốc tuấn đã nghiên cứu rất tường tận địa hình, sông nước, chế độ thủy triều của sông Bạch Đằng và sử dụng thành công trong việc xây dựng trận địa quyết chiến và bài binh bố trận.

Quãng sông Bạch Đằng, nơi được chọn làm điểm quyết chiến, là 1 khu vực hiểm yếu, có đủ những điều kiện cần thiết đáp ứng được yêu cầu bố trí 1 trận địa mai phục trên sông với quy mô lớn. Địa hình sông Bạch Đằng vốn có thế thiên hiểm với sông sâu và rộng, rừng núi sát ven bờ, nhiều lạnh thoát triều và bãi triều, nhiều nhánh sông đổ vào, nước triều lên xuống rất mạnh.

Để tăng thêm lợi thế của trận địa mai phục, Trần Quốc tuấn đã kế thừa truyền thống của Ngô Quyền và Lê Hoàn trong kháng chiến chống quân Nam hán (938) và quân Tống (981), đã cho đóng cọc gỗ nhằm cản phá đội hình, chặn đường tháo chạy của thuyền chiến địch, bao vây và tiêu diệt triệt để quân xâm lược.

Trận địa quyết chiến với bãi cọc ngầm chỉ phát huy được tác dụng khi nước triều xuống, nên nó đòi hỏi ngtười chỉ huy điều hành trận chiến đấu phải biết lợi dụng chế độ thủy triều với cả 1 nghệ thuật dẫn dắt thuyền giặc vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ. Ở đây, yếu tố không gian và thời gian kết hợp chặt chẽ với nhau. Trận đánh phải bắt đầu và kết thúc 1 cách chính xác vào thời điểm có lợi nhất để tận dụng chế độ thủy triều và phát huy được hết tác dụng của bãi cọc.

Tài năng tuyệt vời của Trần Quốc Tuấn và Bộ tham mưu là đã hoàn toàn cô lập được đạo quân thủy của Ô Mã Nhi với đạo quân bộ, rồi dần d62n điều động nó từng bước vào đúng điểm quyết chiến đã định và đúng thời gian đã xác định (từ sáng đến trưa ngày 9-4 lúc nước triều rút mạnh). Nhờ vậy mà hiệu suất chiến đấu càng cao.

Trận Bạch Đằng 1288 là trận đánh mai phục kết hợp với vận động tiến công quy mô lớn nhằm bao vây, tiêu diệt gọn đoàn binh thuyền đông đế hàng trăm chiếc với hàng vạn quân địch. Trong trận chiến đấu này, dĩ nhiên thủy binh giữ vai trò chủ yếu.

Đặc biệt trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng có sự phối hợp chặt chẽ giữa quân thủy và quân bộ, giữa quân chủ lực với quân địa phương và dân binh, giữa đánh thủy và đánh bộ. Trần Quốc Tuấn đã vận dụng cách đánh tiến công kiên quyết, kết hợp nhiều lối đánh phong phú, đa dạng nhằm phát huy tổng hợp tất cả thế mạnh của chiến tranh nhân dân, của truyền thống thủy chiến, của điều kiện thiên nhiên để giành thắng lợi trọn vẹn và triệt để nhất.

Các lực lượng tham chiến đã hiệp đồng chặt chẽ với nhau cả về không gian và thời gian, đã sử dụng những lối đánh truyền thống 1 cách sáng tạo, đó là chiến thuật tiến công địch trên sông và trên bộ, nghi binh kiềm chế, giữ vững điểm cao, từng bước dẫn dắr=t quân địch, kết hợp đánh chặn phía trước, phía sau với các mũi bên sườn, đánh dồn địch vào cửa sông nhỏ bên tả ngạn, đúng chỗ bố trí các trận địa cọc, hiểm hóc, dùng đòn hỏa công thiêu cháy đoàn thuyền giặc khi chúng vướng cọc… Tất cả các hình thức chiến thuật, các lối đánh đó đều phát huy được tác dụng lợi hại của nó.

Chiến thắng Bạch Đằng 1288 đã thể hiện tập trung nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ 13 và tài thao lược của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc.

Hòa trong vũ công hiển hách 3 lần đánh bại quân Nguyên – Mông của dân tộc ta, trận Bạch Đằng nổi lên như 1 kiểu mẫu của nghệ thuật “dùng đoản binh đánh trường trận” và là đỉnh cao của sức mạnh và nghệ thuật quân sự Việt nam thời đó.

    6. Chống Minh (năm 1406-1427).

Trận Xương Giang (9/1427)

        Là trận tiến công của nghĩa quân Lam Sơn diệt quân Minh (Trung Quốc) ở thành Xương Giang (nay thuộc Bắc Giang), trong giai đoạn phản công của khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1416-1427).

        Thành do đô đốc Lý Nhậm cùng các tướng Kim Dận, Cổ Phúc...chỉ huy với khoảng 2.000 quân, có thành cao, hào sâu, súng thần cơ cỡ lớn và nhiều lương thực dự trữ, là vị trí phòng ngự trọng yếu của quân Minh bảo vệ con đường huyết mạch từ Quảng Tây (Trung Quốc) sang Đông Quan (nay là Hà Nội).

        Thực hiện chủ trương "vây thành, diệt viện", từ cuối năm 1426, một cánh quân Lam Sơn do Lê Sát, Lê Thụ chỉ huy, tổ chức , vây thành, giao chiến hơn 30 trận, đồng thời Nguyễn Trãi cũng nhiều lần gửi thư dụ hàng, cảnh cáo nhưng quân Minh vẫn cố giữ thành để chờ viện binh.

        Tháng 8/1427, bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định điều thêm lực lượng tiếp ứng do Trần Nguyên Hãn chỉ huy, quyết tâm hạ thành trước khi viện binh địch kéo sang.

        Sau khi dùng pháo đặt trên các ụ đất cao khống chế địch, đồng thời đào đường ngầm đột phá vào thành, đêm 28/9, nghĩa quân tổng công kích từ bốn mặt. Sau gần một giờ chiến đấu chiếm được thành, các tướng Minh cùng kế buộc phải tự vẫn.

        Trận Xương Giang đánh dấu bước trưởng thành của nghĩa quân về chiến thuật công thành, kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho bộ chỉ huy nghĩa quân thực hiện thành công kế hoạch diệt viện trong trận Chi Lăng-Xương Giang (6/10-3/11/1427).

CHIẾN THẮNG 

 CHI LĂNG – XƯƠNG GIANG

NGÀY 8 THÁNG 10 ĐẾN NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 1427

Đánh trận đầu, sạch sanh kình ngạc,

Đánh trận nữa, tan tác chim muôn.

Lỗ kiến xoi, đê vỡ phá tung,

Gió thổi mạnh, lá khô trút sạch.

NGUYỄN TRÃI

Bình Ngô đại cáo

Đó là khí thế xung trận vang dậy của quân dân ta và thắng lợi oanh liệt, triệt để của trận Chi Lăng – Xương Giang mà Nguyễn Trãi đã ghi lại trong Bình Ngô đại cáo. Đó cũng là chiến thắng có ý nghĩa quyết định, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng do Lê Lợi - Nguyễn Trãi lãnh đạo hồi đầu thế kỷ XV.

*

**

Trận quyết chiến chiến lược kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống quân Minh (Ming) xâm lược (19.11.1406 - 3.1.1428). Sau thất bại trong trận Tốt Động - Chúc Động (5 - 7.11.1426), Vương Thông (Wang Tong) vờ xin giảng hoà để chờ viện binh chính quốc. Tháng 10.1427, viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo tiến sang; đạo quân Liễu Thăng (khoảng 100 nghìn) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan; đạo quân Mộc Thạnh (Mu Sheng) (khoảng 50 nghìn) từ Vân Nam (Yunnan) định qua Lào Cai tiến về Đông Quan. Ngày 8.10, đạo quân Liễu Thăng (Liu Sheng) vượt biên giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa mai phục ở Chi Lăng. Không gặp sức chống cự đáng kể, Liễu Thăng sinh chủ quan, tự mình chỉ huy đội kị binh mở đường. Ngày 10.10, đội quân này lọt vào trận địa mai phục và bị nghĩa quân kết hợp dân binh địa phương của Lý Huề diệt gọn (gần 10 nghìn). Liễu Thăng bị chém đầu tại núi Mã Yên . Phó tướng Lương Minh (Liang Ming) thay Liễu Thăng, chỉ huy đại quân. Ngày 15.10, quân Minh bị chặn đánh quyết liệt ở Cần Trạm (Kép, tỉnh Bắc Giang); Lương Minh bị giết cùng hàng vạn quân. Đô đốc Thôi Tụ (Cui Xiu) và thượng thư Lý Khánh (Li Qing) thay Lương Minh chỉ huy đội quân còn lại tiến về thành Xương Giang đã bị nghĩa quân đánh chiếm trước đó . Bị đánh suốt dọc đường tiến quân và thất vọng về thành Xương Giang thất thủ, Lý Khánh tự tử (18.10). Ngày 3.11, nghĩa quân tiến hành tổng công kích từ bốn mặt vào tàn quân của Liễu Thăng trú quân giữa cánh đồng Xương Giang, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ. Được tin đạo quân Liễu Thăng bị tiêu diệt, đạo quân Mộc Thạnh đang tiến quân vội vàng rút lui. Nghĩa quân lập tức chuyển sang truy kích, diệt trên 2 vạn, bắt sống hàng nghìn quân. Ngày 16.12, tại một địa điểm nam thành Đông Quan, Lê Lợi và Vương Thông lập hội thề, chấp nhận cho Vương Thông rút quân về nước . Ngày 23.12.1427, bắt đầu rút quân và đến 3.1.1428, tên lính xâm lược cuối cùng rời khỏi Đại Việt. Đây là theo tư tưởng quân sự của Nguyễn Trãi là lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục.

Kết luận: 

Thế là từ ngày 8-10 đến ngày 3-11-1427, trong khoảng không đầy 1 tháng, toàn bộ hai đạo viện binh của Liễu Thăng, Mộc Thạnh dã bị tiêu diệt và đánh tan. Kế hoạch tăng viện của nhà Minh bị phá sản hoàn toàn.

Tin viện binh bị tiêu diệt đến với quân địch đưang bị bao vây trong các thành, Nhưng chúng vẫn còn nghi hoặc. Lê Lợi liền sai thông sự Đặng Hiếu Lộc giải công bộ thượng thư Hoàng Phúc, đô đốc Thôi Tụ và một số tù binh mang theo chiếc song hổ phù của Chinh lỗ phó tướng quân Liễu Thăng, hai chiếc ấn bạc của hai viên thượng thư Hoàng Phúc, Lý Khánh cùng với các cờ xí, trống, chiêng lấy được đem đến tận thành Đông Quan cho chính mắt chúng trông thấy. Cả bè lũ tuyệt vọng.

Địch ở Đông Quan từ chủ tướng Vương Thông đến quân lính vô cùng hoảng hốt, khiếp sợ. Lê Lợi lại gửi thư dụ hàng đồng thời siết chặt vòng vây Đông Quan.

Toàn bộ viện binh, hơn 15 vạn quân vừa vượt qua biên giới chưa kịp tới Đông Quan đã bị tiêu diệt gọn và đánh tan, gây chấn động vô cùng khủng khiếp trong quân đội và tướng tá của Vương Thông. Cả bè lũ tuyệt vọng.

Ngày 16 tháng 12 năm 1427 (ngày 22 tháng mười một năm Đinh Mùi) Vương Thông và lũ tướng giặc xin giảng hòa, thực chất là đầu hàng. Chúng phải đến một địa điểm phía nam thành Đông Quan gặp Lê Lợi và các tướng lĩnh nghĩa quân. Dưới hình thức hội thề ( Hội thề Đông Quan 1427), Vương Thông xin cam kết “Đem quân về nước không thể kéo dài năm tháng để đợi viện binh”, “nếu không thì trời đất thần linh, sông núi sẽ làm cho bản thân, cho đến cả nhà, thân thích chết hết và cả đến quan quân cũng không một người nào về được đến nhà” (Nguyễn Trãi, Toàn tập, sách đã dẫn, tr. 133). Bản văn hội thề có giá trị như một hiệp định rút quân của địch. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, bằng chiến thắng quân sự vô cùng oanh liệt, đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù, chúng ta buộc chúng phải ký kết một văn bản xin rút quân vô điều kiện như vậy.

Cuối tháng 12, chúng phải trao trả cho ta các thành Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô và rút quân về nước. 

Đến như thần võ không giết,

Đức lớn hiếu sinh.

Nghĩ vì kế lâu dài của nhà nước,

Tha kẻ hàng mười vạn sĩ binh.

Sửa hòa hiếu cho hai nước,

Tắt muôn đời chiến tranh.

Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh,

Nguyễn Thi - Phú núi Chí Linh

Với lòng nhân đạo cao cả “Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh”  và sách lược hết sức mềm dẻo, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã trao trả tù binh, cung cấp đủ lương thực và phương tiện đi đường, sai nhân dân sửa sang đường sá, cầu cống cho bại binh của địch rút lui an toàn về nước.

Bọn tham chính Phương Chính, nội quan Mã Kỳ được cấp năm trăm thuyền,

đã vượt biển về vẫn hồn kinh phách lạc,

Lũ tổng binh Vương Thông, tham chính Mã Anh được cho mấy nghìn ngựa

đã về nước còn ngực đập chân run.

Bình Ngô đại cáo

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang với những trận đánh vang dội ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát, Bình Than, Xương Giang, là chiến công oanh liệt nhất trong 10 năm anh dũng đấu tranh của nghĩa quân Lam Sơn, là thành công rực rỡ nhất trong cuộc thử thách ác liệt quyết định thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân ta đầu thế kỷ XV.

Suốt 20 năm xâm lược, nhà Minh đã liên tục gửi viện binh sang nước ta, ngoan cố duy trì nền thống trị của chúng. Đặc biệt từ năm 1426 đến cuối năm 1427, số quân tăng viện của địch đã lên đến 30 vạn quân. Cuộc chiến đấu cuối năm 1427 đi đến kết thúc cuộc chiến tranh là cuộc đọ sức cuối cùng và cao nhất giữa dân tộc ta và bọn xâm lược nhà Minh.

Trong cuộc đọ sức đó, nhân dân ta đã giành thắng lợi rực rỡ. Trong 26 đêm ngày quyết chiến (8-10 đến 3-11) quân dân ta đã tiêu diệt toàn bộ 10 vạn quân Liễu Thăng, đồng thời tiêu diệt và đánh tan 5 vạn quân Mộc Thạnh. Thắng lợi đó đã gây một chấn động vô cùng mạnh mẽ. Vì thế, bại quân Vương Thông khiếp sợ phải “nhận giảng hòa” và xin rút quân về nước. Vì thế, vua Minh Tuyên Tông và cả triều dình nhà Minh hoảng hốt buộc phải ra lệnh bãi binh. Ngày 3-1-1428, đội binh cuối cùng của 10 vạn quân giặc phải rút khỏi biên giới nước ta (Văn bia Vĩnh Lăng và Phú núi Chí Linh đều nói rõ số quân ta cho hàng về nước là 10 vạn. Tài liệu sử cũ của Trung Quốc như Hoàng Minh thực lục cũng phải chép là 86.400 quân; Minh sử chép là 86.000). Và đến đầu tháng 3 năm đó về tới Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc), bại tướng Vương Thông lại gặp phái đoàn của nhà Minh xuống “truyền lệnh bãi binh”. Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang đã đập tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của nhà Minh, đưa đến thắng lợi huy hoàng của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đó là chiến thắng cực kỳ oanh liệt, triệt để của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa quyết định kết thúc chiến tranh, bảo đảm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang biểu thị sự nỗ lực phi thường của nghĩa quân Lam Sơn. và sự kết hợp chặt chẽ giữa quân đội dân tộc và nhân dân trong cuộc chiến tranh giải phóng. Đặc biệt nhân dân các làng quanh thành Xương Giang có công lớn giúp nghĩa quân trong khi hạ thành và bao vây tiêu diệt viện binh. Vì vậy, sau khi thắng lợi, nhà Lê đã lấy ruộng đất trong thành làm công điền chia cho dân làng. Việc giúp đỡ nhiệt tình và phối hợp tác chiến có hiệu quả của nhân dân địa phương dối với nghĩa quân là hình ảnh đẹp đẽ của cuộc chiến tranh nhân dân thời bấy giờ.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang còn chứng tỏ nghệ thuật quân sự điêu luyện và tài thao lược kiệt xuất của tổ tiên ta ở thế kỷ XV. Bộ chỉ huy nghĩa quân đã giải quyết đúng đắn và sáng tạo nhiều vấn dề chiến lược phức tạp chọn hướng chiến lược chính xác, sử dụng binh lực hợp lý và bày thế trận lợi hại. Trong ba khối quân chiến lược của địch - quân Liễu Thăng ở Lạng Sơn, quân Mộc Thạnh ở Tuyên Quang (Hà Giang bây giờ) và quân Vương Thông ở Đông Quan, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã chọn dạo quân Liễu Thăng làm mục tiêu quyết chiến. Tiêu diệt được đạo quân này là cơ bản đập tan được kế hoạch tăng viện của địch đồng thời cũng dễ dàng đánh tan được đạo quân Mộc Thạnh và bại quân Vương Thông.

Diễn biến từng trận đánh, từ trận đầu “đập gãy tiên phong” đến trận cuối “hẹn giữa tháng mười diệt giặc”, đều thực hiện dúng nhiệm vụ và kế hoạch đã vạch trước. Trên quãng đường dài hơn 300 dặm (113 ki-lô-mét) với non hiểm trở, sông nước cản ngăn, nghĩa quân đã vận động liên tục đánh địch. Trận nhử địch ở Pha Lũy, ải Lưu đã gây nhân tố bất ngờ, tạo thêm điều kiện cho quân lân ta chiến thắng giòn giã, tiêu diệt từng bộ phận sinh lực địch ở Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát. Sau khi đã chặn đứng và bao vây quân địch ở Xương Giang, nghĩa quân đập tan đạo quân Mộc Thạnh rồi cuối cùng khép chặt vòng vây và dồn sức lại tổng công kích tiêu diệt sạch đạo viện binh Liễu Thăng. Thắng lợi này thúc đẩy thắng lợi khác, tác động lẫn nhau, tạo thành một dây chuyền nhiều trận tiến công liên tục chủ động v¬ới khí thế dũng cảm vô song. Phương châm chiến lược chung của khởi nghĩa Lam Sơn là “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh”, nhưng trong những trận quyết chiến, bộ chỉ huy cố gắng tập trung binh lực, bảo đảm đánh rất mạnh, rất nhanh, thắng rất to lớn và triệt để. Đó là lối đánh làm cho quân địch “sạch sanh kình ngạc”, “tan tác chim muông”, bị thua như “đê vỡ phá tung”, “lá khô trút sạch”.

Trong chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã sứ dụng tài tình những biện pháp chính trị để đánh địch. Phát huy chiến quả của thắng lợi trước nhằm uy hiếp và làm tan rã nhanh chóng tinh thần chiến dấu của địch ở các trận sau và cao hơn nữa, còn khiến cho cả đạo viện binh Mộc Thạnh không đánh mà tự bỏ chạy. Có thể nói, trên cơ sở tiến công bầng lực lượng quân sự kết hợp với những biện pháp chính trị, binh vận, đánh địch về mọi mặt là một trong những tư tưởng chỉ đạo chiến tranh sáng tạo của nghĩa quân Lam Sơn.

Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, với ý nghĩa quyết định của nó, là một hình ảnh sinh động trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, biểu thị tập trung nhất ý chí và nghị lực, quyết tâm, tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí thông minh sáng tạo của dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử đó đã xóa bỏ hai mươi năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước quang vinh của dân tộc:

Xã tắc từ đây bền vững,

Giang sơn từ đây đổi mới,

Càn khôn đã bĩ rồi lại thái,

Trời trăng đã mờ rồi lại trong.

Để mở nền muôn thuở thái bình .

Để rửa nỗi nghìn thu hổ thẹn.

Bình Ngô đại cáo

7. Chống Xiêm (năm 1784-1785).

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (19/1/1785)

Rạch Gầm – Xoài Mút tăm tăm

Xê xuống chút nữa tới Vàm Mỹ Tho

Bần Gie đóm đậu sáng trời 

Rạch Gầm – Xoài Mút muôn đời oai linh

        Trận Rạch Gầm - Xoài Mút (ngày 19/1/1785 ), là trận phục kích đường sông nổi tiếng của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, diệt quân Xiêm và quân Nguyễn Ánh trong khởi nghĩa Tây Sơn (1771-1789).

        Tháng 7/1784, mượn cớ giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, khoảng 50.000 quân Xiêm và hơn 300 chiến thuyền do Chiêu Tăng, Chiêu Sương, Sa Uyển, Chiêu Chuỳ Biện chỉ huy cùng 3.000 đến 4.000 quân Nguyễn Ánh theo 2 đường thuỷ bộ tiến vào Kiên Giang. 

        Cuối năm 1784, quân Xiêm - Nguyễn chiếm được một số vùng đất phía Tây Gia Định, đóng quân ở căn cứ Trà Tân (nay thuộc tỉnh Tiền Giang) để chuẩn bị đánh thành Mỹ Tho và Gia Định. 

        Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 20.000 quân thuỷ bộ từ Quy Nhơn vào Gia Định. Không chủ trương phòng thủ Gia Định đang bị uy hiếp, Nguyễn Huệ đưa quân lên Mỹ Tho quyết chiến với quân Xiêm. 

        Trong những ngày đầu, Nguyễn Huệ dùng lực lượng nhỏ thăm dò, nghi binh, cử người mang của cải cầu hoà với Chiêu Tăng nhằm tạo sự chủ quan, gây chia rẽ nội bộ và dụ quân Xiêm - Nguyễn sớm tiến đánh Mỹ Tho. Đoạn sông Mỹ Tho từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (khoảng 6-7 km) được chọn làm nơi quyết chiến. 

        Rạng sáng ngày 19/1/1785, Chiêu Tăng chỉ huy toàn bộ lực lượng theo đường thuỷ, đẩy quân Nguyễn đi trước, tiến đánh thành Mỹ Tho. Khi hầu hết thuyền quân Xiêm - Nguyễn lọt vào trận địa phục kích tại Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn dùng pháo đặt trên thuyền, trên bờ và cù lao Thới Sơn bắn áp đảo, đồng thời thuỷ binh từ các nhánh sông tiến ra và từ Mỹ Tho kéo lên chặn đầu, khoá đuôi, đánh tạt sườn. 

        Bộ binh Tây Sơn đón lõng diệt tàn quân chốn chạy trên bờ. Kết quả toàn bộ chiến thuyền và phần lớn quân Xiêm - Nguyễn bị diệt. Chiêu Tăng, Chiêu Sương cùng vài nghìn quân sống sót mở đường máu rút về Xiêm. Nguyễn Ánh ở phía sau vội quay lại lui trốn sang Xiêm. 

        Chỉ một trận quyết chiến chiến lược, Nguyễn Huệ đã đập tan ý đồ bán nước của Nguyễn Ánh cùng âm mưu xâm lược của quân Xiêm.

Kết luận :

Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. 

Trận đánh diễn ra trên một đoạn sông Mỹ Tho vào lúc trời còn chưa sáng, ánh lửa đom đóm còn lập lòe trên những cây bần ven sông nhô ra mặt nước như một câu ca dao dân gian đã diễn tả: 

Bần gie lửa đóm sáng ngời, 

Rạch Gầm soi dấu muôn đời uy linh 

Và trận đánh kết thúc rất nhanh chóng trong ngày hôm đó, ngày 19 tháng 1 năm 1785. Chỉ trong khoảng một ngày, khoảng 2 vạn quân Tây Sơn đã giao chiến và đánh tan tành hơn 5 vạn quân Xiêm - Nguyễn, tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm và hàng nghìn quân Nguyễn. 

Xiêm không phải là một nước lớn, quân đội Xiêm không phải là một quân đội thiện chiến, hùng hậu. Nhưng cuộc chiến tranh xâm lược của quân Xiêm vào cuối thế kỷ XVIII vẫn là một nguy cơ nghiêm trọng đe dọa độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Cuộc kháng chiến chống Xiêm có vị trí quan trọng của nó trong lịch sử và có những khó khăn, phức tạp riêng. Quân Xiêm tuy có 5 vạn nhưng được bọn phong kiến phản động trong nước tiếp sức hưởng ứng, ủng hộ về mọi mặt. Quân địch lại chiếm được nửa đất Gia Định. Trong lúc đó, phong trào Tây Sơn chỉ mới giải phóng được phần lớn đất Đàng trong và đang phải đối phó với thù trong giặc ngoài ở cả hai phía Bắc, Nam. Thế mà sau khoảng 10 ngày chuẩn bị, với quân số chưa bằng một nửa quân địch, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ lãnh đạo đã thực hành một trận quyết chiến chiến lược thắng lợi hết sức oanh liệt, giòn giã. 

Bằng chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, quân Tây Sơn đã giành được thắng lợi quyết định, quét sạch quân xâm lược ra khỏi đất Gia Định, thu hồi những vùng đất bị chiếm đóng và làm tiêu tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta. Chính các sử thần triều Nguyễn cũng nhận thấy: “Người Xiêm từ sau cuộc bại trận năm Giáp Thìn, miệng tuy nói khoác mà lòng thì sợ Tây Sơn như cọp” (Sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, sách đã dẫn, t. II, tr. 65). Vua Xiêm Cha-kri I cũng phải thừa nhận: quân Xiêm “đại bại”, bọn Chiêu Tăng, Chiêu Sương “ngu hèn, kiêu căng, hung hãn đến nỗi bại trận” làm “bại binh, nhục quốc” (Vũ Thế Dinh, Mạc Thị gia phả, sách đã dẫn).

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút còn giáng một đòn đích đáng, vạch trần chân tướng phản bội của Nguyễn Ánh, đập tan lực lượng quân sự và ảnh hưởng chính trị của bè lũ phong kiến phản động này.

Cuộc kháng chiến chống Xiêm thắng lợi mà khâu quyết định là trận Rạch Gầm - Xoài Mút đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình dộ mới. Từ đấy, phong trào Tây Sơn làm chủ toàn bộ đất Đàng trong và có điều kiện tiến ra Đàng ngoài lật đỗ nền thống trị của tập đoàn phong kiến phản động vua Lê chúa Trịnh, làm nhiệm vụ lập lại nền thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc Cũng từ đấy, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc, kết hợp chặt chẽ trong mục tiêu tinh thần dấu tranh và tổ chức lực lượng, tính chất ác liệt của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc. Đó là nét đặc sắc tạo nên nguồn sức mạnh kỳ diệu cho phong trào Tây Sơn trong cuộc chiến đấu liên tục chống thù trong giặc ngoài, lập nên một chuỗi chiến công bất diệt trong lịch sứ dân tộc.

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là kết quả chiến đấu ngoan cường, mưu trí của quân đội Tây Sơn được sự tham gia, cổ vũ của nhân dân Gia Định dưới sự tổ chức, lãnh đạo tài tình của Long nhương tướng quân Nguyễn Huệ. Với vũ công vang lừng này, Nguyễn Huệ đã nâng cao và hoàn thiện thêm một bước quan trọng nghệ thuật quân sự của quân đội Tây Sơn.

Đưa quân vào Gia Định với nhiệm vụ nhanh chóng tiêu diệt quân Xiêm - Nguyễn, Nguyễn Huệ không tổ chức đánh tiêu hao từng bước rồi tiến lên phản công lớn, cũng không tiến công vào căn cứ có phòng thủ và tập trung nhiều binh lực địch. Nguyễn Huệ chủ trương dùng mưu nhử địch ra khỏi căn cứ, kéo chúng đến một địa hình có lợi nhất để tiêu diệt bàng lối đánh mai phục, vận động. Tầm mắt chiến lược, tài năng lỗi lạc và trí thông minh sắc sảo của vị tướng chỉ huy quân Tây Sơn thể hiện ở nghệ thuật nhử địch, lợi dụng địa hình, xác định khu vực quyết chiến, cách sử dụng binh lực và bố trí thế trận. 

Trong tư tưởng chỉ đạo, Nguyễn Huệ 1uôn 1 luôn quán triệt và đặt lên hàng đầu quyết tâm đánh tiêu diệt, đánh nhanh, triệt để. Trên khu vực quyết chiến, tuy quân số ít hơn nhiều so với địch, nh¬ng biết khéo nhử địch, tận dụng địa hình, sử dụng và bố trí lực lượng chính xác, Nguyễn Huệ đã bày ra một thế trận lợi hại, chặt chẽ, hoàn chỉnh. Đó là thế trận bất ngờ bao vây toàn bộ quân dịch đang vận động trên sông, đánh chặn đầu khóa đuôi rồi công kích mạnh vào cạnh sườn, đánh cả trên sông và trên bờ, nhằm bao vây, chia cắt và tiêu diệt. Đây là một trận thủy chiến nên thủy binh Tây Sơn giữ vai trò chủ yếu, nhưng có sự tham gia hiệp đồng tác chiến của bộ binh. Đặc biệt trong trận đánh này, hỏa lực của quân đội Tây Sơn bao gồm đại bá đặt trên chiến thuyền và bố trí trên bờ, đã được sử dụng đến mức cao và phát huy uy lực to lớn của nó, áp đảo địch ngay từ đầu.

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút đã nêu cao truyền thống thủy chiến lâu đời và ưu việt của quân dân ta, đã kế thừa và phát huy kinh nghiệm phong phú của những trận thủy chiến trước đây, tiêu biểu là chiến thắng Bạch Đằng thời Ngô Quyền phá quân Nam  Hán (năm 938) và thời Trần Hưng Đạo diệt quân Nguyên (năm 1288).

Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút là chiến công chống ngoại xâm vô cùng oanh liệt của nhân dân miền cực Nam đất nước. Lập nên vũ công huy hoàng đó, nhân dân miền Nam đã xứng đáng là bức tường thành bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam anh hùng và Nguyễn Huệ, người anh hùng nông dân 32 tuổi, vị tướng tài ba của quân Tây Sơn, đã trở thành một anh hùng dân tộc.

  8. Chống Thanh (năm 1788-1789)

Trận Ngọc Hồi - Đầm Mực (30/1/1789)

Trận Ngọc Hồi - Đầm Mực (30/1/1789) 

        Trận Ngọc Hồi - Đầm Mực (30/1/1789) là trận tiến công trên hướng chủ yếu của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy, diệt quân Thanh (Trung Quốc) ở đồn Ngọc Hồi (nay thuộc Thường Tín, Hà Tây), trong kháng chiến chống Thanh (1788-1789). 

        Sau khi đồn Hà Hồi bị hạ, đồn Ngọc Hồi do Hứa Thế Hanh, Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long chỉ huy được tăng cường, gồm khoảng 30.000 quân tinh nhuệ, hoả lực mạnh, ngoài luỹ đất có hàng rào chông sắt, địa lôi, là cứ điểm then chốt chặn quân Tây Sơn, bảo vệ nam Thăng Long.  

        Sáng ngày 29/1 (mồng 4 Tết), quân Tây Sơn triển khai xong lực lượng gồm hai bộ phận: bộ phận chính do Nguyễn Huệ chỉ huy, tập kết tại cánh đồng Cung ở phía nam Hà Hồi. Bộ phận phối hợp do đô đốc bảo chỉ huy, tập kết ở Đại Áng, bố trí mai phục tại cánh đồng gần Đầm Mực (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội).

        Trong ngày 29/1, Nguyễn Huệ chỉ dùng những toán nhỏ đánh khiêu khích vùng ngoại vi Ngọc Hồi, gây tâm lý căng thẳng cho quân Thanh và tạo yếu tố bất ngờ cho cánh quân đô đốc Long trên hướng thứ yếu đánh đồn Đống Đa.

        Mờ sáng ngày 30/1, từ hướng nam, quân Tây Sơn bắt đầu tiến công: Mở đầu, đội tượng binh (hơn 100 voi chiến) đánh tan phản kích của kị binh Hứa Thế Hanh rồi vòng sang tiến công ở hai hướng tả, hữu, dùng đại bác, hoả hổ bắn phá thành luỹ, đốt cháy doanh trại địch. 

        Tiếp đến, đội cảm tử (khoảng 600 quân, chia thành 20 toán), trang bị đoản đao, ván gỗ quấn rơm ướt chống hoả lực, tiến thành hàng ngang, áp sát chiến luỹ, tạo điều kiện cho đại quân do Nguyễn Huệ đốc chiến ập vào giáp chiến. 

        Quân Thanh không chống nổi, bỏ đồn chạy, chết và bị thương quá nửa. Hứa Thế Hanh và Thượng Duy Thăng bị giết. Tàn quân do Trương Triều Long chỉ huy định rút về Thăng Long theo đường đê Yên Ninh nhưng Nguyễn Huệ đã bố trí sẵn lực lượng nghi binh, chặn đường, dồn địch vào trận địa phục kích ở Đầm Mực để cho quân đô đốc Bảo diệt gọn. 

        Quân Tây Sơn thừa thắng đánh chiếm đồn Văn Điển (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội), mở thông đường vào giải phóng Thăng Long. 

        Chỉ trong ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn đã tiêu diệt toàn bộ quân Thanh ở đồn Ngọc Hồi. 

        Trận Ngọc Hồi - Đầm Mực là trận quyết chiến chiến lược thể hiện quyết tâm đánh tiêu diệt và nghệ thuật tổ chức lực lượng, nhất là dùng voi chiến công đồn của Nguyễn Huệ.

Trận Đống Đa - Thăng Long (30/1/1789)

        Trận tiến công trên hướng thứ yếu của quân Tây Sơn do đô đốc Long (có tài liệu nói là Đặng Tiến Đông) chỉ huy, diệt quân Thanh (Trung Quốc) ở đồn Đống Đa (Khương Thượng, tây nam Hà Nội 2km) phối hợp với hướng chủ yếu tiến công Ngọc Hồi (Trận Ngọc Hồi - Đầm Mực, 30/1 /1789). 

        Đạo quân của đô đốc Long gồm kị binh, tượng binh; lực lượng không nhiều nhưng có sức cơ động, đột phá nhanh qua Chương Đức (nay thuộc huyện Hà Tây), đến Nhân Mục (nay thuộc Từ Liêm - Hà Nội), bí mật vây đồn Đống Đa.

        Mờ sáng 30/1, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công, đập tan tuyến ngoài, chọc thẳng vào sở chỉ huy quân Thanh, được nhân dân quanh vùng tham gia phối hợp, dùng rơm bện thành con cúi, tẩm dầu đốt, tạo thành vòng vây lửa uy hiếp.

        Quân Thanh không chống cự nổi, tan vỡ và bị diệt gần hết. Tướng Thanh là Sầm Nghi Đống phải tự tử. Quân Tây Sơn liên tiếp hạ các đồn Yên Quyết, Nam Đồng, dùng lực lượng xung kích thọc sâu vào thành Thăng Long qua cửa tây nam (nay là Ô Chợ Dừa), làm rối loạn khu phòng thủ trung tâm, uy hiếp đại bản doanh Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long. 

        Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp đóng yên cùng đội kị binh cận vệ vượt cầu phao qua Sông Hồng trốn chạy. Binh lính địch hoảng loạn, tranh nhau qua cầu, cầu gẫy làm hàng nghìn quân Thanh bỏ xác dưới sông hoặc bị bắt.

        Trưa 30/1, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ chiến trường, kịp đón đại quân Nguyễn Huệ vào Thăng Long. 

        Trận vu hồi, bất ngờ thọc sâu nhanh, kết hợp được với sức mạnh của nhân dân, phát huy cao độ sức đột phá của bộ binh, tượng binh vào chỗ yếu đối phương, góp phần quyết định kết thúc kháng chiến chống Thanh (1788-1789).

 Đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật, giải phóng dân tộc, giai đoạn 1858-1945

 Trận Chí Hoà (24-25/2/1861)

        Là trận phòng ngự của quân triều Nguyễn do Nguyễn Tri Phương chỉ huy chống lại cuộc tiến công của quân Pháp tại đại đồn Chí Hoà (Gia Định) trong kháng chiến chống Pháp thời Nguyễn (1858-1884).

        Từ tháng 8/1860, Nguyễn Tri Phương được triều đình cử giữ chức tổng thống quân vụ, xây dựng Chí Hoà thành cụm cứ điểm lớn gồm 12.000 quân, 150 đại bác, chia thành 5 khu, xung quanh có thành đất và đá ong, nhiều lớp rào tre, hầm hố, chông bẫy...; phía sau có các đồn nhỏ yểm trợ (Tham Lương, Thuận Kiều, Rạch Tra...), ở hai bên có chiến luỹ dài (đồn tả và đồn hữu) làm điểm tựa nhằm ngăn chặn và giam chân quân Pháp ở Sài Gòn.

        Ngày 7/2/1861, quân Pháp được tăng cường thêm viện (khoảng 4.000 quân và 50 tàu thuyền chiến) do đô đốc Sacnơ chỉ huy tập trung ở Bến Nghé.

        4 giờ 30 phút ngày 24/2, quân Pháp bắt đầu tiến công.

        Quân Nguyễn dựa vào thành luỹ chống trả quyết liệt nhưng chỉ cầm cự được 2 ngày, trước hoả lực áp đảo và cách đánh thọc sườn, kết hợp với nghi binh chính diện của địch, Nguyễn Tri Phương bị thương phải rút quân về giữ Biên Hoà.

Trận Nhật Tảo (10/12/1861)

        Là trận tập kích của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực diệt pháo hạm Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông thuộc địa phận làng Nhật Tảo (nay thuộc tỉnh Long An).

        Trưa ngày 10/12, Nguyễn Trung Trực chỉ huy đội cảm tử quân (59 người), phân tán thành nhiều thuyền nhỏ, giả làm thuyền đám cưới, áp sát pháo hạm Experaxơ (Hy Vọng) đang tuần tra trên sông.

        Bằng vũ khí thô sơ, nghĩa quân bất thần nhảy lên chiến tàu, diệt 37 tên địch (có 17 tên Pháp), sau đó lấy búa phá tàu không được, bèn nổi lửa đốt cháy tàu. Trận này có 4 nghĩa binh hy sinh.

        Pháo hạm là một ưu thế quân sự của quân Pháp trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, lần đầu tiên  bị nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy.

        Sau trận Nhật Tảo, Pháp đem quân tàn phá, đốt cháy làng Nhật Tảo để trả thù. Bài học của chiến thắng Nhật Tảo được nghĩa quân nhiều nơi áp dụng.

Trận Niên Kỷ (18/5/1892)

        Là trận chiến đấu phòng ngự của liên quân Đốc Ngữ, Tống Duy Tân chống lại cuộc tiến công của quân Pháp tại căn cứ Niên Kỷ (châu Quan Hoá - nay thuộc huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá).

        Tháng 3/1892, sau thắng lợi trận Yên Lãng (5/2/1892), để bảo toàn lực lượng, Đốc Ngữ rút quân khỏi vùng sông Đà vào Thanh Hoá phối hợp chiến đấu với nghĩa quân Tống Duy Tân tại căn cứ Niên Kỷ. 

        Đạo quân binh 4 Sơn La của Pháp do quan năm Pennơcanh chỉ huy bám theo truy kích. Ngày 18/5, quân Pháp từ hai hướng mở cuộc tiến công lớn vào căn cứ nhưng bị nghĩa quân đánh thiệt hại nặng (chết 8 sỹ quan và 70 lính...) phải lui quân.

        Sau trận Niên Kỷ, Đốc Ngữ đưa quân về vùng sông Đà tiếp tục chống Pháp.

Trận Hố Chuối (19/5/1894)

        Là trận phục kích của nghĩa quân Đề Thám đánh căn cứ quân Pháp tại Hố Chuối (xã Phồn Xương, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), trong khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913).

        Sau khi thương lượng và dùng Bá Phức (cha nuôi Đề Thám) hai lần sát hại Đề Thám không thành công, 15 giờ ngày 19/5, công sứ Bắc Ninh Muydeliê cùng tổng đốc Lê Hoan đem lực lượng lớn quân Pháp và lính khố xanh, có pháo binh yểm trợ, tiến công căn cứ Hố Chuối. 

        Đề Thám đã "tương kế, tựu kế", cho quân bí mật ẩn nấp trong các công sự, lợi dụng vật cản, chờ địch vào thật gần mới nổ súng, diệt hàng chục tên, bắn bị thương Muydeliê, buộc quân Pháp phải tháo chạy .

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giai đoạn 1945-1954

16-9 đến 22-10-1950 :Chiến dịch Biên giới.

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ (13.3 - 7.5.1954):

Chiến dịch trong Chiến cục Đông Xuân 1953 - 54, tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Do các Đại đoàn bộ binh 308, 312, 316, 304 (thiếu một trung đoàn) và Đại đoàn công binh - pháo binh 351 bộ đội Việt Nam tiến hành; đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy. Mục đích: tiêu diệt quân Pháp chiếm đóng, giải phóng hoàn toàn Tây Bắc. Phương châm tác chiến ban đầu: "đánh nhanh, thắng nhanh"; từ 26.1.1954, đổi thành "đánh chắc, tiến chắc" do đánh giá lại tính chất phòng ngự và so sánh lực lượng. Do thay đổi phương châm tác chiến nên phải thay đổi lại bố trí lực lượng, làm thêm hệ thống đường mới cho xe ô tô, kéo pháo lui về vị trí tập kết bằng sức người (trên 40 khẩu pháo lựu 105 mm và cao xạ 37 mm) trên đoạn đường dài hơn 10 km, có những dốc cao trên 40o. Chiến dịch chia làm ba đợt: đợt 1 (từ 13 đến 17.3), diệt các cứ điểm vòng ngoài: Him Lam [x. Trận Him Lam (13.3.1954)], Độc Lập (15.3), Bản Kéo (địch rút chạy 16.3). Thắng lợi của giai đoạn 1 tạo điều kiện đưa lực lượng lớn áp sát sân bay và phát triển tiến công vào tung thâm; đợt 2 (từ 30.3 đến 30.4), đánh chiếm các cứ điểm phía đông Điện Biên và phía tây sân bay, chiếm sân bay, thắt chặt vòng vây, triệt tiếp tế đường không. Là giai đoạn quyết liệt nhất, kết hợp công kiên và phản kích, giành giật nhiều lần ở một số cứ điểm (A1, D2, D3...) và kết thúc bằng đánh chiếm sân bay (25.4); riêng A1 mới đánh chiếm được một nửa; đợt 3 (từ 1 đến 7.5), đánh chiếm các cao điểm còn lại ở phía đông, chuyển sang tổng công kích, tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm. Trong giai đoạn này, trận đồi A1 là then chốt [x. Trận Đồi A1 (30.3 - 6.5.1954)]: thắng lợi ở A1 tạo điều kiện thọc thẳng vào sở chỉ huy, buộc Đơ Caxtơri (C. M. P. de la C. de Castries) đầu hàng (17 giờ 30 phút ngày 7.5) và quân Pháp ở Hồng Cúm rút chạy (20 giờ ngày 7.5) nhưng không thoát. CDĐBP đã tiêu diệt 16,2 nghìn quân (21 tiểu đoàn, tương đương 40% lực lượng cơ động mà Nava tập trung ở Bắc Bộ cuối 1953), bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, phá và thu 30 khẩu pháo, 8 xe tăng. Trong CDĐBP, ngoài các phương pháp tác chiến truyền thống (công kiên, tập kích...), bộ đội Việt Nam còn áp dụng nhiều phương pháp và thủ đoạn tác chiến mới (bao vây, đánh lấn, bắn tỉa...). Có những cứ điểm (105, 206...) khi bộ đội Việt Nam đào hào chiến đấu chui qua hàng rào thép gai đến sát lô cốt tiền duyên, quân Pháp phải bỏ chạy hoặc đầu hàng. Trong CDĐBP,  bộ đội Việt Nam đã đào một hệ thống hào giao thông, hào chiến đấu bao vây toàn bộ tập đoàn cứ điểm và từng cứ điểm, dài trên    200 km; nâng cấp 500 km, làm mới 89 km đường chính và hàng chục kilômét đường nhánh để cơ động và triển khai bố trí lực lượng, hình thành bao vây chiến dịch và chiến thuật. Kịp thời thay đổi phương châm tác chiến; chấp nhận tác chiến trận địa trước đối thủ mạnh, phòng ngự sẵn từ lâu; sáng tạo nhiều phương pháp tác chiến mới; tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô sư đoàn và nhiều sư đoàn; chỉ huy và chỉ đạo tác chiến phối hợp các chiến trường với Điện Biên Phủ...; là những tiến bộ vượt bậc, về nghệ thuật quân sự mà trước hết là nghệ thuật chiến dịch của bộ đội Việt Nam. CDĐBP là một thắng lợi lịch sử góp phần quyết định cho thành công của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương 1954.

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Bắc-Lạng. Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

Tháng 6-1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới. Ngày 7-7, Bộ Tổng tư lệnh ra mệnh lệnh về chiến dịch Biên giới Cao-Bắc-Lạng. Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông nối liền với các nước XHCN, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên thường vụ Trung ương Đảng làm Bí thư đảng ủy, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy chiến dịch; Thiếu tướng Hoaøng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng; Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp phụ trách hậu cần chiến dịch; Lê Liêm làm Chủ nhiệm chính trị chiến dịch.

Lực lượng chiến đấu: Đại đoàn 308, hai trung đoàn 174, 209, ba tiểu đoàn độc lập 426, 428, 888 của Lạng Sơn và Liên khu Việt Bắc, bốn đại đội sơn pháo, năm đại đội công binh và bộ đội địa phương. Hàng vạn dân công là người các dân tộc Việt Bắc mở đường vận chuyển 4000 tấn lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ chiến dịch.

Ngày 2-9, Chủ tịch Hồ Chí Minh gởi thư cho bộ đội: “Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng rất quan trọng. Chúng ta quyết đánh thắng trận này”. Trung tuần tháng 9, Người lên đường đi chiến dịch.

Từ ngày 16 đến 18-9, hai trung đoàn 174, 209, hai tiểu đoàn 11, 426; ba tiểu đoàn pháo binh tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê mở màn chiến dịch. Từ ngày 2 đến ngày 8-10, Đại đoàn 308, Trung đoàn 209 vận động tiến công tiêu diệt binh đòan Lơ Pagiơ từ Thất Khê lên và binh đoàn Sáctông từ Cao Bằng rút về tại khu vực Cốc Xá, điểm cao 477. Từ ngày 10 đến ngày 23-10, quân địch bỏ Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu tháo chạy.

Kết quả : Ta đã loại khỏi vòng chiến trên 8000 địch, gồm 8 tiểu đoàn, trong đó có 5 tiểu đoàn ứng chiến; phá vỡ hệ thống phòng ngự đường số 4 của địch; giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, nhiều vùng quan trọng ở biên giới Việt-Trung; củng cố và mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước ta với các nước XHCN.

Đây là chiến dịch tiến công quy mô lớn, tạo ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đánh dấu sự trưởng thành về tổ chức, chỉ huy và trình độ tác chiến của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com

Tags: #yen