Chào các bạn! Truyen4U chính thức đã quay trở lại rồi đây!^^. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền Truyen4U.Com này nhé! Mãi yêu... ♥

Chương 3: Mai Đi Đánh Nhau.

Chương 3: Mai Đi Đánh Nhau.

Sáng ngày nhập học, tôi bảo em xin nghỉ ở nhà đợi cái chân ổn rồi hẳn đến trường. Và em nốc ba viên thuốc giảm đau trước mặt tôi, cái vẻ ương bướng chẳng chịu nghe lời làm tôi chỉ muốn quăng xuống sông cho khỏe thân.

Bốn năm trước quả nhiên tôi nên làm điều đó.

"Tôi chịu thua, muốn làm gì thì cứ làm tôi không cản nổi."

Tôi lướt qua em, đi thay chiếc áo thun thành áo cổ lọ đen, em tròn mắt nhìn tôi không khóa cửa phòng mà thay đồ, hai giây sau mặt nhăn nhó quay đi.

Nhét ví tiền vào túi quần, tôi đến giá treo đồ và bắt đầu quá trình trang điểm với đống đồ đặt trên cái kệ kế bên.

Gói mái tóc dài qua tai vào túi lưới, đội bộ tóc giả màu đen kiểu húi cua.

Vẽ lông mày đậm hơn, làm mắt to lên, đen lens màu nâu, sống mũi bè ra. Phủ một lớp kem và một lớp phấn tông nâu cho làn da bớt vẻ bệnh tật ốm yếu. Tôi như trở thành một nam học sinh cấp ba thanh xuân phơi phới, năng động, hoạt bát dù đã quá hai mươi lăm. Chiều cao khiêm tốn là một điểm cộng lớn giúp tôi trông trẻ hơn tuổi thật.

"Lại trang điểm? Anh vẫn chưa cho tôi câu trả lời tại sao anh lại phải cải trang mỗi lần ra khỏi nhà đấy?" Em đã lặp đi lặp lại câu hỏi ấy trên ngàn lần, và chưa bao giờ tôi đáp lại...

"Tại ăn ở không tốt, ra đường để mặt thật người ta thấy là bị đánh hội đồng đến chết."

"Anh coi tôi là con nít ba tuổi dễ lừa hả? Cái đó mà là lí do á?"

"Vậy nếu tôi nói với em sự thật em nghĩ bản thân đủ năng lực giải quyết chuyện đó giúp tôi?"

"..." Em hé môi nhưng chẳng thốt nên lời, ngậm ngùi im lặng, đôi mắt mèo nhìn tôi đầy lạ lẫm, không quen với thái độ đáng sợ thế này. Bởi vì tôi lộ ra dáng vẻ thật của mình, một kiểu dáng vẻ mà người khác vừa nhìn vào là rùng mình chỉ muốn báo cảnh sát ngay lập tức.

Mất vài phút ngắn ngủi để tôi hoàn thành lớp hóa trang quen thuộc. Vừa sỏ giày vào toan mở cửa đi ra, đằng sau lưng vang lên giọng nói mười phần kiên định của đứa trẻ nọ.

"Vậy tôi phải làm thế nào để giúp anh? Phải trở thành người có sức ảnh hưởng lớn đến đâu mới cứu được anh khỏi tình trạng gò bó này? Tôi không muốn anh luôn phải giấu đi con người mình! Không muốn anh luôn phải tươi cười giả tạo dù trong tâm chẳng hề vui vẻ! Không muốn anh luôn phải cảnh giác với tất cả mọi người, chẳng bao giờ sẵn sàng nói lên suy nghĩ của chính mình! Có rất nhiều cái tôi không muốn anh phải gượng ép bản thân làm!! Tôi sẽ tìm ra cách! Tôi sẽ trở thành người có thể giúp anh sống như cách anh mong muốn giống bao người bình thường khác!!!"

...Đối mặt với đứa trẻ mang đầy ước mơ và nhiệt huyết bùng cháy dữ dội như lửa, tôi không thể cười nhạo em như vài giây trước định làm, cũng chẳng thể đáp lại một câu "Được, tôi tin em.", việc tôi làm chỉ là tiếp tục sỏ giày, vặn tay nắm cửa, bước ra khỏi nhà.

Không một khắc nào có ý định quay đầu lại. Sợ bản thân không đủ vững tâm để đối mặt với ánh mắt ấy.

Đáng lẽ tôi nên mỉa mai em một tí trước khi đi nhỉ?

Kiểu như "Muốn tôi được như vậy, chắc em phải trở thành tổng thống một nước mới đủ sức."

...Tôi không làm được, có ai nỡ đạp bỏ ước mơ tươi đẹp của một đứa trẻ khờ khạo như thế không? Sao mà ác tới vậy.

...

"...Em đi theo tôi làm gì? Định ra ngoài tuyên bố với cư dân thị trấn mấy lời ban nãy à?"

Bông đùa hỏi một câu, nhận lại vẻ mặt bí xị tối sầm của em.

"Tiện đường đến trường thôi!"

"Ồ, thì ra là tiện đường đến ngôi trường hơn một tiếng rưỡi nữa mới khai giảng."

"Anh quản nhiều vậy làm gì!? Không cho tôi quản anh thì anh cũng không được quản tôi!"

Thái độ của con trẻ bước sang giai đoạn dậy thì a.k.a thời kì phản nghịch mà tất cả phụ huynh đều sợ hãi.

"Rồi rồi, tôi sai." Mười phần bất lực hết chín, không có đủ khả năng để cãi nhau với lũ trẻ sức dài vai rộng, ông chú như tôi chỉ có thể nhận sai.

"Hôm nay em muốn ăn gì?"

"Hả?" Em bất ngờ vì được hỏi, chắc tại mấy cặp cha con, chú cháu khác khi giận nhau chẳng làm lành nhanh thế này. Cãi nhau hai phút, một phút sau liền hết giận hỏi thích ăn gì tôi nấu cho.

"Ừm... chỉ cần không có rau là được."

Đâu đó trong em vẫn là một đứa trẻ hiểu chuyện đến nao lòng, không yêu cầu món mình thích ăn bởi vì lo nghĩ cho tôi trước, sợ tôi không thích ăn. Em nói lên một yêu cầu vô cùng đơn giản, không có rau là được.

"Ừ, được. Hôm nay sẽ không có rau. Nhưng mà mai là phải có nhé."

Đang hớn hở vui như đến tết, nghe thấy câu sau em liền thay đổi sắc mặt, bĩu môi không thích.

"...Ahhh tôi ghét rauuuu!"

"Em ghét rau thì cũng không sao. Nhưng nếu em định cả đời không ăn rau thì rất có sao đấy. Bệnh trĩ rất chào đón em." Tôi vỗ vào lưng thằng nhóc, vẻ mặt nghiêm trọng ngược với giọng điệu bỡn cợt nói về bệnh trĩ.

Mặt em kinh hãi thấy rõ. Ừ, ai mà không sợ trĩ cơ chứ. Trĩ là đáng sợ nhất, vừa đau vừa nhục vừa bất tiện.

Đi thêm mấy bước, em chậm chạp hỏi, giống như đã suy toán vấn đề này rất kĩ.

"...Vậy thì một tuần ăn một cọng cũng đủ mà phải không?"

"Ừ thì cũng đủ. Đủ để em bị trĩ."

...

"...Nghĩ lại rồi! Hôm nay ăn rau đi, tôi không ghét rau."

Phản ứng thay đổi xoành xoạch này của em làm tôi không kiểm soát nổi cảm xúc, bật cười.

"Pffftt- Hahaha- không ăn rau một bữa cũng không trĩ ngay đâu. Ngày mai ăn rau lại là ổn thôi."

Dù bệnh lí không tiện nói thành tên ấy có rất nhiều nguyên dân dẫn đến, nhưng em nào biết, hồi nhỏ chỉ nghe tôi bảo không ăn rau là bị. Thế là sợ quắn quéo hết cả lên. Mà cũng lâu không nói tới nên em quên, nay tôi nhắc cho biết mùi, bớt kén ăn lại.

"Oh, hai cậu trai trẻ này..."

Bỗng nhiên có người nói, nhìn lên thấy một bà lão nhỏ con đứng trước mặt chúng tôi, đôi tay hằn những dấu vết thời gian run run giơ lên.

"Tôi nhớ mặt hai cậu, những đứa trẻ tốt bụng đã cứu khu phố này."

Cứu? Tôi vô thức nhíu mày lại nghĩ kĩ xem mình đã làm ra những hành động gì mà được gắn mác anh hùng cứu khu phố. Nghĩ một giây rồi hai giây, chợt nhận ra mình chẳng có làm gì cả.

"Chắc bác nhận nhầm người rồi ạ. Chúng cháu chỉ mới chuyển đến thị trến vài hôm qua, còn chưa ra đây chơi lần nào."

"...Hèm. Heytun, hôm qua chúng ta có."

Em hắn giọng nhắc tôi, nhưng sao tôi chẳng nhớ gì nhỉ. Chỉ biết hôm qua mệt mỏi lết tới nhà mới, mệt mỏi dọn dẹp nhà, mệt mỏi nấu cơm bằng những nguyên liệu có sẵn, mệt mỏi ra ngoài kiếm em về ăn trưa...

À, nhớ rồi. Chính là cái khúc cuối.

Mà dùng gậy bóng chày đập đầu người khác cũng được tính là cứu khu phố?

Chẳng nhẽ đây là từng lóng địa phương, đang mỉa mai bọn tôi sao?

Hay là họ đã hiểu nhầm chuyện gì?

Hay là bà lão vốn đã ghét mấy tên côn đồ đó nên khi chúng bị đám côn đồ khác, là chúng tôi, đánh bầm mặt nên vui mừng khen vậy?

Hay là chưa ở đây được quá hai ngày mà tôi đã lộ thân phận và đây là lời thông báo của...?

"Ầyyy, ông anh đừng có xị mặt ra đó suy diễn thái quá nữa. Đám côn đồ hôm qua gây rối tiệm của bà chị Kotoha và ảnh hưởng khu phố, tôi và anh đánh chúng như thế cũng coi như là giúp khu phố. Ý bà lão là thế thôi. Đừng có nghĩ nhiều rồi sinh nghi."

Oh, hóa ra chuyện chỉ có thế. Lần đầu thấy em biểu hiện trưởng thành, không chỉ hiểu lời người ta một cách rõ ràng mà còn giải thích lại cho tôi.

"Nếu đúng như em cháu nói thì bà cũng hiểu nhầm một tí rồi. Cháu không tốt bụng như bà nghĩ, cháu có làm gì tốt đâu. Chỉ tiện tay đánh lũ côn đồ kia vì thấy em cháu đánh nhau sắp thua thôi ấy mà, nó đánh thua thì rất mất mặt gia đình. Còn em cháu, đứa nhóc này mới là người thực sự có ý giúp khu phố."

Bà lão nghe tôi luyên thuyên, chỉ mỉm cười. Đôi bàn tay gầy vỗ vào lưng tôi, giọng nói tuy run nhưng rất kiên định.

"Chàng trai trẻ, không cần khiêm tốn. Ở tuổi mấy đứa phải thật hãnh diện, tự hào về bản thân khi có cái để bảo vệ và đã dốc hết sức vì điều đó. Cậu vì muốn bảo vệ em trai nên đánh lũ côn đồ, kết quả là bảo vệ được cả khu phố. Mục đích chỉ có một nhưng kết quả giúp được mười. Dù thế nào thì cậu cũng đã làm việc tốt, cậu phải nhận công lao của mình, không được chối. Mà jôm qua hai cậu đi gấp quá, những người trong phố vẫn chưa có dịp cảm ơn, nay để ta đẫn các cậu đi một vòng nhận quà nào."

"Rất biết ơn vì mọi người đã có lòng chào đón chúng cháu. Nhưng nhận quà của mọi người thì hơi quá rồi ạ, dù sao cũng cảm ơn bác. Cháu và em trai còn có việc phải đi."

Nghe lời bà lão nói cũng có chút ấm lòng, người dân ở thị trấn nhỏ này thật tốt bụng và hiếu khách. Nhưng để tốt cho tương lai có thể rời đi bất cứ lúc nào, tôi nên tránh thân thiết quá mức với họ.

Không chỉ tránh lưu luyến, đau buồn khi rời đi còn vì hai lí do khác. Đầu tiên tiếp xúc nhiều đồng nghĩ phải ra ngoài nhiều hơn, lúc nào cũng phải đeo lớp cải trang rất bất tiện và cũng dễ bị người tinh mắt phát hiện. Tiếp theo là nếu khuôn mặt này để lại ấn tượng trong trí nhớ người dân địa phương quá sâu đậm thì tôi sẽ lại phải đổi phong cách vào lần chuyển đi kế tiếp, vừa phiền vừa tốn kém tiền mua tóc giả, lens mắt màu khác, v.v...

Và sau bao nhiêu tính toán chi li, cẩn thận từng chút một để sống trong đầu tôi... bà lão chỉ đơn giản đáp lại vài câu đã khắc chế được lời từ chối.

"Ôi không được rồi, bỗng nhiên lưng của lão đau quá hai đứa ơi. Lão còn phải đi chợ mua đồ về nấu bữa sáng cho mấy đứa cháu nhỏ sắp tới giờ đi học. Nếu để lão lết cái thân già này đi từng bước một thì khi nào mới về tới nhà đây? Ôi mấy đứa cháu nhỏ sáng nay lại phải nhịn ăn đến trường rồi tận chiều mới về..."

Em nhìn tôi, tôi nhìn em.

Tôi đỡ trán, không chỉ chịu thua bà lão mà còn chịu thua ánh mắt ấy của em.

"Cõng đi."

Tôi biết em muốn làm gì, em cứng đầu lắm, đã quyết rồi thì khuyên cỡ nào cũng khó mà lọt vào lỗ tai, chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận rồi cũng phải chấp nhận. Thở dài một hơi, tôi bảo.

"Em cõng bác ấy đi đi. Tôi đi riêng."

"Hả? Ơ tự nhiên lại đi riêng?"

"Em cũng biết mà... sẵn chúc em đi học vui, Sakura."

"Này!?"

Tôi bước nhanh mấy bước, ở phía sau em kêu lên, muốn túm tôi ở lại nhưng đã không kịp, bàn tay vươn giữ không trung hồi lâu mới chậm chạp rút về.

Đi một đoạn dài, lẫn vào dòng người đi đường đông đúc của khu chợ sớm, tôi mới ngoảnh mặt nhìn lại. Em đang ngồi muốn bảo bà lão lên lưng mình để cõng đi cho tiện, vẻ hậm hực và khó chịu vì tôi trên khuôn mặt vẫn phần nào còn đó.

Thế nào lúc đi học về em cũng sẽ chất vấn tôi chuyện này cho mà xem.

________

"...Trưa mai tôi không dùng cơm với anh được."

Tối hôm ấy khi đang coi phim cùng nhau em đã thông báo ngắn gọn như vậy. Tôi không hỏi nhiều về chuyện riêng của em nhưng cũng đã tự mình đoán được phần lớn lí do là gì. Em đi học về với bộ đồng phục hơi nhăn, mu bàn tay và khớp tay ngón tay cũng tím đỏ, một ít vết bầm trên vai, mũi giày bẩn với những vệt màu đỏ li ti.

"Được, không sao."

Miễn không đánh nhau đến chết là ổn, còn lại em thích đánh ai thì đánh.

"...Không hỏi lí do hả?" Em ngồi trên ghế sô pha không yên, mặt ngó nghiên nhìn trái nhìn phải người tôi, ánh mắt thăm dò, đang đợi tôi lộ ra một biểu cảm khác.

"Em muốn nói lí do chứ?" Đáp lại câu hỏi bằng cách hỏi một câu khác.

Em bí xị mặt vì thấy tôi chẳng có tí gì là để tâm đến lí do cho việc em vắng mặt bữa trưa ngày mai. Một lát sau, bộ phim trinh thám chúng tôi coi cũng đã đến hồi kết, dòng tri ân diễn viên, nhân viên phim trường bắt đầu hiện lên trên nền đen. Lúc này, em đột nhiên thú nhận.

"Mai tôi đi đánh nhau. Đánh với một băng đảng cũng lớn, có chút tiếng tăm."

...

"Đừng đánh chết ai và cũng đừng để bị đánh chết. Quần áo bẩn tự giặt, giặt xong tự ủi phẳng. Giày, dép có hư sau trận thì tự mua mới. Và về trước bữa chiều, đừng để tôi lại tận chỗ đó phá hỏng đấu trường thiếu nhi của các em."

"Biết rồi! Đừng cằn nhằn như thể tôi là đứa con nít chưa biết tự chăm sóc ấy!"

Tỏ ra không quan tâm cũng không được. Còn nếu tỏ ra quan tâm... thì thế này. Tôi thật không hiểu nổi tâm lí của trẻ con, nhất là mấy đứa trẻ đang trong tuổi dậy thì, phản nghịch, nổi loạn.

Và em có đủ tất cả.

...Đáng nhẽ lần đó nên quăng xuống sông cho đỡ mệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com