chương 23
Đa lộc, đa tài, đa phú quý
Đắc thời, đắc lợi,đắc nhân tâm
( Nhiều lộc nhiều tài, nhiều của cải
Gặp thời, được lợi, được lòng người)
Lưu Triệt hài lòng hạ bút nhìn câu đối mình mới viết sau đó chỉ huy Đại Tráng treo lên. Mặc dù có tri thức của nguyên chủ nên vốn kiến thức của Lưu Triệt khá phong phú, nguyên chủ dù sao thì cũng là một người học giỏi. Câu đối vừa treo lên đã nhận được lời khen.
" Tiểu Triệt con viết câu đối thực hay, chữ cũng đẹp nữa"
Lưu Triệt vui vẻ quay về phía nơi vừa phát ra tiếng nói, sau khi thấy đối phương là ai thì lại càng vui vẻ nói :
" Là Vương thúc đấy à, hay là nếu thúc không chê thì con cũng viết cho thúc một câu?"
Vương Đại Ngưu nghe xong rất thích nhưng nghĩ giấy là thứ quý giá không muốn chiếm tiện nghi của đám trẻ nên ỉu xìu. Lưu Triệt biết tính ông rất nhanh nhẹn cũng viết một câu :
Tân niên nạp dư khánh
Gia tiết hiệu trường xuân
Tạm dich :
Năm mới thừa phúc lành
Tết đẹp mãi trường xuân.
Lưu Triệt không biết trong thôn cũng không giống như nhà Lưu Triệt không phải ai cũng treo câu đối. Thứ giấy đỏ này cũng khá đắt tuy rằng người trong thôn mua một tờ thì vẫn có thể nhưng mua xong lại phải lên trấn xin chữ lại tốn tiền cho thầy đồ. Vừa tốn kém lại tốn công tốn sức, vốn dĩ trong thôn có Triệu Bình biết chữ nhờ y viết cũng là một phương pháp, có điều Triệu Bình mắt cao hơn đầu chướng mắt người trong thôn không chịu viết thì bọn họ cũng đành chịu. Vương Đại Ngưu chữ nghĩa không có, nhưng nghe Lưu Triệt đọc ông có thể biết được đây là câu đối hay.
Câu đối Lưu Triệt viết thuộc loại đơn giản viết ít nhưng nghĩa nhiều lại dễ hiểu, ngay cả Vương Đại Ngưu nghe xong cũng có thể hiểu được ý trong vế đối. Ông hay đem hàng lên trấn bán câu đối ông thấy, nghe cũng không ít nhưng không một cái ông hiểu được. Người ta chuộng mấy câu đối mang ý nghĩa sâu xa, thi mộng nhưng khó hiểu câu đối của Lưu Triệt vậy mà hợp mắt người thôn quê hơn. Sau khi Vương Đại Ngưu treo câu đối cũng có nhiều người lục đục hỏi thăm.
Vương Đại Ngưu theo lời tức phụ dặn ai hỏi cùng hì hì cười rồi chỉ sang nhà Đại Tráng ở cách vách :
" Nhà Đại Tráng viết cho đấy, ban nãy qua đó thấy treo liền mặt dày xin được viết cho một đôi. Đem giấy sang cùng chút đồ là được, đứa nhỏ này học hành cũng có tiền đồ cũng không khinh chúng ta vừa xin liền vui vẻ viết cho "
Nói xong còn đọc lại câu đối nhà mình khoe khoang một hồi, người trong thôn nghe xong có chút động tâm. Câu đối hay nha, bọn họ hiểu được a, chữ viết cùng rất dễ nhìn. Mấy năm trước trong thôn mua giấy muốn nhờ Triệu Bình viết câu đối trong thôn cũng khá nhiều vậy nên khi Vương Đại Ngưu nói không ai nghi ngờ việc y nói dối. Trước đây Triệu Bình cũng viết một câu cho duy nhất nhà thôn trưởng, nhưng cũng không hay như vậy. Trong nhà còn giấy để đó cũng uổng sẽ bị hỏng mất...hay là mặt dày sang nhờ? Cùng lắm lại về tay trắng như trước đây thôi.
Cuối cùng cùng có một vài người đem đồ sang, cầm giấy nhà mình nhờ hỏi Đại Tráng nhờ xin Lưu Triệt viết cho mấy chữ. Lưu Triệt dù sao cũng là tức phụ của người khác tìm thẳng y cũng không được tiện. Đại Tráng không ý kiến giao cho Lưu Triệt tự do quyết định, Lưu Triệt cũng không tiếc mấy chữ này ai sang cũng đeo gương mặt tươi cười đáp ứng viết. Thái độ làm người của Lưu Triệt rất tốt, nếu không trước đây cũng không thể làm ông chủ được. Mấy người chất phác trong thôn này không phải đối thủ của y, qua lần này Lưu Triệt cũng dò ra một vài người có vẻ thành thật nói vài câu tạo thêm quan hệ tốt.
Người đến đều bị thái độ khiêm tốn lễ độ của Lưu Triệt làm cho lâng lâng, đặc biệt là những người lớn tuổi đều cảm thấy chưa bao giờ gặp đứa nhỏ nào hiểu chuyện như vậy. Trước đây không phải nhà Đại Tráng nói học cùng trường với Triệu Bình nhà họ Triệu sao? Vậy tức là học thức nhất định không tồi, có Lưu Triệt so sánh ấn tượng của mọi người với Triệu Bình tuột dốc không phanh. Đều là người đọc sách không phải Lưu Triệt vẫn rất tôn trọng bọn họ đấy sao? Lại nhớ Triệu Bình nhìn trời không nhìn đất, tỏ vẻ thanh cao bọn họ lại càng khó chịu.
Tiếng lành đồn xa, trong thôn nhiều hộ sẵn giấy đều tới xin chữ những người khác cũng tính năm sau mua giấy nhờ Lưu Triệt thử xem. Một ngày xin chữ ai cũng vui vẻ, đến ngày hôm sau từ tin tức phụ nhà Đại Tráng biết chữ đã thành tức phụ nhà Đại Tráng năm đó chút nữa đã làm quan lão gia nếu không phải là có chuyện phải gả đến đây thì năm trước đã đi thi tú tài. Loại tin đồn nghe là đã biết nói xạo từ tú tài đẩy lên tận quan lão gia vậy mà ai cũng tin. Khi Lưu Triệt biết tin này không khỏi thán phục sức mạnh của tin đồn. Nguyên chủ đúng là rất giỏi nhưng người nhà y luôn nghĩ cách kiềm hãm tiền đồ của y nên ngay cả đồng sinh y cũng chưa thi có được hay không?
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com