Câu 10: Phân tích nội dung quy luật từ những sự thay đổi về lượng...
Đề: Phân tích nội dung quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu quy luật này?
• Vị trí, vai trò của quy luật: là một trong ba quy luật của phép duy vật biện chứng, chỉ ra phương thức, cách thức vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới bằng cách tích lũy dần về lượng để thay đổi về chất.
• Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Đặc điểm của chất:
– Chất được tạo thành từ những thuộc tính khách quan vốn có của sự vật. VD: kim loại có ánh kim, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt...
– Chất là tổng hợp nhiều thuộc tính, có những thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới tạo thành chất của sự vật. Sự phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản chỉ là tương đối. Một sự việc có nhiều chất phụ thuộc vào các quan hệ cụ thể.
– Chất chịu sự quy định bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa các thuộc tính cấu thành lên sự vật. VD: than chì và kim cương.
• Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng cácyếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động và phát triển của sự vật.
Đặc điểm của lượng:
– Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan.
– Biểu hiện ở cấu trúc (kích thước dài ngắn, số lượng lớn nhỏ, trình độ cao thấp,...)
Như vậy chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng đều tồn tại khách quan tuy nhiên sự phân biệt giữa lượng và chất trong quá trình nhận thức chỉ là tương đối.
Lượng có thể đo đếm được bằng những số liệu cụ thể, nhưng trong một số trường hợp của xã hội hay của tư suy thì chỉ nhận biết được bằng năng lực trừu tượng hóa.
• Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
Mỗi sự vật hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Chất bao giờ cũng thể hiện qua một lượng nhất định, không có chất thuần túy; lượng bao giờ cũng quy định một chất nhất định, không có lượng thuần túy.
Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng, là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng; trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất, sự vật, hiện tượng vẫn là nó mà chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới.
Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng.
Lượng biến đổi dần dần dẫn đến sự thay đổi về chất: Lượng thay đổi dần dần, vượt quá giới hạn độ, tại điểm nút -> làm cho chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Chất mới ra đời sẽ quy định một lượng mới, lượng mới tích lũy vượt giới hạn độ, tại điểm nút-> chất mới... Quá trình này diễn ra liên tục tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Khi chất mới ra đời sẽ có sự tác động trở lại lượng của sự vật: Chất mới ra đời sẽ quy định một lượng mới biểu hiện trên phương diện làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, làm thay đổi giới hạn độ, điểm nút tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật.
• Ý nghĩa phương pháp luận:
– Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải biết cách tích lũy về lượng để có biến đổi về chất, không nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn hay bảo thủ, trì trệ.
– Trong xã hội, con người có thể góp phần tạo điều kiện phát triển về lượng để chuyển hóa về chất.
– Lựa chọn thời điểm thích hợp để thúc đẩy biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng, nhất là trong hoạt động xã hội.
– Lựa chọn phương pháp phù hợp tác động vào phươngthức liên kết của các sự vật, hiện tượng để thay đổi nó.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com