TTHCM Câu 4
Câu 4: Quan điểm HCM về Vai Trò, Bản Chất của Đảng Cộng Sản Việt Nam
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Theo Lênin, Đảng Cộng sản là sự kết hợp của chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. Chủ nghĩa Mác cần PT công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện chủ nghĩa của mình và PT công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh.
- Trong mỗi nước khác nhau, sự kếp hợp đó là sản phẩm của lịch sử, được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian.
- Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm đó và vận dụng vào điều kiện thực tế của CMVN, Người cho rằng: “ĐCSVN là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với PTCN và PTYN VN.”
- Đây là một sáng tạo của HCM về sự ra đời của Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa nửa PK. Với sáng tạo này đã giúp cho CMVN giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa DT và GC, giữa GPDT và GPGC. Đồng thời, giúp cho CMVN ngay từ khi Đảng ra đời đã giương cao được ngọn cờ dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân VN.
- Cũng chính vì vậy mà ngay từ khi ra đời, ĐCSVN đã thật sự là đảng của GCCN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, được cả dân tộc thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với CMVN.
2. Vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đưa cách mạng VN đến thắng lợi
- Thứ nhất: Con đường cách mạng của nhân dân VN mà HCM và ĐCSVN lựa chọn đó là con đường cách mạng vô sản. Đây là con đường cách mạng triệt để nhất, vẻ vang nhất nhưng cũng khó khăn, gian khổ và nặng nề nhất. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng vẻ vang đó, theo HCM phải có một đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, đó là Đảng Cộng sản.
- Thứ hai: Trước khi ĐCSVN ra đời, ở VN đã có nhiều chính đảng, nhiều tổ chức yêu nước xuất hiện để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh GPDT nhưng cuối cùng đều bị thất bại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại mà HCM đã chứng kiến là do:
· Không có đường lối đúng.
· Không tập hợp được sức mạnh của nhân dân.
· Không liên kết được với cách mạng thế giới.
=> Xuất phát từ thực tiễn đó của cách mạng VN và xuất phát từ kinh nghiệm của cách mạng thế giới, HCM cho rằng: Cách mạng VN muốn giành được thắng lợi thì phải có một đảng thật sự cách mạng lãnh đạo – đó là đảng cộng sản.
- Thứ ba: Bản thân ĐCSVN ra đời từ trong phong trào cách mạng của nhân dân, là người đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN, ngoài ra ĐCSVN không có lợi ích nào khác. Chính vì vậy, ĐCSVN có đủ uy tín và khả năng để đoàn kết, tập hợp và lôi kéo các tầng lớp nhân dân đứng lên làm cách mạng.
- Thứ tư: Bản thân ĐCSVN được vũ trang (hay còn sử dụng một từ khác là được trang bị) bằng học thuyết M – LN – một học thuyết cách mạng và khoa học. Do đó, Đảng có đủ năng lực và phẩm chất (phẩm chất chính trị và đạo đức) để đề ra đường lối đúng đắn cho cách mạng. Đồng thời, Đảng có khả năng liên hệ đoàn kết với các lực lượng cách mạng trên thế giới để tiến hành cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
3. Bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐCSVN là Đảng của GCCN, của nhân dân lao động và của cả dân tộc VN.
+ ĐCSVN là đảng của GCCN, đội tiên phong của GCCN, mang bản chất GCCN (tức đảng mang bản chất giai cấp CN – bản chất cách mạng và khoa học). Bản chất giai cấp của Đảng không chỉ căn cứ vào thành phần xuất thân mà phải dựa vào các yếu tố sau:
· Dựa vào nền tảng tư tưởng của Đảng. Đảng phải lấy CN M – LN làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động của đảng thì đó mới là đảng mang bản chất GCCN.
· Dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu, đường lối cách mạng của Đảng. Đảng phải thực sự vì ĐLDT và CNXH, vì sự nghiệp GPDT, GP giai cấp và giải phóng con người.
· Đảng phải nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc đảng kiểu mới của GCCN như:
o Tập trung dân chủ.
o Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
o Tự phê bình và phê bình.
o Đoàn kết thống nhất.
o Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.
=> Tóm lại: Căn cứ vào 3 yếu tố trên, đối chiếu với thực tiễn cuộc sống của Đảng, HCM khẳng định: ĐCSVN mang trong mình bản chất GCCN – đó là bản chất cách mạng và khoa học. Do đó, có thể nói: ĐCSVN là đảng của GCCN.
+ ĐCSVN là đảng của nhân dân lao động và của dân tộc VN
· ĐCSVN ra đời từ trong phong trào cách mạng của nhân dân. Đảng luôn gắn bó máu thịt với nhân dân lao động và dân tộc VN. Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp, của nhân dân và của dân tộc, ĐCSVN không có lợi ích nào khác. Chính vì mối quan hệ đặc biệt đó mà GCCN, nhân dân lao động và cả dân tộc VN đều coi ĐCSVN là đảng của mình, của dân tộc mình và đều thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với CMVN.
· Mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng cũng là mục tiêu, lý tưởng của dân tộc. Độc lập DT rửa nỗi nhục mất nước là khát vọng của Đảng và cũng là khát vọng, ước nguyện của cả dân tộc. Dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, DC, VM là mong muốn của Đảng và cũng là mong muốn của cả dân tộc. Rõ ràng, Đảng, GCCN, NDLĐ và cả dân tộc VN đều gặp nhau ở mục tiêu, lý tưởng cách mạng.
4. Quan niệm về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền
a. Đảng lãnh đạo nhân dân giành chính quyền, trở thành Đảng cầm quyền
- Cách mạng muốn thành công trước hết phải có sự lãnh đạo của Đảng.
- Đảng có mạnh thì cách mạng mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.
- Đảng muốn mạnh thì trước hết Đảng phải có một học thuyết lý luận đúng đắn soi đường. Theo Người: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin”.
- Đảng muốn mạnh bản thân Đảng phải có một đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên, bất khuất, một lòng một dạ phụng sự Tổ quốc, hy sinh cho Tổ quốc.
- Đảng muốn mạnh bản thân Đảng phải có mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân.
Với sự chuẩn bị công phu, chu đáo, kỹ càng về cả ba mặt: Chính trị, tư tưởng và tổ chức của HCM, năm 1930, ĐCSVN ra đời đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta.
Với đường lối chính trị đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, Đảng đã lãnh đạo toàn thể dân tộc ta giành chính quyền, thành lập nước VNDCCH. Đó cũng là thời điểm ĐCSVN trở thành Đảng cầm quyền.
b. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền
- Khái niệm “Đảng cầm quyền”: Đảng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp CM trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và Đảng trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
- Mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền: Theo HCM, Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
- Đảng cầm quyền vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
- Đảng cầm quyền, dân là chủ: Đảng lãnh đạo CM là để thiết lập và củng cố quyền làm chủ của nhân dân. Vì dân làm chủ, Đảng lãnh đạo nên Đảng phải lấy “dân làm gốc”.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com