Xây dựng Hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
Câu 11: Xây dựng Hệ thống chính trị ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
Quan niệm: Hệ thống chính trị của CNXH là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội mà nhờ đó nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình đối với xã hội.
Vị trí: hệ thống chính trị bao trùm và điều chỉnh mọi quan hệ chính trị giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội; giữa các dân tộc trong cộng đồng xã hội; giữa các xã hội, tập thể, cá nhân.
Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể chính trị - xã hội (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam) và mối quan hệ giữa các thành tố trong hệ thống.
Đổi mới tư duy về hệ thống chính trị:
nhận thức về quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị: Đảng cho rằng: mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị là rất chặt chẽ tác động biện chứng với nhau. Vì vậy để thúc đẩy kinh tế phát triển nhất thiết phải đổi mới hệ thống chính trị với những bước đi thích hợp. Đó là một tất yếu khách quan.
nhận thức mục tiêu đổi mới hệ thống chính trị: Cương lĩnh 1991 nhấn mạnh: thực chất của việc đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị nước ta là xây dựng nền dân chủ XHCN. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới.
nhận thức mới về đấu tranh giai cấp và về động lực chủ yếu phát triển đất nước:
Nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng nước nghèo, kém phát triển thành một nước XHCN phồn vinh, nhân dân hạnh phúc.
Động lực chủ yếu phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh công nông và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội.
nhận thức mới về cơ cấu và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ.
nhận thức mới về xây dựng Nhà nước pháp quyền trong hệ thống chính trị:
Vấn đề đổi mới tư duy về hệ thống nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt. Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN VN và làm rõ thêm nội dung của nó trong các đại hội 8, 9, 10.
Đặc trưng: quản lý xã hội bằng pháp luật, pháp luật giữ vai trò cao nhất, các quyền của nhân dân được pháp luật đảm bảo và bảo vệ.
Mục tiêu, quan điểm và chủ trương xây dựng HTCT thời kỳ đổi mới:
Mục tiêu: thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.
Quan điểm:
kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
đổi mới tổ chức và phương thức vận động của HTCT.
đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, phương thức hoạt động hiệu quả.
đổi mới quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của HTCT và giữa các bộ phận này với nhau.
Chủ trương:
Xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị:
· Đảng ta xác định: ĐCS VN là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
· Nội dung: đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống. Trong quá trình đổi mới, Đảng luôn coi trọng việc đổi mới phương thức lãnh đạo phải dựa trên cơ sở kiên định các nguyên tắc tổ chức và hoạt động. Đây là công việc hệ trọng, đòi hỏi phải chủ động, tích cực, có quyết tâm chính trị cao, đồng thời cần cẩn trọng, có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, vừa rút kinh nghiệm.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN:
· có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta bởi nó là thành tựu của sự phát triển trí tuệ của nhân loại.
· Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam có 5 đặc điểm sau:
(1) Nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
(2) Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
(3) Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong điều chỉnh các quan hệ thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
(4) Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
(5) Nhà nước pháp quyền XHCN VN do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của MTTQ VN và tổ chức thành viên của mặt trận.
· Giải pháp:
o hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, tính khả thi của pháp luật để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
o tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội: đổi mới quy trình xây dựng luật. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.
o đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ.
o xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực đảm đương tốt nhiệm vụ
Xây dựng MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị:
· Vị trí, vai trò: có vai trò quan trọng trong tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân,; đề xuất các chủ trương, chính sách về KT, VH, XH, AN-QP; giám sát và phản biện xã hội.
· Nội dung: khắc phục tình trạng hành chính hóa, nhà nước hóa, phô trương, hình thức; nâng cao chất lượng hoạt động; làm tốt công tác dân vận.
Đánh giá:
Thành tựu:
nền dân chủ XHCN được hoàn thiện, quyền lực của nhân dân được đảm bảo.
tổ chức bộ máy HTCT được sắp xếp lại, tinh gọn, hiệu quả.
sự phân định giữa quản lý Nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh đã được xác lập.
MTTQ và các đoàn thể đã đổi mới trong hoạt động
Đảng đã chủ động đổi mới và thường xuyên chỉnh đốn.
Hạn chế:
hiệu quả, hiệu lực hoạt động, tổ chức và lãnh đạo, quản lý và thực hiện của hệ thống chính trị nước ta chưa cao.
bộ máy hành chính còn cồng kềnh, kém hiệu quả. Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả.
đội ngũ cán bộ công chức: tinh thần trách nhiệm, tinh thần phục vụ chưa cao, một bộ phận sa vào tình trạng tham ô, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền.
vai trò phản biện và giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội còn yếu. Tính chất “hành chính” trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức này còn khá nặng nề.
đổi mới hệ thống chính trị còn chậm so với đổi mới về kinh tế
.
Nguyên nhân của hạn chế
Nhận thức về đổi mới hệ thống chính trị chưa có sự thống nhất cao, trong hoạch định và thực hiện một số chủ trương, giải pháp cón có sự ngập ngừng, lung túng, thiếu dứt khoát, không triệt để.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com