Trung Châu Tử vi sơ cấp giảng nghĩa - 2
Chư tinh diệu cùng tinh hệ tọa thập nhị cung cát hung thôi đoán
Giáp: chư tinh diệu cơ bản tính chất.
Tiền ngôn.
Tại "Tử vi đẩu số", tinh diệu tối trọng yếu có thập tứ khỏa tinh, chúng nó đều là Bắc đẩu tinh hệ hoặc Nam đẩu tinh hệ làm chính tinh chủ diệu, gia tăng thêm Thái Dương và Thái Âm lưỡng cái "Trung thiên tinh hệ" làm chủ tinh, cấu thành trong Tinh bàn với các "Tổ hợp tinh hệ", bởi vậy xưng là thập tứ chính diệu. Thập tứ chính diệu này với danh xưng cùng phân chia như sau:
Tử Vi Bắc đẩu tinh chủ chúc Thổ. Tham Lang Bắc đẩu đệ nhất tinh chúc Mộc. Cự Môn Bắc đẩu đệ nhị tinh chúc Thổ. Liêm Trinh Bắc đẩu đệ ngũ tinh chúc Hỏa. Vũ Khúc Bắc đẩu đệ lục tinh chúc Kim. Phá Quân Bắc đẩu đệ thất tinh chúc Thủy. Bắc đẩu đệ tam tinh là Lộc Tồn (chúc Thổ). Đệ tứ tinh là Văn Khúc (chúc Thủy), do vì tạo thành tinh hệ với điều kiện đặc thù, cho nên không liệt kê là chính diệu.
Thiên Phủ Nam đẩu tinh chủ chúc Thổ. Thiên Cơ Nam đẩu đệ nhất tinh chúc Mộc. Thiên Tướng Nam đẩu đệ nhị tinh chúc Thủy. Thiên Lương Nam đẩu đệ tam tinh chúc Thổ. Thiên Đồng Nam đẩu đệ tứ tinh chúc Thủy. Thất Sát Nam đẩu đệ ngũ tinh chúc Kim. Ngoài ra còn có Nam đẩu đệ lục tinh là Văn Xương (chúc Kim), cũng do vì tạo thành tinh hệ với điều kiện đặc thù, bất liệt kê nhập vào chính diệu.
Thái Dương trung thiên tinh chủ chúc Hỏa. Thái Âm trung thiên tinh chủ chúc Thủy.
Thập tứ chính diệu tại Tinh bàn được bài liệt, vì có quan hệ đồng cung, cấu thành một vài tổ hợp tối cơ bản, như "Tử Vi Tham Lang", "Tử Vi Thiên Phủ", "Thiên Cơ Cự Môn", "Liêm Trinh Thất Sát" vân vân, mỗi cái tổ hợp đều có tính chất cơ bản độc đáo riêng biệt, bởi vậy đã tạo thành "Tinh hệ" tối giản đơn. Do từ các tinh hệ giản đơn có quan hệ hội chiếu, hỗ tương liên lạc khởi lai, làm cho trở thành các tinh hệ phức tạp, như tổ hợp Thiên Cơ, Thái Âm, Thiên Đồng, Thiên Lương tứ diệu, tức chính là trứ danh cách với "Cơ Nguyệt Đồng Lương". Tổ hợp Thất Sát, Phá Quân, Liêm Trinh, Tham Lang, tức chính là "Sát Phá Liêm Tham" cách. Mà trên thật tế sử dụng Đẩu số thôi toán lộc Mệnh, vốn cần phải chiếu cố đến sự biến hóa của các tinh hệ giản đơn hội hợp. Bởi vậy không cần phải đem các tinh hệ phức tạp tiến hành cường kí ghi nhớ trong lòng. Cũng tức là nói, nghiên cứu Đẩu số, trước tiên ứng với lý giải các tính chất cơ bổn của các tinh hệ giản đơn.
Những tinh hệ này, (cùng hội hợp hoặc đồng cung với những tinh diệu khác không phải là chính diệu) dữ kì tha bất chúc vu chính diệu đích tinh diệu hội hợp hoặc đồng cung, nhất định hội xuất hiện những biến hóa đặc thù. Như "Thái Dương Thiên Lương" với bản chất mang đến hình kị tai nạn, nhưng ngộ Văn Xương cùng Lộc Tồn, lại cấu thành đại lợi khảo thí hoặc tuyển bạt với "Dương Lương Xương Lộc" cách. "Thái Âm Thiên Cơ" vốn chủ thông minh cơ xảo, nhưng cùng với Văn Khúc đồng cung hoặc hội chiếu, ngược lại chủ tính cách phù đãng, bất lợi sự nghiệp. Thôi toán Đẩu số, lưu ý vài cái biến hóa như thế này, có thể nói là tất cần phải có điều kiện đầy đủ sẳn.
Nói cách khác, tinh hệ đúng là bản thể, sau khi hội hợp với các tinh hệ khác hoặc tinh diệu khác. Thì mỗi bản thể sản sinh biến hóa về tính chất. Học tập Đẩu số, thật ra chính là lí giải bản thể tính chất và biến hóa tại Mệnh Thân, Huynh đệ, Phu thê, Tử nữ, Tài Bạch, Tật ách, Thiên di, Giao hữu, Sự nghiệp, Điền trạch, Phúc đức, Phụ mẫu thập nhị cung độ với từng tình huống cụ thể mà thôi.
Như "Thiên Đồng Thái Âm" tại Mệnh Thân cung chủ hướng nội, tại Huynh đệ cung chủ đa hữu trường tỉ chi loại (chủ có nhiều chị lớn hoặc chủ có chị nhiều tuổi?). Trước tiên nên lý giải vài đặc chất của các tinh hệ này và các biến hóa, ứng với tường tận lý giải thập tứ tinh diệu tạo thành tinh hệ cơ bản, thiên này tức là đối với tính chất của thập tứ chính diệu, cùng với một vài tinh hệ cơ bản trọng yếu tiến hành giới thiệu. Có một vài cơ sở này, mới tiến tới bước kế tiếp mà có thể lý giải ý nghĩa nhập vào thập nhị cung độ.
Thứ nhất: Tử vi (Miếu) Sửu Ngọ Mùi bất hỉ Thìn Tuất.
Tử Vi chúc âm Thổ, là Bắc đẩu chủ tinh. Tại Đẩu số trong thập tứ chính diệu, cũng là tinh diệu lĩnh đạo quần luân, cho nên cổ nhân xưng là "Đế diệu", ví như là Hoàng Đế thuở xưa. Do xem như là Hoàng Đế, dể dàng nhớ Tử Vi với đặc chất như sau:
Có khí phái, có lĩnh đạo lực, hợp với tâm phát hào thi lệnh. Còn như tài năng lĩnh đạo có hoàn mĩ hay không, mệnh lệnh có chính xác hay không, thì cần phải xem thử Tử Vi sở lạc tại cung vị, cùng với các tinh diệu tại Tam phương Tứ chính sở hội hợp mà xác định cát hung.
Có điều giải lực, tức là điều được gọi là thiện giỏi với chế hóa. Cho nên Tử Vi có thể chế tính hung hiểm của Hỏa, Linh, Dương, Đà, Không, Kiếp, Hóa Kị các tinh diệu, nhưng lại không có khả năng tị miễn sự ảnh hưởng của Cự Môn ám diệu. Do là Đế diệu sở tại, tuy quần tiểu nhiếp phục, thế nhưng Hoàng Đế lại không có khả năng tị miễn tiến sàm, Cự Môn tức giống như sàm thần, có thể biểu hiện ảnh hưởng đến Tử Vi.
Có khắc chế lực. Đây chính là đối với Thất Sát, Phá Quân nhị diệu mà nói. So sánh Phá Quân như tướng ra bên ngoài, có thể không tuân theo mệnh lệnh của Quân Vương, riêng có Thất Sát tuyệt đối phục tùng Tử Vi, Tử Vi Phá Quân đồng cung, cũng có thể đem biến lực phá hoại của Phá Quân thành khai sáng lực.
Có cạnh tranh lực. Đặc biệt gặp đối thủ càng mạnh thì sau đó càng có lực cạnh tranh mạnh, đấu chí mạnh. Nhưng nếu hội hợp với các tinh diệu có lực cạnh tranh cũng có sự trợ lực cạnh tranh từ sự hội hợp của các tinh diệu này, như Thiên Phủ, Thiên Tướng, Hóa Quyền, Hóa Khoa các loại, thì lại càng không dể dàng nói lời nhượng bộ. Đây giống như Quân Vương tự bản thân mình xem trọng quốc gia chủ quyền.
Có tâm tính tự tôn, hơn nữa tính cách cường liệt. Giống như Hoàng Đế nhất định tự bản thân mình duy trì sự tôn nghiêm của bản thân, cho nên tính cách trên cũng dể dàng biểu hiện tính rất tự cao tự đại, thiện ác tùy tâm, nếu bị hội chiếu bởi Sát diệu mà phi Cát diệu, thì sinh tính thích sắc dục, hung ác cực đoan quá mức. Nhưng khi rơi vào nghịch cảnh, lại có khả năng nhẫn nhịn chịu đựng thống khổ trong nội tâm, không cần biểu lộ ra ngoài.
Do vì duyên cớ Tử Vi là đế diệu, nên tối hỉ Bách quan triều củng, tối kị Quần thần viễn li. Bách quan cùng quần thần, là Tả Phụ, Hữu Bật. Văn Xương, Văn Khúc. Tam Thai, Bát Tọa. Ân Quang, Thiên Quý. Lộc Tồn, Thiên Mã. Thiên Khôi, Thiên Việt các sao. Tuy cũng thích Thiên Phủ, Thiên Tướng triều củng, nhưng không tốt như cách cục Bách quan triều củng. Cho nên Tử Vi tọa Mệnh đắc Bách quan triều củng, có thể đại phú đại quý, người đắc "Phủ Tướng triều viên" chỉ là cách cục không thấp, cũng giúp cho Tử Vi phát huy được các đặc tính mà thôi, nhưng chưa hẳn đạt được phú quý.
Không được Bách quan triều củng, mà bị Quần thần viễn li, nếu như ngay cả không được "Phủ Tướng triều viên", không có cái nào cả thì là tại dã cô quân, biểu hiện đắc lạc lạc quả hợp (biểu hiện là không giống ai), nhưng do vì cuối cùng vẫn là Hoàng Đế chi tôn, nên có tư tưởng vượt trội hơn bình thường không rơi vào sự dung tục. Tại dã cô quân tái phùng Không, Kiếp, tứ Sát, thì chỉ thích hợp với sự phát huy tư tưởng lạ kì siêu thoát, cho nên cổ nhân nhận định là thích nghi tăng đạo. Nhưng tại hiện đại, thì có thể phát triển thành nhân vật có tư tưởng độc đáo, nếu kiến Tham Lang, Thiên Tài, hoặc hội Liêm Trinh, thì là nghệ thuật gia hoặc thiết kế sư.
Nhưng tại dã cô quân mà kiến Sát Không chư diệu, lại thêm Thái Âm tương hội, thì ngược lại tư tưởng siêu thoát không phát huy. Do ảnh hưởng của Thái Âm, biến thành hỉ lộng quyền thuật, là người thích dùng thủ đoạn. Ngoài tam phương tứ chánh, Tử Vi viễn thụ ảnh hưởng từ tả hữu lưỡng cung. Tối hỉ Tả Phụ, Hữu Bật tương giáp, kì thứ là Văn Khúc, Văn Xương tương giáp. Nếu quả như bính đáo Hỏa Tinh, Linh Tinh tương giáp, hoặc giả như Kình Dương, Đà La giáp, như thế này, có khả năng trở thành bạo quân, mặt khác cũng cố gắng hết sức làm phát huy tính chất phá hoại của Tử Vi.
Thứ hai: Thiên Cơ (Miếu) Tý Ngọ (Hãm) Sửu Mùi.
Thiên Cơ là Nam đẩu đệ nhất tinh, ngũ hành chúc âm Mộc, hóa khí là thiện. Thiên Cơ với tính chất cơ bản là cơ biến linh hoạt, có thể thí dụ làm mưu sĩ hoặc quân sư. Nói về mặt tốt, Thiên Cơ chủ thông minh mẫn duệ, xử sự có điều lí, cho nên có thể giỏi việc học tập, trở thành người đa tài đa nghệ, hơn nữa do vì đặc tính mẫn duệ, là người đối với mọi sự việc có phản ứng mẫn tiệp, đối với mọi người thì bát diện linh lung. Do với đặc tính như trên, Thiên Cơ có phẩm cách là thích động não, giỏi phân tích và lập kế sách, kiêm giỏi về chuyên môn kĩ năng, có đặc tính làm mưu thần và quân sư.
Nói về khuyết điểm, Thiên Cơ lại có quá phần tư lự, có đặc tính thao tâm. Cho nên dể biểu hiện là không kiên trì theo đuổi kế sách, do là thực hiện kế sách được một giai đoạn, do suy nghĩ nhiều quá, dể thay đổi kế sách. Cụ thể kiến giải, người có Thiên Cơ tọa Mệnh hay tự nhiên thay đổi ý kiến đứng núi này trông núi nọ, đa học bất thật, dục vọng quá cao. Thiên Cơ thủ Mệnh không thích nghi kinh thương, đặc biệt là không thích nghi sáng nghiệp, chỉ thích nghi làm việc có tính tìm kiếm sách lược với liêu mạc công tác, không thì khi kinh doanh khai sáng, dể dàng do cân não linh động quá nhanh, suy nghĩ nhiều nên rơi vào ngõ cụt (tư lự tẩu nhập ngưu giác tiêm) mà hoạn đắc hoạn thất, không thể kiên trì phương châm dẫn đến thất bại.
Thiên Cơ bất đồng Tử Vi có khí phái của Đế Hoàng, cho nên đề kháng cùng với hóa giải Sát, Kị, Hình chư hung diệu với lực lượng rất là bạc nhược. Vả lại bản thân Thiên Cơ rất hiềm Hóa Kị, khiến cho ưu điểm của bản thân không thể phát huy, mà khuyết điểm thì hoàn toàn bạo lộ. Thật đúng là vừa vặn tương phản với Tử Vi, Thiên Cơ bất kị Cự ám. Cự Môn đối với Thiên Cơ có ảnh hưởng, chính là dể sinh thị phi sau lưng, nhất là bị hiểu lầm về lời nói ngôn ngữ.
Thứ ba: Thái Dương (Miếu) Mão Ngọ (Hãm) Tuất Hợi Tý Sửu.
Thái Dương chúc Trung thiên tinh hệ chủ tinh, bất chúc Nam Bắc đẩu, ngũ hành chúc dương Hỏa, hóa khí là quý. Đẩu số với Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương tam diệu, phân biệt là Bắc đẩu chủ tinh, Nam đẩu chủ tinh cùng Trung thiên chủ tinh, đều có sự bất đồng về đặc tính. Thái Dương với quang mang và uy lực, thậm chí có khi so với Tử Vi còn muốn phổ chiếu được rộng rãi bao la nghiễm viễn, thế nhưng đúng là Thái Dương với quang và nhiệt lại chỉ thi hành ban phát mà bất thụ nhận, cho nên Thái Dương với tối chủ yếu đặc chất, chính là chủ quý mà không chủ phú, chủ danh mà bất chủ lợi. Nếu lấy nhân sự mà nói, thì Tử Vi là Đế tọa. Thiên Phủ là ti tài khố, Thái Dương thì là ti quan lộc. Một điều này, tức đúng là Thái Dương chủ quý bất chủ phú với biểu hiện cụ thể về chủng loại tính chất này.
Do vì chủng loại tính chất này, Thái Dương tối thích nghi thủ "Sự nghiệp cung" (tức "Quan lộc cung"), trong đó lại lấy cư tại Tị, ngọ nhị cung có khí thế nhất. Do vì tại Tị cung đúng là Thái Dương gần đi tới trung thiên (giữa ngày), tại Ngọ cung thì như nhật phương trung (giữa ngày), cho nên khí thế vô luân. Nếu cư vào cung vị lạc hãm, thì chủ là sự nghiệp bị hao tâm lao lực. Thái Dương vừa là Trung thiên tinh hệ chủ tinh, bởi vậy cùng như Tử Vi nhất dạng, hỉ hoan Bách quan triều củng, hỉ đắc Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý quý cát chi tinh hội chiếu; nếu bất đắc Bách quan triều củng, ngược lại hội tứ Sát, hoặc Sát đa Cát thiểu, thì chủ hoành phát hoành phá, phú quý không thể bền vững. Nhưng Cát đa Sát thiểu, thì chủ tâm cao khí ngạo. Thái Dương sở kị, ngoại trừ Hỏa, Linh, Dương, Đà tứ Sát, lại thêm kị Cự Môn, vì Cự Môn là ám diệu, có thể yểm che cái dương quang. Cũng bất hỉ bản thân Hóa Kị, chủ đối với nhãn mục bất lợi.
Thái Dương tại Tuất, Hợi, Tý, Sửu tứ cung lạc hãm. Tại Tuất cung, chủ có cận thị tán quang nhãn tật; tại Hợi cung là "Nhật Nguyệt phản bối" cách cục, nếu hội Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã chư diệu, xưng là đắc "Lộc Mã giao trì", ngược lại có thể vừa phú lại vừa quý.
Thái Dương tại Mão, Ngọ nhị cung nhập mộ. Tại Mão cung là "húc Nhật đông thăng", chủ là người có triều khí; tại Ngọ cung là "Nhật lệ trung thiên", quyền lộc tuy trọng, nhưng dương quang quá phần mãnh liệt, cũng dể bị bệnh hoạn mục tật. Tại Nam mệnh, Thái Dương là phụ tinh cùng tử tinh; tại Nữ mệnh, Thái Dương là phụ tinh, phu tinh cùng tử tinh. Phàm Thái Dương tại Mệnh cung, nói chung đối với lục thân là người nam tính đái điểm hình khắc với tính chất, hình khắc với mức độ như thế nào thì cần phải dựa vào vị trí của cung vị, cùng với các tinh diệu đồng cung hoặc hội chiếu mà xác định cát hung. Thái Dương tại Ngọ cung, dương quang mãnh liệt, cho nên đối với người nam tính lục thân có mức độ hình khắc, thông thường mà nói cũng giác kì tha cung vị làm đại.
Ngoài ra, phàm với người có Thái Dương tại Mệnh, thích nghi với người nhật sinh, không thích nghi với người dạ sinh. Dạ sinh nhân mà cư vào hãm cung, cho dù bất hội Hình Sát chư diệu, hình khắc nam tính lục thân với mức độ cũng to lớn. Nếu nhật sinh nhân, thì mức độ thông thường có giảm khinh.
Thái Dương phổ chiếu vạn vật, cho nên chủ khẳng khái, từ hòa, khí lượng khoan hoành. Nhưng tại hãm cung thì dể hoa nhi bất thật hào nhoáng bên ngoài. Nữ mệnh Thái Dương, thì chủ có trượng phu chi chí, vừa hiền thục mà lại có chủ kiến, không dể phát sinh tình cảm khốn nhiễu. Duy nếu cùng với Hỏa Tinh đồng cung, thì ngược lại dể xử trí theo tình cảm.
Thứ tư: Vũ Khúc (Miếu) Thìn Tuất Sửu Mùi (Hãm) Mão.
Vũ Khúc là Bắc đẩu đệ lục tinh, chúc âm Kim, hóa khí là tài. Tại phương diện tính cách, Vũ Khúc chủ quyết đoán minh khoái, có khuyết điểm là đoản lự. Với Mệnh người trong năng phát cũng năng bại. Vũ Khúc tính cương, cho nên không thích nghi tái kiến Hỏa Linh đồng độ, nếu kiến, tất dể vì nhất thời trùng động mà sinh tai ách, khi hóa giải tai nạn, là lúc phải tiêu tốn rất nhiều tiền của. Do vì duyên cớ tính cương, Vũ Khúc cũng không thích nghi kiến "Văn diệu" (Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Khoa), không thì ngược lại chủ là người ưu nhu thiếu quả đoạn, nhưng bên ngoài biểu hiện lại tự cho là rất có chủ kiến, đến nỗi tiến thối chi gian thất khứ phân khí tiểu giá giống như người có văn tài đi quản lý quân sự, tự nhiên có cảm giác không được thích hợp.
Tại Đẩu số, Vũ Khúc mặc dù không là chiến tướng, có hình tượng như Thất Sát và Phá Quân là dạng trì sính sa trường (rong duổi nơi sa trường), nhưng theo tính cương bặc mà nói, lại cũng giống như vị liệt triều ban với võ thần, cho nên cuối cùng đái điểm cô khắc, không như Văn diệu nhu hòa như thế. Võ cương văn nhu, đúng là đặc tính cơ bản.
Duyệt đây Vũ Khúc so với Văn diệu lại càng thêm hiềm Hóa Kị. Nếu hóa Kị tinh, chủ sự nghiệp thất bại, tiền tài hao tán, nhưng canh hội Sát tinh, thì tất cần phải trữ tĩnh nhẫn nại, không thì dể kiến băng tán. Nhưng Vũ Khúc lại tối hỉ Hóa Lộc, chủ tài nguyên tuyền dũng (như suối phun), nếu tái kiến Lộc Tồn, Thiên Mã, thì chủ phát tích tha hương.
Do vì tính cương cô khắc, cho nên cũng có bất lợi hôn nhân, chủ trì hôn hoặc sinh li tử biệt. Khinh thì phu thê tụ thiểu li đa, Hoặc phu thê bất mục; trọng thì phu thê li tán. Nếu kiến Hóa Kị, Hỏa Tinh, Cô Thần, Quả Tú, thì cần phải tùy Hung diệu nhiều hay ít, cùng với Vũ Khúc sở tại với cung vị nào, để phán đoán về mức độ hôn nhân bất lợi.
Nữ mệnh Vũ Khúc, chủ phụ đoạt phu quyền, nhưng cũng chủ nữ tử có khí khái của trượng phu. Nhưng hội chiếu Tả Phụ, Hữu Bật, Tam Thai, Bát Tọa chư diệu, thì là nữ trung cường nhân, canh phùng Khoa, Lộc, Quyền cùng Thiên Hình, thì quyền lộc danh dự cùng trọng, tất là xã hội danh ái, nhưng bất lợi hôn nhân. Nhưng nếu Vũ Khúc lâm hãm địa giới Nữ mệnh, phùng tứ Sát, thì chủ hình khắc cô độc, lại phùng Hóa Kị, có nguy hiểm hung vong.
Vô luận nam hay nữ, Vũ Khúc thủ du đắc Thiên Khôi, Thiên Việt, mà không có Dương, Đà, Hỏa, Linh, Không, Kiếp trùng hội hoặc đồng độ, đều cùng chủ khả ác kinh tế đại quyền, thích nghi làm công tác trong giới tài kinh.
Thứ năm: Thiên Đồng (Miếu) Mão Tị Hợi (Hãm) Sửu Ngọ Mùi.
Thiên Đồng là Nam đẩu đệ tứ tinh, chúc dương Thủy, hóa khí là phúc. Tại Đẩu số, Thiên Đồng được xem như là chiếu cố quản lý việc khởi cư ẩm thực của Hoàng Đế, an bài yến nhạc hưởng thụ đích thị thần, cho nên nó có đặc chất đúng là hưởng thụ, khuyết điểm thì làm lãng phí cùng nhuyễn nhược mềm yếu. Có một cái khái niệm tương đối phổ biến, nhận xét là "Thiên Đồng tại thập nhị cung trung giai vi phúc trạch", thật ra thì không hẳn như thế, thậm chí chúng ta có thể nói, Thiên Đồng cư thập nhị cung đều có khuyết điểm. Học giả về sau này có thể hiểu rõ trong thuyết minh.
Với Mệnh cung mà nói, Thiên Đồng nhập Mệnh, cát thì chủ là người khiêm tốn thông mẫn, cách điều cao nhã, nhưng hung thì chủ là người đam mê dục lạc, ưu nhu quả đoán, hoặc chỉ hảo kế hoa mà bất vụ thật. Thiên Đồng úy Hỏa Tinh, Linh Tinh với cương khắc, nhưng lại bất úy Kình Dương. Tại Ngọ cung cùng với Kình Dương đồng độ hoặc hội hợp, xưng là "Mã đầu đái tiễn", ngược lại chủ khả ác quân cảnh đại quyền.
Thiên Đồng cận tại Hợi cung bất hỉ Hóa Kị. Nếu Hợi cung kiến Hóa Kị, tái hội tứ Sát Không Kiếp cùng Thiên Hình, chủ hình khắc cô đơn, hoặc tai bệnh xâm thọ. Tối hỉ tọa Tuất cung, với đối cung (tức Thìn cung) kiến Cự Môn Hóa Kị, xưng là "Phản bối". Đắc Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội hợp, là phủ cực thái lai ngược lại thành đại quý chi Mệnh.
Nữ mệnh Thiên Đồng, y lộc phong túc, duy dể có cảm giác tinh thần không hư. Cổ nhân xưng "Nữ mệnh Thiên Đồng cư Tị Hợi nhập miếu, tuy mĩ mà dâm". Loại thôi đoạn này, tức là do tinh thần với tính chất tề hư để mà đưa đến thôi đoạn. Nếu có thể tinh thần sinh hoạt phong phú đầy đủ, tìm thấy vài điểm trên sự nghiệp hoặc ký thác vào phương diện đam mê sở thích, thì có thể tị miễn, nhưng vẫn chủ hôn nhân sinh hoạt du khoái. Phàm Thiên Đồng tọa Mệnh, hoặc cư Phúc đức cung, chỉ cần không hóa Kị tinh, đa chủ có tài năng về phương diện âm nhạc, hoặc hỉ ái sự vật ưu mỹ, bởi vậy cũng không khó tìm được sự ký thác về phương diện tinh thần. Vô luận nam hay nữ, nếu Thiên Đồng thủ Mệnh, ngộ Sát diệu hình diệu ngược lại mà có thể có khai sáng lực, không đến nỗi sản sinh sự khổ muộn về phương diện tinh thần. Nếu chỉ ngộ Cát diệu mà bất phùng Sát Hình chư diệu, thì ngược lại dể là người đam mê lạc dật, rơi vào phóng đãng. Đây giống như Hoàng Đế cổ đại bất ngộ tránh thần, lại bất phùng họa loạn, tức dể là nguyên nhân đãi thần với sưu mị mà biến đắc hôn dong ngu muội.
Thứ sáu: Liêm Trinh (Miếu) Dần Mùi Thân (Hãm) Tị Hợi.
Liêm Trinh là Bắc đẩu đệ ngũ tinh, vào ngũ hành chúc âm Hỏa. Tại Đẩu số chính là "Thứ đào hoa", hóa khí là tù. Vào tính cách chủ thông mẫn, bại thì là tà ác. Tại phương diện tính cách, với người có Liêm Trinh thủ Mệnh đại đa số trọng cảm tình, thiếu lí trí, cho nên là người có phong độ, nhưng lại có khả năng tận tình phóng túng. Đây tức là điều mà được gọi là "Thứ đào hoa" với tính chất cơ bản. Do vì tính chất "Đào hoa", cho nên Liêm Trinh tối hỉ Văn Xương, Văn Khúc. Do vì khi Văn tinh và đào hoa tương hội chi thốn, tính chất đào hoa tức biến thành đắc nhàn nhã, sẽ không hội luân là nhục dục, có khả năng hóa giải tác phong thi tửu phong lưu, hoặc chuyển hóa thành lực sáng tạo nghệ thuật. Văn học nghệ thuật đa đái sắc thải ái tình, đây là hóa giải chi đạo. Nhất là trên thật tế, phàm người có Liêm Trinh thủ Mệnh cung. Cũng có nhiều ái hảo về mĩ thuật, đặc biệt khuynh hướng vào thư họa; không thì đối với sắc thải có đặc thù về hân thưởng lực, khi cùng với Tham Lang hội hợp thì lại càng là chính xác. Như quả bất kiến Văn tinh, chỉ cùng Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật hội hợp, trong Đẩu số đây là loại "Phụ diệu", ngược lại dể làm gia tăng thêm sự khốn nhiễu của Liêm Trinh, đến nỗi tiến thối bất an.
Đối với Hỏa, Linh, Dương, Đà tứ Sát, Liêm Trinh có đề kháng lực cực kỳ yếu. Cho nên phàm Liêm Trinh tọa Mệnh, tất phải bất kiến tứ Sát về sau này mới có thể lập nên công trạng sự nghiệp. Nhất là Tị Hợi lưỡng cung, kiến tứ Sát thì chủ tứ hải bôn ba, nếu tái kiến Thiên Hình, Đại Hao, Hóa Kị, càng thêm chủ khách tử tha hương.
Liêm Trinh đúng là một tinh diệu có tính chất biến hóa cực kỳ phức tạp, tuy dù có kiến giải là "Thứ đào hoa", nhưng lại chưa hẳn là đại biểu cho người có Liêm Trinh thủ Mệnh tức là "Mệnh đái đào hoa", hoặc tính cách dâm đãng. Chỉ có một điểm về tính chất cơ bản có thể khẳng định, tức là người tất nhiên đái điểm khinh điêu (ngã ngớn lẳng lơ) cùng u mặc (hài hước dí dỏm), thật đúng là trong nội tâm lại có chủ quan cực mạnh, đối với người khác không dể nhân nhượng chiều ý (bất dịch đối nhân thiên tựu).
Tham Lang chúc "Chính đào hoa", Liêm Trinh chúc "Thứ đào hoa", đồng chúc đào hoa, thật đúng là Tham Lang thủ Mệnh của người linh lung viên hoạt, cùng Liêm Trinh hơi thoáng hiện đái khinh phù bất đồng. Đây bất đồng về tính cách, tối thích nghi tiến hành phân biệt. Liêm Trinh mặc dù khinh tùng u mặc (thỏa mái dí dỏm), trong trường hợp giao tế hơi thoáng hiện đái điểm dí dỏm vui vẻ (tiểu sửu đích vị hạng) do vì đồng thời có tính chất chủ quan mạnh, cho nên không thể nhìn ra hắn là người khinh tùng u mặc thì cho rằng trên công việc nói toàn điều tốt mọi việc êm xuôi, trên thật tế hắn là người rất có khả năng với tính khí có một phái "Công sự công bạn". Đương khi hội hợp Địa Không, Địa Kiếp, tính chất này lại càng thêm nổi bật, cho nên thích hợp làm lí công, tác khoa kỹ với nghiên cứu, do vì khoa kĩ công trình tối thích nghi ngăn nắp đâu ra đó (nhất bản nhất nhãn).
Liêm Trinh tọa Mệnh cũng thích nghi làm kiến trúc, do vì kiến trúc xây dựng công trình, lại vừa mang theo ý vị nghệ thuật. Liêm Trinh tối hiềm Hóa Kị, chủ nùng huyết chi tai. Cư tại Mệnh cung, Tật ách cung cùng Thiên di cung, đối với đời người về vận trình đều có ảnh hưởng.
Thứ bảy: Thiên Phủ (Miếu) Tý Sửu Dần Thìn Mùi Tuất (Hãm) Dậu.
Thiên Phủ là Nam đẩu chủ tinh, chúc dương Thổ, chủ hiền năng, là tài bạch về phủ khố. Do vì đúng là quan hệ chủ tinh, cho nên Thiên Phủ cũng có sẳn năng lực lĩnh đạo, đây thật đúng là loại lĩnh đạo lực có khuynh hướng về thủ thành, khiếm khuyết khai sáng tính. Đây giống như Ngân hàng trung ương với đi đường dài, nó có chức trách về "Lí tài" mà không về "Sinh tài", cho nên khó tránh tiểu tâm chú ý dực dực chi ly tỉ mĩ, khi có sự việc xảy ra, biểu hiện đắc có phần "Nhâm điền mi tế nhãn", không đại phương phóng khoáng rộng lượng như Tử Vi, cũng không hào mại khí phách hào hùng như Thái Dương. Đều cùng là chủ tinh, đều có sự phân biệt bất đồng, học giả ứng với gia tăng chú ý. Bởi vậy người có Thiên Phủ tại Mệnh, chỉ thích nghi phát triển cục diện đã có sẳn, khiếm khuyết xuyến nhĩ bất quần đích biểu hiện, cũng không có kiến giải độc đáo đặc biệt, nước chảy hoa trôi tùy đâu hay vậy (giác vi tùy ba trục lưu), lĩnh đạo lực chỉ biểu hiện là một người xứng đáng với chức vị chủ quản. Do vì sẳn có tính chất của phủ khố, cho nên người có Thiên Phủ tọa Mệnh dể so đo quý trọng yêu thích tích trữ kim tiễn. Cẩn thận, ổn trọng, cực lực tầm cầu an định. Phủ khố không có lực sinh tài, chỉ có thể thủ tài cùng vận dụng tiền tài, bởi vậy Thiên Phủ tối hỉ kiến Lộc. Vô luận cùng với Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội hợp, đều có thể tăng gia cách cục với cát lợi, năng thành phú cách.
Thiên Phủ cũng hỉ Khôi, Việt, Phụ, Bật, Xương, Khúc hội thai, có thể giúp cho đời người có kiến giải đặc thù, đồng thời cũng tăng gia khí thế lĩnh đạo quần luân. Cũng hỉ Tả Phụ Hữu Bật giáp; Long Trì Phượng Các giáp, chủ là người hậu trọng kiền luyện, cẩn thận thiện mưu, túc đương đại nhậm (đủ sức đảm nhậm việc quan trọng). Thiên Phủ nhân Mệnh bất hỉ kiến tứ Sát. Như quả bất kiến Lộc mà chỉ kiến tứ Sát, rất không thích hợp với tính chất của "Tài khố", khó tránh chư bàn gian xảo để cầu tài. Giả như Thiên Phủ có tứ Sát hội hợp, đồng thời lại vừa hội Văn Xương Văn Khúc, lại có khả năng là hào môn thanh khách, cũng chính là điều được gọi là "Bàng hữu", do vì Xương Khúc chủ là người có học vấn có trí thức mà lại năng ngôn thiện biện, tuy hiềm điêu xảo, cũng không mất đi vẻ nho lưu văn sĩ. Nhưng nếu Văn Xương hoặc Văn Khúc Hóa Kị, thì đây là chủng loại "Thiên Phủ kiến Sát hội Xương Khúc" với kết cấu tinh hệ bị giảm đi rất nhiều tốt đẹp (tiện đại vi giảm sắc), là người dể dàng rơi vào cảnh làm hàn nho tại tam gia thôn (hàn nho tại quê nghèo). Oán trách đầy bụng, tự cho mình là có tài nhưng không gặp thời tài năng bị mai một.
Thông thường mà nói, Thiên Phủ không thích nghi độc tọa, do vì là quan lại thủ tài khố nên không thích nghi cô đơn, cô đơn tức là dể đối với tài bạch "Nhãn kiến tâm mưu"; nếu độc tọa vô Cát diệu, hội tứ Sát, thì biến thành mọi sự đều thủ xảo, thiện mưu hảo trá. Cũng không thích nghi kiến Không diệu, chủ cô lập không có viện trợ. Nhất là khi Thiên Phủ độc tọa, kiến Không diệu cùng Thiên Diêu, chủ là người quyền thuật âm mưu.
Thiên Phủ và Thiên Tướng, tại Đẩu số đúng là một đôi "Đối tinh" trọng yếu, cho nên cổ nhân có câu "Phùng Phủ tầm Tướng", "Phùng Tướng tầm Phủ". Do vì có quan hệ là "Đối tinh", cho nên "Phủ Tướng triều viên" có thể làm thành cách cục, "Tử Phủ triều viên" cực kỳ là khiên cưỡng gượng ép. Đây tức là do vì Phủ Tướng có quan hệ "Đối tinh", mà Tử Phủ thì không là "Đối tinh". Nhất là liên quan về điểm này, có thể tham khảo phần kĩ xảo trong "Kiến tinh tầm ngẫu" tiền diện thôi đoạn Đẩu số với luận thuật.
Nữ mệnh Thiên Phủ, thông thường cùng chủ trung hậu từ tường, thông minh cơ xảo, vui vẻ thích thú trợ giúp người khác. Nếu hội Cát diệu, đặc biệt là có Tả Phụ Hữu Bật hội hợp, có dáng vẻ uy nghi của nam tử, cũng năng phú quý. Kiến tứ Sát Hình Kiếp chư diệu, thì phu tử bất toàn, hoặc cần phải tái hôn.
Thứ tám: Thái âm (Miếu) Hợi Tý Sửu (Hãm) Mão Tị Ngọ.
Thái Âm là Trung thiên tinh diệu, vào ngũ hành chúc âm Thủy. Hóa khí là phú. Thái Âm và Thái Dương là "Đối tinh" trọng yếu trong Đẩu số, bởi vậy cái này cái kia cả hai cái có tính chất tương đồng, cũng có tính chất tương dị. Thái Âm chủ phú, Thái Dương chủ quý; Thái Âm chủ nữ, Thái Dương chủ nam; Thái Âm chủ nhu, Thái Dương chủ cương; Thái Âm chúc thủy, Thái Dương chúc hỏa; Thái Âm là mẫu, Thái Dương là phụ; Thái Âm là con gái nữ tử, Thái Dương là con trai nam tử.
Nói chung, vô luận Nam Nữ Mệnh kiến Thái Âm, đều có sự bất lợi đối với lục thân là nữ tính, có thể căn cứ vào cung vị Thái Âm sở tại, cùng với tổ hợp tinh hệ từ Tam phương Tứ chính, thải thôi đoạn Mệnh vận của nữ thân. Đại khái là chủ ấu niên mẫu thân bất lợi; nếu là Nữ mệnh, thì ấu niên tự thân mình bất lợi; nếu là Nam mệnh, thì Thái Âm lạc hãm đúng là bất lợi thê nữ.
Nam Mệnh Thân cung kiến Thái Âm, dể dàng tiếp cận gần gủi người khác phái, cũng là người mang theo vẻ ôn nhu nữ tính hóa, nhưng nếu Phúc đức cung cùng Phu thê cung không tốt đẹp, dể có khả năng có khuynh hướng bị đồng tính luyến ái.
Nữ Mệnh Thân cung kiến Thái Âm, bất hội Sát diệu, chủ là người đoan trang, thông minh. Nếu kiến Sát Hình chư diệu, thì có khuynh hướng khắc phu thương tử. Nếu kiến Đào hoa chư diệu, mà Phúc đức cung Phu thê cung các cung này không tốt đẹp, cũng có khả năng phát triển thành đồng tính luyến ái.
Thái Âm hội hợp Văn Xương Văn Khúc, chủ có tài năng mà lại bác học, có thể văn chương tú phát. Tối hỉ cùng với Lộc Tồn, Hóa Lộc hội hợp, do vì Thái Âm chủ tàng, chủ phú, chủ tĩnh, cùng với Lộc Tồn và Hóa Lộc khí vị tương đầu. Cùng với Hóa Quyền, Hóa Khoa hội hợp, thì có thể cương nhu tương tể.
Thái Âm và Thái Dương hội hợp, nhưng nhị diệu cùng nhập miếu vượng chi địa, cũng kết hợp cương nhu tương tể là người có nội tài, nhưng ương ương đại độ khí phách to lớn, hào mại bất phàm. Thái Âm tại hãm cung bất hiềm Hóa Kị, do hãm cung với Thái Âm bổn lai nguyên quang. Tự nhiên bất kị mây mù che phủ (vân già vụ yểm). Tại miếu vượng cung vị ngược lại phạ Hóa Kị, do mây che phủ ánh trăng (dĩ vân vụ yểm cái nguyệt hoa chi cố). Nhưng tại Hợi cung Hóa Kị, thì xưng là "Biến cảnh", trừ phi Sát Hình chư diệu tịnh chiếu, không thì "Biến cảnh" ngược lại chỉ tăng gia nguyệt sắc với quang thái. Căn cứ kinh nghiệm cá nhân bút giả, phàm Thái Âm thủ Mệnh, khi luận đoán thốn tối thích nghi kiêm thị Phúc đức cung. Do vì Thái Âm chủ phú, xã hội cổ đại đơn giản, tuy dù có cạnh tranh nhưng không kịch liệt, bởi vậy chủ tinh thần hưởng thụ với Phúc đức cung có ảnh hưởng bất đại. Xã hội hiện đại cạnh tranh kịch liệt, cạnh tranh thủ đoạn cũng âm mưu bách xuất, nếu như nói Phúc đức cung bất hảo, do Thái Âm chủ phú đích quan hệ, thường thường ngược lại dể dàng chiêu nhạ trêu chọc tinh thần thống khổ, khi thôi đoán không thể không tiến hành chú ý.
Thứ chín: Tham Lang (Miếu) Thìn Tuất Sửu Mùi (Hãm) Tị Hợi.
Tham Lang là Bắc đẩu đệ nhất tinh, chúc dương Mộc, kì thể thì chúc thủy, hóa khí là đào hoa. Tại Đẩu số, Tham Lang và Liêm Trinh là "Đối tinh", nhất Liêm nhất Tham, tính chất cái này cái kia tương đồng mà hỗ dị. Bởi vì đồng là Đào hoa, Tham Lang dể có cảm giác thiên hướng về dương cương, Liêm Trinh thì thiên hướng về âm nhu. Cũng có thể nói, Tham Lang với đào hoa đúng là minh đao minh thương có tửu sắc tài khí, còn Liêm Trinh thì đúng là dường như tự kiềm chế có thanh sắc thái mã.
Tham Lang tại Mệnh Thân cung, chủ là người thiện trường giao tế, mà lại có tài nghệ về nhiều phương diện. Hảo động viên hoạt, thủ đoạn mánh khóe bát diện linh lung. Nhưng lại thường dể trầm nịch vào thị hảo đam mê sở thích. Như quả có Văn Xương Văn Khúc hội hợp, thị hảo là thi tửu cầm kì, theo vật dục phương diện mà nói, thì là tửu sắc tài khí. Nhưng hội Hoa Cái, thì chủ là người ái hảo triết học thần bí. Theo vật dục phương diện mà nói, thì đúng là hỉ hoan sự vật thần bí.
Bất quá, nếu như Tham Lang hội hợp Hỏa, Linh, Dương, Đà, Hóa Kị chư diệu, thì vật dục với tính chất rất sâu thâm, dể dàng rơi vào cảnh tham hoa hảo tửu, phục dược đổ bác. Cổ nhân đối với Tham Lang, có kiến giải "Tham cư vượng cung, chung thân thử thiết". Điều gọi là "Tham cư vượng cung", tức là: Thân Tý Thìn niên sinh nhân, Tham Lang cư tại Tý cung. Dần Ngọ Tuất niên sinh nhân, Tham Lang cư tại Ngọ cung. Hợi Mão Mùi niên sinh nhân, Tham Lang cư tại Mão cung. Tị Dậu Sửu niên sinh nhân, Tham Lang cư tại Sửu cung. Những điều này là bí truyền của "Trung Châu Phái". Đặc biệt là là điểm Tị Dậu Sửu niên sinh nhân, Tham Lang cư Dậu không là "Vượng cung", theo đến chưa nhìn thấy có sách chiêm tinh để kiểm tra lại (tòng lai vị kiến hữu chiêm tịch khan tái), cũng là điều bất truyền của các phái.
Cổ nhân có kiến giải, đúng là nguyên nhân do vì "Tham cư vượng cung", về mặt tâm lí dể dàng chấp trứ cố chấp câu nệ. Hỉ hoan cật đường, nhất định cần phải cật đáo đường, đại dĩ chi ngư sí yến oa đô bất khả đội do vậy dể dàng phát triển thành là chiếm hữu dục quá mạnh. Từ đó liền có kết luận "Chung sinh thử thiết". Đối với kiến giải này, rất cần phải chú ý loại bỏ đi (tiểu tâm khứ xử lí), đặc biệt là đối với người có Phúc đức cung hội hợp Cát diệu, thiên vạn lần không thể mậu mậu bừa bãi luận định là "Thử thiết". Nếu có người nữ với Mệnh cung phùng cách cục như thế này, càng thêm thích nghi thiện gia quản giáo, giảm thiểu chiếm hữu dục.
Tham Lang hội hợp Cát diệu, chủ vinh hoa phú quý, thậm chí khả chưởng ác quân cảnh đại quyền. Ngộ Hỏa, Linh, đúng là "Hỏa Tham cách" hoặc "Linh Tham cách", đều cùng chủ tài lộc phong hậu hữu đột phá tính về sự phát triển. Với "Hỏa Tham cách" là thượng cách, "Linh Tham" thứ chi. Lại vừa kiến tại Thìn Tuất cung là thượng cách, Sửu Mùi cung thứ chi, các cung vị khác càng thêm thứ nhưng nếu đồng thời kiến Kình Dương hoặc Đà La thì bất hợp cách. Hợp cách là người kiến Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc, đặc biệt là có được tài nguyên ngoại ý, có thể thành bạo phú.
Tham Lang tối bất hỉ Kình Dương, Đà La, cũng úy Hóa Kị, nhưng kiến Không Kiếp ngược lại có thể làm cho người kiên định (sử nhân đạp thật). Cho nên người kiến Không Kiếp các sao này, đa phần chủ là người có chuyên môn kĩ nghệ, nếu bất kiến Hóa Kị, khả làm lí công khoa kĩ nghiên cứu, nếu kiến Hóa Kị, thì thích nghi làm: nhân tượng (người mẫu). Tham Lang ngộ Dương Đà, hoàn toàn tăng gia khảm khả và tân lao của đời người. Tại Hợi Tý nhị cung, xưng là "Phiếm thủy đào hoa", chủ là người tự mệnh phong lưu (tự mình cho là phong lưu), vì sắc chiêu họa, có Cát diệu thì có thể chuyển hóa thành phong tao nho nhã. Tại Dần cung, Tham Lang ngộ Đà La, xưng là "Phong lưu thái trượng", cũng chủ tham sắc tao tai.
Nữ mệnh Tham Lang, đặc điểm lớn nhất là dể dàng nhiễm thị hảo đam mê sở thích, đồng thời tính hỉ thần bí, dể có tôn giáo tín ngưỡng. Tại Đường Tống, chủng loại nữ nhân này dể dàng làm "Nữ đạo sĩ", vào thời đó với "Nữ đạo sĩ" xem như là cao cấp xướng kĩ. Cho nên cổ nhân dể có kiến giải "Tham Lang nhập Mệnh tất vi xướng". Tại hiện đại, thì khả năng trở thành làm công quan, giao tế nhân tài đặc biệt là khi có Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Thiên Phúc, Thiên Quan, Ân Quang, Thiên Quý hội hợp, Nữ mệnh cũng năng quý, hoặc có địa vị xã hội vị tương đối; nếu hội Lộc diệu, mà lại đắc Hỏa Linh củng chiếu, đều cùng chủ phú hậu. Đúng là tính tình cương nghị, vượng phu ích tử đích Mệnh tạo.
Mệnh cung hoặc Phúc đức cung kiến Tham Lang Liêm Trinh hội hợp, chủ là người có sắc thái cảm thụ, cũng chủ ái hảo nghệ thuật, vưu hỉ vận động hoặc khiêu vũ. Nếu Tham Lang độc tọa, thì có khuynh hướng ái hảo vận động.
Thứ mười: Cự Môn (Miếu) Dần Mão Thân Dậu (Hãm) Thần Tuất.
Cự Môn là Bắc đẩu đệ nhị tinh, chúc âm Thổ, lại vừa chúc âm Kim. Cổ nhân có nói "Thổ tĩnh kim mai", cho nên đem Cự Môn tác làm Ám diệu, chủ thị phi khẩu thiệt cùng minh tranh ám môn. Nhưng Cự Môn về thị phi khẩu thiệt ngoài ra, cũng chủ khẩu tài, tối hỉ Hóa Quyền, cách cục cao năng phú quý, không thì cũng có thể làm nhân sư biểu (người tốt làm gương). Có Thái Dương hội chiếu, thì quang minh lỗi lạc, năng phú năng quý.
Xã hội cổ đại chịu điều kiện hạn chế, người có Cự Môn thủ Mệnh, phát triển tác nghiệp hữu hạn, hiện thời bối cảnh xã hội bất đồng, thì có thể làm công quan (quan hệ xã hội), (phát thanh viên) bá âm nhân tài, thậm chí có thể làm ngoại giao hoặc luật sư. Nếu kiến Liêm Trinh, Tham Lang, Long Trì, Phượng Các, Thiên Tài đẳng diệu, càng có thể làm biểu diễn nghệ thuật.
Cự Môn với đặc tính về khẩu tài, nhưng tại giao tế phương diện không giống Tham Lang chỉ thiên về dật lạc (an lạc) cùng tửu sắc tài khí, cũng không như Thiên Cơ đúng là thế cố viên hoạt (khôn khéo trơn tru), bởi vậy gần như rất thật tế. Văn Khúc với khẩu tài, rơi vào xảo ngôn lệnh sắc, sảo hiềm phù hoạt ranh mãnh, Cự Môn thì năng lấy ngôn từ thủ tín với tha nhân, cho nên khi có Hóa Quyền thì sau đó, lời nói có sẳn quyền uy tính. Nếu Cự Môn Hóa Lộc, thì thích nghi về biểu diễn nhân viên, đặc biệt là có thể trở thành người dẫn chương trình ưu tú. Kiến Văn Xương Văn Khúc, Hồng Loan Thiên Hỉ, Thiên Diêu, Hàm Trì càng thêm tốt đẹp. Nếu Cự Môn Hóa Quyền hoặc Hóa Lộc, và Hóa Khoa cùng chính diệu hội hợp, chủ thanh danh viễn bá, tất phải là xã hội văn nhân, không thì công khai phát biểu ngôn luận. Cự Môn với đặc điểm lớn nhất tự mình thể hiện bản thân (thị hảo biểu hiện tự kỷ), nhưng như quả học thiếu tinh thâm, kì tài bất túc để sử dụng, lại biến thành không dể dàng phục nhân, do vậy chiêu nhạ hiềm kị, cho nên Cự Môn tối hỉ hội Xương Khúc, Hóa Khoa văn diệu. Mệnh cung cho dù bất kiến văn diệu. Phúc đức cung nếu Văn tinh tất tập cũng có thể bổ cứu.
Cự Môn cư Tý Ngọ nhị cung, xưng là "Thạch trung ẩn ngọc". Cái cách cục này đúng là tốt đẹp ở chổ, là người giảm thiểu dục vọng tự mình thể hiện bản thân, tài hoa tàng mà bất lộ, đúng là mĩ cách. Với người kiến Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa các sao là thượng cách; kiến Lộc Tồn là thứ cách, đều cùng chủ là người có địa vị xã hội sùng cao, mà lại dể trí phú. Nhưng đây là cách cục với người nếu một mai đăng thượng cao phong, trở thành đầu hào nhân vật, thì ngược lại dể chiêu hiềm kị đến nỗi thân bại danh liệt, nhất là theo cái cách cục này, tức có thể kiến Cự Môn với biểu hiện dục (ham muốn thể hiện bản thân) ứng với gia tăng tiết chế, đồng thời cần phải chú ý tài học tu dưỡng.
Thái Dương cùng với Cự Môn hội hợp, có thể giải Cự Môn chi ám, theo tính chất mà nói, đúng là người do vi "Nhật Cự thủ Mệnh", tố sự đa quang minh lỗi lạc, dể dàng là nguyên nhân lí giải. Tổ hợp tinh hệ Thái Dương Cự Môn, lại vừa có tính chất "Dị tộc", cho nên khi tinh hệ này hội hợp Cát diệu thì sau đó, dựa vào sở lạc cung vị mà xác định, có tính chất cùng với dị tộc thông hôn, được dị tộc nhân thôi sùng.
Cự Môn đối với Hỏa, Linh, Dương, Đà, Kiếp, Hình, Kị đều có sở úy. Nói chung, Dương Đà làm cho cảm tình của đời người dể khởi ba lan sóng to gió lớn; Hỏa Linh làm cho đời người thêm nhiều phong ba; Không Kiếp làm cho đời người khảm khả tỏa chiết lận đận long đong, hơn nữa chiếu theo kiến giải của cổ nhân, khả năng ấu niên tức tao phụ mẫu khí trịch; Hình Kị thì sinh khẩu thiệt thị phi. Nhưng nếu tứ Sát tịnh chiếu, lại vừa kiến Thiên Hình, phùng Tật ách cung bất giai, thì dể yểu chiết.
Thứ mười một: Thiên Tướng (Miếu) Tý Sửu Dần (Hãm) Mão Dậu.
Thiên Tướng là Nam đẩu đệ nhị tinh, chúc dương Thủy, hóa khí là Ấn. Ấn tinh với đặc điểm là công chính, cẩn thận. Đa chung thân làm một hành chức nghiệp, bất dịch kiến dị tư thiên (không thay đổi), là tối giai liêu mạc nhân tài. Ấn với bổn thân năng thiện năng ác, nhưng thiện ác cùng do người chưởng ấn là tả hay hữu, thí dụ như ấn trên pháp đường thượng, tệ nhân phú quý, cốt nhục đoàn tụ, cũng năng làm cho người thụ hình phạt, gia phá nhân tán, thiện ác ở đây bất đồng, tức do người chưởng ấn sử dụng với mục đích khác biệt, cho nên đem vào đời người tại Mệnh cung, tuy dù đa chính nghĩa cảm, nhưng cũng có thể rơi vào nhuyễn nhược.
Thiên Tướng tại thiên tinh có ý nghĩa là Tể tướng hoặc quân sư. Trung thành với chủ nhân, chủ là người độ kế thiết mưu, lấy lợi hại của chủ nhân làm lợi hại của chính bản thân mình, cho nên phùng Cát thì cát, phùng Hung thì hung. Tại thập nhị cung, Thiên Tướng cận tùy theo sở hội hợp với tinh diệu mà phân cát hung thiện ác. Người có Thiên Tướng thủ Mệnh, cũng chịu ảnh hưởng rất mạnh từ xã hội hoàn cảnh, phàm xã hội văn hóa bối cảnh bất đồng, mà với người có Mệnh bàn kết cấu tương đồng, Mệnh vận với sự tao ngộ khác biệt rất lớn.
Thiên Tướng tại Mệnh cung hoặc Thân cung, kiến Hóa Lộc cùng Thiên Lương giáp trì, là "Tài Ấm giáp Ấn", chủ phú quý vinh hoa, khoái lạc hưởng thụ. Thiên Tướng tại Mệnh cung hoặc Thân cung, kiến Hóa Kị cùng Kình Dương giáp trì, là "Hình Kị giáp Ấn", chủ có lao ngục chi tai, tịnh có hình thương. Thiên Tướng thủ Mệnh, không có trí lực chủ tinh củng chiếu, canh kiến Hỏa Linh trùng phá, dể kiến tàn tật. Nữ mệnh Thiên Tướng, Kị Xương Khúc đồng hội, chủ tình cảm ba lan song gió.
Thứ mười hai: Thiên Lương (Miếu) Tý Ngọ Dần Mão (Hãm) Tị Dậu Hợi.
Thiên Lương chúc dương Thổ, là Nam đẩu đệ tam tinh, ti thọ, hóa khí lực Ấm, có lực giải ách chế hóa, nhưng thích nghi hội chiếu không thích nghi thủ Mệnh. Tức đối với chiếu Mệnh cung cũng có không thích nghi, nói chung ít nhiều có mang theo ý vị cô khắc. Nếu thủ Mệnh cung, Nữ mệnh lục thân cùng có khuyết điểm, phúc bất tề. Thiên Lương tại Mệnh Thân cung, chủ đều có các thượng phong trí, lại tán lười biếng, tùy tiện, tha duyên dây dưa, nhân sinh khiếm tích cực. Thiếu niên đại hạn quá cung, phùng tai năng giải, nhưng tất phùng tai bệnh; lão niên đại hạn chiếu tọa, tuy có bệnh tai ách chứng, cũng chủ đái bệnh duyên niên.
Người có Thiên Lương tại Phúc đức cung, tư tưởng thanh cao, có danh sĩ phong vị mà bất đắc gian, cái tất phải có là sự bài giải mọi sự phát sinh, mà đưa đến đời người vì hư danh mà bôn mang vất vả. Nếu đại hạn Phúc đức cung kiến Thiên Lương, mà đại hạn Mệnh cung bất cát, Tật ách cung lại vừa hung, đa phần là tử hạn (hạn chết). Cái duy tử mới có thể tiêu giải triệt để tai nạn thống khổ, đắc đại giải thoát. Thiên Lương vào Thân Mệnh cung, chủ phùng hung hóa cát, ngộ nan trình tường, duy cũng là một nguyên nhân phát sinh nhiều tai hiểm, hoặc có tao ngộ cực kỳ bất thường. Người có Thiên Lương lâm Mệnh, tất đa tai đa hoạn, đa thị phi, đa bệnh thống, duy cũng năng hóa tai hóa hung, duyên thọ duyên niên.
Thiên Lương lâm Tị cung, tối kiến đa tai đa nạn, tiêu tai giải nạn đích tình hình?
Phàm Thiên Lương lâm Mệnh cung, Thân cung, hoặc Phúc đức cung, đều có thể thậm thâm chi Phật đạo tín ngưỡng, vị chi có thiện căn. Thích nghi làm nghiên cứu về triết học. Nếu cùng với Thiên Cơ đồng độ, đa phần có tư tưởng xuất trần, có thể là khán phá hồng trần với tăng đạo. Nếu Thiên Lương, Thái Dương, Văn Xương, hội Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc thì là "Dương Lương Xương Lộc" cách, đại lợi khảo thí, vưu lợi trọng yếu điển thí (chấm thi). Hoặc tại tuyển bạt tính với trong cạnh tranh đắc thắng.
Thiên Lương là thanh quan ngự sử, có thể thẳng thắn can ngăn (trực đống) Hoàng Đế, cho nên tối bất nghi kiến Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc. Nhưng có Lộc tinh đồng triều, thì không dể làm mọi người kính phục, đa chiêu oán hận thị phi. Do vậy "Lương Lộc đồng triều", tuy năng phát tài nhưng lại đa khốn nan ưu lự. Thiên Lương cũng bất hỉ kiến Kình Dương cùng Thiên Hình, chủ quan ti hoặc thị phi, hoặc chủ nhân bệnh động thủ thuật. Nhưng Thiên Lương đến tận cùng vẫn chứa đựng lực cát hóa. Cho nên tuy dù kiến tứ Sát Hình Kị, nhưng vẫn có khả năng bằng lực lượng của bản thân tiến hành hóa giải, bất quá chỉ là khó tránh nguy hiểm trùng trùng, đời người với tế ngộ phần nhiều là không bình thường.
Thứ thập tam: Thất Sát (Miếu) Sửu Dần Thân Tuất (Hãm) Mão Dậu.
Thất Sát là Nam đẩu đệ ngũ tinh, chúc âm Kim, hóa khí là Quyền. Cũng là tướng tinh sát bên mình Hoàng Đế, chủ túc sát, cố nhân sinh tịch mịch, đa vô tri kỷ, bất quá cũng có thể lợi dụng cái đặc điểm này, phát triển "Điệu tí độc hành" với tính cách, thành là xuất kì chế thắng với sáng nghiệp nhân tài. Tử Vi và Thất Sát tương hội, có thể là người cận kề dựa vào Đế tinh (khả tạ Đế tinh đối nhân sát đích giá ngự). Chuyển hóa thành quyền lực, nhờ vậy mà túc sát chi khí cũng có thể tường hòa. Thất Sát do đúng là đại tướng tinh diệu, cho nên tối hỉ tá trục Tử Vi, Thiên Phủ, chủ năng đắc quý nhân đề bạt mà bình bộ thanh vân (nhẹ bước thang mây). Cho dù ngộ đáo Sát diệu, cũng có thể tòng thương trí phú. Nếu tòng thương, cận thích nghi tòng sự thật nghiệp, vả lại năng thiện nhậm thủ hạ công tác nhân viên, bất khả đầu cơ, dể sinh phá bại, mà lại không gượng dậy được không có cơ hội đông sơn phục khởi (nhất quyết bất chấn vô đông sơn phục khởi đích cơ hội). Phàm người có Thất Sát tọa Mệnh, trọn đời tất có một lần trọng đại tỏa chiết thất bại, người với Mệnh cung kiến Không, Kiếp, Đại Hao các sao càng nặng. Nhưng tòng sự thật nghiệp, tuy có tỏa chiết nhưng vẫn năng được mọi người tín nhiệm, cực dể khôi phục nguyên khí, đúng là tuyệt đối không thích nghi đầu cơ.
Thất Sát và Liêm Trinh đồng độ tại Mùi cung, hoặc Thất Sát tại Ngọ cung thủ Mệnh, Liêm Trinh tại Thân cung thủ Phúc đức, đều xưng là "Hùng tú càn nguyên cách", chủ là người phách lực hùng hậu. Đây chính là Thất Sát âm kim làm Liêm Trinh âm hỏa đoán luyện, tương chế làm vật dụng, nếu hỏa luyện quáng miêu (mỏ lộ ra), trở thành là hữu dụng chi tài. Nếu người có Thất Sát tại Tý cung thủ Mệnh là thứ chi. Thất Sát cư Sửu cung, tuy cũng có Liêm Trinh đồng độ: nhưng cách cục phổ thông bình thường. Nếu hội chiếu Hỏa, Linh, Dương, Đà tứ Sát, ngược lại chủ hình khắc nghiên ngã đảo điên thương hại, nặng thì suốt đời tàn tật. Thất Sát tối hiềm lạc hãm, cũng bất hỉ tứ Sát, Hóa Kị, Không Kiếp, Thiên Hư, Âm Sát chư diệu, chủ là người cô độc. Phúc bất toàn. Mỗi đa giải thoát trần thế với tôn giáo nhân thượng. Lại vừa chủ là người đa huyễn tưởng, khi thì cảm giác tâm linh không hư. Thất Sát cư Sửu Mùi nhị cung, Thiên di cung tất là Thiên Phủ, chủ là người ngoại cương cường mà nội phú tình cảm, dể sinh xuất thế chi tưởng, đa bi thiên mẫn nhân chi niệm (oán trách trời cao), mà lại đối với hôn nhân bất lợi.
Thất Sát hội Thái Dương Cự Môn tại Đế Vượng chi hương, vị chi cát xử tàng hung. Chủ là người vào trong thuận cảnh hốt nhiên sinh kịch biến, thích nghi thao quang dưỡng hối. Thất Sát kí thị tướng tinh, Khôi Việt, Xương Khúc đẳng diệu, cùng với Hóa Lộc, Hóa Quyền, Hóa Khoa, đối với nó mà nói đều bất trọng yếu, năng tăng gia thanh thế đời người, không bằng như đem Cát diệu phân phối tại các cung vị khác bên ngoài Mệnh cung, Mệnh bàn phối trí phản giác quân hành. Nam mệnh Thất Sát, thích nghi Phúc đức cung kiến chư Cát; Nữ mệnh Thất Sát, thì thích nghi Phu thê cung kiến chư Cát diệu.
Thứ thập tứ: Phá Quân (Miếu) Tý Ngọ Mùi (Hãm) Dần Thân Dậu.
Phá Quân là Bắc đẩu đệ thất tinh, ngũ hành chúc âm Thủy, hóa khí là Hao. Tại Đẩu số, Phá Quân là khai lộ tiên phong, phùng sơn khai lộ, ngộ thủy đáp kiều, mà lại suất tiên trùng phong hãm trận, cho nên nó có cơ bản tính chất thật đúng là năng công mà bất năng thủ. Chủng loại tính chất này, dể làm cho người có Phá Quân thủ Mệnh, tính khí dể dàng bạo táo, nhưng cũng lại chính trực cương liệt, với cục diện khốn nan, ngược lại dể thể hiện ra tài năng lĩnh đạo và phách lực khai sáng. Do vì tính cách thiện khai sáng mà bất thiện thủ thành, nhưng Phúc đức cung kiến Tử Vi Thiên Phủ, biến thành đa năng đa lao mà chủ quan thậm cường, lại càng thêm trở thành không nhẫn nại với cục diện phát triển sau đây. Thậm chí khi đã sáng nghiệp an định chi tế, cũng sinh cải biến cục diện chi tâm. Phá Quân trùng phong hãm trận, tranh thành đoạt trại, đầu tiên có phá phôi mà sau đó kiến thiết, cho nên tự thân với nguy nan cũng nhiều, dể vĩ đại bất điệu (đuôi to không điệu, ý nói ngay thẳng không xu nịnh không gian trá), hãm vào khốn cảnh mà bất năng tự bạt (thoát ra). Vào khi xử sự thì, thường dể tại chuyển chiết điểm (bước ngoặt, bị cản trở) thụ đáo tỏa chiết. Cho nên Phá Quân tối hỉ kiến Lộc, thì có hậu viện nguyên nguyên bất tuyệt bổ sung, danh là "Hữu căn". Cùng với Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc đồng cung tối cát, hội hợp chính diệu khác và Hóa Lộc là thứ chi, hội hợp Lộc Tồn càng thêm thứ. Hóa Quyền, Khôi Việt, Phụ Bật và Phá Quân hội chiếu hoặc đồng độ, có thể tăng gia khí thế sáng nghiệp. Nếu kiến Không Kiếp, thì trọn đời đa chướng ngại; kiến Hỏa, Linh, Dương, Đà tứ sát, phàm có biến động, cùng trước tiên kiến bất lợi; kiến Thiên Khốc Thiên Hư, thì chủ là người tâm linh không hư.
Do vì Phá Quân có ý vị tiên phá phôi, hậu kiến thiết, cho nên trọn đời sự nghiệp biến động tất đại. Duy nhờ có biến động, đều có tính chất "Khứ cựu canh tân", cho nên người theo kinh thương với cục diện đa từ cựu sự nghiệp phiên xuất tân, cũng chủ đa song trùng sự nghiệp; thụ tân khổ thì chủ kiêm soa kiêm chức, hoặc thường phụ đảm công tác ngoại ngạch. "Năng giả đa lao" chính là Phá Quân tọa Mệnh với tả chiếu (chân dung vẽ ra).
Nữ mệnh Phá Quân, thông thường cùng lấy trì hôn làm thích nghi. Người ngộ Dương Đà các sao càng thêm nặng. Nếu Phá Quân Hóa Lộc, thì có khuynh hướng chỉnh sửa dung nhan, Giá thốn cần phải lưu ý có hay không có Sát Kị Hình diệu tương hội, như thế, thì tiểu tâm chú ý hội lưu hạ ba ngân.
Chư tinh âm dương ngũ hành hỉ kị nhất lãm (khái quát).
Chính diệu:
Tử Vi: Bắc đẩu chủ âm Thổ hóa là tôn là quan lộc chủ. Hỷ chư cát vưu hỉ Phủ Tướng. Hỉ cư Sửu Mùi Ngọ. Kị cư Thìn Tuất. Kị chư hung vưu kị Tham Phá, bất kị Hỏa Linh Thất Sát. Cát thì đại độ, hung thì dịch nhiễm. Năng giải ách chế hóa.
Thiên Cơ: Nam đẩu âm Mộc hóa là thiện là huynh đệ chủ. Hỷ chư cát. Hỉ cư Tý Ngọ Mão Dậu Dần Thìn. Kị chư hung vưu kị Cự Môn, kị cư Sửu Mùi. Cát thì trí tuệ, hung thì mộng tưởng. Thiện điều hòa.
Thái Dương: Trung thiên dương Hỏa hóa là quý là quan lộc chủ. Hỉ chư cát vưu hỉ Thái Âm. Hỷ cư Mão Thìn Tị Ngọ. Kị chư hung vưu kị Cự Môn. Kị cư Dậu Tuất Hợi Tý. Cát chủ phách lực, hung chủ phù hoa. Thiện bao dung.
Vũ Khúc: Bắc đẩu âm Kim hóa là tài là tài bạch chủ. Hỉ chư cát vưu hỉ Phủ Tướng Xương Khúc, lợi tứ Mộ sinh nhân, Tây Bắc sinh nhân. Kị chư hung vưu kị Phá Quân Hỏa Linh, bất úy Dương Đà. Bất lợi Đông Nam sinh nhân. Hỉ cư Thìn Tuất Sửu Mùi. Kị cư Tị Hợi. Cát chủ quyết đoán, hung chủ đoản lự.
Thiên Đồng: Nam đẩu dương Thủy hóa là phúc là phúc đức chủ. Hỉ chư cát. Hỉ cư Thân Dần Tị Hợi. Kị chư hung. Miếu thì khả hóa hung bất kị. Kị cư Sửu Ngọ Mùi. Cát thì hưởng thụ, hung thì nhuyễn nhược. Thiện hóa hung.
Liêm Trinh: Bắc đẩu âm Mộc Hỏa hóa là tù là thứ đào hoa. Hỉ chư cát vưu hỉ Phủ Tướng, hỉ cư Dần Thân viên. Kị chư hung vưu kị Tham Phá, bất hỉ cư Tý Ngọ Mão Dậu, kị cư Tị Hợi. Cát thì phong nhã, hung thì tà ác.
Thiên Phủ: Nam đẩu chủ dương Thổ hóa là hiền năng là điền trạch tài bạch chủ. Hỉ chư cát vưu hỉ Tử Tả Hữu. Thập nhị cung đều cát tối hỉ Dần Thân. Cư Mão Tị Thân bình thường, tối bất hỉ cư Dậu viên. Kị chư hung vưu kị Không Vong, bất kị Hỏa Linh Dương Đà. Nếu Sát Hao đồng hội xưng là "lộ khố". Cát thì hữu tài năng, hung thì hảo trá. Thiện trợ cát.
Thái Âm: Trung thiên âm Thủy hóa là phú là tài bạch điền trạch chủ. Hỉ chư cát vưu hỉ Dương Đồng, hỉ cư Dậu Tuất Hợi Tý. Kị chư hung. Kị cư Mão Thìn Tị Ngọ. Cát thì thanh minh, hung thì âm mưu.
Tham Lang: Bắc đẩu dương Mộc hóa là đào hoa chủ họa phúc. Hỉ chư cát vưu hỉ Hình Không tứ Mộ. Hỉ cư Tý Ngọ Mão Dậu Thìn Tuất Sửu Mùi. Kị chư hung, vưu kị Liêm Trinh Mộc Dục. Kị cư Tị Hợi. Cát thì hiện thật, hung thì đa dục.
Cự Môn: Bắc đẩu âm Thổ hóa là ám chủ thị phi. Hỉ chư cát vưu hỉ Lộc. Hỉ cư Tý Ngọ Mão Dậu Dần Thân Tị Hợi. Kị chư hung vưu kị Dương Đà. Kị Thìn Tuất Sửu Mùi. Cát thì tử tế cẩn thận, hung thì trì nghi do dự.
Thiên Tướng: Nam đẩu dương Thủy hóa là ấn là quan lộc chủ. Hỉ chư cát vưu hỉ Tử Vi, hỉ cư Tý Ngọ Dần Thân Thìn Tuất Sửu Mùi. Kị Hỏa Linh, bất kị chư hung, tối giải Liêm Trinh chi ác. Kị cư Mão Dậu. Cát thì trợ nhân, hung thì không hư.
Thiên Lương: Nam đẩu dương Thổ hóa là ấm chủ thọ giải ách chế hóa. Hỉ khánh chư cát, hỉ khánh cư Tý Ngọ Mão Dậu Thìn Sửu Mùi. Kị chư hung, vưu kị Dương Đà. Kị cư Thân Dần Tị Hợi. Cát thì tinh minh, hung thì chuyên chế.
Thất Sát: Nam đẩu âm Kim Hỏa chủ túc sát ngộ Tử hóa Quyền. Hỉ chư cát vưu hỉ Tử Vi. Hỉ cư Tý Ngọ Mão Dậu Dần Thân Tị Hợi Sửu Mùi. Kị chư hung. Kị cư Thìn Tuất. Cát thì quyền uy, hung thì kịch liệt.
Phá Quân: Bắc đẩu âm Thủy hóa là hao chủ họa phúc ti phu thê tử nữ nô phó. Hỉ chư cát vưu hỉ Tử Vi. Hỉ cư Thìn Tuất Sửu Mùi Tị Hợi. Kị chư hung, kị cư Tý Ngọ Mão Dậu. Cát thì cương nghị, hung thì hao tán.
Phụ, Tá diệu:
Văn Xương: Nam đẩu dương Kim công khoa giáp cũng chủ năng văn. Hỉ chư cát. Hỉ cư trung vu Thìn Tị Dậu Sửu. Kị chư hung. Kị cư Dần Ngọ Tuất. Cát thì ưu nhã, hung thì phấn sức che đậy bên ngoài dối trá.
Văn Khúc: Bắc đẩu âm Thủy chủ khoa giáp cũng trạch thiệt biện. Hỉ kị tương đồng Văn Xương. Cát thì năng ngôn, hung thì thiệt biện.
Tả Phụ: Trung thiên dương Thổ chủ trợ lực hành thiện lệnh. Hỉ chư Cát bất hỉ chư Hung. Kị cư Mão Dậu, dư cung giai cát (các cung còn lại đều cát). Cát thì trợ bạn, hung thì xâm nhiễu.
Hữu Bật: Trung thiên âm Thủy chủ trợ lực ti chế lệnh. Hỉ chư Cát bất hỉ chư Hung. Kị cư Mão Dậu, dư cung giai cát (các cung còn lại đều cát). Cát thì trợ lực, hung thì lược đoạt (chiếm đoạt cướp bóc).
Thiên Khôi: Nam đẩu dương Hỏa hóa là dương quý ti tài danh. Hỉ chư Cát bất hỉ chư Hung, thập nhị cung giai mộ. Hỉ nhật sinh nhân. Cát thì đắc trợ, hung thì đắc trở.
Thiên Việt: Nam đẩu âm Hỏa hóa là âm quý ti tài danh. Hỉ chư Cát bất hỉ chư Hung, thập nhị cung đều miếu. Hỉ dạ sinh nhân. Cát thì đắc trợ, hung thì thụ nhiễu.
Lộc Tồn: Bắc đẩu âm Thổ chủ tước lộc ti quý thọ. Hỉ chư Cát, tối hỉ Lộc Mã giao trì. Bất kị chư Hung, duy kị Không Vong. Hỉ Tý Ngọ Mão Tây Dần Thân Tị Hợi. Bất cư tứ Mộ. Cát thì tài lộc, hung thì tật bệnh.
Thiên Mã: Phù diệu dương Hỏa chủ dịch ti lộc chủ thiên động. Hỉ chư Cát, vưu hỉ Lộc Tồn cùng sinh vượng chi địa. Kị chư hung, vưu kị Không Vong cùng Bệnh Tử Tuyệt chi hương. Cát thì linh động, hung thì lao lục.
Sát diệu:
Kình Dương: Bắc đẩu dương Kim chủ hình thương. Hỉ chư Cát, hỉ tứ Mộ tây bắc sinh nhân, hỉ cư tứ Mộ. Kị chư hung, kị Tý Ngọ Mão Dậu. Cát thì quyền uy, hung thì hình thương.
Đà La: Bắc trợ âm kim hóa là Kị chủ duyên hoãn. Hỉ chư Cát, hỉ tứ Mộ sinh nhân, hỉ cư Thìn Tuất Sửu Mùi. Kị chư hung, kị Dần Thân Tị Hợi. Cát thì ám sinh quyền lực, hung thì ám thụ tễ bài (hạ bệ bài trừ).
Hỏa Tinh: Nam trợ dương Hỏa hóa là sát chủ cương. Hỉ chư Cát, hỉ Đông Nam sinh nhân, hỉ Dần Mão Tị Ngọ Tuất sinh nhân. Hỉ cư Dần Ngọ Tuất. Kị chư hung, kị cư Thân Tý Thìn. Cát thì phát việt anh hoa, hung thì hoành chiêu tai ách.
Linh Tinh: Nam trợ âm Hỏa hóa là sát chủ liệt. Hỉ kị đồng Hỏa Tinh. Cát thì ám trung phát phúc, hung thì kị hại ám xâm.
Tứ Hóa diệu:
Hóa Lộc: Trung thiên âm Thổ chủ tài lộc. Hỉ chư Cát, hỉ cư Dần Thân. Vưu hỉ kiến Lộc Tồn, Thiên Mã. Kị Kiếp Không, kị cư Tý Ngọ Mão Dậu. Bất kị chư Hung.
Hóa Quyền: Trung thiên âm Mộc chủ quyền thế. Hỉ chư Cát, vưu hỉ Cự Vũ. Tối hỉ cư Sửu. Bất kị chư Hung. Duy cư Sửu Mão Tuất tam cung ngoại, cùng kị Tứ sát.
Hóa Khoa: Trung thiên dương Thủy chủ thanh danh. Hỉ kiến Khôi Việt. Tối hỉ Sửu Ngọ Thân tam cung. Bất kị chư Hung, duy kị Không Kiếp cùng Nhật Nguyệt hãm địa.
Hóa Kị: Trung thiên dương Thủy chủ cữu tật đố kỵ cùng thị phi. Hỉ chư Cát, vưu hỉ Thủy cục Mệnh cùng Thân Tý Thìn sinh nhân. Hỉ cư Tý Sửu. Kị chư Hung, vưu kị Hỏa cục Mệnh cùng Dần Ngọ Tuất sinh nhân. Kị cư Dần Ngọ Tuất Tị Hợi.
Chư tạp diệu:
Địa Không: Trung thiên âm Hỏa chủ đa tai cát thì là đại độ. Hỉ chư Cát, hỉ kim hỏa lưỡng hành. Miếu hỏa kim nhị hương. Kị chư Hung, duy bất kị Hỏa Linh. Hãm thủy mộc nhị hương.
Địa Kiếp: Trung thiên dương Hỏa chủ phá thất hỉ chư cổ, vưu hỉ cư Thìn Tuất. Cư dư cung (cung khác) bất cát. Kị chư Hung.
Thiên Thương: Trung thiên dương thủy chủ hư hao. Cư Sửu Dậu Tuất họa khinh, cư Tý Mão Thìn Ngọ Mùi họa khẩn.
Thiên Sứ: Trung thiên âm Thủy chủ tai họa. Cư Tý Ngọ Mùi họa khinh, cư Sửu Mão Thìn Dậu Tuất họa khẩn.
Thiên Hình: Trung thiên dương Hỏa chủ cô khắc hựu chủ hình phạt cát thì là tự luật. Hỉ chử cát vưu hỉ Xương Khúc. Hỉ cư Dần Ngọ Tuất, Thân Tý Thìn. Kị chư Hung, vưu kị Sửu Mùi.
Thiên Diêu: Trung thiên âm Thủy chủ phong lưu hung thì là sắc họa. Hỉ chư Cát, hỉ cư Dần Ngọ Tuất, Thân Tử Thìn. Tối hỉ Mão Dậu Tuất Hợi. Kị chư Hung, kị cư Sửu Mùi.
Thiên Khốc: Trung thiên dương Kim chủ hình khắc thụ thương. Duy miếu Sửu Mão trung tam cung.
Thiên Hư: Trung thiên âm thổ chủ không hư ưu lự lo lắng. Duy miếu Sửu Mão Thân tam cung.
Hồng Loan: Trung thiên âm Thủy chủ hôn nhân, hội hung chủ đào hoa. Duy miếu Sửu Dần Mão Thìn Tuất Hợi.
Thiên Hỉ: Trung thiên dương Thủy chủ hỉ khánh, hội hung chủ đào hoa. Duy miếu Sửu Dần Mão Thìn Tuất Hợi.
Tam Thai: Trung thiên dương Thổ chủ quý. Vi chủ tinh chi tùy tòng (tùy thuộc vào chủ tinh).
Bát Tọa: Trung thiên âm Thổ chủ quý. Vi chủ tinh chi tùy tòng.
Long Trì: Trung thiên dương Thủy chủ khoa giáp cũng sinh tài nghệ.
Phượng Các: Trung thiên dương Thổ lại khoa danh cũng thất tài nghệ.
Thiên Tài: Trung thiên âm Mộc chủ tài hoa.
Thiên Thọ: Trung thiên âm thượng chủ hữu thọ miếu Dậu Tuất Hợi.
Ân Quang: Trung thiên dương Hỏa chủ thụ thù vinh, cũng chủ làm người phục vụ. Miếu Sửu Thìn Ngọ Tuất, hãm Dậu.
Thiên Quý: Trung thiên dương Thổ chủ quan tước, cũng chủ làm người phục vụ. Miếu Dần Thìn hãm Dậu.
Thiên Quan: Trung thiên dương Thổ chủ chính đạt. Miếu Ngọ Mùi.
Thiên Phúc: Trung thiên dương Thổ chủ phúc thọ. Miếu Dần Thân Tị Mão.
Thai Phụ: Trung thiên dương Thổ chủ quý, là thai các chi tinh, hung thì là hư danh. Hãm Dậu Tuất, dư cung giai cát.
Phong Cáo: Trung thiên âm Thổ chủ khoa, là phong chương chi tinh, hung thì là phù danh. Hãm Thân Hợi, miếu Tý Sửu Dần Mão Ngọ cung.
Cô Thần: Trung thiên dương Hỏa chủ cô kị nhập Phụ mẫu cung, Phúc đức cung.
Quả Tú: Trung thiên âm Hỏa chủ quả kị nhập Phu thê cung, Phúc đức cung.
Nhị tinh kị nhập Phu thê cung, Phúc đức cung, Mệnh cung. Cùng với Vũ Cự Sát Cơ Phá, cùng tứ sát Không Kiếp hội, trì hôn. Không thì sinh li bất hòa.
Phỉ Liêm: Trung thiên dương Hỏa chủ cô khắc tiểu nhân, mà lại có đào hoa.
Phá Toái: Trung thiên âm Hỏa chủ tài bạch hao tổn. Cũng chủ thất ý.
Giải Thần: Chủ hóa giải. Tối hỉ cùng với Long Trì Phượng Các giáp Phủ Tướng. Miếu Tý Dần Mão Thìn Ngọ Tuất. Lưu niên kiến Giải Thần ngộ Thiên Mã, Phu thê cung cùng Phúc đức cung bất cát thì chủ li hôn.
Thiên Vu: Chủ thăng thiên. Cũng chủ di sản.
Thiên Nguyệt: Chủ bệnh. Kị nhập Tật ách cung, kiến Sát, chủ đắc mãn tính bệnh hoặc lưu hành bệnh.
Âm Sát: Chủ tiểu nhân. Kị nhập Mệnh cung cùng Phúc đức cung.
Triệt Không: Chủ trì trệ. Kị nhập Mệnh Thân cung, hỉ nhập Tật ách cung.
Tuần Không: Chủ không tán.
Hoa Cái: Cô cao chủ thông minh tài nghệ, cũng chủ thần bí.
Hàm Trì: Hảo sắc hỉ Thiên Đức cùng Không diệu hóa giải.
Thiên Đức: Hóa giải hung, vưu năng hóa đào hoa.
Nguyệt Đức: Hóa giải hung trợ cát. Nhân từ.
Trường Sinh: Chủ sinh phát, tối hỉ Thiên Cơ đồng độ, chủ tài trí. Bất úy chư sát.
Mộc Dục: Chủ đào hoa, nhập Phu thê cung chủ hòa hài, kị cư Dậu cung.
Quan Đái: Chủ hỉ khánh. Lợi quan khánh. Lợi quan lộc, hỉ cư Mệnh Thân cung.
Lâm Quan: Chủ hỉ khánh. Thập nhị cung giai cát.
Đế Vượng: Chủ phách lực và thể chất. Thập nhị cung giai cát.
Suy: Chủ đồi phế cùng lãnh thối.
Bệnh: Chủ bệnh nhược.
Tử: Chủ vô sinh khí, kị nhập Mệnh cung cùng Mệnh cung tiền hậu nhất cung.
Mộ: Chủ ám lực. Hỉ Tài bạch Sự nghiệp cung. Bất lợi Hóa Khoa Hóa Quyền.
Tuyệt: Chủ cô độc.
Thai: Chủ tăng vinh. Kị Không Vong, bất hỉ nhập vượng vận.
Dưỡng: Chủ bồi dục. Thập nhị cung giai lợi.
Chư lưu diệu:
Bác Sĩ: Chủ thông minh. Hỉ Phụ Tá chư diệu, khả trợ khoa danh.
Lực Sĩ: Chủ quyền thế. Hỉ Hóa Quyền đồng hội.
Thanh Long: Chủ hỉ sự. Thìn niên tối cát.
Tiểu Hao: Chủ hao tài, kiến Sát phòng di thất (đề phòng rơi mất).
Tướng Quân: Chủ uy phúc, lưu viết Mệnh cung phùng chi, chủ đắc ý.
Tấu Thư: Chủ văn tự hỉ khánh. Tụng vấn phùng chi khả thắng.
Phi Liêm: Chủ sàm kị.
Hỉ Thần: Chủ hỉ khánh. Cũng chủ tha duyên dây dưa trì hoãn.
Bệnh Phù: Chủ tai bệnh, đái thị phi.
Đại Hao: Chủ phá hao. Nan kế tổ nghiệp, cũng chủ thất vật. Hội đào hoa thì là sắc tai.
Phục Binh: Chủ ám tổn tha duyên dây dưa trì hoãn.
Quan Phủ: Chủ hưng tụng, kị cùng với Thất Sát Bạch Hổ Tang Môn Điếu Khách đồng hội.
Tướng Tinh: Chủ vũ quý, chủ đắc ý. Lưu nhật phùng chi chủ thần thái phi dương phấn chấn.
Phàn An: Lợi công danh, khả giải hung, hỉ tọa Mệnh Thân cung.
Tuế Dịch: Chủ động thiên. Lưu niên Mệnh cung, Thiên di cung kiến Thiên Mã chủ bôn mang xuôi ngược bôn ba.
Tức Thần: Chủ trầm mặc. Bất hỉ cùng Sát Thần đồng độ.
Hoa Cái: Chủ cô cao. Cũng chủ tài nghệ. Lưu nhật phùng chi chủ giải ách.
Kiếp Sát: Chủ kiếp tài (giựt tiền). Bất hỉ cùng Vũ Sát Hỏa Dương đồng độ.
Tai Sát: Chủ tài bạch hữu tiểu nhân (chủ tiểu nhân về tiền tài).
Thiên Sát: Chủ Nữ mệnh bất lợi phụ phu, viễn hành hoặc phân li.
Chỉ Bối: Chủ phỉ báng.
Hàm Trì: Chủ đào hoa. Hội Đại Hao chủ vì sắc phá tài.
Nguyệt Sát: Chủ Nam mệnh bất lợi thê mẫu. Viễn hành hoặc phân cư.
Vong Thần: Chủ háo tài. Lưu viết phùng chi chủ thất vật.
Tuế Kiến: Chủ nhất niên cát hung, hỉ lục cát, kị cùng Sát tinh đồng độ.
Hối Khí: Chủ ba chiết bất thuận.
Tang Môn: Chủ bất hạnh.
Quán Tác: Chủ thúc phược ràng buộc gò bó.
Quan Phù: Chủ tố tụng.
Tiểu Hao: Chủ di thất.
Đại Hao: Chủ hao tài.
Long Đức: Chủ phùng hung hóa cát.
Bạch Hổ: Thượng bất cát, kị hội Tang Môn Điếu Khách cung phù.
Thiên Đức: Chủ hóa hung (hóa giải hung).
Điếu Khách: Chủ điếu tang hoặc bất thuận lợi.
Bệnh Phù: Chủ tiểu tai bệnh tiểu thị phi.
Chư tinh diệu cơ bổn tính chất hậu kí.
Tại phần đầu tiết thứ nhất giới thiệu "Chư tinh diệu cơ bản tính chất", có hai điểm tình hình cần phải chú ý:
Đệ nhất, "Chư tinh diệu cơ bản tính chất" và "Chư tinh âm dương ngũ hành hỉ kị nhất lãm" lưỡng thiên, căn cứ vào tài liệu có chổ bất đồng, thoáng hiện sự kỳ dị, nhưng mà sự khác nhau không nhiều, học giả không nên e ngại về điều này, khi trưng nghiệm thì sẽ quyết định lựa chọn tuyển trạch.
Đệ nhị, đây là hai thiên trình bày, có một cái sự kiện quan trọng cần phải gia tăng lý giải. Tức giả thiết là trình bày các tinh diệu làm chính diệu tại Mệnh cung, nhưng sau đó vào thực hành thốn bính đến tinh diệu bất kỳ nào đó, hội xuất hiện tình hình bất kỳ nào đó. Như người có Tử Vi tọa Mệnh, trong Mệnh cung nguyên có Sát Không chư diệu, thì khi vận trình đi đến cung vị có Thái Âm tọa Mệnh, không thể xem là tư tưởng siêu thoát, ứng với xem là ngoạn lộng quyền thuật. Thái Âm tọa Mệnh tại đại hạn, thường là đệ nhị đại hạn (tức là đại hạn từ hơn 10 tuổi đến hơn 20 tuổi), là tư tưởng đời người mới bắt đầu thành hình chi khẩu thốn, cần phải xem đây là sự kiện quan trọng khi thôi đoạn. Đây là ví dụ được đưa ra, dư lệ khả tri (hơn ví dụ có thể hiểu rõ).
"Chư tinh diệu cơ bổn tính chất" nhất tiết hành văn, vẫn tuân thủ quán lệ của cổ nhân, khi hành văn thì có chổ mập mờ tìm kiếm sự giữ bí mật (hàm hỗn chi xử dĩ cầu thủ bí), học giả vô tư trong sáng chú ý lĩnh hội tiếp thu những điều này. Chỉ cần căn cứ vào nguyên tắc trình bày trên tiến hành lưu ý. Dể hiểu được chân tướng. Phần dưới đây trình bày tính chất của chư tinh tại thập nhị cung, thì cận thuật Tinh bàn cùng Phụ mẫu, Tử nữ đẳng thập nhị cung, cũng không suy xét cân nhắc khảo lự về tình hình Tinh bàn lưu động, nguyên tắc nói trên chưa hẳn ứng dụng.
Chư tinh cung viên triều thứ hỉ kị ca.
Tử Vi nghi Ngọ Mùi, độc kị cư La Võng. Thiên Cơ hỉ Đào Hoa, Sửu Mùi nhập mộ đường.
Thái Dương hỉ thư cung, Tuất Hợi Tý thất quang. Vũ Khúc nghi giới mộ, Tị cung tắc bất lương.
Thiên Đồng Tị Hợi cổ, Ngọ hãm Sửu Mùi thương. Liêm Trinh hỉ trung dần, Đào Hoa hủ hiềm phương.
Thiên Phủ vô hãm địa, Mão Tị Thân bình thường. Nguyệt hỉ Hợi Tý Sửu, Mão Thìn Tị vô quang.
Tham Lang nghi nhập mộ, Thân Dần lạc hãm phương. Cự Môn hỉ kim mộc, Thìn thành là hung thường.
Thiên Tướng đa miếu địa, duy hiềm Mão Dậu phòng. Thiên Lương cũng đa miếu, Tị Thân Hợi hãm thương.
Thất Sát hiềm Tị Hợi, dư cung giai cát tường. Phá Quân kị Mão Dậu, tối hỉ Tý Ngọ phương.
Xương Khúc hỉ kim cục, hãm vu hỏa viêm hương. Hỏa Linh tự nghi hỏa, thủy cục kiến tai ương.
Kình Dương hỉ tứ Mộ, tứ trọng khí bất dương. Đà La cũng nghi Mộ, tứ mạnh thì vô lương.
Hóa Lộc kị tứ trọng, hỉ cư Dần Thân đường. Hóa Quyền nghi Sửu Tuất, duy kị tứ Sát hương.
Hóa Khoa hỉ Thân Sửu, Kiếp Không đại bất tường. Hóa Kị hỉ Tý Sửu, hỏa cục thêm tai thương.
Hình Diêu nghi thủy hỏa, Sửu Mùi là mộ đường. Loan hỉ Sửu Tuất Hợi, hựu hỉ tọa Đông phương.
Chư tinh tri hỉ kị, đoán toán tự tinh tường.
(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)
Các tinh diệu và tinh hệ thể hiện diện mạo, thân hình, tính cách đặc trưngTiền ngôn
Tử vi đẩu số của Trung Châu Phái có một phương pháp đặc biệt, có thể từ tinh diệu và tinh hệ tại Mệnh cung giám định nhận biết diện mạo, thân hình cùng một vài tính cách đặc trưng. Chúng tôi không có khả năng gặp một người, lập tức nói ra chính xác toàn bộ tổ hợp tinh hệ tại Mệnh cung, nhưng sau khi lập Mệnh bàn, có thể căn cứ vào tinh hệ tại Mệnh cung để kiểm tra giám định. Kiểm tra diện mạo tất có nguyên nhân, mục đích là để kiểm tra việc lập Mệnh bàn có chính xác hay không. Thông thường do vì luận đoán "Tử vi đẩu số", chỉ bằng việc có người tới báo chính xác năm sinh, tháng, ngày, giờ để khởi bàn an tinh, Mệnh bàn lập xong lập tức dùng để luận đoán, đến nỗi nhận xét sai lầm về vận trình của đời người, thậm chí có thể tạo thành bi kịch. Tình hình này làm cho người ta khổ tâm. Bằng diện mạo thân hình sinh lý đặc trưng để kiểm định Mệnh bàn có chính xác hay không chính xác, thực tế là sự việc không nên sơ xuất xem thường. Mệnh bàn có vấn đề, có thể do hai loại nguyên nhân:
Thứ nhất, người được xem báo sai dữ liệu giờ ngày tháng năm sinh. Rất thường gặp tình hình báo sai giờ sinh. Bút giả đã trải qua nhiều lần kinh nghiệm, bố mẹ người được xem kiên trì báo giờ sinh là chính xác, bút giả tốn thời gian tính toán lại giờ sinh thì bị bất mãn, sau khi kiểm tra lại ở bệnh viện, chứng minh bút giả xác định chính xác. Hy vọng độc giả sau khi lập Mệnh bàn, nếu phát hiện nghi ngờ không ngại thay đổi giờ sinh một chút, sắp xếp một cái Mệnh bàn khác để so sánh.
Thứ hai, theo như sư phụ của bút giả, mỗi giờ sinh đều có "Thiên bàn", "Địa bàn", "Nhân bàn" để phân biệt. Nói một cách tổng quát, tại đầu giờ với 15 phút đầu để phân chia tả hữu (vu thì đầu đích thập ngũ phân chung tả hữu), sử dụng "Địa bàn" thôi toán; tại cuối giờ với 15 phút cuối để phân chia tả hữu (vu thì vĩ đích thập ngũ phân chung tả hữu), sử dụng "Nhân bàn" thôi toán; ngoài ra căn cứ vào thời gian với 1 giờ nhỏ 30 phút (kì dư cư vu thì thân đích ước nhất tiểu thì tam thập phân chung thì gian), thì sử dụng "Thiên bàn" để thôi toán. Nhất nhất từng cái một nhưng mà, đây chỉ là tình huống tổng quát, do tại xuất sinh địa bất đồng, cùng với ảnh hưởng của tổ đức (đức trạch của tổ tiên và cha mẹ), căn cứ kinh nghiệm, khó dùng máy móc để phân định thì khắc, quy định thời gian của thiên địa nhân bàn. Ví dụ như, người sinh vào 5 giờ 13 phút sáng, nên dùng Địa bàn luận đoán, do vì người sinh bên trong 15 phút đầu giờ Mão, nhưng có khi trải qua giám biệt, có thể phải dùng "Thiên bàn", chẳng qua là có khi đúng đối với người sinh vào 5 giờ 16 phút, lại cần phải xá "Thiên bàn" mà dùng "Địa bàn". Với chủng loại tình hình dưới đây, giám biệt thân hình, diện mạo, sinh lí đặc trưng, lại biến thành càng gia tăng thêm trọng yếu. Cung vị sử dụng để giám biệt, thông thường là "Mệnh cung". Nhưng Mệnh cung với các tinh diệu phần nhiều lại cận chủ là người với tiên thiên hình thái. Nếu hậu thiên hình thái có cải biến trọng yếu như thế nào, cần phải đồng thời xem xét "Thân cung".
Điều gọi là tiên thiên hình thái, là chỉ cơ bản diện hình; thân đoạn dáng vẻ chiều cao; tị và quyền cao hay thấp; có hay không có mao phát dị sinh; có hay không có tiên thiên vết ban vết bớt vết chàm cùng với nốt ruồi lạ; nhãn thần thanh trọc cùng với nhãn hình vân vân mà nói. Những nét đặc trưng này, cũng không tùy thuộc vào tuổi tác của đời người mà có tích chất căn bản không cải biến nhiều. Còn như hậu thiên hình thái, thì cùng với tuổi tác của đời người có liên quan, cải biến thay đổi rõ ràng nhất là mập ốm, ngoài ra cũng bao gồm có hay không có hậu thiên với phá tướng xanh xao vàng vọt, nguyên nhân là màu da hậu thiên sinh hoạt có cải biến, cùng với tước ban, ám sang, hắc chí sẽ tự sinh, thậm chí có hay không có cận thị, tán quang những sinh lí đặc trưng bên trong. Những việc như thế này, đều có thể kiểm thị xem xét các tinh diệu tại "Thân cung". Nhưng có một phần thuộc về di truyền tính với nét đặc trưng, thì thích hợp kiểm thị xem xét "Phụ mẫu cung", cổ nhân có gọi Phụ mẫu cung chính là "Tướng mạo cung", tức là từ cung vị này có thể, nhìn ra từ phụ mẫu di truyền tới đời sau với hình thái cơ bản (Thậm chí bao gồm di truyền về tật bệnh). Bởi vậy khi giám biệt Mệnh bàn, cũng ứng với tham khảo những cái cung vị này.
Liên quan về tinh diệu biểu hiển cho thấy với thể thái cùng tính cách, cổ nhân có một thiên "Hình tính phú", đề xuất nhiều nét đặc trung, bút giả nhất nhất từng cái một tiến hành chú thích, độc giả có thể tham khảo, nhưng đáng tiếc đây là những thiên phú văn chỉ chú trọng về tinh diệu mà không đề cập về tinh hệ, cho nên ứng dụng khởi lai có hạn chế. Bất quá chỉ là nói sự thật, cho dù là "Trung châu phái" sở truyền, thật ra cũng thiên trọng về tinh diệu. Liên quan về tư liệu tinh hệ giám biệt hình tính, bút giả đã làm một vài cái ghi chép, nhưng vẫn tiếp tục chưa đầy đủ tường tận, hi vọng tương lai có thể bổ sung.
Giáp: Hình tính phú chú thích
Nguyên phu Tử Vi đế tọa, sinh vi hậu trọng chi dung.
Chú giải: Tử Vi chủ nhân thể thái yêu bối phì mãn, viên trường kiểm hình, tuy phì bất ung thũng, tuy sấu bất lộ cốt, gọi là "Hậu trọng chi dung".
Thiên Phủ tôn tinh dã, tác thuần hòa chi thể.
Chú giải: Thiên Phủ chủ nhân diện hình phương hoặc phương trường, nhãn thần mang theo thanh khí, mà lại đa phần là răng trắng môi hồng, xưng là "Thuần hòa chi thể".
Kim điểu viên mãn, Ngọc thỏ thanh kì.
Chú giải: "Kim ô" chỉ Thái Dương, chủ nhân diện hình mang theo viên; "Ngọc thỏ" chỉ Thái Âm, tuy dù cũng là viên kiểm hoặc là trường chi viên kiểm, nhưng sắc da không hồng nhuận như Thái Dương.
Thiên Cơ vi bất trường bất đoản chi tư, tình hoài hảo thiện.
Chú giải: Thiên Cơ đa chủ người trung bình không cao không thấp, tâm nhu nhuyễn mềm yếu nhẹ dạ, nhưng cũng tính cấp nóng, diện hình đa trường sấu. Nhập miếu thì là trường kiểm mang theo viên.
Vũ Khúc nãi chí cương chí nghị chi thao, tâm tính quả quyết.
Chú giải: Vũ Khúc chủ là người tính tình cương nghị, xử sự quả đoán, nhưng thốn ngại nhãn quang quan điểm bất viễn.
Thiên Đồng phì mãn, mục tú thanh kì.
Chú giải: Thiên Đồng chủ là người trường phương diện hình, đái viên. Thông thường cùng là bàn phong mãn. Nhưng tuy dù phong mãn mà vẫn mi thanh mục tú, đúng là nét đặc trưng.
Liêm Trinh mi khoan khẩu khoát mà diện hoành, là người tính bạo, hảo phẫn hảo tranh.
Chú giải: Liêm Trinh chủ là người thể thái thô tráng, mi khoan, khẩu khoát, quyền lộ, (kiên) vai di cốt lộ, diện hình hoành viên mà đái cốt tiết lăng giác. Thông thường tính cách cùng mang theo phù táo, duy thường với người có "Văn diệu" thì ngược lại ôn uyển thuần hòa.
Tham Lang là thiện ác chi tinh, nhập miếu tất ứng trường tủng, xuất viên tất định ngoan hiêu.
Chú giải: Tham Lang sinh nhân, tính tình bất thường, ái ác vô định. Hoặc công tâm kế, hoặc tính cấp mà hảo lộng xảo, hoặc thì thủ đoạn viên hoạt, năng thi nhân lấy ơn huệ, cố xưng là "Thiện ác chi tinh". Cư tại hãm cung, hình tiểu thanh cao đa cốt; nhưng nhập miếu, thì trường tủng cao đại, thể thái phong mãn.
Cự Môn chính là thị phi chi diệu, tại nhập miếu đôn hậu ôn lương.
Chú giải: Cự Môn nhập miếu, thể thái phì bàn, trung cao thân tài (vóc dáng cao vừa phải); nếu lạc hãm cung, thì chủ là người sấu tiểu. Phàm người lạc hãm, chủ là người đa bối diện (sau lưng) thị phi, mà lại tính đa nghi hoặc. Duy chỉ vô luận nhập miếu hoặc lạc hãm, cùng đa trường phương diện hình.
Thiên Tướng tinh thần, Thiên Lương ổn trọng.
Chú giải: Thiên Tướng chủ là người tính tình trì trọng ôn hòa, vả lại nhãn thần chính đại mà thanh hòa; Thiên Lương chủ là người, thể thái tuy bất toán (không xem là) phong hậu viên mãn, nhưng hành tàng cử chỉ nét mặt tự nhiên có nhất đoạn hậu trọng chi khí: ổn trọng đại phương phóng khoáng độ lượng trang nhã.
Thất Sát như Tử Lộ bạo hổ bằng hà.
Chú giải: "Bạo hổ nhẫm hà" là bất nộ nhi uy, chủ yếu là chỉ Thất Sát sinh nhân với nhãn thần cử chỉ. Tử Lộ là học sinh của Khổng Tử, tinh thần thể mạo có sẳn sự uy nghiêm.
Hỏa Linh Dự Nhượng tự nuốt than làm cho ách.
Chú giải: Dự Nhượng tìm kế thứ sát Ngô Vương Liêu, tự mình hóa trang biến dung, nhưng vẫn cũng với thanh âm cấp nhân nhận ra, cho nên thôn hạ thán khối (nuốt than), làm cho thanh âm tê ách. Mệnh cung Thân cung nếu kiến Hỏa Linh nhị diệu, thanh đới thường dể ám ách, vả lại đa mao phát, thậm chí mao phát tự nhiên loan khúc quăn queo.
Bạo hổ bằng hà hề mục đại hung ngoan; thôn thán vi ách hề ám ngoan thanh trầm.
Chú giải: Tử Lộ cùng Dự Nhượng đều bất đắc thiện chung (không thể chết già, chết yên lành), cố vân. Nhưng cần phải chú ý, dạng này với thôi đoạn thật ra rất khái quát, chỉ là chỉ về một chủng loại khuynh hướng cơ bản, không thể lấy đó làm kết luận.
Tuấn nhã Văn Xương, lỗi lạc Văn Khúc.
Chú giải: Văn Xương Văn Khúc đều chủ là người mi mục thanh tú như họa, nhưng Văn Xương thì nhàn nhã thông minh, Văn Khúc thì lỗi lạc đại phương phóng khoáng rộng lượng. Nhưng Xương Khúc nhị diệu đồng hội Mệnh cung, chủ là người diện đái viên hình, cho dù "Chính diệu" chủ là người tiêm sấu gầy ốm, cũng có thể biến thành hạ ngạc tiêm viên (cằm dưới nhọn).
Tại nhập miếu nhất định sinh dị chí, thất hãm tất có ban ngân.
Chú giải: Văn Xương Văn Khúc chủ "Ban điểm", cử phàm mặc, chí, ban ngân, ma điểm, tước ban chi loại, đều là "Ban điểm". Tổng quát là với người nhập miếu tuy dù có "Ban điểm" mà không ảnh hưởng quan chiêm (vẻ đẹp bên ngoài), nếu lạc hãm thì về dung mạo có tổn hại. Duy chỉ với kiến Sát Kị mới đúng là như vậy.
Tả Phụ Hữu Bật, kiến ôn lương quy mô.
Chú giải: Tả Phụ Hữu Bật đồng hội Mệnh cung, có thể làm người có thân hình chuyển thành thanh tú. Tả Phụ thì giác Hữu Bật là đôn hậu.
Kình Dương Đà La, có kiểu thể thái gian trá.
Chú giải: người có Đà La nhập Mệnh cung, chủ là người nha xỉ bất tề; Kình Dương nhập Mệnh cung, thì đa chủ thương tàn. Ngũ quan đều thiếu đoan chính, Đà La tuy lược kiến thể thái thô tráng, duy giai đấu thần tình kiểu gian trá.
Nếu phùng Khôi Việt, tất phải (có đầy đủ) cụ túc uy nghi.
Chú giải: Thiên Khôi viên kiểm, Thiên Việt phương kiểm, giai cụ uy nghi.
Mệnh hội Tam Thai, thì thập toàn mô phạm.
Chú giải: liên quan về "Tam thai" có nhiều chủng loại bất đồng về thuyết pháp, tương đối có thể tin được, đúng là "Tả Hữu hội Tử Vi", "Tả Hữu giáp Thiên Phủ". Đều chủ là người tướng mạo thể thái uy nghi khả quan.
Phá Quân bất nhân, bối hậu mi khoan, hành tọa yêu tà.
Chú giải: Phá Quân chủ là người thể thái yêu viên bối hậu. Mi tâm khoan nghiễm, nhưng khi hành tọa thì xiêu vẹo yêu tà. Viên trường diện hình, sắc da mang theo thanh bạch. Bẩm tính bất nhân, hỉ trợ nhân ác bất trợ nhân thiện. Duy chỉ tất phải kiến Sát Hình Kị chư diệu mới đúng là như vậy.
Tính thái như xuân, chính là Lộc Tồn chi thịnh đức.
Chú giải: Lộc Tồn chủ là người kiểm viên trường, đa sấu, hình cô. Nhưng đối với mọi người thì khẩu giác xuân phong.
Tình hoài tự hỏa, thành phá háo chi uy quyền.
Chú giải: "Phá háo" chỉ Phá Quân, Phá Quân nhập Mệnh, cũng chủ là người tính tình cương liệt, gian hành nghiêu lộng hiểm.
Lộc phùng Lương ấm, bão tư tài ích vu tha nhân.
Chú giải: Thiên Lương và Lộc Tồn đồng độ, hoặc Thiên Lương Hóa Lộc, cổ nhân nhận xét là ngược lại vương tổn tài, tác sự điên đảo.
Háo ngộ Tham Lang, sính dâm tình tử tỉnh để.
Chú giải: "Háo" chỉ Phá Quân. Phá Quân nếu cùng với Tham Lang đồng hội, cổ nhân nhận xét là chủ dâm bôn.
Văn Khúc ám hợp Liêm Trinh, là tham vọng chi tào lại.
Chú giải: Liêm Trinh và Văn Khúc đồng cung, cổ nhân nhận xét là tất phải làm công môn tào lại.
Thân Mệnh ti sổ, thật gian đạo chi kĩ nhân.
Chú giải: không tường tận, nghi ngờ phú văn có khuyết lậu.
Tử Vi phì mãn, Thiên Phủ tinh thần, Lộc chủ Thiên Lương, dã ứng hậu trọng.
Chú giải: Kiến tiền chú (xem chú giải ở trên).
Nhật Nguyệt Khúc Tướng và Thiên Cơ, đều là mĩ tuấn chi tư, chính là thanh kì chi cách, thượng trường hạ đoản, mục tú mi thanh.
Chú giải: Cổ nhân xem trọng thể thái ổn trọng, cho nên "Thượng trường hạ đoản" tức đúng là mĩ cách, cùng với người thời nay có quan điểm thẩm mĩ bất đồng. Ngày nay người tuấn tú, ngược lại đa phần "Thượng đoản hạ trường", quan điểm cổ kim có khác biệt.
Vũ Khúc Tham Lang, hình tiểu thanh cao mà lượng đại.
Chú giải: đây là chỉ Vũ Khúc tọa Mệnh, Tham Lang tọa Mệnh, cùng Vũ Khúc Tham Lang đồng độ đẳng tam chủng loại tình hình mà nói.
Thiên Đồng Đà Kị, phì mãn mục miễu mà hối manh, hình xấu mạo thô.
Chú giải: Thiên Đồng Đà La đồng cung, mục miễu, thể phì. Tái kiến Sát Kị, thì hình sửu mạo thô. Lại vừa có giá trị Háo Sát Kình Dương, thân thể tao thương.
Chú giải: Phá Quân, Kình Dương đồng cung, chủ thân thể tao thương, bao gồm khai đao động thủ thuật.
Nếu ngộ Đà La Cự ám, tất sinh dị chí.
Chú giải: "Cự ám" tức Cự Môn. Cự Môn và Đà La đồng cung, chủ thân có dị chí, nhất là điều gọi là "Dị chí", chỉ chí có mao, hoặc chí hình đột xuất (có hình lồi ra như mai rùa) tục xưng là "Ô quy" các loại.
Ngoài những điều ở trên đem với "Hình tính bối vũ" có liên quan thân hình, diện mạo, tính cách với phú văn trích xuất, cũng tóm lược gia tăng chú giải. Còn lại là những phần không có liên quan, nhất khái tòng lược (một mực theo tóm lược).
Ất: "Trung Châu Phái" chư tinh hình tính
Là phương tiện giúp độc giả tự mình đem lí giải diện hình, diện sắc, trước tiên liệt kê thuyết minh diện hình phân làm tám loại như sau:
1. Viên kiểm (mặt tròn): diện đoản, ngạch (trán) và địa các (tức là phần quai hàm phần dưới của mặt hai bên quai hàm đến cằm) cùng trình viên hình.
2. Phương kiểm (mặt vuông, mặt chữ điền): ngạch bộ và địa các cùng trình phương hình.
3. Trường viên kiểm (mặt hình bầu dục): ngạch và địa các tuy dù viên, nhưng diện hình trường.
4. Trường phương kiểm (mặt hình chữ nhật): ngạch và địa các tuy dù phương, nhưng diện hình trường.
5. Viên phương kiểm (mặt chữ điền): ngạch và địa các tuy dù viên, nhưng lưỡng quyền cao, diện có lăng giác.
6. Phương viên kiểm: ngạch và địa các tuy dù phương, nhưng lưỡng quyền viên.
7. Thượng viên hạ phương: ngạch viên, địa các phương.
8. Hạ viên thượng phương: ngạch phương, địa các viên.
Diện sắc phân thành sáu loại:
1. Tử thang sắc: sắc da giống như đen nhưng không phải đen, giống như trắng nhưng không phải trắng, đỏ thấu.
2. Hồng hoàng sắc: sắc da hoàng, nhưng đái hồng.
3. Hoàng bạch sắc: sắc da bạch, nhưng đái hoàng.
4. Thanh bạch sắc: sắc da bạch, nhưng đái thanh.
5. Thanh hoàng sắc: sắc da hoàng, nhưng đái thanh.
6. Tử hắc sắc: sắc da hắc, nhưng đái thanh.
7. Hoàng hắc sắc: sắc da hắc, nhưng đái hoàng.
8. Hồng bạch sắc: sắc da bạch, nhưng đái hồng.
Chư tinh hình tính:
1. Tử Vi.
Diện sắc là tử thang sắc, lão niên hoặc chuyển thành hồng hoàng sắc. Cũng có nguyên nhân do các tinh diệu khác ảnh hưởng mà trở thành người hoàng bạch sắc. Diện hình trường viên, hoặc đái sấu. Yêu bối phong mãn. Trung đẳng thân tài (vóc dáng trung bình). Tính tình đôn hậu hào sảng cảnh trực, nhưng đa chí cao khí ngạo, chủ quan rất cường mạnh. Ái ác tùy tâm, hơn nữa ái ác cường liệt. Duy mỗi dể thiếu quyết đoán lực, tuy dù có tài lĩnh đạo, lại dể nhĩ nhuyễn (thích nghe lời nịnh hót).
Tử Vi Phá Quân đồng cung, nếu Sát Kị tịnh kiến, thì khả năng nhãn thần du di bất định. Tử Vi kiến Phụ, Tá chư diệu, chủ quan cường mà chủ kiến thiếu, duy chỉ thể thái tướng mạo tất phong hậu đại phương, song mục từ mà hữu thần.
Tử Vi Tham Lang đồng cung, kiểm hình đái biển. Tử Vi Lộc Tồn đồng cung, thể thái tuy phong hậu, nhưng thần cô.
2. Thiên Cơ.
Diện sắc thanh bạch, lão niên chuyển thành thanh hoàng sắc. Diện hình trường viên đái sấu, hoặc trường viên kiểm. Nhập miếu thì thân trường phì bàn, lạc hãm vương sấu cùng trung cao thân tài.
Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, cũng chủ sấu. Hội hợp Cát diệu thì tâm từ; hội hợp Hung Sát thì giảo hoạt. Tính tình chủ tâm từ tính cấp, cơ mưu đa biến, hảo động hảo học, nhưng dể rơi vào ảo tưởng hảo huyễn, Thiên Cơ đa hội Sát Kị chư diệu, nhưng hậu thiên giáo dưỡng không tốt bất thiện, dể rơi vào hạ lưu.
Thiên Cơ Thái Âm đồng độ, mục quang linh động mà trầm tiềm.
Thiên Cơ Thiên Lương đồng độ, mục quang lãnh tuấn mà bất nhiếp nhân.
Thiên Cơ Cự Môn đồng độ, mục quang phù phiếm.
3. Thái Dương.
Diện sắc hồng bạch, hồng hoàng, hoặc đái tử hồng. Diện hình bão mãn, viên kiểm, hoặc trường viên kiểm. Tại Ngọ cung, chủ thân khu cao đại; lạc vào hãm cung, trung ải thân tài (vóc dáng thấp bé); vượng cung thì trung cao thân tài (vóc dáng trung bình). Tính đại phương sái thoát, lượng khoan trung cảnh, mà lại bẩm tính thông minh. Thái Dương Hóa Kị, có nhãn tật, hoặc thì kiến xích ti xâm bạch tình (hoặc có khi thấy sợi đỏ trong lòng trắng). Thái Dương cư tại miếu vượng, mục quang có thần thái. Nhưng Ngọ cung thái quá vượng, ngược lại chủ có mục tật. Thái Dương Hóa Kị tái kiến Sát diệu, song mục nhất đại nhất tiểu (một to một nhỏ), hoặc nhất cao nhất đê (một cao một thấp).
4. Vũ Khúc.
Diện sắc thanh bạch, thanh hắc, hoặc thanh hoàng, nói chung mang theo một ít hơi hướng thanh sắc. Diện hình trường viên, đa đái sấu. Vũ Khúc cư Thìn Tuất nhị cung, là người "Thiên La Địa Võng", chủ thân hình sấu trường.
Vũ Khúc Thất Sát đồng cung tại Mão cung, ngược lại chủ thể thái phì bàn; đồng cư tại Dậu cung, cũng là người có thân trường cao đại. Ngoại trừ các cung vị trình bày ở trên, Vũ Khúc với đặc trưng là "Hình tiểu thanh cao mà lượng đại". Tính quả cảm cương nghị, tâm trực vô độc, có quyết đoán lực, nhưng đa đoản kiến. Là người có nhãn thần chính đại. Nhưng nếu người có Vũ Khúc Hóa Kị thì thần sắc chuyển thành suy thảm, đa bất thọ. Vũ Khúc Hóa Kị tái kiến Sát diệu, nếu chưởng văn (chỉ tay) biến thành bình hoạt (nhẵn thín), chủ hữu nham chứng.
5. Thiên Đồng.
Diện sắc hoàng bạch. Diện hình trường phương, hoặc trường phương diện đái vi viên. Phàm Thiên Đồng tại Mệnh cung, đều chủ là người thể thái phong mãn, mi thanh mục tú, nhãn thần nhân từ. Nếu Thiên Đồng Hóa Kị, thì nhãn thần nhu nhược; tái hội Sát diệu, thì chủ phá tướng (xanh xao hốc hác). Tính khiêm tốn ôn hòa, bẩm tính cảnh trực, phạ sự (ngại gây sự thích yên thân). Nhưng tư tưởng cao siêu, năng học năng thành.
Thiên Đồng Cự Môn đồng độ, ngộ Hỏa Tinh hoặc Linh Tinh, chủ thân thể có dị chí hoặc thai kí (bớt chàm).
Thiên Đồng Thái Âm tại Ngọ cung đồng độ, kiến Sát diệu, chi thể doanh hoàng.
Thiên Đồng Đà La đồng độ, ba mãn mà mục miễu, hoặc nhãn tế.
Nữ mệnh Thiên Đồng Thái Âm: cư Tý cung đồng độ, nhãn thần lưu diễm.
6. Liêm Trinh.
Diện sắc hoàng, hoặc hơi thoáng hiện đái hoàng hắc sắc.
Cùng với Tham Lang đồng độ, thì diện sắc hoàng bạch. Diện hình trường viên mà sấu, kiến Sát Kị thì trường tiêm (tiêm hạ ba: phần dưới nhọn). Mi khoan, khẩu khoát, quyền cao.
Cùng với Thiên Phủ đồng độ thì chủ phì bàn, nhưng bì phu thô hắc.
Phàm Liêm Trinh tại Mệnh cung, đều chủ là người đa ngôn. Nhãn thần lộ quang, nhãn mi lộ cốt, lưỡng quyền lộ lăng. Nếu như kiến Sát Kị Hình diệu, thì tị lộ khổng, tai lộ hoành cốt. Tính bất câu nệ lễ tiết, bạo táo phù đãng, dể khởi phẫn tranh. Duy kiến "Khoa diệu" "Văn diệu", thì hảo lễ nghĩa.
Cùng với Thiên Phủ đồng độ, thác chủ nội tâm khoan hậu.
Cùng với Tham Lang đồng độ, ngoại biểu viên hoạt.
Cùng với Thiên Tướng đồng độ, nhãn thần hữu quang, nhưng lưu vào phù, hoặc lưu vào hoạt.
Nếu cùng với Thất Sát đồng độ, kiến Sát Kị Hình diệu, thì nhãn thần bạo lộ, hoặc xích ti xâm bạch tình.
Liêm Trinh Phá Quân đồng độ, tính thiếu nhẫn nại, mục cấn thần tán hoán.
7. Thiên Phủ.
Diện sắc hoàng bạch. Cùng với Liêm Trinh đồng độ thì bì phu thô hắc. Diện hình lấy phương hình làm chủ, hoặc phương kiểm, hoặc trường phương kiểm, hoặc hơi thoáng hiện đái viên hình chi biển phương kiểm. Thân đa phần là phì bàn to béo, lão niên thì phát phì bàn. Trung cao thân tài (vóc dáng to cao). Ngũ quan đoan chính, tâm tính ôn hòa trung hậu, có nghị lực, nhưng thiếu trùng kích lực. Là người đa học đa năng, bảo thủ cẩn thận. Nhãn thần tú tuấn, nhưng bất lưu làm diễm lệ. Duy nếu hội hợp Sát Kị Hung diệu, thì mục quang lưu tẩu bất định. Nữ mệnh Thiên Phủ, tị đa trình đảm hình (mũi hình quả mật).
8. Thái Âm.
Diện sắc thanh bạch, hoặc hơi thoáng hiện đái thanh hoàng, nếu lạc vào hãm cung, thì diện sắc thanh hắc. Diện hình lấy viên làm chủ. Hoặc viên kiểm, hoặc trường viên mà đái làm phương. Tính đa phần là hướng nội, nhưng thông minh mẫn cảm, hỉ dụng tâm kế, đa tư đa lự. Ngoại biểu thì đoan trang ôn hòa, thần sắc gian nhã. Nếu Thái Âm hội Đào hoa chư diệu, thì nhãn thần mê đỗng, hoặc nhãn mục thường đái diễm quang, tức là điều mà tục ngữ gọi là "Đào hoa nhãn". Thái Âm và Văn Xương Văn Khúc hội hợp, ngũ quan tuấn tú thanh kì, nhưng nhãn thần dể lưu vào phù đãng.
9. Tham Lang.
Diện sắc thanh bạch, hoặc thanh hoàng. Diện hình trường viên, hoặc viên phương lộ cốt. Nhập miếu thì thân khu phì mãn cao đại, nếu cư tại hãm cung, thì hình tiểu thanh cao mà lượng đại, nhưng tính tình bất thường. Tại phương diện tính cách, thông thường cùng chủ kế thâm mưu viễn, ái ác vô định. Tác sự tính cấp, bất nại trữ tĩnh. Hảo thực thi tiểu xảo thủ đoạn. Phàm Tham Lang nhập Mệnh, có nhiều đam mê sở thích, đúng là dựa vào sự hội hợp của các tinh diệu cát hung mà xác định tính chất. Nhưng hội Văn diệu, thì thi tửu phong lưu, khốc ái đam mê văn nghệ; nếu hội Đào hoa chư diệu, thì đa tham hoa tửu; nếu hội Sát diệu, thì hữu yên tửu tiển hảo (thích rượu chè nghiện hút). Nhãn thần thường đái phù đãng, Nữ mệnh thì nhãn thần lưu lệ, đa thiếu chính đại. Nếu hội Văn Xương Văn Khúc, nhãn thần dể lưu làm giảo trá. Nếu hội Không diệu, ngược lại nhãn thần kiến chính trực thanh lãng. Tham Lang lạc hãm, kiến Dương Đà, lại vừa Hóa Kị, chủ diện có ba ngân ban chí. Tham Lang cư Tý cung, kiến Dương Đà, nam nữ đều cùng nhãn có diễm quang.
10. Cự Môn.
Diện sắc thanh hoàng, lạc vào hãm cung thì thanh hắc. Cùng với Thái Dương nhập miếu đồng độ hoặc hội chiếu, thì diện sắc hồng hoàng; nếu cùng với Thái Dương lạc hãm đồng độ hoặc hội chiếu, diện sắc thanh hắc đái hồng. Diện hình trường phương, hoặc trường viên. Thông thường thể thái cùng chủ sấu tiểu, hoặc trung đẳng thân tài (vóc dáng trung bình). Duy cùng với Thái Dương tương hội tại Tị Ngọ nhị cung, thì mới chủ phì bàn. Tâm tính trung hậu, nhưng đa nghi. Diện mục thanh tú, khẩu tài lưu lợi, có tình cảm với chính nghĩa, duy đa học thiểu tinh, mà lại thường vô sự bôn mang vất vả, tác sự tâm tính vô định. Nếu Cự Môn Hóa Kị, thì là người đa bối diện thị phi, tuy vô ác ý, lại dể làm cho bằng hữu phân tranh. Cự Môn và Đà La đồng cung, chủ thân hữu dị chí.
11. Thiên Tướng.
Diện sắc thanh bạch, hoặc thanh bạch đái hoàng. Diện hình vi phương kiểm, hoặc vi đái viên. Thông thường cùng trung đẳng thân tài, trung niên về sau thể thái có khả năng chuyển thành phì bàn. Thiên Tướng chủ tướng mạo đôn hậu, ngũ quan đoan chính, cử chỉ ổn trọng. Bẩm tính hảo bão bất bình, ngôn ngữ thành thật, khoan hậu khẳng khái, cố năng tể nhân chi cấp (có thể giúp đỡ người khác khi cấp bách), nhưng cảm tình dể dàng bị trùng động kích động. Nhãn quang thanh triệt minh lãng, thần sắc từ hòa. Nhưng nếu cùng với Vũ Khúc, Phá Quân, hoặc cùng với Thất Sát, Kình Dương, Đà La hội chiếu, canh phùng Kị Hình, Không Kiếp, thì nhãn thần thường đái ưu thích mê đỗng.
12. Thiên Lương.
Diện sắc hoàng bạch. Diện hình trường phương. Tị trực, quyền cao, đa phần thân khu là phì bàn, trung ải thân tài (vóc dáng thấp bé). Đặc biệt người với Thiên Lương cư Ngọ cung đa ải bàn (đa phần là thấp bé béo phệ), nhưng người cư Tị cung thì thân khu sấu trường. Tướng mạo ổn trọng, sái thoát đại phương. Tính tình cảnh trực vô tư, lâm sự quả cảm quyết đoán.
Cùng với Thái Dương đồng độ, lại vừa kiến Văn Xương Văn Khúc, chủ thông minh xuất chúng, nhưng tâm ngạo hảo thắng.
Cùng với Thiên Cơ đồng độ, bác cổ thông kim, thiện trường từ lệnh.
Nhãn thần lãng, duy chỉ người cư Ngọ cung đái tuấn lợi, mục quang bức nhân. Lạc vào hãm cung, lại vừa kiến Đào hoa chư diệu, thì nhãn thần cũng có diễm lệ. Cùng với Thiên Hình, Kình Dương đồng độ, nhãn thần mê đỗng.
13. Thất Sát.
Diện sắc hồng hoàng, hoặc hoàng bạch. Diện hình trường phương, chiếm phần lớn là người đái sấu. Thân tài trung đẳng, phì bàn sấu bất nhất. Mục đại, nhãn thần đa phần bất nộ nhi uy. Tính cấp. mà lại bên ngoài biểu hiện quả đoán, mà nội tâm thì nhiều do dự nghi ngờ. Người hội Cát diệu các sao, nhãn thần uy mà hòa; người hội Hung diệu các sao, nhãn thần uy mà duệ. Nếu Tứ sát tịnh chiếu, tái phùng Hình Kị, thể thái có nhiều thương tàn. Nhất là cổ nhân nhận xét là chủ đà yêu khúc bối (bụng bự lưng gù). Căn cứ kinh nghiệm, cũng dể bị bệnh hoạn tiểu nhân ma tý (bại liệt trẻ con) chứng mà đưa đến tàn tật.
14. Phá Quân.
Diện sắc thanh hoàng. Diện hình trường viên. Phàm Phá Quân nhập Mệnh, tất chủ bối hậu, mi khoan, hành tọa yêu tà (ngã nghiên xiêu vẹo). Hoặc phá tướng (xanh xao hốc hác), hoặc cận thị, hoặc khẩu tật, hoặc sản thì nan sản (khó sinh), hoặc bất túc nguyệt sinh (sinh non). Thân tài trung đẳng, hoặc trung ải. Bàn sấu bất nhất. Phá Quân nhập miếu thì tâm địa trung hậu thiện lương. Phá Quân cư vào vượng địa, bản tính cảnh trực, xử sự có nghị lực, thiện về khai sáng. Phá Quân lạc hãm, thì tính cương quả hợp, hảo cường hảo tranh, thậm chí hảo hành nghiêu lộng hiểm. Nhập miếu thì nhãn thần lãng, lạc hãm thì nhãn thần trọc.
15. Chư diệu chi ảnh hưởng.
Văn Xương: chủ đa tước ban, chủ bàn, chủ hoàng bạch sắc.
Văn Khúc: chủ đa mặc chí, chủ chủy hữu lăng giác (miệng có góc cạnh), chủ thanh hoàng hoặc thanh hoàng sắc.
Tả Phụ: chủ sấu trường, chủ hoàng bạch sắc.
Hữu Bật: chủ trung ải thân tài, chủ có chí (nốt ruồi), hoặc có ban điểm. Chủ địa các tiêm phương, hoặc tiêm viên.
Thiên Khôi: chủ địa các tiêm phương, hoặc tiêm viên mà tiểu. Trung ải thân tài, là sấu.
Thiên Việt (Khôi): chủ địa các phương hình, là phì bàn.
Lộc Tồn: chủ là viên kiểm, địa các viên, hội Sát thì hình cô. Hội Thiên Mã thì ngạch phương mà bão mãn (trán vuông mà đầy đặn).
Thiên Mã: chủ trung đẳng thân tài, bất sấu. Chủ ngạch giác cao tủng bão mãn.
Kình Dương: cùng với Xương Khúc, Tả Hữu đồng cung, chủ có ám chí hoặc ba ngân. Diện hình thượng thái hạ tiểu hoặc thượng viên hạ phương mà đái tiêm.
Đà La: bất sấu, nha xỉ bất tề (răng không đều), hoặc có thương tàn. Diện hình thượng viên hạ phương.
Hỏa Tinh: chủ diện hình thượng tiểu hạ đại, hoặc thượng phương hạ viên mà đái lăng giác. Mao phát đa dị sinh.
Linh Tinh: chủ diện hình thượng tiêm viên mà hạ phương. Mao phát đa dị sinh.
Địa Không: chủ diện tiêm (mặt nhọn). Địa các tiểu, thiên đình (Tức ngạch giác) cũng tiểu, diện trình nguyên hạch hình.
Địa Kiếp: thiên đình bất túc, địa các bất mãn, cố tòng trắc diện thị chi (nhìn nghiêng), ngạch tà (trán lệch), hạ ba tà (cằm xiên).
Thiên Khốc, Thiên Hư: chủ tiêm hạ ba.
Cô Thần, Quả Tú: trạch đầu tiểu.
Kiếp Sát: chủ thiên đình địa các bất bão mãn.
Đào hoa chư diệu: địa các tiêm phương, hoặc tiêm viên. Nhãn thần đái diễm sắc.
Phá Toái: chủ là người hình cô.
Phi Liêm: chủ là người chủy hình bất giai (hình miệng không đẹp).
(Trung Châu Phái – Tử Vi Đẩu Số Sơ Cấp Giảng Nghĩa)
Phân loại tinh hệ theo nhóm bệnh
Sách Trung châu tử vi Đẩu số - Tam Hợp phái - Dịch giả Nguyễn Anh Vũ
Nhóm 1: Bệnh hệ thần kinh
Các tổ hợp sao chủ yếu là Thiên cơ, Thái âm, Thiên đồng. Cũng có thể nói tổ hợp cách "Cơ Nguyệt Đồng Lương" rất dễ bị bệnh liên quan đến hệ thần kinh, như suy nhược thần kinh, tâm thần, thiểu năng chí tuệ,.v.v...
Nhiều lúc bệnh mang tính suy nhược thần kinh có liên quan đến "Thiên đồng - Cự môn". Nếu "Tử Vi - Tham lang" thủ cung Tật Ách gặp sao Đao hoa quá nặng, thì lúc đến hạn "Cơ Nguyệt Đồng Lương" thủ cung Tật Ách, thường dễ mắc chứng bệnh này, biểu hiện là dương nuy, di tinh, xuất tinh sớm. Ở đây không cần xem Cự Môn.
Người bị bệnh tâm thần, chủ yếu xem Thiên cơ, đông y gọi là Can phong.
Nếu "Thiên cơ - Thái âm" đồng cung với Hỏa Đà, còn gặp thêm Địa Không, Địa Kiếp, là rối loạn Tâm thần kinh (hysteria), thường có biểu hiện kích động, cử chỉ thất thường. Nhưng cần phải hội Thiên Lương và có Thái Dương không có nhập miếu tương chiếu, mới ứng nghiệm.
Bệnh viêm não Nhật bản-B, cũng có liên quan với tinh hệ "Cơ Nguyệt Đồng Lương", năm phát bệnh là cung hạn Tật Ách Thiên Lương lạc hãm, hội chiếu Hỏa tinh, Linh tinh. Phỉ liêm, Âm sát. Nhóm tinh hệ này khác với nhóm tinh hệ chủ về bệnh Hysteria nên cẩn thận phân biệt.
Tinh hệ chủ về viêm màng mão đại khái tương tự với tinh hệ chủ về chủ về viêm mang não Nhật bản - B, chỉ khác nhau một điều, là Thái Dương nhập miếu, nếu Thái dương lạc hãm, phần nhiều là viêm não Nhật Bản-B, thời gian ứng nghiệm thường là lúc hạn Tật Ách là Thất Sát hoặc Phá Quân. Thất sát thường chủ về chứng viêm, Phá quân chủ về chứng viêm cấp tính.
Chứng miệng méo, miệng chảy nước dãi (không phải do trúng phong), thì xem các tinh hệ chủ về bệnh chủ ở tạng Thận. Có lúc cung Tật Ách ở nguyên cục là Tham lang, niên hạn ứng nghiệm là lúc cung hạn Tật Ách "Thiên cơ - Thái Âm", cũng có lúc ngược lại, nguyên cục là "Thiên cơ Thái âm", thời kỳ ứng nghiệm là hạn Tham lang. Đây là một ví dụ. Hai chứng này đều gặp nhiều Tạp diệu như Thiên hư, Thiên sứ, Thiên diêu, thì phải lưu ý.
Trong số các bệnh hệ thần kinh, có bệnh "rỗng tủy sống" (syringomyelia), xem hệ "Thiên đồng - Cự môn" và hệ "Thất sát - Phá quân". Người bệnh thường cảm thấy chân tê, không có cảm giác, nếu nghiêm trọng các ngón tay ngón chân có thể bị co quắp, hoặc tê liệt phần mặt. Cổ nhân cho rằng Thất sát, Phá quân là sao chủ về tổn thương, tàn tật, nguyên nhân có liên quan đến chứng bệnh này.
Ngoài ra còn có bệnh múa tay múa chân (ST. Vitu's dance), người bệnh không thể kiểm soát hoạt động của chân tay, thường có một số động tác nhanh không tự chủ, có lúc thì mắt máy giật, nhíu may, lè lưỡi, bệnh tình tuy không đau, nhưng rất phiền phức. Tinh hệ chủ về chứng này là Tham lang đồng cung với Địa không, Địa kiếp, lại gặp thêm Kình dương, Thiên sứ, có lúc là Thiên đồng hóa Kị đồng cung với Hỏa linh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp, cũng chủ về chứng này, nhưng cung Tật Ách của nguyên cục phải là Kình dương ở cung Ngọ, cũng là một nhân tố quan trọng chủ về chứng này.
Đau dây thần kinh tam thoa, tinh hệ chủ yếu là "Thái Dương - Thiên Lương", có Hỏa Linh hội chiếu hoặc đồng độ, lại gặp thêm Thiên thương, còn có Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn" hội chiếu cung mệnh, đều chủ về chứng bệnh này.
Tinh hệ chủ về liệt thần kinh mặt, và tinh hệ chủ về đau dây thần kinh tam thoa rất khó phân biệt. Điều cần chú ý là, Kình dương phần nhiều chủ về tê liệt thần kinh mặt, tinh hệ ứng nghiệm phát bệnh phần nhiều là Thiên Cơ, còn đau dây thần kinh tam thoa thì không phải vậy.
Bệnh thiên đầu thống mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương", tạp diệu hội hợp phần nhiều có Thiên nguyệt, Thiên hình. Có lúc là "Thiên cơ - Cự môn" đồng cung với Hỏa tinh cũng chủ về bệnh xuất huyết não, khác với bệnh thần kinh đơn thuần, phân biệt chủ yếu là tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" có biểu hiện choáng ngất.
Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" mà Thiên cơ hóa Kị, còn gặp thêm Thiên hư, thì càng ứng nghiệm.
Bàn tay chân run mang tính thần kinh, thì xem tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn", cũng có quan hệ với Đà la và Cô thần.
Bệnh tay chân run do trúng độc, thì xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", có Thiên nguyệt cùng bay đến tì càng đúng. Do trúng độc cũng có thể gây ra chứng tắc ruột, thời kỳ ứng nghiệm phải xem cung hạn Cự Môn
Viêm da mang tính thần kinh là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", thời kỳ ứng nghiệm ắt cung hạn phải gặp Thiên cơ, Thiên Đồng.
Nhóm 2: Bệnh hệ tiêu hóa
Cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, bao gồm Trường (ruột), Vị (dại dày), Can (gan), Đảm (mật). Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, có thể phân chia như sau:
Vị hàn, thòng dạ dày (sa bao tử), thì xem Thiên phủ thuộc loại "kho lộ", "kho rỗng", hoặc Tử vi là cách "tại dã cô quân", nhưng không được có Hỏa tinh đồng độ mới đúng, có Hỏa tinh thì nhuyễn hóa thành chứng viêm.
Nếu tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng" thủ cung Tật Ách, thì thường là Vị hàn, buồn nôn, hoặc tiêu chảy thuộc chứng Hàn, Thiên phủ đồng cung với Hữu bật, phần nhiều là sa bao tử.
Chứng vị hàn cũng có thể là chứng dạ dày dư acid, các sao ứng nghiệm là Thiên phủ gặp Thiên lương, Phá toái, Âm sát, gặp Liêm trinh hóa Kị thì bệnh rất nghiêm trọng, có thể phát triển thành chứng đay dạ dày, thần kinh dạ dày quá mẫn cảm.
Nếu là viêm dạ dày, thì xem Thiên cơ hoặc Cự môn. Thiên cơ thì chủ về bệnh mãn tính, thường còn chủ về đau Gan. Cự môn đồng cung với Hỏa linh thì chủ về viêm dạ dày cấp tính, hay viêm đại tràng cấp tính. Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Cự môn" đồng độ, nguy cơ bị viêm dạ dày hay viêm đại tràng rất lớn. Có sao Lộc thì giảm nhẹ, không có sao Lộc mà còn hóa Kị thì càng nặng thêm. Nhưng nếu có Lộc thì thường chủ về bệnh Trường Vị bất hòa, mức độ nhẹ thì viêm dạ dày cấp tính. Bệnh viêm ruột thừa cấp tính thì xem Thiên lương gặp Kình dương, hay Thất sát gặp Kình dương, hoặc Phá quân gặp Kình dương. Trường hợp Phá quân gặp Kình dương cũng chủ về viêm ruột kết, viêm đại tràng cấp tính
"Thiên đồng - Thiên lương" đồng độ, cũng chủ về bệnh dạ dày, phần nhiều thuộc chứng hàn. Nếu có Thiên mã đồng độ, lại gặp thêm Hỏa tinh, Linh tinh, thì phần nhiều là rối loạn tiêu hóa, hoặc tiến triển thành tiêu chảy.
Tử vi cũng chủ về tiêu chảy, nhưng khác tính chất. Tiêu chảy của Tử vi thông thường là hấp thụ không tốt, còn tiêu chảy của tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" là không tiêu hóa được.
Xơ gan thì xem Thiên cơ, cũng xem Thất sát ở hai cung Dần và Thân, nhưng trường hợp sau phần nhiều là viêm gan siêu vi.
Hễ Thiên cơ đồng cung với Phỉ Liêm, gặp các sao Sát - Kị, còn lại gặp thêm các sao Hư, Hư hao, Hao, Thiên nguyệt, phần nhiều chủ về gan nhiễm ấu trùng (Clonorchiasis) dẫn đến sơ hóa.
Nếu sơ gan do ống mật tắc nghẽn gây ra, thì xem Thiên tướng, có Đà la đồng độ thì càng đúng.
Ống mật tắc nghẽn thường do sỏi mật gây ra, tinh hệ ứng nghiệm là "Liêm trinh - Thiên tướng" đối nhau với Phá quân có sát tinh đồng độ.
Giun chui ống mật (gây nên sỏi mật), ngoại trừ Thiên tướng, Đà la, còn phải xem Phỉ liêm. Hễ bệnh liên quan đến ấu trùng, giun, đều phải xem Phỉ Liêm và Thiên Nguyệt.
Có lúc Cự môn cũng chủ về bệnh túi mật, thì vẫn lấy cung hạn Thiên tướng làm thời kỳ ứng nghiệm, nhất là tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" thì càng đúng.
Bệnh ở hậu môn chủ yếu xem Thiên đồng, phối với tạp diệu thì xem Âm sát, Long đức, Phá toái.
Trúng độc đường tiêu hóa khác với trúng độc mang tính thần kinh. Trường hợp sau có thể ví dụ là sử dụng ma túy, trường hợp trước chỉ là ăn uống trúng độc. Cung Tật Ách gặp Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", Thiên phủ lại không gặp sao Lộc, hoặc gặp sao Lộc mà đồng thời gặp Kình Đà, thì đều phải chú ý vấn đề ẩm thực. Nếu lại gặp Liêm trinh hóa Kị, thì càng phải đề phòng độc tố thức ăn nhiễm vào máu.
Nhóm 3: Bệnh hệ tuần hoàn
Nhóm bệnh này chủ yếu là bệnh tim mạch, huyết áp, phần nhiều xem Thái dương, kế đến là Thiên tướng.
Nhưng bệnh hệ tuần hoàn có khi do bệnh hệ thần kinh gây ra, Đông y gọi là "Tâm Thận bất giao", hoặc suy nhược thần kinh, có thể dẫn đến tâm thần phân liệt, nhịp tim rối loạn, các chứng bệnh này lại không liên quan đến Thái dương hoặc Thiên tướng, bạn đọc có thể tham khảo ở mục đã thuật ở trước.
Thái dương ở cung vượng, lại gặp Quyền - Lộc, cũng có thể chủ về huyết áp cao, không nhất định phải gặp sát tinh mới đúng.
Thái dương hóa Kị, hoặc Thái dương có Tứ sát tinh giao hội, cũng là điềm tượng huyết áp cao. Nếu là tổ hợp "Thái dương - Cự môn" thì càng đúng.
Tổ hợp "Thái dương - Thiên lương" cũng chủ về trúng phong, bại liệt, vì Thiên lương có tính chất bệnh kinh niên. Tinh hệ này cũng thường gặp các sao Thiên Nguyệt, Thiên Hình hội hợp.
Thiên tướng chủ về Thận, cho nên lúc Thiên tướng bị cách "Hình Kị giáp ấn", hoặc có các sao hung sát trùng trùng giao hội, cũng chủ về huyết áp cao, cũng có thể là đau tim. Nếu cung Tật Ách của nguyên cục, có khuynh hướng chủ về bệnh hệ thần kinh, lúc đến niên hạn Thái Dương thủ cung Tật Ách, cũng dễ bị chứng huyết áp cao.
Còn chứng huyết áp thấp có liên quan đến hệ nội tiết, cũng xem tinh hệ "Thái dương - Thiên lương", nhưng thường có Địa không, Địa kiếp hội hợp. Một tinh hệ quan trọng khác là "Thái dương - Thái âm", hễ có chứng trạng âm dương bất hòa, thì cũng là rối loạn nội tiết.
Cự môn đồng độ với Đà la, hội Thái dương có sát tinh, có lúc chủ về đau thắt ngực (angina pectoris), xơ vữa động mạch; nhưng cũng có thể là bán thân bất toại, tức trúng phong (tai biến mạch máu não)
Tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" cũng chủ về đau thắt ngực, nếu hội các sao Hình - Kị, thì chủ về tắc nghẽn cơ tim, tắc nghẽn mạch máu.
Bệnh hệ tuần hoàn cũng bao gồm các chứng thiếu máu, tăng bạch cầu, các chứng này thì xem Liêm Trinh, nếu Liêm trinh hóa Kị, có các sao ác sát tụ hội, thì chứng bệnh càng nghiêm trọng.
Nếu do trúng độc gây ra thiếu máu, thì vẫn xem Thiên Lương, hoặc xem tinh hệ "Thái dương - Thái âm".
Thiếu tiểu cầu da có thể bị bầm tím, chứng bệnh này lấy Thiên đồng hóa Kị làm điềm tượng. Có lúc Thái dương hóa Kị ở nguyên cục có Âm Sát đồng độ, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung tật ách Thiên đồng hóa Kị gặp các sao Sát - Hình; hoặc Thiên đồng của nguyên cục hóa Kị, niên hạn ứng nghiệm là lúc đến cung hạn tật ách Liêm Trinh đồng cung với Âm Sát. Nhưng trường hợp sau có sự khác biệt tinh tế, y học gọi là da bị bầm tím có tính mẫn cảm, không có liên quan đến tình trạng thiếu tiểu cầu.
Nhóm 4: Bệnh hệ hô hấp
Nhóm bệnh này chủ yếu xem Vũ Khúc, kế đến là Thiên Đồng. Nếu Thất sát, Phá quân hội hợp với các sao Sát - Kị, nhất là Vũ khúc hóa Kị, thì bệnh tình nghiệm trọng, hoặc bị ác tính.
Nhưng cũng có một số bệnh chứng không có liên quan đến các tinh hệ chủ về bệnh đường hô hấp như đã thuật ở trên; như hen suyễn thường xem Thái âm, Thiên lương, nếu hen suyễn là tính bẩm sinh thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát". Trường hợp trước là bệnh ở ống phế quản, trường hợp sau là bệnh dị ứng bẩm sinh.
Nếu là bệnh viêm ống phế quản cấp tính, thì lấy tinh hệ Vũ khúc gặp Hỏa tinh, Linh tinh làm ứng nghiệm, có Thiên mã cùng bay đến, thì bệnh tình càng nghiêm trọng. Bệnh viêm ống phế quản mãn tính cũng có thể xem Vũ khúc, nhưng nếu do ngoại vật xâm nhập lâu ngày mà gây ra bệnh, như người hút nghiện thuốc lá, hay công nhân làm việc ở nơi nhiều bụi, thì xem Thiên đồng, Cự môn có các sao Sát - Kị tụ tập, có thể phát triển thành bệnh tràn khí phổi (pulmonary emphysema)
Ho gà thì lấy Thiên Lương làm điềm tượng, nhất là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, có Thiên mã, phần nhiều chủ về bệnh ho gà. Khác với tắc nghẽn cơ tim là tinh hệ "Thiên đồng - Thiên lương" gặp sát tinh, mà không có Thiên mã.
Lao phổi (phổi kết hạch) thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", hoặc tinh hệ "Vũ khúc - Thất sát". Nếu nguyên cục gặp tinh hệ này, đến đại hạn hoặc lưu niên, gặp cung hạn tật ách Thái âm hóa Kị hội Hỏa Linh là bệnh tình nghiêm trọng, thường phát triển đến giai đoạn cuối.
Bệnh tràn khí phổi cũng xem Vũ khúc, nếu Vũ khúc hóa Kị, bị Liêm trinh hóa Kị của cung hạn xung hội, lại gặp các sao Thiên hình, Thiên nguyệt, Âm sát thì ứng nghiệm.
Một nhóm sao khác chủ về tràn khí phổi, là Phá quân đồng cung với Văn khúc hóa Kị. Còn Vũ khúc hóa Kị đồng cung với Văn khúc hóa Kị thì chủ về kéo đàm, hen suyễn.
Nếu bệnh ở cổ họng thông thường là viêm amidan, xem Cự môn hóa Kị thì càng đúng. Nếu là bệnh bạch hầu, thì xem tình hình Thái âm và Cự môn xung hội, nếu các sao Sát - Kị trùng trùng thì ứng nghiệm. Nếu là viêm họng thì lấy Địa không, Địa kiếp, Đại hao làm biểu trưng.
Nhóm 5: Bệnh hệ tiết niệu, cơ quan sinh dục
Nhóm bệnh này, thì xem Thiên đồng, Thiên tướng, Liêm trinh.
Khi bệnh tình phát triển đến giai đoạn cuối, nhất là những bệnh có tính viêm, thì xem Thiên lương, Thất sát, Phá quân.
Hễ viêm thận cấp tính hay mãn tính, phần nhiều đều lấy Liêm Trinh làm ứng nghiệm. Nếu Liêm trinh gặp Tham lang đồng độ, hoặc vây chiếu có sát tinh, hoặc Liêm trinh hóa Kị có sát tinh, đều chủ về viêm thận.
Nhưng nếu viêm thận do hệ sinh dục bị nhiễm trùng gây nên, thì không gặp Tham Lang cũng ứng nghiệm, ví dụ như tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" bị Kình Đà giáp cung, Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" đều có thể mắc bệnh nhiễm trùng này.
Nếu bệnh viêm thận phát triển đến giai đoạn mặt bị thũng, hoặc thậm chí ngực hay bụng giữ nước, thì lấy niên hạn cung tật ách gặp tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm" và các sao sát kị, làm thời kỳ ứng nghiệm.
Bệnh bàng quang làm khó tiểu tiện, thì xem Thiên tướng, trường hợp đồng cung với Đà la là đúng. Nếu là bệnh do tuyến tiền liệt gây ra tiểu tiện khó, thì lấy Tham lang, Liêm trinh làm ứng nghiệm, tinh hệ "Hỏa Tham", hay "Linh Tham" càng chủ về bệnh này.
Niệu đạo kết sỏi, hay sỏi bàng quang, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng", lấy trường hợp khi bị Kình dương và Đà la giáp cung, hay cách "Hình Kị giáp ấn" là đúng. Có lúc tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" hóa Lộc, bị Hỏa tinh và Linh linh giáp cung, cũng chủ về bệnh này. Tinh hệ "Thiên đồng - Cự môn" chủ về bệnh ở đường ống niệu, niệu đạo kết sỏi cũng có thể gây tiểu tiện khó.
Bệnh tiểu tiện khó trái ngược với bệnh đái tháo nhạt, là tiểu ra quá nhiều nước. Chứng đái tháo nhạt, Đông y cho rằng do thận hư, vì vậy xem Thái âm, Thiên đồng. Nhưng cũng do "thùy thể" sau não phân tiết thất thường mà gây ra, thì chọn xem Thái dương hóa Kị, hội Cự môn gia sát tinh làm ứng nghiệm.
Các bệnh về tính dục liên quan đến hệ tiết niệu, đều xem Tham lang, Liêm trinh, lấy trường hợp gặp các sao Đào Hoa, Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Kị làm ứng nghiệm. Thời kỳ ứng nghiệm, có khi kéo dài đến lúc gặp niên hạn Thiên Đồng thủ cung tật ách mới phát tác. Hoặc ngược lại, cung Tật Ách của nguyên cục gặp Thiên đồng, đến niên hạn "Tham lang - Liêm trinh" thủ cung tật ách mới phát tác. Hai nhóm tinh hệ cũng có sự phân biệt, trường hợp trước là do thể chất dễ nhiễm bệnh tính dục, trường hợp sau là do thể chất dễ nhiễm bệnh hệ tiết niệu.
Cho nên, các bệnh như thoát vị bẹn, sa đì, viêm tinh hoàn, lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng" làm điềm tượng. Nhóm tinh hệ này, dù có gặp sao Lộc, cũng không thể xem là tránh được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu nguyên cục là "Liêm trinh - Thiên tướng", mà Liêm trinh hóa Lộc (có lúc còn hội Lộc tồn), thường ở Đại hạn Liêm trinh lại gặp Lưu lộc thì phát bệnh. Cho nên Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Khoa không đại biểu cho việc tránh mắc bệnh, đây là một ví dụ.
Nhóm 6: Bệnh ở ngũ quan
Bệnh ở ngũ quan rất phức tạp, thông thường là do bệnh ở nội tạng phát bệnh mà dẫn đến. Đẩu Số nghiên cứu về bệnh tật, cổ nhân để lại tư liệu chứng nghiệm không nhiều. Vương Đình Chi tuy có nỗ lực nghiên cứu bổ xung, nhưng do thời gian và kiến thức y học đều có giới hạn, nên tư liệu chứng nghiệm về bệnh tật ở ngũ quan càng không được đầy đủ.
Đông y giải thích bệnh tật ở ngũ quan chỉ căn cứ lý luận âm dương ngũ hành và lý thuyết tạng phủ, thực ra không đủ để từ đó, luận đoán ra nhiều bệnh tật ở ngũ quan. Ví dụ như mắt bị cườm nước (glaucoma) rất khó tìm ra tinh hệ chính xác tuyệt đối. Vương Đình Chi kể, ông từng tình cờ gặp một trường hợp Thái dương lạc hãm hóa Kị mà mắt bị bệnh cườm nước (glaucoma), nhưng trước đó Ông cũng từng gặp một người bị mù mắt vì bệnh cườm nước, mà cung Tật Ách lại là Thiên Lương. Vì vậy, Vương Đình Chi đề nghị xem Thái Dương, Thiên Lương, Cự Môn, là điềm tượng chủ các bệnh về mắt, để bạn đọc tham khảo.
Viêm giác mạc mắt là Thái Dương gặp sát tinh, hoặc Thái Dương đồng cung với Hỏa tinh. Chứng bệnh này lấy trường hợp Thái dương hóa Quyền hay hóa Lộc làm ứng nghiệm. Nếu gặp các sao Kình dương, Thiên hình, Thiên sứ, mà Thái dương hóa làm sao Kị, sẽ chủ về phẫu thuật ở bộ phận mắt, nhẹ thì viêm thần kinh thị giác.
Mắt mù do bệnh tiểu đường gây ra, thì xem tinh hệ "Liêm trinh - Thiên tướng". Nếu do nguyên nhân khác gây ra, vẫn xem Thái dương, hoặc tinh hệ "Thiên đồng - Thái âm".
"Thiên đồng - Thái âm" chủ về Thận, gây ra bệnh mắt là do tạng thận gây ra. Vì vậy, thận khí hư, thường sẽ bị chứng ruồi bay trước mắt, cũng lấy nhóm tinh hệ này làm ứng nghiệm
Bệnh tai, các nhà Đẩu Số cổ đại chỉ xem Thất Sát, nếu có Long Trì đồng độ, sẽ chủ về tai điếc.
Nếu do thận hư gây bệnh ở lỗ tai, tai ù, thì có thể dùng tinh hệ chủ về bệnh thận để luận đoán, như tinh hệ Thái Âm.
Nhưng nếu là bệnh viêm tai giữa, theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, thì tinh hệ "Vũ khúc - Thiên tướng" có Hỏa tinh hội hoặc vây chiếu, thường chủ về chứng bệnh này.
Viêm họng, lấy Cự Môn làm ứng nghiệm, và cũng xem Thiên đồng, Thái âm.
Khoang miệng thường bị lở, miệng lưỡi bị rát bỏng, thì lấy Cự môn hóa Kị làm điềm tượng.
Đau răng thì phải xem Phá Quân, Vũ Khúc, sâu răng thì xem Thiên tướng có bị sát tinh giáp cung hoặc hội chiếu hay không.
Chảy máu mũi thì xem Liêm Trinh, không cần hóa Kị, gặp sát tinh và Âm Sát, là chủ về bị chảy máu mũi.
Mũi dị ứng và viêm mũi, thì lấy tinh hệ "Liêm trinh - Thất sát", và tinh hệ "Liêm trinh - Phá quân" có kèm sát tinh làm điềm tượng.
Nhóm 7: Bệnh phụ khoa
Các sao về bệnh phụ khoa, cổ nhân tương truyền là Liêm Trinh và Tham Lang, các sao khác như Tử vi, tinh hệ "Thái âm - Thiên cơ", Thiên đồng, Thiên tướng, Phá quân, cũng chủ về đau bụng kinh, huyết trắng, nhưng ý nghĩa trùng lặp, phân biệt giới hạn không rõ, cho nên lúc luận đoán hơi chung chung.
Luận đoán đặc biệt như Thiên Lương đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh, chủ về bệnh ung thư vú, mức độ chính xác rất cao. Theo chứng nghiệm của Vương Đình Chi, nếu Tham Làm hóa Kị xung hội Liêm trinh hóa Kị, hoặc Vũ khúc hóa Kị, đồng thời còn gặp Kình Đà xung chiếu, thì chủ về tử cung hoặc ống dẫn trứng có khối u, độ chính xác cũng cao. Nhưng đáng tiếc, những chứng nghiệm như vậy không nhiều, vẫn còn chờ nghiên cứu thêm. Hiện chỉ thuật một số nguyên tắc rất có giới hạn.
Bệnh phụ khoa thường gặp nhất là đau bụng kinh. Mếu không kèm bị viêm thì có thể là Thiên Tướng, có lúc là tinh hệ "Tử vi - Thiên tướng". Nếu có kèm bị viêm là Tham Lang. Nếu ở hai cung Tị hoặc Ngọ mà gặp sát tinh, thì chủ về lệch tử cung, nội mạc tử cung bị dị dạng bẩm sinh.
Nếu kinh nguyệt không điều hòa và ra nhiều máu, thì xem Thiên Đồng, hoặc tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm". Trường hợp tính chất của Thiên Đồng là ôn hòa, thì không kèm bệnh biến, gọi là "xuất huyết có tính cơ năng". Nếu tinh hệ "Thiên cơ - Thái âm" có sát tinh, sẽ chủ về bệnh biến, nếu nghiêm trọng có thể là sa tử cung.
Bệnh sa tử cung cũng gặp ở trường hợp Thiên Tướng thủ cung tật ách, gặp các sao Đào Hoa và Thiên Hư, Địa không, Địa kiếp, phần nhiều là do sau khi sinh cơ thể hư nhược gây ra.
Nếu viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, thì lấy Tử vi độc tọa ở hai cung Tý và Ngọ làm điềm tượng; nếu có Kình dương đồng độ, lại gặp Hàm Trì, Đại Hao, nhất là gặp Hỏa tinh, Linh tinh, thì càng chính xác.
Hai sao Liêm Trinh, Thiên Cơ chủ về bệnh kín của phụ nữ, phần nhiều là kinh nguyệt kho ít, hoặc huyết trắng (bạch đới), còn kèm bị viêm âm đạo.
Nhưng nếu đã gặp tinh hệ chủ về bị viêm, mà đến niên hạn có sao Thiên Tướng, Đà la, Âm sát, Thiên hình, Thiên nguyệt, Thiên đức thủ cung tật ách, thường thường có thể phát triển thành khối u, hoặc ung thư. Có lúc đến niên hạn Vũ khúc hóa Kị thì cung tật ách cũng chủ về ứng nghiệm.
Phá Quân thủ cung tật ách, thì bệnh tình rất là nghiêm trọng, nhất là hội hợp với Vũ khúc hóa thành sao Kị, lại gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, tạp diệu lại gặp các sao hư, hao, hình, nguyệt, phần nhiều chủ về ung thư cổ tử cung, nhưng hiện tượng bề ngoài chỉ là ra huyết trắng.
Nếu là viêm âm đạo do nhiễm trùng, thì cần chú ý Phỉ Liêm
Viêm tuyến vú thì xem Thiên lương, cần chú ý xem có Hỏa tinh, Linh tinh đồng độ hay không, có thì bệnh tình có thể phát triển thành ác tính.
Phụ nữ mang thai thì lấy trường hợp cung Mệnh, cung Phúc đức, hoặc cung Phu thê, gặp Hồng loan, Thiên hỷ làm nguyên tắc luận đoán. Nếu lưu niên gặp Lưu Xương, Lưu Khúc hội chiếu, cung Tử Tức của Lưu niên cát lợi, thì có thể mẹ tròn con vuông. Nhưng nếu cung Tử Nữ của nguyên cục gặp Thiên đồng, Thái âm, nhưng một sao hóa làm sao Kị, lại gặp sao Không, và các sao Hoa cái, Âm sát, Thiên sứ, Thiên hư, Đại hao, thì có thể không sinh đẻ. Lúc này cung Tật ách cũng có điềm tượng, có thể hiển thị bệnh biến về tính dục bẩm sinh, hoặc bệnh biến về tính dục hậu thiên. Hai tinh hệ Tham lang và "Thiên cơ - Thái âm" ở hai cung Tị hoặc Ngọ là điềm tượng dị dạng bẩm sinh. Có thể bổ cứu là Thiên Tướng, nhưng nếu Thiên tướng là cách "Hình Kị giáp ấn", gặp Hỏa tinh và Linh tinh giáp cung, hay Kình dương và Đà la giáp cung, thì cũng có thể bị dị dạng bẩm sinh.
Bảy nhóm bệnh chứng thuật ở trên chưa được toàn diện, còn rất nhiều chứng bệnh thiếu chứng nghiệm, Vương Đình Chi kể, ông từng gặp một trường hợp, đoán là bị sa tử cung, không sinh nở được, nhưng rốt cuộc lại là chứng bệnh rất hiếm gặp, gọi là chứng "thạch nữ", bà ta kết hôn hơn 10 năm mà vẫn không thể gần gũi với chồng. Những căn bệnh hiếm gặp, cổ nhân không để lại nguyên tắc luận đoán, ứng nghiệm như thế nào phải do người đời nay tìm tòi nghiên cứu
(Nguồn: sưu tầm)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com