Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Ngũ hành sinh khắc của cung và sao - Khái luận về thái tuế

Khi lý giải về vận mệnh trong Tử vi đẩu số, nếu có thể lý giải được mối quan hệ tương sinh tương khắc của âm dương Ngũ hành giữa sao trong các cung của lá số tốt thì việc lý giải mới càng chuẩn xác. Ngũ hành bao hàm 5 yếu tố: Kim, Thủy, Mộc Hòa, Thổ. Nếu theo trình tự này gọi là Ngũ hành tương sinh lần lượt là Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim. Ngũ hành tương khắc lần lượt là Kim khắc Mộc, Thủy khắc Hỏa, Mộc khắc Thổ, Hỏa khắc Kim, Thổ khắc Thủy. Ngũ hành sinh khắc trong mệnh cục cần đạt đến trạng thái trung hòa, bình ổn quá thịnh hay quá suy, đều không tốt.

TƯƠNG SINHDương sinh dương, âm sinh âm: Tương sinh vô tình, khó tránh khỏi sự trục trặc, khó khăn.Dương sinh âm, âm sinh dương: Tương sinh hữu tình, ý có thể lâu dài, quý giá nhất.TƯƠNG KHẮCDương khắc dương, âm khắc âm: Đồng tính tương khắc, là hung khắc vô tình.Dương khắc âm, âm khắc dương: Dị tính tương khắc, gọi là hữu tình tương khắc. Khắc hữu tình là trong khắc có sinh, là sự kích thích với mức độ phù hợp, thương hại không quá nặng.

Giữa các sao và các cung trong lá số, quan hệ Ngũ hành tương sinh giữa các sao với nhau, thông thường lấy 14 ngôi Chính tinh trong chòm sao Tử vi và chòm sao Thiên phủ, tiếp đến lấy 15 ngôi sao Giáp cấp trợ tinh còn lại làm phụ tá và phối hợp với sao Ất, Bính cấp tinh, để phán đoán mức suy thịnh mạnh yếu của Ngũ hành trong các cung.

Khi trong cung chỉ có một ngôi Chính tinh duy nhất, thì lấy Chính tinh là thể, lấy cung là dụng, và phối hợp Giáp cấp trợ tinh trong các cung với Ất, Bính cấp tinh để luận đoán vận mệnh.

Nếu có 2 ngôi sao đồng cung có thể dựa vào phương thức sau để luận đoán mệnh:

Khi cát tinh với cát tinh đồng cung, 2 sao đều có thể gọi là thể dụng (nếu dựa vào độ sáng của 2 sao và độ suy thịnh Ngũ hành của chúng, chọn là thể hoặc dụng, sẽ càng chuẩn xác). Nguyên lý đó không chỉ hạn chế trong việc sử dụng nội bộ trong cung tam phương tứ chính, cũng có thể lấy cát tinh mà cung này chọn làm thể.Khi cát tinh và hung tinh đồng cung, lấy cát tinh là thể, hung tinh là dụng, đề phán đoán cát hung trong cung.Khi hung tinh và hung tinh đồng cung, phải căn cứ theo độ sáng miếu hãm của 2 sao, độ mạnh suy Ngũ hành sinh khắc của hung tinh khác và vị trí của cung với chúng để quyết định cái nào là thể, cái nào là dụng. Thông thường, đều lấy sao của cường miếu là thể, sao của suy hãm là dụng. Vì Ngũ hành sẽ biến thiên mạnh theo sự biến thiên của 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Vì thế, khi phán đoán sự thịnh suy của Ngũ hành giữa sao và cung vị, tốt nhất có thể xem xét mức độ cát hung và thịnh suy của Ngũ hành tại 4 mùa, để phán đoán thêm mới có thể chuẩn xác.QUAN HỆ NGŨ HÀNH SINH KHẮC CỦA CUNG VÀ SAO

Học thuyết Ngũ hành là một trong những lý luận quan trọng của Tử vi đẩu số. Trong quá trình lý giải vận mệnh, nếu có thể lý giải được các cung trong lá số và đạo Ngũ hành sinh khắc chế hóa giữa các sao trong vị trí của cung tam phương tứ chính, và Ngũ hành sinh khắc giữa sao với cung, thì việc luận đoán, lý giải mói càng chính xác.

(Tử vi đẩu số nhập môn - Lâm Canh Phàm)

Khái luận về thái tuế

Căn cứ ghi chép trong sách cổ "Thái tuế có 3 loại, một là Thái tuế năm, vận hành sang trái 28 vì tinh tú, 12 năm một chu thiên, bắt đầu thấy ở phía Nam ngoài biển; tháng 1 là Thái tuế tháng, tháng 2 khởi từ ngày Mão, tháng 3 khởi từ ngày Tý, tháng 4 khởi từ ngày Dậu, tháng 5 khởi từ ngày Ngọ, tháng 6 lại quay về Mão".

Thái tuế trong sách Tử vi Đẩu Số là Thái tuế năm, cũng gọi là Thái tuế âm, Tinh long, Thiên nhất.

Thái tuế mỗi năm chuyển động một cung, ví dụ như năm Dân quốc thứ 72 là năm Quý Hợi, Thái tuế tại Hợi, sang năm sau Thái tuế tại Tý, sang năm sau nữa Thái tuế tại Sửu.

Ba công dụng của Thái tuế là:

1) Căn cứ vào tính toán chuyển động của mặt Trăng, tuy năm nay Thái tuế của mỗi người đều ở Hợi, nhưng lưu nguyệt của mỗi người lại không giống nhau. Ví dụ như Phan Tử Ngư sinh vào tháng 2, lấy cung Hợi làm khởi điểm, ngược chiều kim đồng hồ lấy Hợi địa làm tháng 1, Tuất địa làm tháng 2 (sinh tháng 3 lại theo đó suy tiếp 1 cung, sinh tháng 4 suy tiếp tương tự) tại cung Tuất làm khởi điểm, lại theo chiều kim đồng hồ đoán ngược giờ sinh. Phan Tử Ngư sinh vào giờ Dần, lấy Tuất địa làm giờ Tý, Hợi địa làm giờ Sửu, Tý địa làm giờ Dần. Như vậy Phan Tử Ngư năm nay Đẩu quân tại Tý, cũng tức là lất Tý địa làm chính nguyệt, Sửu địa làm tháng 2, Dần địa làm tháng 3 ... Sự biến hóa cát hung của vận khí mỗi tháng đều xem dựa trên vị trí tọa của các Sao.

Vận khí mỗi ngày như thế nào, thì lấy Lưu nguyệt làm ngày mồng 1, mỗi ngày vận hành một cung

Lưu thời lấy Đẩu Nhật làm giờ Tý, tính toán như lưu Nhật.

2) Thái tuế của mỗi ngươi đều ở Hợi địa, nhưng cung nhập Hợi địa mỗi người không giống nhau, ví như có người Hợi địa ở cung Phụ mẫu, có người ở cung Phu thê, có người ở cung Tử nữ, lại có người cung Tài bạch nhập Hợi địa ... Như vậy, Thái tuế và cung Hợi có quan hệ mật thiết, ví như cung Phu thê tọa Hợi địa thì luận về tình cảm vợ chông trong năm Quý Hợi là trọng yếu. Nếu sao ở cung Phu thê là cát tinh thì vợ chồng hòa thuận, nếu là hung tinh thì vợ chồng bất hòa, hoặc gặp tai nạn, thậm chí là xung khắc nhau. Nếu nha Thái tuế năm nay ở cung Tài bạch, gặp cát tinh tất phát tài, gặp hung tinh e khó tránh họa phá tài.

3) Xem vận khí mỗi năm, lấy Tiểu hạn làm chủ, Thái tuế làm phụ trợ. Ví dụ Thái tuế năm nay ở Hợi địa, thì lấy Hợi địa làm cung Mệnh, cung Phu thê ở Dậu, sao tọa Dậu địa là cát tinh thì vợ chồng hòa hợp, sao tọa là hung tinh thì vợ chồng bất hòa.

Cung Tài bạch ở Mùi địa, sao tọa là cát tinh thì năm Quý Hợi tài vận tốt đẹp, là hung tinh thì e khó tránh họa phá tài.

Tuy nhiên, nên chú ý phần phê mệnh, lại tham khảo các phương tiện Đại hạn, Tiểu hạn, Thái tuế, cùng Tứ hóa (bao gồm tứ Hóa năm sinh. Tứ Hóa đại hạn. Tứ hóa tiểu hạn. Tứ hóa Thái tuế...) tổng hợp để nghiên cứu.

Thái tuế rất kị gặp năm mệnh, nếu sao ở cung Mệnh là cát tinh thì không đáng lo ngại, nếu là hung tinh thì năm đoa khó tránh họa tai nạn.

Thái tuế kị gặp Thiên thương - Thiên sứ (như Thiên thương tại Tị, Thiên sứ tại Mùi, Thái tuế tại Ngọ), kị hành Địa không, Địa kiếp, Kình dương, Đà la, cũng kị Kình Đà xung phá Thái tuế, thường gặp hung hạn.

(Nguồn: blog tử vi tinh quyết)

Mệnh cung Thiên Can phối thuyết Tam TàiI. Mệnh cung Thiên Can

Mệnh cung (MC), cung an Mệnh trên lá số tử vi, nó bao gồm cả Thiên Can và Địa chi, nhưng lâu nay chúng ta thường sử dụng phần của Địa chi nhiều hơn trong phép luận đoán trên lá số mà lại quên mất các tính chất quan trọng của Thiên can. Nay, tôi (Ma y cung) xin nêu lại vấn đề của Thiên Can và phụ bổ một số tính chất thuộc về Thiên Can của Mệnh cung. Như vậy, chỉ cần biết MC Thiên can của một người là ta có thể đoán sơ sơ được vài cá tính căn bản của họ mà chưa cần phải nhìn vào lá số. (Người soạn – Ns: Việc này cũng có thể sử dụng như một công cụ rất hữu ích cho việc phối hợp với các thông tin khác để kiểm chứng giờ sinh của đương số trước khi bắt tay vào việc giải đoán lá số tử vi).

a, Làm thế nào để xác định được Mệnh cung Thiên Can?

- Dùng Lịch của Năm sinh mà truy cứu, ví dụ sinh năm 1980, Mệnh cung tại cung THÌN thì Mệnh Can (Mệnh cung Thiên Can) sẽ là CANH. Như vậy, Can Chi của Mệnh cung sẽ là Canh Thìn, mà Canh Thìn thì có Hành của Nạp Âm là KIM, và Kim ở đây chính là CỤC số. (Ns: việc này có mối liên quan chặt chẽ với việc xác định Cục khi thành lập một lá số tử vi, xem chi tiết xin tham khảo trang 21, 22, sách của tác giả Trừ Mê Tín).

- Nếu không dùng lịch thì dùng bài thơ Ngũ Hồ độn:

GIÁP/KỶ chi niên BÍNH tác đầu. (BÍNH là Thiên can Tháng Giêng)

ẤT/CANH = MẬU (MẬU là Thiên can Tháng Giêng, từ đó suy ra những tháng tiếp theo)

BÍNH /TÂN = CANH

ĐINH/NHÂM = NHÂM

MẬU/QUÝ = GIÁP

b, Mệnh cung Thiên Can có những đặc tính sau:

1/ GIÁP:

Giáp - Mộc có khuynh hướng phát triển vươn lên theo chiều cao (chẳng hạn như vị trí, cấp bậc), có cá tính kiên cường khí phách, có thể đủ dung lượng che chở cho kẻ yếu thế (vì có bóng mát), có tâm địa nhân hậu và chính trực, nhưng Giáp lại khiếm khuyết (thiếu) tính mềm dẻo, thiếu khả năng ứng biến và thích nghi với hoàn cảnh. (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Giáp = dương mộc, nên có tượng là cây lớn, cây đại thụ, thuộc họ thân gỗ, cứng cáp, có tán lá tỏa rộng"). GIÁP = Là người có cá tính độc lập, độc lai độc vãng (đến 1 mình, đi 1 mình), không thích ai bao che cho mình, giúp ai thì cũng thích giúp nhưng cũng không muốn vướng bận.

2/ ẤT:

Ất - Mộc có tính cách mềm yếu, dù nội tâm có xung động cũng ít khi biểu lộ cực đoan, có khuynh hướng phát triển ảnh hưởng theo bề ngang, bề rộng (ví như có nhiều vây cánh), ngoại biểu thường tùy hòa, hiền lành, đối với ai cũng được lòng lại dễ thích ứng một khi hoàn cảnh bị thay đổi và dễ tùy cơ ứng biến. (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Ất = âm mộc, nên có tượng là cây thân leo, cây bụi hoặc cây thuộc họ thân cỏ, mềm dẻo"). ẤT = Thường được phái nữ xung quanh bao che và ủng hộ, nhưng vẫn thích tính cách độc lập, cuộc sống thường dễ chịu, có thể khắc Mẹ hoặc khắc Vợ.

3/ BÍNH:

Bính - Hỏa thường là mẫu người nóng tính, cả nội tâm và sức sống đều mãnh liệt, dễ bị xung động, trọng những biểu hiện có tính hình thức bề ngoài,... Tâm tính tuy quang minh lỗi lạc nhưng lại hay cố chấp, nóng nảy. Có tính vội vã và ưa hoạt động, có khi quá đáng thành ra kẻ bận rộn và lao lực. (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Bính = dương hỏa, nên có tượng là đám cháy, cây đuốc,... tính cấp, vội, nóng, có sự lan tỏa ra môi trường xung quanh"). BÍNH = Đàn ông thường được Mẹ / Vợ / Tình nhân / bạn bè nữ giới / nữ chủ nhân giúp đỡ. Nhưng lại cũng dễ bị hiềm khích, hiểu lầm.

4/ ĐINH:

Đinh - Hỏa là những người Nhu trung hữu cương, trông cá tính bề ngoài thì mềm dẻo nhưng có quyết tâm, cứng rắn bên trong, là kẻ có tính cách ôn hòa bên ngoài nhưng có khi bên trong như bị lửa đốt (cấp tháo, kiểu như nói chuyện với khách mà cứ nhìn đồng hồ như muốn chấm dứt nhanh chuyện để làm việc khác, mà thực ra cũng chẳng phải là việc gì quan trọng phải làm cả), kiêm tính tế nhị nhưng lại hay đa nghi, ưa quan sát kín đáo đối phương (để thẩm định giá trị hoặc nhận xét về một khía cạnh nào đó) và nhiều Tâm cơ (đầu óc hay tính toán, suy tính lung tung).(Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Đinh = âm hỏa, nên có tượng là lửa trong lò, lửa trong đèn lồng,... bên ngoài thì tĩnh mà bên trong thì động, để lâu có thể sẽ bộc phát").ĐINH = Có tính cách độc lập, lầm lì nhưng quyết liệt, dám làm dám chịu, không sợ hậu quả cũng như hậu hối (làm thì quyết không hề hối hận sau này).

5/ MẬU:

Mậu - Thổ là mẫu người cá tính ổn trọng, trung hậu, thành thật và giữ chữ Tín, hay trọng danh dự, mặt mũi, cho nên thường là người hay tự ái, cố chấp ý kiến của họ, không thích những kẻ ưa thay đổi và sống kiểu phù du, không thích những người hứa rồi không bao giờ đến. Họ rất hay thích những gì cổ điển và có tính xưa cũ, không thích nghi với những cái thay đổi quá đáng, họ có tính bảo thủ, lại hơi tiêu cực và khó thích ứng với hoàn cảnh mới (vì cứ nhớ lại những hình bóng, kỷ niệm thời xa xưa). (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Mậu = Dương thổ, nên có tượng là vùng đất cao, hơi nhô lên (lộ thiên),...có tính ổn định vững chắc, kiên cố"). MẬU = Giúp đỡ, che chở cho người thì nhiều, mà thọ lãnh sự giúp đỡ của người thì ít, hay nể sợ đàn bà, cá tính ổn trọng thâm trầm, nhiều cao vọng.

6/ KỶ:

Kỷ - Thổ là dạng người nội hàm (có nội tâm được hàm dưỡng tốt), tư cách không nóng vội, chịu đựng và nhẫn nhịn, thường thì các biểu hiện vui, buồn, ưa, ghét, v.v... ít khi để lộ quá rõ ràng ra bên ngoài, đối với công việc thì xử sự linh động, thông minh, đa biến hóa nhưng lại cẩn thận.(Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Kỷ = Âm thổ, nên có tượng là vùng đất ẩn tàng bên trong, phía dưới,...vừa có tính ổn định vừa có tính mềm dẻo, bền bỉ"). KỶ = Cũng thường bao che người khác, nhưng bị người khác làm hao phí tiền bạc của mình, hoặc dễ bị lường gạt, quịt nợ về tiền bạc. Nhưng là người đạt chữ nhẫn tốt nhất nên cuộc sống thường bình ổn và ít gặp phải sóng gió, bôn ba.

7/ CANH:

Canh - Kim thường có cá tính cương nghị, cương quyết, quả đoán, khảng khái, có tính cách hiệp nghĩa, hay giúp người khi người ta gặp khốn khó. Ngoài ra, còn mang tính hiếu thắng, thích xuất đầu lộ diện đứng mũi chịu sào, có đảm lược và hào sảng, cương trực, nhưng cũng cả tính cách công kích, phá hoại cùng dã tâm to lớn. (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Canh = Dương kim, nên có tượng là thiết trụ kình thiên, thanh bảo kiếm,... có tính rắn chắc, kiên cố nhưng cũng có tính chống đối, tranh thắng"). CANH = Thích tư thế độc lập, giúp người mà không mong người giúp.

8/ TÂN:

Tân - Kim có tính cách nhu hòa, ôn nhã, minh mẫn và khí chất thanh cao, hào sảng, thích thể diện và ít muốn va chạm xông xáo với giới phàm tục (vì e chén ngọc đụng phải chén sành chứ không phải nhút nhát) vì thế có thể bị hiểu lầm là thiếu khí phách, cũng là loại người trọng cảm tình, ý chí không được kiên định. (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Tân = Âm kim, nên có tượng là đồ trang kim thanh cao, những kim loại mềm và mỏng,...có tính cao quý, trang nhã, đẹp đẽ"). TÂN = Thích thể diện, hình thức, trọng tình cảm, có tâm hồn nghệ thuật.

9/ NHÂM:

Nhâm - Thủy có tính cách nhiệt tình cuồng cuộn như dòng sông đang trôi chảy, là kẻ đa tài đa nghệ, kiêm bị văn võ muốn chơi đằng nào cũng được, thường xuyên lạc quan yêu đời và ngoại hướng (thích hòa mình với sinh hoạt của dòng đời, dễ bị sự quyến rũ từ bên ngoài) có mưu lược và biết nắm lấy thời cơ, tuy thông minh nhưng hay làm theo ý của mình (ít chịu khuất phục kẻ khác). (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Nhâm = Dương thủy, nên có tượng là thác nước, mưa bão, những con sóng lớn,...có tính mạnh mẽ lôi cuốn nhưng không ổn định"). NHÂM = Tính cách độc lập và tự phụ rất cao, nắm được Thiên thời nên dễ chiếm được tiện nghi trong nhiều hoàn cảnh.

10/ QUÝ:

Quý - Thủy là kẻ thanh t*o, êm thắm, ôn nhu, bình tĩnh và hướng nội (sống thiên về nội tâm), là kẻ trọng tình cảm và có nhiều mơ mộng, ảo tưởng, tuy có tâm nhẫn nại, nhường nhịn nhưng đôi khi cũng bị nổi cộc nếu bị khiêu khích quá đáng. (Ns: các tính chất trên có thể hình tượng hóa như sau "Quý = Âm thủy, nên có tượng là chén nước trà quý, rượu ngon,...có tính thi vị, lan toả hương thơm"). QUÝ = Dễ bị hao tổn, thích biến động, bởi Quý là Can duy nhất không muốn dựa vào thế lực của Thiên / Địa / Nhân mà chỉ trông mong vào sự nỗ lực của chính mình, cho nên ưa thích những ngành nghề tự do, khởi phục cao độ.

II. Thuyết Tam Tài (rút gọn)

TAM TÀI: THIÊN, ĐỊA, NHÂN (Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa).

NGUỒN GỐC phát sinh của TAM TÀI:

THIÊN: Khai tại TÝ

ĐỊA: Khai tại SỬU

NHÂN: Khai tại DẦN

Tý, Sửu, Dần, 3 Cung đó là nơi khai thủy của Tam Tài (Thiên, Địa, Nhân), khoa Tử vi là môn nghiên cứu về Nhân, mà Dần là cung khởi thủy của Nhân, do đó lấy Dần làm Chính cung để định Thân / Mệnh.

CHỖ SỞ CƯ CỦA TAM TÀI:

Trong 12 địa chi thì được phân chia thành 4 bộ Tam hợp và bộ Tứ hành xung, trong đó:

THIÊN cư tại TÝ NGỌ MÃO DẬU = ứng với Thượng Hào.

NHÂN cư tại DẦN THÂN TỴ HỢI = Ứng với Trung Hào.

ĐỊA cư tại THÌN TUẤT SỬU MÙI = Ứng với Hạ Hào.

Do vậy, cứ theo Địa Chi mà nói thì nói thì cứ mỗi TAM HỢP đều có đủ Tam Tài.

ỨNG DỤNG CỦA TAM TÀI:

Mệnh Cung Tam Tài dùng xem xét số phận của người được xem cái cách người đó sẽ được hưởng Thiên thời / Địa lợi / Nhân hòa như thế nào, mức độ ra sao, nhằm giúp quyết đoán Cách cục của 1 lá số. (Ns: Đối với những người mới học Tử Vi có thể dùng như một căn cứ để bổ khuyết cho phép hội sao khi chưa có kinh nghiệm).

Tại Vận trình (Đại / Tiểu Hạn), Tam Tài dùng để xem xét Thời Thế như thế nào, có nên lộ mặt ra (làm ăn, hoạt động...) hay không, hay nên ẩn nhẫn, nên / không nên làm gì trong Đại / Tiểu Hạn này, mức độ thành công / thất bại cao thấp như thế nào, v.v...

Theo địa chi thì cứ trong mỗi TAM HỢP MỆNH CUNG đều có bao hàm các yếu tố THIÊN / ĐỊA / NHÂN. Có nghĩa là mỗi con người khi sinh ra đều phải chịu 3 loại Tác động rất quan trọng trong cuộc sống, đó là:

THIÊN THỜI = Tự giúp mình (độc lập, tự lập) nhưng nắm được thời cơ, điều kiện thuận lợi.

ĐỊA LỢI = Mình giúp người, nhưng chiếm vị thế nên hoàn cảnh, môi trường sẽ giúp lại cho ta.

NHÂN HÒA = Người xung quanh giúp mình, nhưng chưa chắc được hưởng Thiên thời, Địa lợi.

Nắm được Thiên thời là hay nhất (Ns: hay gặp may mắn, gặp thời), cho nên lá số nào có MỆNH CAN là GIÁP / ĐINH / CANH thuộc THIÊN thì thường được thành công và chiếm nhiều trong số lượng danh nhân / Vĩ nhân. Thiên can là QUÝ cũng có khả năng thành công và là Danh / Vĩ nhân, nhưng dễ bị Hao / Phá.

Qua những Tượng ý bên trên, chúng ta có thể đại lược suy ra được Tính cách của từng lá số, ví dụ như các trường hợp sau đây:

- Chẳng hạn Mệnh cung Thiên Can = BÍNH, thì thường được Mẹ / Vợ chu cấp, lo lắng, chăm sóc, v.v... nhưng cũng dễ bị xung khắc.

- TÀI BẠCH cung CAN tọa NHÂM = phải tự lực phấn đấu và phải dựa vào Thiên thời / Thiên ý (có nghĩa là phải đi hỏi Thầy bói khi nào làm ăn được, he he! - Ns: chỗ này tác giả hài hước cho vui vậy thôi, độc giả cần xem lại tính chất của can Nhâm).

- QUAN LỘC cung CAN tọa MẬU = Sự nghiệp của mình có thể dùng để bao bọc, giúp đỡ hay làm lợi cho kẻ khác, cho nên thường dễ bị phí tổn tâm sức mà cái lợi không có là bao.

Hoặc giả như trường hợp:

- Mệnh cung THIÊN CAN tọa NHÂM = Tính cách cao ngạo, tự thị, nếu giàu có thì cũng chia xẻ cho họ hàng hay người nghèo.

Lập lá số xong, xem đại khái sư kết hợp của Tinh tú, rồi dùng TAM TÀI, TỨ TƯỢNG (Tứ Hóa) quan xét thì gọi là XÉT VỀ KHÍ TƯỢNG (3 TÀI / 4 HÓA) để định CÁCH CỤC. Đây là chiêu thức CAO CẤP mà các Đại sư ngày xưa đã sử dụng, ngày nay bộc lộ ra thì ắt có kẻ coi thường, nhưng chỉ cần vài người hiểu giá trị và tự tìm biết cách ứng dụng.

III. Mệnh cung Thiên Can phối Thuyết Tam Tài (rút gọn)

Các Lý Thuyết liên quan tới TAM TÀI lâu nay bị bưng bít, một vài Trưởng lão thủ đắc được chiêu Tam Tài cứ lâu lâu đem ra HÙ 1 tiếng làm bọn Hậu bối giựt mình, chơi như vậy là không công bằng, nên hôm nay tui xin được công bố, vì thế quý vị không nên xem thường Chiêu này, nếu không có chỗ dùng tại sao người ta lại giấu kỹ như vậy?

GIÁP / ẤT / BÍNH = Thuộc THIÊN .

ĐINH / MẬU / KỶ = Thuộc ĐỊA .

CANH / TÂN / NHÂM = Thuộc NHÂN.

QUÝ là can có vị trí không chịu nhiều tác động của các thế lực THIÊN / ĐỊA / NHÂN.

TAM TÀI = THIÊN - ĐỊA - NHÂN (THEO THỨ TỰ 1-2-3).

GIÁP - ẤT - BÍNH (theo Thứ tự A - B - C)

Lấy A-B-C áp đặt lên trên 1- 2- 3 ta sẽ có:

1/

GIÁP thuộc THIÊN, nên GIÁP là THIÊN chi THIÊN (Trời của Trời / tầng Trời cao nhất).

ẤT thuộc ĐỊA, nên ẤT là THIÊN chi ĐỊA.

BÍNH thuộc NHÂN, nên BÍNH là THIÊN chi NHÂN.

2/

ĐINH thuộc THIÊN, nên ĐINH là ĐỊA chi THIÊN.

MẬU thuộc ĐỊA, nên MẬU là ĐỊA chi ĐỊA.

KỶ thuộc NHÂN, nên KỶ là ĐỊA chi NHÂN.

3/

CANH thuộc THIÊN, nên CANH là NHÂN chi THIÊN.

TÂN thuộc ĐỊA, nên TÂN là NHÂN chi ĐỊA.

NHÂM thuộc NHÂN, nên NHÂM là NHÂN chi NHÂN.

Can QUÝ đứng độc lập, không phụ thuộc THIÊN / ĐỊA / NHÂN, gọi là Ngoại Hóa chi Vị (Vị trí có Hóa thể Ngoại thuộc).

Để dễ hiểu có thể đưa về dạng bảng kiểu của bảng lập thành quẻ dịch, sau khi xác định được thiên can, muốn biết tính chất của nó khi phối vào thuyết Tam Tài thì chỉ cần: Nhìn vào bảng thấy can đó nằm ở đâu và chiếu từ trái qua phải, rồi chiếu lên trên, sẽ biết ngay:

QUÝ THIÊN ĐỊA NHÂN

THIÊN GIÁP ẤT BÍNH

ĐỊA ĐINH MẬU KỶ

NHÂN CANH TÂN NHÂM

VD: Giáp = Thiên chi Thiên, Kỷ = Địa chi Nhân, Tân = Nhân chi Địa, Nhâm = Nhân chi Nhân,...

Mời cung chủ MYC tiếp tục ra tay, nhân tiện xin MYC chỉ giáo về sự liên hệ giữa thuyết Tam Tài MC TC và thuyết Tam Tài của Hạn.

- Ma Y Cung đáp:

VỀ TAM TÀI của Đại hạn liên quan đến Mệnh cung Tam tài theo tôi thì cũng tựa như Lưu Tứ Hóa của đại hạn đối với Tứ Hóa Mệnh cung mà thôi, ví dụ Mệnh cung thiếu Địa lợi mà địa lợi thấy xuất hiện tại đại hạn thì tại Hạn này có thể làm ăn dễ dàng và mát mặt với đời 1 tý, vì đã hội đủ Tam Tài, nếu thấy kết hợp Tinh diệu tại Hạn này tương đối không xấu.

Vấn đề là phải làm sao kết hợp được sư liên hệ giữa Tam Tài Của Mệnh cung / đại hạn với Tứ Hóa cũng như sự phối hợp Cát / bất Cát của Tinh diệu để đưa ra 1 giải đáp tương đối Chính xác. Lý thuyết là vậy nhưng khi áp dụng thì mỗi người mỗi ý, có người chủ trương lược bỏ Tứ Hóa và Tinh diệu, có người chủ trương loại bỏ Tinh diệu chỉ giữ lại Tam Tài và Tứ Hóa .v.v...

(TAM TÀI ỨNG DỤNG TRONG ĐẠ/ & TIỂU HẠN)

- Ví dụ:

LƯU ĐẠI HẠN cung QUAN có TC = ĐINH, Tức L.QUAN được hưởng Thiên thời, nhưng nếu Tiểu Hạn là các năm NHÂM / QUÝ thì Thủy sẽ khắc Hỏa của ĐINH làm cho GIẢM hoặc MẤT Thiên thời.

Như LƯU ĐẠI HẠN cung TÀI có TC = ẤT, tức L.TÀI hưởng được Địa lợi, nếu Tiểu hạn là năm TÂN, Kim khắc Mộc, làm giảm mất phần Địa lợi trong Cung Tài.

Cũng vậy, Tiểu Hạn tại Cung Dần có chữ BÍNH, tức được Nhân Hòa, nhưng nếu đó là năm 1992 = Nhâm Thân, thì Nhâm sẽ khắc Bính làm mất đi lợi thế Nhân hòa . (Phải an Thiên Can theo năm sinh, bắt đầu từ Cung Dần chạy thuận vòng cho đến cung Sửu).

Ngược lại, những năm nào SINH cho Tam Tài thì Tốt, cứ theo lý Ngũ Hành sinh khắc, chế hóa mà suy luận.

Như vậy, vấn đề này vẫn chưa thống nhất và cần nhiều thảo luận, trao đổi để khám phá thêm, vì đơn giản là từ trước đến nay chưa từng có những cuộc hội thảo kiểu này, vấn đề là phải có 1 hiểu biết tổng quát, mà mỗi người chỉ biết có khu vườn nhỏ của mình, như vậy cần có nhiều phát hiện khác để bổ sung và củ chính.

Về việc phối Tam Tài, Tui – Ma Y Cung - xin sắp xếp lại (cho có trật tự 1 tý):

GIÁP ẤT BÍNH = Thiên .

ĐINH MẬU KỶ = Địa

CANH TÂN NHÂM = Nhân .

---------------------------------------

Thiên Địa Nhân

Ví dụ, muốn biết GIÁP là gì, ta thấy theo chiều NGANG thì GIÁP = Thiên .

Từ chữ GIÁP nhìn theo chiều DỌC xuống dưới cùng ta thấy chữ Thiên. Như vậy GIÁP = Thiên chi Thiên.

KỶ, theo chiều Ngang = Địa / theo chiều Dọc = Nhân.Vậy, KỶ = Địa chi Nhân.

Các Bạn FORGET giùm phần viết bên trên (1-2-3) và (A-B-C) đi vì thấy nó lủng củng quá.

4. Nick QuachAthanh: Bác Ma Y Cung, Mong bác có thể cho một vài ví dụ về cách luận. Như Mệnh cung là can Canh.

Canh đọc ngang là Nhân = Được người giúp, ỷ lại

Canh đọc dọc xuống là Thiên = Độc lập tính, nắm được thiên thời.

Như vậy cung Mệnh can Canh sẽ là Nhân Chi Thiên. Ý nghĩa của Nhân Chi Thiên là gì? Phải chăng là sự tổng hợp của hai yếu tố Nhân và Thiên?

- Đáp:

THIÊN = Thiên thời, ĐỊA = Địa lợi, NHÂN = Nhân hòa. Cứ dựa theo ý của 3 chữ trên mà diễn đạt. HÀNG NGANG LÀ CẤP SỐ, HÀNG DỌC LÀ BẢN VỊ.

* HÀNG DỌC = BẢN VI:

GIÁP / ĐINH / CANH = THIÊN THỜI (nắm được THIÊN THỜI vì có BẢN VỊ là chữ THIÊN).

ẤT / MẬU / TÂN = ĐỊA LỢI (nắm được ĐỊA LỢI vì BẢN VỊ là chữ ĐỊA).

BÍNH / KỶ / NHÂM = NHÂN HÒA (nắm được NHÂN HÒA vì BẢN VI là chữ NHÂN).

* HÀNG NGANG = CẤP SỐ.

Chữ THIÊN / ĐỊA / NHÂN theo hàng NGANG có thể hiểu là THƯỢNG / TRUNG / HẠ, vì dùng để chỉ CẤP SỐ.

* Điểm CHÍNH YẾU là HÀNG DỌC còn HÀNG NGANG chỉ là CẤP SỐ.

Như chữ ĐINH, Bản vị là THIÊN cho nên nắm được THIÊN THỜI, và có Cấp số là ĐỊA (TRUNG) nên gọi là ĐỊA chi THIÊN = Có được Thiên thời, nhưng chỉ ở mức TRUNG ĐẲNG. chưa phải là cao nhất (vì cao nhất là Thiên chi Thiên).

Như chữ TÂN = ĐỊA LỢI, nhưng Địa lợi ở CẤP ĐỘ nào thì xem HÀNG NGANG = NHÂN (có nghĩa chỉ ở mức HẠ ĐẲNG – thấp nhất).

Ví dụ: Mệnh cung Thiên can có NHÂM = Nhân chi Nhân, có nghĩa là người này nắm được, sở hữu được tính Nhân hòa, tức là được lòng người xung quanh (Bà con, hàng xóm... tuy rằng ở mức độ không cao vì chỉ có cấp số là NHÂN (Hạ đẳng).

Nếu QUAN có chữ NHÂM = Được cấp trên đề bạt / đồng nghiệp giúp đỡ, v.v... tuy nhiên những sự ưu ái đó vẫn chưa phải là cao nhất vì do cấp số chỉ ở mức thấp.

Nếu TÀI có chữ NHÂM = Tiền bạc làm ra là nhờ yếu tố nhân sự, nhân hòa, chẳng hạn như mở quán Phở, tài nghệ nấu nướng thì chỉ dưới trung bình, quán lại ở trong hẻm nhưng vẫn sống được vì cả xóm đa số đều ủng hộ.

Như vậy khi Mệnh cung Thiên Can = NHÂM, tức đương sự nắm được yếu tồ Nhân hòa.

5. Nick Khongtuong: Mong Cung chủ MYC tiếp tục tường minh giùm tôi và các độc giả ở một vài điểm nữa trong thuyết Tam Tài Mệnh Cung Thiên Can.

Do khởi từ Dần nên đến Hợi sẽ hết 10 TC, qua Tý & Sửu sẽ lần lượt lặp lại TC của Dần & Mão. Vì vậy, Hành của các cung này sẽ vượng hơn các Hành khác tại các cung còn lại. Ví dụ: năm 2010-Canh Dần thì TC Tháng Giêng - cung Dần là Mậu (thổ), Mão là Kỷ (thổ),... đến Tý là Mậu (thổ), Sửu là Kỷ (thổ). Như vậy:

a, Sự vượng quá của Thổ sẽ có vai trò như thế nào khi luận đoán?

b, Xét về Hành của các Địa Chi của cung thì Dần & Mão thuộc Mộc, nay thiên can của cung đều là Thổ. Tương tự, Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ, nay thiên can đều là Thổ. Sự chế hóa của Ngũ hành có được áp dụng vào đây hay không?

c, Nếu tạm bỏ qua sự rắc rối về Hành của các Địa Chi, sau khi xác định được Thiên Can của các cung thì ghép ngay vào Địa Chi và dùng ngay Hành của Nạp Âm của nó liệu có thỏa chăng?

- Đáp:

a/ Khi qua những Cung Vượng THỔ, dĩ nhiên Hiện tượng Địa lợi nổi bậc, nhưng CÁI CHÍNH và QUYẾT ĐINH VẪN LÀ THIÊN CAN.

THIÊN CAN là Quyết định nhưng nhìn ĐỊA CHI có thể cho ta biết Mức độ Thịnh / Suy ... của Thiên Can như thế nào. Vì thế, khi đã phối hợp Can và Chi thì không cần thiết dùng HÀNG NGANG - CẤP SỐ nữa.

b/ Tất nhiên là PHẢI CÓ sự Chế Hóa của Ngũ Hành ở đây,vì thế tôi mới đưa ra cái Hướng Kết hợp Can Chi. VẤN ĐỀ là tại sao người ta chỉ lấy Thiên CAN để luận?

Thứ nhất là Địa chi gồm nhiều Thành phần, không chuyên nhất.

Thứ nhì, kết hợp Can Chi nhiều khi rất khó cho người luận.

Thứ ba, Địa Chi cũng như gốc rễ (Địa chi = nhánh dưới đất = gốc rễ), Thiên Can cũng như thân cây, hoa lá cành. Thiên Can vì hiển lộ nên dễ thấy, Địa chi ẩn tàng nên khó nhìn.

Thiên Can ví như Thân cây /như HOA, duy chỉ nhìn HOA là có thể biết được Tổng thể của nó, chẳng hạn nhìn 1 đóa hoa là ta có thể biết giống Hoa gì, Quý hay tầm thường (Cách cục) nhìn lá có thể biết nó bị bệnh gì, nhìn Thân biết nó sống được bao lâu ...

Từ trước đến nay, như tôi đã nói, chưa có ai dùng sự kết hợp giữa CAN và CHI để luận đoán về Tam Tài, người ta chỉ 1 mạch dùng THIÊN CAN mà thôi.

Cho nên Kết hợp giữa CAN và CHI để luận Tam Tài là 1 HƯỚNG quá mới mà tôi đã đề ra, nhưng vẫn có cái lý của nó. Và Các Bạn muốn đi Hướng này thì phải tự làm chủ chính mình, đây là 1 lối đi chưa ai đi, thì mình là người Pioneer phải đi thử và quan sát lấy kinh nghiệm, trước mặt của mình không là ai cả.

c/ Nếu Bạn dùng NẠP ÂM thì lại tạo dựng thêm 1 Hướng mới nữa, tại sao không thỏa chứ? Dùng Nạp Âm có nghĩa là bỏ Chính Ngũ Hành nhảy qua dùng Phản Ngũ Hành, dùng Nạp Âm có nghĩa là dùng SỐ / KHÍ SỐ để đoán, cũng tựa như dùng Quái số vậy. Tử bình xưa kia cũng có trường phái dùng Nạp Âm đoán rất chính xác.

Bổ xung thêm về LÝ THUYẾT: TAM TÀI có 2 phần: ÂM và DƯƠNG:

Tất cả Phần Lý thuyết về MC THIÊN CAN bên trên có thể gọi là DƯƠNG CỤC TAM TÀI, vì Thiên Can thuộc DƯƠNG.

Nửa phần còn lại là PHẦN nghiên cứu thêm về ĐỊA CHI TAM TÀI, hay gọi là ÂM CỤC TAM TÀI (Xem bảng CHỖ SỞ CƯ CỦA TAM TÀI).

Thực ra người ta chỉ dùng DƯƠNG CỤC Tam Tài để luận về THIÊN THỜI / ĐỊA LỢI / NHÂN HÒA, không mấy ai phối hợp DƯƠNG CỤC và ÂM CỤC, tức PHỐI HỢP THIÊN CAN và ĐỊA CHI để luận vì Âm cục Tàng Can rất hỗn Tạp, không được Tinh thuần như Thiên Can, đó là lý do người ta không dùng ĐỊA CHI TAM TÀI.

Nhưng phải chú ý một số trường hợp sau:

GIÁP TÝ = Giáp và Tý đều thuộc THIÊN, can Giáp - Mộc được chi Tý - Thủy sinh cho, nên nắm được Thiên thời rất mạnh.

ĐINH MÃO cũng vậy, ĐINH và MÃO = THIÊN, mà MÃO - Mộc sinh cho ĐINH - Hỏa nên Thiên thời rất mạnh.

CANH TÝ = Đều là THIÊN, nhưng CANH - Kim lại sinh xuất TÝ - Thủy, nên tính chất Thiên thời tuy khá mạnh, nhưng đang trên đà giảm sút.

CANH NGỌ = Đều là THIÊN, nhưng CANH đang ở Vị thế Mộc dục, có lực lượng yếu nhất trong Lục CANH. Nhưng dù sao CANH NGỌ ở vị thế Lưỡng THIÊN, nên khí thế vẫn mạnh, nhưng cuối cùng cũng chính vì quá ỷ vào Thiên thời mà có thể suy sụp sự nghiệp.

Ở ngay trên là nói về các trường hợp thuộc Thiên, còn các trường hợp khác (ĐỊA và NHÂN) thì cũng suy luận tương tự sẽ hiểu.

DÙ SAO, trong giai đoạn đầu để khỏi bối rối, quý vị cứ dùng THIÊN CAN là đủ.

Sau khi dùng TC thuần thục, thì mới đi thêm bước nữa là dùng Thiên can phối Địa chi, nhưng theo tôi biết thì trong THỰC HÀNH, hiện nay chưa có ai dùng chiêu này.

Nên nhớ trong Trường hợp nào thì cũng phải phối hợp với TINH DIỆU để luận, Ví dụ, bản cung có được Thiên thời, nhưng ngộ Không Kiếp / Mã ngộ Không vong / Thiên Không, Hình, Kỵ, v.v... thì coi như Tính chất Thiên thời bị tổn hại nặng, không còn bao khí lực.

6. Nick Cự Cơ: Mong được Bác ma y cung giải thích giúp Cháu tuổi Ất Sửu Mệnh cung ở Dậu. Cháu xin cảm ơn Bác nhiều!

- Đáp:

MC TC = ẤT (DẬU) = Thiên chi Thiên, Thiên thời có Khí thế rất mạnh, lại thêm Địa chi là chữ THIÊN, nên có đầy đủ khí lực, Thiên thời ở thế Cực mạnh, nhưng Địa chi Dậu Kim khắc Mộc nên có giai đoạn bị mất Thiên thời, Hậu vận hoặc trong 1 Đại vận nào đó có thể suy vi vì mất Thiên thời (kết hợp Tinh diệu ở các Đại vận để đoán).

QUAN CUNG Thiên Can = KỶ (SỬU) = Địa chi Nhân, tính cách Nhân Hòa chiếm mức Trung bình. Địa chi đồng Hành lại chiếm chữ Địa thì thế Nhân hòa trên mức trung bình (ở đây vẫn luận Nhân hòa là Chính).

TÀI CUNG Thiên Can = TÂN (TỴ) = Nhân chi Địa, Địa lợi ở thế thấp. Địa chi TỴ = Nhân, Tỵ Hỏa khắc Tân Kim, nhưng Kim không bị tiêu diệt (Trường sinh chi địa), như vậy Địa lợi của Tài cung ở mức rất thấp.

Làm ăn nên chú trọng ở mặt Địa lợi (vì mình bị yếu thế ở lãnh vực này), ví dụ chọn địa điểm kinh doanh tại những chỗ thuận tiện cho sự đi lại, đùng chọn trong hóc hẻm (ở Mỹ mở tiệm mà thiếu Parkings thì sụp liền), mua bán nhà đất cũng vậy, đừng chọn ở những nơi hẻo lánh, ngập nước .v.v .Nếu là Sĩ quan, thì phải học thêm về Địa hình.

MỆNH Cung Thiên Can có Địa lợi bị Hãm, đa Sát tinh, nếu có Hỏa Tinh đừng ở những tòa cao lâu có rào kín mít, Hỏa hoạn khó thoát, v.v...

* Nói về nguồn gốc của Thuyết "Mệnh Cung Thiên Can phối Tam Tài":

Tôi xin minh định tôi không tạo lập ra Thuyết này, Tác giả Thuyết này là ai và có ghi chú trong các sách Tử vi Bí truyền hay không thì tôi cũng rõ, chỉ biết rằng đây là 1 Bảo bối và được Khẩu truyền (trước 1975, Chiêu này được ít người biết nhưng chỉ truyền trong gia đình/đệ tử ruột, nhà tui có mấy ông Chú, Bác chơi Tử vi trên 30 niên mà cũng không được ai dạy Chiêu này).

Chiêu Tam Tài này theo tui thì có lẽ là của NAM Phái HÀ LẠC, Trường phái này rất chuyên về KHÍ CÔNG, thường dùng CAN và CHI (Ngũ Hành) phối hợp với Cung vị / âM DƯƠNG để coi số. Nhưng thông thường thì thấy họ dùng CAN là CHÍNH / CHI là PHỤ.

Phái HÀ LẠC này có ảnh hưởng rất lớn ở miền Nam Trung Hoa và ngay cả VN.

Trong các sách Tử vi hiện hành thỉnh thoảng thấy tàn tích của Họ, thấy trong PhiTinh TVDDS, TÚ phái Tvds, Tử vi Áo Bí (Việt viêm Tử), Trường phái sư huynh đệ của Cụ Bala đều có sử dụng lý thuyết Hà lạc, nhưng tuyệt nhiên không ai đề cập đến Chiêu này.

Về BẰNG CHỨNG: Bằng chứng chính là Thời gian, tui không cần đánh bóng nhưng ai cũng biết đây là 1 chiêu cao tầng, đã là cao tầng thì Cao thủ lấy ra áp dụng (sau vài tháng cho đến 1 năm, vì mới đầu còn lọng cọng chưa thể đánh giá được) sẽ thấy thuận tay vừa ý hay không, vì còn tùy, chiêu này tui thích nhưng anh không thích thì sao? Và đã là Cao thủ thì có thể tự vận hành sử dụng khi đã biết kiếm quyết. Tự nghiệm mới thấy được cái hay của nó ở chỗ nào.

(Nguồn: bài viết của tác giả Ma Y Cung)

Đẩu Số trực đoán 150 điều

(150 điều quyết đoán dứt khoát trong Đẩu Số)

1, Kình Dương lạc Bản cung, đôi khi không đáng sợ mà thậm chí còn đại biểu cho quyền lực. Sợ nhất là lạc vào Thiên Di cung chính chiếu. Gặp riêng Hỏa Tinh hay Linh Tinh cần phải luận khác nhau.

2, Thiên Đồng hoặc Thái Âm thủ Mệnh xinh đẹp. Thiên Phủ tại Mão hoặc Tị thủ Mệnh, thì trường hợp đầu có Thái Âm cư cung Phụ Mẫu, trường hợp sau có Đồng Âm cư cung Phụ Mẫu, mà đều là có Thái Âm hãm địa. Bởi lẽ Phụ Mẫu cung là Tướng Mạo cung.

3, Không Kiếp vào Phúc Đức cung, coi tiền bạc như rác rưởi, rất khó có thể có sự tích góp dành dụm.

4, Thiên Mã và Không Kiếp cùng thủ Tài Bạch cung, chủ nghèo túng thiếu thốn, có tiền không hoa mắt không chịu được.

5, Cự Môn tại Tý Ngọ cung là "Thạch Trung Ẩn Ngọc" cách, cưỡng ép xuất đầu lộ diện hoặc đứng đầu thì tất sẽ gặp họa, còn ẩn giấu ngầm hay kín đáo thì phúc không hề mỏng chút nào.

6, Cơ Lương đồng cung hoặc hội chiếu đến Tài Bạch cung, mưu tính về tiền bạc có thừa sự khéo léo, nhưng chưa hẳn đã được xác định là giàu có.

7, Người có Tham Lang thủ Mệnh, có sở trường giao tiếp chén tạc chén thù rất giỏi, cũng giỏi hiểu tâm lý người khác, ở tại cung độ tốt lành lại có tác dụng hóa thù thành bạn.

8, Thiên Lương có huệ căn (trí tuệ sáng suốt), Thiên Cơ đa học đa năng, Tham Lang cũng chuộng tu luyện thuật thần tiên, cũng có thể học tốt thuật số.

9, Nữ nhân mà có Mệnh cung, Phúc cung hoặc Phu cung có Hồng cao chiếu, đa phần là xinh đẹp mà có sức hấp dẫn, nhưng dễ chiêu phong dẫn điệp (chiêu gió đến dụ bướm bay theo, ám chỉ sự lôi thôi với chuyện tình cảm, bị trêu hoa ghẹo nguyệt). Gia thêm Thiên Hình thì có sự giáo dục kề cận, tự hạn chế với khắc chế được ảnh hưởng của tính buông thả.

10, Hỏa Tinh thủ mệnh quả là nóng nảy gấp gáp, có thể nổi giận bất thình lình, tới lúc người ta trung niên mà hỏa khí vẫn thịnh.

11, Nữ nhân Vũ Khúc thủ Mệnh, thông thường đều giỏi giang, có chí hướng của kẻ trượng phu và tượng của người vợ đoạt quyền chồng.

12, Thiên Cơ thủ Mệnh, tất sẽ có hứng thú say mê học một môn nào đó mà chẳng liên quan gì đến nghề nghiệp cả. Nếu như hội cát tinh, bản thân kiêm quản trách nhiệm kiểm đếm. Nếu như tứ sát mà hội chiếu thì có nguy hiểm yểu thọ.

13, Thiên Đồng tại Ngọ cung lập Mệnh mà cùng với Kình Dương đồng cung, là "Mã Đầu Đới Tiễn" cách, Mệnh của đại tướng quân.

14, Thiên Phủ ở Huynh đệ cung, chẳng gặp lục hung thì có nhiều anh em, cỡ 5 người trở lên.

15, Thiên Tướng thủ Mệnh, Thiên Lương với Hóa Lộc giáp củng gọi là "Tài Ấm giáp Ấn", phúc dày; còn nếu như Hóa Kị và Kình Dương giáp củng thì là "Hình Kị giáp Ấn", có tai họa lao ngục.

16, Phá Quân thủ Phu Thê cung, lại thêm Tả Phụ Hữu Bật hội chiếu, hôn nhân bất lợi.

17, Tật Ách có Kình Hình lạc hãm, là kẻ phải trải qua nhiều lần phẫu thuật, mổ xẻ.

18, Thiên Lương hoặc Thiên Đồng miếu địa thủ Mệnh mà không gặp sát tinh, đa phần rất thọ.

19, Phá Quân hội hợp Hóa Kị là có nguy hiểm về sông nước, đặc biệt Văn Khúc hóa Kị là ứng nghiệm.

20, Thiên Lương sợ nhất là 3 sao Kình, Đà, Thiên Hình hội chiếu, cuộc đời tất phải có 1 lần gặp nguy hiểm tới mức cửu tử nhất sinh.

21, Cung Phu Thê mà có Thái Dương miếu cùng với Cự Môn thì rất dễ kết hôn cùng với người dị tộc (QNB chú: dị tộc đây nên hiểu là người dân tộc khác, hoặc là người nước ngoài - ngày nay).

22, Vũ Khúc tại Mão thủ Mệnh, vóc người nhỏ thấp, giọng nói hơi có âm khàn khàn.

23, Phu Thê cung có sao Quả Tú, nếu tam phương tứ chính không hội cát tinh thì rất có thể ly hôn.

24, Nếu như Đại Hạn cùng với Lưu Niên Tử Tức cung là Thái Dương, xác định là sinh con trai; nếu như là Thái Âm thì xác định là sinh con gái.

25, Của cải cơ bản phân ra làm 3 loại: Của cải của Lộc Tồn là tích tụ mà thành tiền tài; Của cải của Vũ Khúc là việc làm ăn buôn bán hoặc do cơ hội đắc tài nào đó mà thành tiền tài; Của cải của Thái Âm là tiền tài của lương bổng hoặc loại thù lao.

26, Về phần tiền của bất chính, Tham Lang hóa Lộc hội Hỏa Linh, tất có tiền của bất ngờ ngoài dự tính, bao gồm cả từ làm ăn hoặc thu hoạch bất ngờ nào đó. Tiền tài của Phá Quân hóa Lộc càng thuộc loại tiền tài "bất ngờ của bất ngờ".

27, Người có Thiên Lương thủ Mệnh phần lớn có dự cảm, linh tính rất mạnh mẽ, đặc biệt là khi ở tại hãm cung là không sai. Nhưng cũng không phải là trọn cả đời trước sau đều có, mà Phong Thủy đối với cái này cũng có lực trợ giúp nhất định.

28, Thiên Cơ tọa thủ cung Tử Tức gặp sát tinh, thì con cái chắc chắn rất ít, còn có rất muộn.

29, Quan Lộc cung hội chiếu đến là sao Thiên Vu với sao Phong Cáo thì có thể chủ thăng chức; Mệnh cung Văn Khúc hóa Khoa cũng cùng thuộc dạng thăng cấp rất nhanh.

(QNB chú: Sao Thiên Vu được an theo tháng sinh. Theo các bài quyết sau:

Tị Thân Dần Hợi, Thiên Vu vị

Phân luân thập nhị nguyệt tinh quân

=

Vị trí của Thiên Vu theo các cung Tị, Thân, Dần, Hợi

Lần lượt phân bố cả 12 tháng.

hoặc bài quyết:

Dần Ngọ Tuất nguyệt Vu ư Tị

Thân Tí Thìn nguyệt tại Dần cung

Tị Dậu Sửu nguyệt Vu ư Hợi

Hợi Mão Mùi nguyệt tại Thân cung

=

Cứ theo tên Địa Chi của tháng mà an Thiên Vu vào cung trong cùng câu quyết.

Thiên Vu đi hình chữ Z trên lá số, bắt đầu từ tháng giêng ở Tị -> tháng 2 ở Thân -> tháng 3 ở Dần -> tháng 4 ở Hợi -> tháng 5 quay về ở Tị ->.... tháng 12 ở Hợi. Chỉ trong 4 cung ấy mà thôi.

Thiên Vu chủ được hưởng, được thừa kế, thăng tiến,...)

30, Tử Phá cùng thủ cung Quan Lộc, quả nhiên chủ sự nghiệp biến động. Lúc này cần xem thêm cung Nô bộc có thể thu hoạch được rất nhiều thông tin gợi mở.

31, Thiên Tướng thủ ở Phu Thê cung, có câu "Thân thượng gia thân", người phối ngẫu có khả năng chính là đồng sự, đồng nghiệp, bạn đồng môn, hoặc là trước kia đã từng là hàng xóm, ở gần nhau, hai nhà đã từng thân với nhau.

32, Vũ Khúc thủ Huynh Đệ cung, anh em dễ bất hòa, nếu lại hóa Kị thì quan hệ anh em càng thêm tồi tệ.

33, Tham Lang thủ Mệnh ở Tuất cung, gặp sao "Thiên Không" cấp Ất (tức là sao cấp thứ nhì, là Thiên Không trước Thái Tuế trong TV Vịt nhà ta), không có gì là bất lương cả, chẳng qua chỉ là thêm vào cái vốn sẵn hứng thú đối với những sự thuộc về số mệnh và những thứ thần bí; vóc dáng cũng thường trở thành thấp bé.

34, Ở trong mệnh bàn mà Đào Hoa thái vượng, nếu như gặp Thiên Không thủ Mệnh thì không những không sợ Đào Hoa phiền nhiễu quấy rầy mà ngược lại còn càng tỏ ra thanh bạch trinh tiết.

35, Hóa Lộc, Quyền, Khoa hội chiếu xung quanh cung Phụ Mẫu, cha mẹ không nhất định phải là giàu có, nhưng mà được trường thọ. Nếu như lại thấy Không Kiếp, có khả năng còn muốn phụng dưỡng cha mẹ một khoảng thời gian rất lâu nữa.

36, Thiên Lương hóa Lộc dễ chiêu chuốc sự tranh luận phê bình cùng người khác, cho nên Thiên Lương không quá hợp với cái sự hóa Lộc.

37, Thái Dương ở tại cung nào đó cũng không hợp hóa Lộc, như Thái Dương tại Ngọ hóa Lộc thì tổn hại đến chất lượng của nó, lại thêm khiến cho Thiên Đồng ở cung Phu Thê hóa ra nhọc nhằn lao khổ.

38, Phá Quân tại Tuất thủ cung Điền Trạch, lại thêm hóa Lộc, rất rất nhiều đều là có gia sản tổ tiên để lại. Nếu không hóa Lộc, thì quan trọng xem cung Phụ Mẫu như thế nào, nếu như cung Phụ Mẫu có tam phương tứ chính được cát tinh củng chiếu, thì cũng là có được tổ nghiệp. Cho dù cung Phụ Mẫu không được cát thì vẫn có thể được hưởng di sản, có điều là có thể nó đến từ trưởng bối trên mình một đời như là cô dì chú bác... độ chuẩn xác cao đáng kinh ngạc.

39, Tật Ách cung có Lộc tinh quá nhiều hoặc là Lộc trùng điệp, rất nhiều khi lại biểu hiện có bệnh tật. Nhưng mà Hóa Lộc tại Tật Ách lại chưa chắc có thể trị khỏi. Hơn nữa, Phu Thê, Điền Trạch bất cát thì tình hình lại càng thêm tồi tệ. Nhưng mà Hóa Lộc thường hay có thể chữa được.

40, Trong cách cục "Nguyệt Lãng Thiên Môn", Thái Âm tại Hợi mà hóa Kị, cung Thiên Di có Thiên Cơ hóa Lộc bị Kị chính chiếu, Quan Lộc cung có Thiên Lương hóa Quyền cùng Lộc Tồn. Ngược lại so với Thái Âm hóa Lộc mà khiến cho Cự Môn hóa Kị ở cung Phúc Đức, cũng đều tốt đẹp cả.

41, Thiên Cơ hóa Kị kép thủ cung Nô, dễ bị bạn bè bán đứng.

42, Thái Dương hội Cự Môn ở Thiên Di cung, thấy Sát Kị, chủ chết nơi đất khách quê người.

43, Thái Dương tọa Mệnh, vận hạn đi tới cung viên có các sao quý hiển tọa thủ, cần phải đặc biệt để ý đến niên hạn khai vận. Cái gọi là quý hiển tinh đó là Tử, Phủ, Thiên Lương, Thái Âm,...

44, Đại hạn Tật Ách là Phá Quân, thấy Vũ Khúc hóa Lộc, tam Sát hội chiếu mà Hỏa Tinh đồng độ, chủ 10 năm có "nha bệnh".

(Nha nghĩa đen có nghĩa là răng, bộ nhá, cắn xé, môi giới cò mồi mối lái, chỗ quan làm việc của quan chức,...

Bệnh có nghĩa đen là bệnh tật, ốm đau, tai ách, lo âu, băn khoăn lo lắng, chỉ trích mắng mỏ,...

Cho nên nghĩa đen của nha bệnh = bệnh ở răng. Còn nghĩa bóng thế nào thì QNB không biết).

45, Thiên Đồng với Hỏa Tinh ở tại cung Điền Trạch của Lưu Nhật thì chủ thay đổi bóng đèn, sửa đồ điện, điện tử.

46, Thiên Đồng tại Điền trạch cung, thấy Hóa Lộc cùng cát thì chủ có khánh điển (buổi lễ mừng long trọng, lễ kỷ niệm, lễ thành lập gì đó,... có lẽ nên hiểu liền với ý ở câu bên trên).

47, Thiên Đồng tại Điền Trạch cung, thấy các văn tinh thì chủ trùng tu sửa chữa.

(cũng nên hiểu liền mạch với các câu trên).

48, Thiên Đồng thấy Hỏa Tinh tại Điền Trạch cung mà Thiên Lương đồng độ hoặc hội chiếu thì chủ sợ bóng sợ gió vật dễ cháy (lo lắng thấp thỏm bất an).

49, Vũ Khúc hóa Kị cư cung Mão, ở thời nay, có khả năng biến thành sinh tử quan đầu (sống chết ở trước mắt).

50, Đại hạn Thái Dương hóa Lộc với Cự Môn đồng độ, chủ được đề bạt cất nhắc bởi người ngoại quốc, hoặc người khác quê hương xứ sở.

51, Câu "Thái Dương phạ phùng Tù Ám Phá Quân" (Thái Dương sợ gặp Tù, Ám, Phá Quân) là chỉ người vốn có Thái Dương tọa Mệnh, ở dưới 1 điều kiện tình hình nào đó, không thích Đại hạn hoặc là Lưu niên Mệnh cung đi qua các cung vị có Liêm, Phá, Cự Môn.

52, Cung viên vốn có Bắc đẩu tinh tọa thủ, (hạn) lại gặp cung viên có Bắc đẩu tinh tọa thủ nữa, cát hung liền tương đối khẩn cấp, quan trọng. Nếu như gặp cung viên có Nam đẩu tinh tọa thủ, thì cát hung lại nhẹ nhàng chậm chạp. Như "tối hiềm Văn Vũ nhị Khúc song hóa Kị" (rất ngại Hóa Kị kép từ Văn Khúc Vũ Khúc) chính là cái ý này.

53, Khi Thiên Đồng hóa Kị kép thủ Điền Trạch cung cần khán tam phương tứ chính Mệnh cung tinh diệu thế nào, như gặp phải tinh diệu bất cát hoặc Thiên Di gặp Liêm Trinh Hóa Kị với Thất Sát đồng cung thì sẽ có tai nạn rất lớn, đặc biệt là đúng với lúc đi xa.

54, Người mà thiên bàn có Quả Tú thủ Phu Thê cung, nếu lại gặp phải sát tinh củng chiếu vào Phu Thê, đa phần là rất khó thành hôn hoặc là người kết hôn rất muộn.

55, Nếu như người đã kết hôn, khi tại đại hạn gặp phải Quả Tú thủ Phu Thê cung, cũng gặp phải các sát tinh giống trên, thì ở trong đại hạn đó rất dễ ly hôn. Lưu niên gặp phải thì không nhất định là ly hôn, có khả năng xảy ra một số chuyện dạng "quả tú".

56, Đồng Cự đồng cung, bởi vì không được hội chiếu Thái Dương, mặc dù không hóa Kị cũng chẳng đẹp đẽ gì, trừ phi trong nó có một sao hóa Lộc, hoặc giả có cát tinh củng chiếu, mới có thể tiêu trừ những ảnh hưởng không tốt.

57, Thiên bàn Vũ Khúc hóa Kị thủ Tật Ách, nhưng đại vận đi thuận, suốt đời cũng chẳng gặp Vũ Khúc hóa Kị thủ Phu Thê cung, thì phải để ý đến Lưu niên mà gặp Vũ Khúc hóa Kị kép thủ Phu Thê cung.

(QNB chú: tức là ban đầu thì nói đến lá số gốc và cung Lưu Phu Thê của đại hạn ko xảy ra mối quan hệ ấy - thực ra có xảy ra nhưng với điều kiện ở hạn > 96 tuổi

Chỉ có điều, chủ ý của tác giả muốn nói ở đây là nếu không gặp mối tương tác ấy trong đời trên phương diện đại hạn thì cần phải rất chú ý đến tương tác của hạn Lưu niên. Vì cuộc đời vốn thuộc định luật bảo toàn lớn, nó chẳng xảy ra ở chỗ/lúc này thì tất sẽ có xảy ra ở chỗ/lúc khác, dưới một hình thức nào đó).

58, Xương Khúc tại nguyên bàn (tức ls gốc) mà giáp Phúc Đức cung, đa phần là người đặc biệt thông minh và thích đọc sách.

59, Vũ Khúc hóa Kị thủ Điền Trạch: một là không thích hợp để bố trí sắp đặt mua bán tài sản, sản nghiệp. Hai là phải đề phòng công ty, gia trạch bị người cướp bóc, cướp đoạt.

60, Cái người Tử Tham Phúc Đức cung gặp sát tinh xung chiếu, khó tránh được cái chuyện sắc dục mà tổn hại đến sức khỏe.

61, Phụ nữ nếu như Thiên Đồng hóa Kị thủ Mệnh, lại thêm nữa là Phu Thê cung vô cùng náo nhiệt, cực kỳ dễ có khả năng luân lạc phong trần.

62, Đồng Lương thủ mệnh, có khuynh hướng "vóc dáng cao".

63, Phu Thê cung náo nhiệt, mà nếu Mệnh cung có Thiên Hình hoặc Thiên Không, phản chuyển thành chủ thanh bạch thuần khiết.

64, Thiên Đồng hóa Kị thủ Điền Trạch, Tử Tức cung lại nhiều sát tinh hội chiếu, nên cái năm sinh con là vì chuyện đó mà có phiền não rất lớn, tức là mẹ con cùng có tiền đề xa cách, là sản nạn.

65, Người bình thường gặp Quan Phù thường sẽ có phát sinh chuyện quan tụng thị phi. Nhưng nếu cùng hội với Long Đức cùng Tấu Thư, thì dù có quan phi cũng sẽ việc lớn hóa nhỏ, việc nhỏ hóa không có.

66, Khi Phá Quân hóa Lộc thường có cơ hội mới mẻ cùng với tiền tài không chính thức, tiền tài bất ngờ. Nhưng mà lúc này cung Quan Lộc nhất định là Tham Lang hóa Kị, biểu thị lúc cơ hội mới đã đến đã bắt đầu, ngay lập tức có người mưu đồ phân chia chén canh miếng ăn, thành ra tự nhiên có triệu của sự tranh đoạt.

67, Phong cách của Phá Quân, thường trong những lúc vô tình không để ý mà làm những chuyện khắc bạc quả ân (cay nghiệt bạc bẽo), nên bị người ta cho rằng vô tình vô nghĩa, khó có thể nhận được sự nhất trí tán thưởng đến từ người khác.

68, Người mà Địa Kiếp với Thiên Mã, Hỏa Tinh cùng thủ Mệnh cung, thông thường ngoại trừ bên ngoài cực kỳ hiếu động hoạt bát, thì thường rất hay có những khuyết điểm nóng nảy kiêu căng, không thanh thản. Loại người này có khả năng vô cùng thông minh, học 1 biết 10, nhưng mà mạch suy nghĩ thiếu sự sâu xa cũng như thiếu chu toàn trong việc lập kế hoạch.

69, Vũ Khúc thủ cung Nô, quan hệ với bạn bè chẳng tốt. Ngoài ra như Không Kiếp, Hóa Kị,... mà tiến nhập cung Nô đều thường là chẳng hay ho gì.

70, Sao Tử Vi nếu không có cát tinh triều củng, đặc biệt lại lạc vào Thìn Tuất, cả một đời gặp nhiều tai lắm nạn hơn so với kẻ khác.

71, Tử Vi gặp Không Kiếp mà lại không có bách quan triều củng, nhiều khi có tư tưởng xuất gia đi tu hành.

72, Kẻ có Tử Vi thủ Mệnh đa phần đều tâm cao khí ngạo, và dễ tin lời người khác, nếu không có cát tinh củng chiếu thì tính tình quả là lầm lì quái gở, khó hòa hợp, hoặc là ngang ngược hống hách, lại thêm sát tinh củng chiếu thì lúc chẳng được như ý sẽ tự sa ngã, tự đánh mất chính mình.

73, Kẻ có Tham Lang tại cung an Thân, rất e ngại gặp phải Thiên Cơ hóa Kị, đúng là hay thay đổi hoặc là đa ưu đa lự, bôn ba lao lực hoặc là rượu chè cờ bạc.

74, Kình Đà Hỏa Linh tứ sát cùng hợp lại chiếu vào Thiên Cơ thì có nguy hiểm yểu thọ.

75, Vũ Khúc chẳng phù hợp thủ ở các cung lục thân, thủ ở cung Phụ Mẫu dễ hình khắc, trừ phi có Thiên Phủ, Thiên Thọ để hóa giải; thủ ở Bào cung thì anh em vô duyên cùng không hòa thuận, có cát tinh củng chiếu cùng nhập miếu thì có thể tránh được.

76, Vũ Khúc thủ Tử Tức cung thì chậm muộn có con, có khi chậm đến sau 40 tuổi mới có con cái, mà con cái thì tính nết cương cường, gặp Hóa Kị với Tứ Sát thì chẳng có con.

77, Thiên Đồng hóa Kị tại cung Hợi, lại kiêm hội tứ sát với các sao Kiếp, Không, Thiên Hình, thì hình khắc cô đơn hoặc là vô cùng vất vả lao khổ hoặc là có phá tướng hoặc có các sự việc tai bệnh,...

78, Thiên Đồng thủ Mệnh ở Tuất cung, đối cung có Hóa Kị chính chiếu, nhưng lại kiêm hội Lộc Tồn và hóa Lộc, chính là bĩ cực thái lai, hết cùng lại thông, thuộc loại thượng cách được cưng được quý.

79, Thiên Đồng dễ thay đổi tâm tình, thủ ở cung Phu Thê thì cần chậm hôn nhân mới có thể được bạch đầu giai lão.

80, Liêm Trinh sợ lạc hãm với hóa Kị, như thế dễ bị chìm trong tửu sắc mà đối diện với họa.

81, Thiên Phủ tọa Thìn Tuất nếu hội chiếu đến có lục cát tinh thì bất luận theo sự nghiệp thương mại hay chính trị đều có thể trở nên nổi bật, xuất sắc.

82, Kẻ có Thiên Phủ thủ Mệnh cũng có sở trường ở việc giải hòa, giải quyết tranh chấp mâu thuẫn.

83, Thái Âm với Thiên Cơ đồng độ thủ cung Phụ Mẫu, mặc dù không hình khắc nhưng dễ sớm xa rời cha mẹ.

84, Tham Lang ở tại Thìn Tuất, đối cung có Vũ Khúc hội chiếu, thì trước giàu sau nghèo, phải sau 30 tuổi mới có thể phát đạt được.

85, Kẻ có Tham Lang thủ Mệnh thì lông tóc nhiều, dày và đen, ở Thìn Tuất cung thì vóc người cao lớn.

86, Tham Lang thủ Mệnh lại giỏi việc bố thí chút ơn huệ cho người khác, có thể hóa thù thành bạn.

87, Tham Lang thủ Mệnh tại Dần cung, rất sợ tứ sát củng chiếu, dễ có tai họa lao ngục.

88, Tham Lang thủ Mệnh tại Ngọ cung, là cách "Mộc Hỏa thông minh", chủ nhân lắm kế nhiều mưu.

89, Tham Lang thủ Huynh Đệ cung hội chiếu cát tinh, anh em hòa thuận, nếu ngược lại thì bất hòa. Nếu cùng với Liêm Trinh đồng cung thì cô đơn hoặc là bất hòa.

90, Tham Lang thủ ở Phu Thê cung mà chậm kết hôn hoặc là kết hôn với người từng trắc trở hôn nhân trước đó rồi, thì lại được đẹp đẽ.

91, Tham Lang thủ cung Tử Tức hội chiếu cát tinh thì có 3 con trở lên, cùng với Tử Vi đồng độ thì rất muộn mới có con cái, nếu hóa Kị thì con cái lắm tai bệnh.

92, Tham Lang hóa Kị thủ cung Phụ Mẫu, lại kiêm hội các sao Hồng Loan, Thiên Hỉ, Liêm Trinh, Hàm Trì, Thiên Hình, thì thường đa phần là thứ xuất (con của vợ lẽ sinh ra).

93, Cự Môn hóa Kị lại bị hội chiếu bởi tứ sát cùng các hung tinh, mà lại không có cát tinh hóa giải thì phát sinh tình huống nhảy cầu tự vẫn hoặc uống thuốc độc quyên sinh.

94, Thiên Lương với Thiên Cơ đồng độ, nhiều khi có tư tưởng xuất thế.

(QNB chú: Cũng có thể là ý muốn cao ngút trời mà cũng có thể là tư tưởng xuất gia thoát tục).

95, Thiên Lương không hợp với Tài tinh đồng độ, hội chiếu thì có thể được. Nhất là ở Ngọ cung thì chẳng sai đâu, dễ bị người ta oán, ít có nhân duyên.

96, Kẻ có Thiên Lương tại cung Tị lạc hãm thủ mệnh, thường hay phải gánh vác nhiệm vụ đặc thù nào đó, hoặc hoặc bản thân phải kiêm việc quản lý chức vụ kiểm đếm, thí dụ như kẻ có thân làm gián điệp.

97, Kẻ có Thiên Lương lạc cung Phu Thê, thường hay kết phối với người già hơn, lớn hơn, trưởng hơn, cấp trên,... thí dụ như kết hôn với người lớn tuổi hơn so với bản thân mình.

98, Thất Sát thủ cung Huynh Đệ hội chiếu Tả Hữu, tất nhiên là lắm anh nhiều em.

99, Thất Sát thủ cung Phu Thê thì người phối ngẫu có năng lực xử sự giải quyết công việc độc lập, có thể một mình đảm đương phụ trách công việc.

100, Thất Sát thủ cung Tử Tức thì chậm có con, tại 2 cung Mão Dậu thì càng chậm muộn, cũng không nên hội với các sát kị tinh.

101, Thất Sát thủ cung Phụ Mẫu có tượng là lúc bé phải lìa nhà xa tổ, cũng chủ hình khắc, có Tử Vi hoặc cát tinh đồng độ hoặc hội chiếu thì có thể tránh được.

102, Phá Quân rất sợ lạc Thìn Tuất, cả đời sóng gió rất lớn, vả lại những tai vạ gặp phải đều không hề tầm thường, hoặc là có bệnh tật mãn tính hay kéo dài dây dưa lâu năm.

103, Phá Quân rất hợp với lập Mệnh ở cung Tý Ngọ, có Lộc Quyền Khoa mà không có ác sát hội chiếu, phúc trạch vô cùng dày, có thể là trụ cột của quốc gia, cũng có thể là nho tướng có tiếng tăm danh vọng cực cao.

104, Kẻ có Vũ Phá đồng cung tại Tị hóa Lộc, là tướng lĩnh uy chấn biên cương, tại Hợi thì kém hơn 1 chút xíu.

105, Phá Quân tại Dần Thân lập Mệnh, đa phần là kẻ tính tình quật cường, lúc nhỏ dễ lìa nhà xa tổ. Hơn nữa, thủ mệnh ở Dần Thân cung thì tất là Tử Vi thủ Phụ Thê cung, cần xem xét kỹ nó hội cát hung tinh như thế nào, có kẻ thì cả đời chẳng kết hôn nhưng cũng có người 2 lần lên xe tăng.. à nhầm... lên xe hoa.

106, Phá Quân thủ Huynh Đệ cung, chủ anh em không thích sống chung hoặc là không cùng chí hướng.

107, Phá Quân thủ cung Tử Tức, thì gặp phải tình huống đứa con đầu dễ có phá tướng.

108, Phá Quân lâm vào Phụ Mẫu thì rất sợ có Vũ Khúc hoặc Liêm Trinh đồng cung, đều chủ hình thương, với Tử Vi đồng cung cùng với cát tinh củng chiếu thì có thể miễn hình khắc.

109, Thái Dương thủ Mệnh, không câu nệ tiểu tiết, tính tình hào sảng, nhưng lại dễ chiêu chuốc oán.

110, Thái Dương thủ Mệnh tại miếu cung, đại đa số đều có sắc mặt hồng nhuận; tại hãm cung thì đại đa số có sắc mặt trắng, thân thể hay có nốt ruồi lạ.

111, Thái Dương hãm hóa Kị lại thủ ở cung Quan Lộc thì sự nghiệp nhất định bấp bênh không ổn định, tượng của sự thay đổi nghề nghiệp / công việc.

112, Nữ mệnh có Thái Dương hóa Kị thủ cung Phu Thê với cung Tử Tức, thì đối tượng (tức là chồng con) khó mà được vừa ý, cũng rất dễ vì nam giới (người đàn ông, chồng, con trai) mà phiền lụy mệt mỏi.

113, Đại hạn có Thái Dương hóa Kị tại cung Quan Lộc, Lưu Niên lại gặp Thiên Cơ của thiên bàn hóa Kị ở cung Tài Bạch, nhất định sự nghiệp sẽ gặp phải gãy đổ rất lớn, kinh tế cũng trở ngại, nguy khốn.

114, Kẻ có Thái Âm hóa Kị thủ cung Huynh Đệ, thì thường là người có sự quan tâm tình cảm anh em huynh đệ quá mức, nguyên nhân của nó là do làm cho người ta không yên tâm.

115, Lưu Niên mà Thái Âm hóa Kị kép tại bản cung là biểu thị có sự lo lắng bất an, mất ngủ, ngủ chẳng ngon và dễ giật mình tỉnh giấc.

116, Thái Âm hóa Kị kép tới cung Thiên Di, năm đó không hợp đi xa vì ở bên ngoài nhất định không được toại nguyện, nhất định không có cách nào để có thể trở về đúng với kỳ hạn dự định. Nhưng tuyệt đối sẽ không gặp phải những sự việc khiến cho không thể quay về được, hoặc là những bất trắc khác (chỉ là không về được theo như dự kiến thôi).

117, Liêm Trinh hóa Kị kép rơi vào cung Tật Ách, sẽ có bệnh tật, bao gồm những bất trắc thương vong nghiêm trọng, nham chứng (ung thư ác tính), bệnh thận, bị thương lở loét mưng mủ, thậm chí bệnh về giới tính.

118, Liêm Trinh hóa Kị kép thủ cung Điền Trạch, rất nhiều khi đúng là ứng vào người thân lớn tuổi ở trong nhà gặp phải tai vạ. Nhưng nếu trong nhà lại có người sinh đẻ, có thể giải được cái kiếp nạn ấy.

119, Liêm Sát đồng cung kiêm ngộ Hóa Kị cùng với tứ sát hội chiếu, có nguy hiểm chết trận ở ngoài chiến trường hoặc là có tai họa hình lục (hình phạt, tổn thương, bị nhục, bị giết).

120, Lưu niên ngộ Liêm Sát, rất không nên đi xa, cần đề phòng tai nạn bất trắc hoặc tai họa đẫm máu.

121, Lưu niên đi tới chỗ Liêm Trinh hóa Kị hội Vũ Khúc, có nguy hiểm của mộc áp lôi kinh (cây đè sét đánh điện giât), ngày nay là chủ cả việc bị tai nạn xe cộ hoặc là bị thú cắn tổn thương.

122, Người mà Lưu niên Liêm Trinh hóa Kị ở Tử Tức cung, cần phải đề phòng phát sinh bất trắc con cái có tai vạ (máu me).

123, Điền Trạch cung gặp Liêm Trinh hội chiếu Vũ Khúc đồng thời hóa Kị, nếu lại có Cô Thần Quả Tú đồng cung thì năm đó trong nhà tất sẽ có người già qua đời.

124, Người mà Lưu niên gặp phải Liêm Trinh hóa Kị kép ở cung Nô, gặp phải những phiền lụy vì bàn bè, hoặc bị bạn bè bán đứng, hoặc là bạn bè gây ra những việc nghiêm trọng, hay là có xung đột rất ghê với bạn bè,... Bởi vì nó thuộc đào hoa tinh, cho nên đối với bạn bè khác giới càng cần phải thập phần chú ý.

125, Cự Môn hóa Kị thủ cung Phụ Mẫu, cha mẹ thường khắc khẩu, tranh cãi.

126, Cự Môn thủ Tài Bạch và Quan Lộc, nếu như mà hóa Kị kép thì chẳng có cát tinh nào có thể giải được, không chỉ có phá tài mất của mà còn cần phải rất đề phòng quan tụng thị phi.

127, Đại hạn đến Cự Môn hóa Kị thủ cung Phu, có sát tinh củng chiếu:

Nếu đã kết hôn, chỉ gặp phát là lập tức ly hôn.

128, Phàm khán về hiếu phục thì trước tiên cần phải xem cung Điền Trạch. Nếu như Điền Trạch cát, bản thân đại hạn cũng cát, Thiên Cơ hóa Kị thủ Phụ Mẫu thì chủ sớm lìa cha mẹ, cũng không thể cho rằng cha mẹ đoản thọ được.

129, Thiên Cơ hóa kị thủ cung Phu Thê, "tiểu" thì chính bản thân mình có bệnh khiến cho người phối ngẫu lo lắng không an tâm, "đại" thì có thể gây ra vong mạng khiến cho người phối ngẫu sợ hết hồn.

(QNB chú:

Tiểu: có thể ám chỉ lúc trẻ, cũng có thể ám chỉ vợ bé, thiếp,..

Đại: có thể ám chỉ lúc lớn già, cũng có thể ám chỉ vợ lớn, vợ cả,...

Nhưng nếu hiểu theo nghĩa của nặng-nhẹ trọng-khinh thì có thể hiểu theo cấu trúc câu: nhẹ thì khiến người phối ngẫu bất an mà nặng thì vong mạng khiến người phối ngẫu hoảng sợ.)

130, Thiên Cơ hóa Kị thủ cung Huynh Đệ chủ huynh đệ phân ly hoặc không có hoặc là ít anh em ruột thịt (đồng bào).

131, Thấy Thiên Cơ hóa Kị thủ cung Huynh Đệ hội chiếu có Tả Phụ Hữu Bật thì cần phải quan sát ngay sang cung Phụ Mẫu, bởi vì khi đó rất có khả năng có anh em khác cha/mẹ (dị bào).

132, Tử Tức cung Thiên Cơ hóa Kị, lại thấy sát tinh hội chiếu thì khó có con (trai), nhưng có khả năng có con gái.

133, Lưu niên mà Thiên Cơ hóa Kị, hoặc Thái Âm hóa Kị, thủ ở cung Điền Trạch, hoặc Tử Phá cùng thủ ở Điền Trạch, thì đều là có tượng của sự chuyển nhà, thay đổi chỗ ở.

134, Thiên Đồng nếu hóa Kị kép thủ ở cung Tật Ách, thì phần chân của người đó nhất định có vấn đề, khả năng bị viêm loét mưng mủ hoặc là động đến các thủ thuật dao kéo phẫu thuật,...

135, Thiên Đồng hóa Kị kép thủ ở cung Điền Trạch, trong gia đình có bầu không khí u buồn ảm đạm, nếu như cát tinh hội chiếu thì phòng ốc nhà cửa có sự sửa sang rất tùy tiện, hoặc là thay đổi thay thế nhiều thứ lung ta lung tung.

136, Thiên Đồng hóa Kị kép thủ ở cung Phu Thê thì chứng tỏ sự phức tạp phiền nhiễu trên phương diện tình cảm, đại đa số thuộc kiểu tâm tư biến đổi, cũng không hẳn là có người thứ 3 chen vào, đối với người đã kết hôn mà gặp phải thì dễ sống riêng, ly thân, thậm chí là ly hôn.

137, Thiên Đồng hóa Kị cùng Cự Môn đồng cung ở Sửu Mùi, nếu như là Phu Thê cung, thì vợ chồng không "chiến đấu" long trời lở đất là không chịu được

(Chiến đấu ở đây có nghĩa là cãi cự ầm ĩ, cự nự tranh luận, choảng nhau tung tóe,...).

138, Thiên Đồng hóa Kị thủ Mệnh, đối với người nam mà nói là người bất mãn với hiện thực, mà còn thường rất hay xử sự theo cảm tính.

139, Xương Khúc hóa Kị thủ mệnh cung, là người làm việc rất qua loa sơ sài, cũng chủ về hay quên, đãng chí.

140, Xương Khúc hóa Kị thủ cung Quan Lộc, dễ xảy ra việc lưu ban học lại, cũng dễ gặp phải một số việc nhẹ dạ cả tin khiến cho người ta cảm thấy thất vọng. Cũng phải đề phòng sai lầm sơ suất trong các văn kiện.

141, Văn Xương hóa Kị thủ cung Phụ Mẫu: một là không cách nào kết nối hòa hợp cùng với cha mẹ. Hai là nếu hội hợp Thiên Cơ với sát tinh thì chủ tuổi nhỏ thì đã phải xa cách cha mẹ.

142, Văn Xương hóa Kị kép rơi vào cung Nô, lưu niên Tài Bạch cung lại gặp Thiên Đồng hóa Kị, năm đó sẽ bị bạn bè hoặc là thủ hạ cấp dưới làm liên lụy mà phá tài, mất của.

143, Vũ Khúc hóa Kị thủ cung Tật Ách, ốm đau bệnh tật cũng có phân chia mức độ nặng nhẹ. Nhẹ như đau răng, nặng như bị phù thũng sưng to hoặc là bị sỏi thận. Chủ yếu cần phải khán sự hội chiếu của sát tinh. Nếu như Kình Đà Linh cùng củng chiếu nhưng mà nếu cả 3 sao đều không tiến nhập bản cung thì tình huống sẽ rất nhẹ nhàng; còn sẽ rất nghiêm trọng khi mà 2 sao nhập bản cung còn 1 sao lại hội chiếu.

144, Vũ Khúc hóa Kị kép thủ cung Tài thì có nguy hiểm phá sản.

145, Vũ Khúc tại cung Mão lập Mệnh, hội chiếu Hóa Kị cùng với sát tinh, thì có nguy hiểm cây đè sét đánh. Nếu như lập Mệnh ở cung Dậu cũng có tai vạ bất trắc khó lường, như lại gặp thêm hóa Kị với Sát tinh thì sẽ có tai nạn lao ngục.

146, Vũ Khúc hóa Kị thủ Điền Trạch cung, trong lúc mua sắm bất động sản hay đồ nội thất, rất hay xảy ra tranh chấp bất hòa hoặc là một số chuyện phiền toán mà không dự tính trước được.

147, Tham Lang thủ Dần cung hóa Kị, lưu niên đi tới biến thành Điền Trạch cung hóa Kị kép, nếu lại gặp phải Hỏa Linh, cần đặc biệt chú ý đề phòng hỏa hoạn, bị bỏng (hỏa tai).

148, Tham Lang hóa Lộc có thể trong những lúc tham gia các cuộc giao tiếp, những bữa tiệc, mà lại dẫn đến có tiền tài, hoặc là có được cơ hội tốt. Nếu như gặp Hỏa Linh, là có tiền tài hoạnh phát bất ngờ.

149, Tham Lang hóa Kị thủ cung Thiên Di, thì xa nhà đi du lịch phải coi chừng bị mất trộm.

150, Tham Lang thủ cung Phu Thê, thì trong lúc mà đôi bên biết/gặp được nhau lần đầu tiên, thì căn bản là chưa hề chú ý đến đối phương, sau khi bẵng đi một thời gian lại ngẫu nhiên ưng ý rồi bắt đầu hẹn hò, mãi cho đến tận lúc kết hôn.

(Quách Ngọc Bội sưu tầm và biên dịch)

Cách nhận diện bản thân trong cuộc sống

Khi có bản linh khu đồ (lá số tử vi) với đầy đủ chi tiết: năm tháng - ngày - giờ sinh âm lịch chính xác, cần lưu ý tuần tự theo các bước sau:

Bước 1

Quan sát 3 cung "mệnh - quan - tài" đóng ở thế tam hợp nào? Tam hợp thủy, tam hợp hòa, tam hợp kim hay tam hợp mộc? Rồi theo luật ngũ hành mà luận thế tương sinh, tương khắc! Rõ ràng, sự ưu đãi chỉ dành cho tam hợp thủy là tốt nhất (vì chỉ có Thổ mới khắc chế Thủy, mà cấu trúc bản linh khu đồ lại không có tam hợp nào thuộc hành Thổ). Cho nên, tam giác "mệnh - quan - tài" đóng ở các cung "Thân - Tý - Thìn" là mẫu cá nhân luôn được sự ưu đãi, may mắn trong cuộc sống, khi gặp khó khăn luôn được giúp đỡ bất ngờ. Còn tam hợp hành Kim và hành Hỏa thì phải tự thân vận động. Đặc biệt, tam hợp mộc "Hợi - Mão - Mùi" có thế mạnh là lấy nhu thắng cương, tức là biết mềm mỏng, hòa nhã với mọi người (kể cả với đối thủ khắc chế mình) thì vẫn thu hút được người đó làm theo ý mình, bất kể tam giác, "Mệnh - Quan - Tài" đóng ở tam hợp: Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn hay Thiếu âm.

Bước 2

Cần xem tam giác "Mệnh - Quan - Tài" đóng ở vòng nào? vòng Thái tuế, vòng Thiếu dương, vòng Tang môn hay vòng Thiếu âm? Để nhận định bước đầu nhân cách của người đó, cụ Thiên Lương năm xưa đã thường đề cập trong các sách do cụ biên soạn (khi nghiệm lý về linh khu thời mệnh học).

Bước 3

Cần xem các bộ dữ kiện chính tinh "VIP" như: "Tử Phủ Vũ Tướng, Sát Phá Liêm Tham, Cơ Nguyệt Đồng Lương hay bộ Cự Nhật" đóng ở tam giác Mệnh - Quan - Tài ra sao? Để nhận định khả năng ứng biến, cũng như công việc mà họ đảm nhận có phù hợp với sở trường, sở đoản của họ hay không?

Bước 4

Cần lưu ý chữ "THỜI" trong đại vận 10 năm đang ở vận hội nào? Có "đắc thiên thời" là vòng Thái tuế? Hay đang vào thời vận của thủ đoạn, lấn lướt ở vòng Thiếu dương? Hay đang ở trong thời vận vòng Tuế phá không mấy hài lòng và gặp nhiều bất mãn? Hay đang ở thời vận "lẫy nhu thắng cương" của vòng Thiếu âm, cam chịu nhiều thiệt thòi? Khi xem tiểu hạn 1 năm cũng theo cách thế này để tiên lượng có thuận lợi hay không?

Bước 5

Nhận định thêm các dữ kiện "trung tinh" và "sát tinh" nằm ở cung tương ứng: vì các dữ kiện trung tinh và sát tinh luôn nằm ở thế giằng co, đan xen nhau tại 1 cung, hoặc sát tinh đối đầu (xung chiếu) với chính tinh an cư vượng địa, đắc địa (bởi không bao giờ có cung nào thật sự hoàn hảo, tức là cung chỉ toàn dữ kiện đắc địa + trung tinh, mà lại không có sát tinh nào dòm ngó cả).

Đặc biệt chú ý

Các cung nào có các dữ kiện mang chữ "THIÊN" như: Thiên khôi, Thiên việt, Thiên quan, Thiên tài, v.v... điều này hàm ý cung đó có nỗi buồn, mất mát, và đang được "Ông Thiên" cảnh báo hoặc an ủi mà thôi.

Khá mừng cho ai mà tam giác "Mệnh - Quan - Tài" chỉ thấy dữ kiện sát tinh độc thủ, điều này hàm ý cần có sự giáo huấn khắc nghiệt từ lúc thiếu thời của đương số, mục đích để cho "Tâm - Đức" luôn thức tỉnh, kể cả lúc tuổi về chiều.

Bước 6

Khi luận giải linh khu đồ, cần chú ý xem tam giác "Mệnh - Quan - Tài" (hay đại hạn 10 năm) và tiểu hạn 1 năm phải tính theo hệ Âm - Dương, ngũ hành so với bản mệnh.

Ví dụ: dương nam hay âm nam (tương tự cho âm nữ và dương nữ), thì xem "Mệnh - Quan - Tài" hay đại hạn 10 năm, tiểu hạn 1 năm, an cư tại cung dương hay âm có đúng cách hay không? Vì nghịch thế âm - dương thì chỉ bộc phát nhất thời mà thôi.

Trong các thế tam hợp của linh khu đồ, thì thế dương là thế động, còn thế âm là thế tĩnh.

TẠM KẾT

Mỗi bản linh khu đồ đều có 12 cung và được chia ra làm 4 tam hợp cục là "kim - mộc - thủy - hỏa" với đặc tính chỉ có tương sinh và tương khắc (về mặt tâm lý học, thì chỉ có "THƯƠNG và GHÉT"). Do vậy, mà bản linh khu đồ nên được hiểu như lãnh vực "nhân học và giáo dục học", giúp con người hướng thiện và biết chấp nhận cuộc sống (luôn có niềm vui và nỗi buồn xảy ra); còn như niềm vui hoặc nỗi buồn xảy ra nặng hay nhẹ là do "Tâm - Đức" của quá trình mọi người đã ứng xử trong cuộc sống của mình vậy.

(Linh khu thời mệnh lý - Lê Hưng VKD)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com