VB 1-8
1. Cảnh chia tay (8 dòng)
Vẫn với lối thơ lục bát, lối kết cấu đối đáp giao duyên và cách xưng hô “mình”, “ta” Tố Hữu đã thể hiện đậm đà tính dân tộc khi phác hoạ cảnh chia tay của người đi ( cán bộ cách mạng ) và người ở lại ( nhân dân Việt Bắc ).
Để cho người ở lại lên tiếng trước, Tố Hữu đã thể hiện sự nhạy cảm và am hiểu quy luật tâm lí chung: người ở lại bao giờ cũng trăn trở, day dứt hơn trong những cuộc chia tay của duyên tình lứa đôi. Điều này cho thấy dưới ngòi bút tài hoa của Tố Hữu : cuộc chia tay lịch sử_một mối tình chính trị được hoa thân nhuần nhuyễn trong cuộc chia tay của đôi lứa. Đó là khuynh hướng trữ tình _chính trị.
a. Lời người ở lại
Người ở lại đã cất lên những lời day dứt, băn khoăn:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng .
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Bốn dòng thơ vang lên hai câu hỏi tu từ liên tiếp: “Mình về mình có nhớ ta”, “Mình về mình có nhớ không” chứng tỏ người ở lại đang ở trong trạng thái tâm lí thao thức, trăn trở, day dứt không yên.
Điệp từ “nhớ” xuất hiện liên tiếp trong bốn dòng thơ kết hợp với điệp ngữ “mình về có nhớ” chứng tỏ tình cảm sâu nặng của người ở lại với người ra đi được biểu hiện bằng nỗi nhớ khắc khoải.
Nhờ những hình thức nghệ thuật ấy ta nhận ra lời của người ở lại không phải để hỏi mà để bộc lộ, giải bày tâm tình.
Cụm từ “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” là cụm từ diễn tả nỗi nhớ đựoc gom trong suốt thời gian_một thời gian xác định chứ không phải là thời gian ước lệ. Chứng tỏ nỗi nhớ sâu sắc, nỗi nhớ trải dài từ những ngày khơi nguồn cách mạng _những năm 40, 41, trải suốt thời kì đánh Pháp đuổi Nhật giành độc lập tự do cho đất nước. Chín năm trường kì kháng Pháp để bảo vệ hoà bình cho đến ngày chiến thắng và cuộc chia tay diễn ra vào tháng 10/1949. Nỗi nhớ xuyên suốt thời gian, “thiết tha mặn nồng”.
Nỗi nhớ không chỉ được gom theo chiều dài thời gian mà còn được trải rộng trong không gian:
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Điệp từ “nhớ” nối những bờ không gian chứng tỏ nỗi nhớ bao trùm cả không gian. Và trong nỗi nhớ ấy, không gian núi rừng Việt Bắc gắn bó với hình ảnh của người ra đi .
Chỉ với bốn dòng thơ mà tình cảm sâu nặng thiết tha của người ở lại đã được bộc lộ trong khát vọngvề một tình yêu sắc son, thuỷ chung_đó là một biểu hiện đậm đà tính dân tộc.
b. Người ra đi
Lời người ở lại vang lên tha thiết thì lời của người ra đi cũng không kém phần thiết tha:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuân trong dạ , bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết, nói gì hôm nay
Đại từ nhân xưng “ai”, là đại từ phiếm chỉ diễn tả tình cảm rất sâu sắc, một tình cảm đã được xác định rõ về đối tượng nhưng vẫn kín đáo như mơ hồ, gợi nhiều bâng khuâng, xao xuyến. Hình ảnh người ở lại hiện diện trong đại từ “ai”, cho thấy Tố Hữu đã vận dụng cách diễn đạt tình cảm của dân gian_tính dân tộc.
Người ra đi không chỉ nghe thấy “tiếng ai” mà còn thấu hiểu tâm tình sâu nặng của người ở lại trong tiếng lòng “tha thiết”. Đây chính là lời đồng vọng của người đi kẻ ở.
Chính trong tiếng lòng “tha thiết” đã tác động đến người ra đi, khiến người đi xáo trộn cả tâm can_ “bâng khuâng trong dạ” và day dứt không yên _ “bồn chồn bước đi”. Chứng tỏ tình cảm sâu nặngcủa người đi dành cho kẻ ở.
Từ sự xúc động sâu sắc, người ra đi đã khắc ghi hình ảnh người ở lại trong tâm trí “Áo chàm đưa buổi phân li”. Hình ảnh áo chàm trong cách diễn đạt của biện pháp tu từ hoán dụ giúp ta hình dung người dân Việt Bắc hiện lên với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc trong chiếc áo chàm thân thương in sâu trong tâm trí người ra đi. Bên cạnh lối nói ẩn dụ sâu sắc đã giúp nhà thơ chuyển tải một ý nghĩa: bên trong vẻ đẹp giản dị ấy là vẻ đẹp tâm hồn sắc son, thuỷ chung.
Với cách diễn đạt này, Tố Hữu muốn khẳng định nghĩa tình sâu nặng của người đi với kẻ ở và hơn cả là sự trân trọng, ngưỡng mộ vẻ đẹp ở cả dáng nét và tâm hồn của người dân Việt Bắc .
Chính sự đồng cảm sâu sắc ấy đã khiến cuộc chia tay thêm lưu luyến và bịn rịn:
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
Cái cầm tay là biểu hiện mộc mạc và giản dị của sự gắn kết keo sơn , của nỗi niềm đồng cảm sâu sắc, của sự lưu luyến thay cho lời nói bởi cả người ra đi và người ở lại đều bối rối, nghẹn ngào không thốt nên lời. Dấu ba chấm khép lại khổ thơ cũng là tín hiệu mở ra một nỗi niềm vương vấn, lưu luyến lan toã trong không gian và thời gian.
Chỉ qua bốn dòng thơ mà người ở lại khẳng định chắc nịch lòng mình, đây cũng chính là lối sống nghĩa tình ăn sâu trong người Việt_tính dân tộc.
Xuyên suốt cả tám dòng thơ là lời thủ thỉ tâm tình ngot ngào của Tố Hữu. Tám dòng thơ _cảm xúc dạt dào bay bỗng, không hề bi luỵ dù nói về cuộc chia li mà gieo vào lòng người niềm tin hướng tới cái đẹp trong phẩm chất tâm hồn, hướng tới tương lai. Đây là đoạn thơ phản ánh, tái hiện cuộc chia tay của lịch sử_ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn .
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com