NGÀY THỨ HAI: người ta ở đời này phải làm thể nào
NGÀY THỨ HAI
Giải điều thứ hai, là người ta ở đời này phải làm thể nào
Điều này Nhu sĩ giải rằng:
Trong đạo Nhu, thánh Khổng Tử có truyền tám đều làm qui mô, mà dạy
người ta thể này: "Cách vật nhi hậu tri chí, tri chí nhi hậu ý thành, ý thành nhi hậu tâm chính,
tâm chính nhi hậu thân tu, thân tu nhi hậu gia tề, gia tề nhi hậu quốc trị, quốc trị nhi hậu bình
thiên hạ", nghĩa là , xét vật rồi mới biết trọn, biết trọn rồi mới thật trong ý, thật ý rồi mới chính
trong lòng, chính trong lòng rồi mới sửa mình, sửa mình rồi mới sửa nhà, sửa nhà rồi mới trị
nước, trị nước rồi mới an thiên hạ. -Lại dạy thờ Thượng Đế, tế Quỉ thần, tế Lục tông: dạy
người ta tu ngũ đức: nhơn nghĩa lễ trí tín, nghĩa là, thương yêu, công bình, lễ phép, khôn
ngoan, ngay thật; dạy người ta giữ ngũ luân là vua tôi thì giữ đều ngãi, cha con thì giữ đều
nhơn, vợ chồng thì có phân biệt, anh em thì hòa thuận, bạn hữu thì chí tín.
Tây sĩ rằng:
Bên Nhu thờ Thượng Đế là đấng nào ?
Nhu sĩ rằng:
Thượng Đế là trời, song chẳng phải lả trời xanh xanh con mắt ta xem thấy đâu, thật là phép
trời, lòng trời, là đấng thượng trí hay soi xét, hay cai trị, ở trong mình trời, con mắt ta xem
chẳng thấy đâu. Trong Kinh Diệc có lời thày Trình tử rằng: "Dĩ hình thể dị chi thiên, dĩ Chúa
tể vị chi Đế", nghĩa , là luận về hình thể gọi là trời, luận về cai trị gọi là Đế. Châu Tử rằng:
"Thiên địa chi tâm, tâm thị Chúa tể", nghĩa là, trời đất có lòng, lòng là Chúa tể. Sách Tánh lý
rằng: "Tâm tự thị Đế, Đế dã thiên chi Chúa tể", nghĩa là, chữ tâm là đế, chữ đế là Chúa cai trị.
Vì vậy thượng đế là Chúa tể trên trời.
Tây sĩ rằng:
Trời xanh này có hình thể không mà thôi, như trong sách Sử chép lời Hồ Thị rằng: "Khí phù
nhi vi thiên dã, bất quá mang mang nhất thái hư nhĩ", nghĩa là, khí nổi lên làm trời, chẳng qua
là một khí lớn hư không mù mù vậy mà thôi. Vậy trời là khí thái hư, chẳng phải là vật có linh
minh (thiêng sáng) có sống lâu, nên chẳng có đầu chẳng có bụng; mà sao thày nói Thượng
đế là lòng trời ? Lại rằng: "Làm một cùng trời ở trong mình trời" sao đặng ? vì trời hay xây (xoay) đi
vần lại, chẳng khi đừng như sách Đại Học rằng: "Thiên vận tuần huờn (hoàn) vô vãng bất phục"
nghĩa là vòng trời xây vần có qua có lại. Vậy Thượng Đế đã xưng là Chúa tể còn phải tùy trời
mà xây (xoay) đi vần lại làm một cùng trời đêm ngày quanh trái đất chẳng khi đừng, thể ấy thì chẳng
là xấu hổ quái gở cho Thượng Đế sao ? Nếu Thượng Đế chẳng có nơi nào mà nương dựa, còn đí gì là
Thượng Đế nữa sao ? Nói làm vậy thì chưa công lý. - Phải nói Thượng Đế là đấng thiêng
liêng ngự lầu đài tòa trên các trời, cùng khiến trời xây đi vần lại mới phải mà chớ. Kìa Hoa
Phong Nhơn rằng: "Qui vu đế hương", nghĩa là, về kinh đô vua trời. Lại lời Châu Công nói
trong thiên Kim Đằng rằng: "Nãi mạng qui vu đế đình", nghĩa là, bèn khiến về trước sân vua
trời ngự; ấy chẳng phải là Thượng đế có đền đài tòa các ngự trên trời sao ? – Vậy ông nói
Thượng Đế lòng trời, ở chung lộn làm một cùng trời thì chúng tôi chẳng chịu lẽ ấy.
Tây sĩ lại hỏi rằng:
Quỉ thần là đí gì ? vì làm sao mà phải thờ ?
Nhu sĩ rằng:
Kinh Dịch rằng: "Âm dương bất trắc vị chi thần"; lại rằng: "Dĩ công đức vị chi quỉ thần dĩ diệu
dụng vị chi quỉ thần" , nghĩa là, âm dương sâu nhiệm hiểu không đặng, gọi là quỉ thần; lại
rằng : Vì có công đức nên gọi là quỉ thần, vì màu nhiệm nên gọi là quỉ thần; mà phải thờ phượng
vì có ý cậy quỉ thần phù hộ nước nhà, cho dân an vật thạnh; như lời thánh Khổng Tử rằng:
"Vụ dân chi ngãi, kính quỉ thần nhi viễn chi, khả vị trí dã" nghĩa là hãy lo lắng sửa sang việc dân sự,
còn Quỉ thần thì kính thờ mà để ở xa cách, ấy là kẻ có trí vậy.
Tây sĩ rằng:
Ví bằng Quỉ Thần là đấng thiêng liêng phép tắc thì mới giữ nước giúp dân đặng; song bên
nhà Nhu gọi Quỉ Thần là âm dương nhị khí, như lời Trình Tử rằng: "Khí chi thân dã vi Thần,
khuất dã vi Quỉ", nghĩa là, khí giang ra ấy là Thần, khí nhóm lại ấy là Quỉ. Châu Tử rằng: "Quỉ
thần chỉ thị khí" , nghĩa là, Quỉ Thần vốn là khí mà thôi. Ấy bấy nhiêu lời giải rõ. Quỉ thần đều
là khí vô tri vô giác mà chớ, nào ta có nên thờ phượng trông cậy khí vô tri vô giác ấy phù hộ
cho ta đặng sự lành khỏi sự dữ sao ? Ấy là thờ lạy hư không mà chớ.
Nhu sĩ rằng:
Sách Trung dung rằng: Quỉ thần chi vi đức kỳ thạnh hỉ hồ. Châu công rằng: Quỉ dã âm chi
linh dã. Thần dã dương chi linh dã, nghĩa là, Quỉ thần có công đức cũng nhiều lắm; lại quỉ là
đấng linh về khí âm, Thần là đấng linh về khí dương. Cho nên đạo Nhu dạy thờ Quỉ Thần là
đấng linh thiêng có phép tắc, chẳng phải là vật vô tri vô giác đâu.
Tây sĩ rằng:
Vốn trong trời đất thì có Thần, mà Thần có hai thứ: một là Thần lành gọi là Thiên thần thì nên
kính thờ; hai là Thần dữ gọi là Quỉ thần hay Ác thần, ấy là quỉ ma yêu quái thì chẳng nên kính
thờ, Như trong triều đình thì có quan, mà quan cũng có hai thứ một là trung gọi là Trung thần,
lương thần; hai là quan nịnh gọi là Gian thần, nghịch thần. Vậy dân sự tôn kính vưng theo
quan trung lương là quan ngay lành thì thậm phải; bằng dân sự tôn kính vưng (vâng) theo quan gian
nịnh, là quan nghịch ngụy thì chẳng nên; vì cũng phải mắc tội ngụy nghịch với triều đình mà
chớ, Vậy trong các đình miễu (miếu), người ta tế tự thờ lạy quỉ thần, xin xuống phước cho dân, đừng
phá phách làm hại làm khốn dân. –Vả lại thờ quỉ thần ấy là thờ ác thần, ấy thờ quỉ ma, là loài
rất dữ, lẽ nào mà có xuống phước cho ai đặng ? Nó một làm khốn hại người ta mà chớ. Vậy
nhà Nhu dạy thờ quỉ thần, là ác thần, là quỉ ma, thì tôi chẳng chịu lẽ ấy.
Tây sĩ lại hỏi rằng:
Còn tế Lục Tông là đí gì ?
Nhu sĩ rằng:
Trong Kinh Thơ truyền rằng: "Lễ vu lục tông" là tế sáu thứ: một là tế mùa lạnh nóng, hai là tế
mặt trời, ba là tế mặt trăng, bốn là tế mùa nắng, năm là tế các vì sao, sáu là tế núi sông; mà khi tế làm vậy, có ý thờ phượng tạ ơn bấy nhiêu đấng ấy, đã soi sáng xuống khí lành cho thiên hạ mà chớ.
Tây sĩ rằng:
Vả chăng mùa lạnh nóng, mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, mưa nắng núi sông, cùng
muôn sự muôn vật khác, dầu mà nó sáng tốt trọng vọng dường nào mặc lòng, thì cũng
chẳng dám sánh bày với loài người ta đặng vì bấy nhiêu sự ấy là vật có hình thể, chẳng có
sự sống, chẳng có tri giác: chỉ có một loài người ta có hình thể có tri giác: có tính thiêng liêng
hằng sống. Sách Kinh Thơ rằng: "Duy nhơn vi vạn vật chi linh", nghĩa là, có một loài người ta
thì thiêng sáng hơn mọi vật thảy thảy. Ấy vậy loài người ta là đấng trọng vọng thiêng sáng
mà lại thờ phượng các vật thua kém, hèn hạ, chẳng bằng mình, thì sao cho phải lẽ ? Có một
khi thờ phượng tế lễ chính Đấng cao trọng, đã sinh nên bấy nhiêu sự vật ấy, thì mới phải lẽ
mà chớ.
Khi ấy quan lớn phê đoán rằng:
Tây sĩ phân biệt sự tế Quỉ Thần cùng tế Lục Tông, ta lấy làm rõ ràng phải lẽ lắm. Biện phân
thần lành là Thiên Thần thì nên kính thờ; còn thần dữ là Quỉ thần, chẳng nên kính thờ; cũng
như quan trung lương thì dân sự nên kính tôn vưng phục, còn quan ngụy nghịch, thì dân sự
chẳng nên tôn kính vưng theo, ấy là đều chắc thật rõ ràng. – Lại trưng chứng loài người ta quí
trọng hơn muôn vật thảy thảy, chẳng nên thờ lạy những vật thua kém chẳng bằng mình; phải
thờ lạy đấng cao trọng hơn mình; đã sinh dựng nên bấy nhiêu sự vật ấy mới phải lẽ. "Thử
ngôn kim du biện bạch, ngọc thạch phân minh, túc phá thiên cổ chi hoặc" nghĩa là lời này
vàng thau rõ biện, đá ngọc phân minh, đã đủ mà phá sự lỗi xưa nay
(Đọan này thấy chỉ có trong bản Quốc Ngữ 1959; Bản Nôm 1867 không có)
Tây sĩ rằng:
Bằng kẻ tu ngũ đức, và giữ ngũ luân cho nên, thì đặng phước thể nào ? mà kẻ chẳng giữ
thì phải tội phạt thể nào chăng ?
Nhu sĩ rằng:
Từ Thần Ông viết: "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, nghĩa là, lành có trả lành, dữ có
trả dữ"; lại sách Thượng Thơ rằng: "Tác thiện giáng chi bá tường tác bất thiện giáng chi bá
ương", nghĩa là, kẻ làm lành thì xuống cho trăm đều lành, kẻ làm dữ thì xuống cho trăm đều
dữ.
Tây sĩ rằng:
Nếu làm vậy, sao cũng thường thấy ở đời này có nhiều kẻ tu đức cho đến chết mà những
phải gian nan khốn khó mãi ? nào có thấy Thiện hữu thiện báo đâu ? Chớ thì ai báo mà đến
bao giờ mới báo, thế ấy chẳng phải lời nói không không sao ?
Nhu sĩ rằng:
Kẻ ở đời hiền lành ngay thảo cho đến chết mà chẳng đặng thiên báo thì con cháu nó sẽ
đặng mà chớ.
Tây sĩ rằng:
Ví bằng cha ông hiền lành, lập công tích đức, mà chẳng đặng phước gì, thì đến đời con cháu,
hoặc phải đứa xấu nết dữ dằn mãi, mà nó lại đặng hưởng phước, thì làm sao cho phải phép
công bình ? – Lại có kẻ nết na, nhơn ngãi, trung tín song chẳng có con nào sốt, chúc ấy thể
nào ? Vì chẳng những là kẻ ấy đã hỏng phước thiện báo mà lại phải tội; chớ thì câu "thiện ác
hữu báo như ảnh tùy hình", là, dữ lành có trả như bóng theo hình thì ở đâu ? Nói làm vậy có
thật sao ? Ấy bởi đâu kẻ tích đức cũng chẳng trông hẳn sự hưởng phước, lại kẻ làm dữ cũng
chẳng lo sợ sự phạt tội là bao nhiêu ? Hãy xem có nhiều kẻ thông minh cùng lý, lại làm nhiều
sự phi lý, gặp chánh thì chánh, gặp tà thì tà, chẳng lo sanh tử tội phước là gì, một muốn theo
tư dục mình mà thôi. Ấy bấy nhiêu sự ấy bởi đâu mà ra ? Thật bởi đạo Nhu chẳng dạy hẳn
Đấng nào thưởng phạt cho tỏ tường chắc chắn mà chớ.
Nhu sĩ rằng:
Chẳng phải bởi đều chẳng dạy cho tỏ tường, một bởi đều có "bẩm thọ", là, lãnh chịu hai
khí âm dương thuận liền sanh ra hiền lành ngay thật; lại có kẻ bẩm thọ âm dương hai khí
chẳng thuận liền sanh ra tà vạy gian dữ. Ấy vậy mạng trời đã phú cho có kẻ sang kẻ hèn, kẻ
giàu kẻ khó, kẻ dữ kẻ lành, kẻ trí kẻ ngu, kẻ thánh kẻ phàm, mà ai dạy làm cho đặng ?
Tây sĩ rằng:
Đã vậy, hễ bao nhiêu kẻ lành kẻ dữ đều tại thiên mạng phú cho, thì còn khuyên người ta
cải dữ về lành, sửa mình tu đức làm chi nữa ? nếu vậy phép nhà nước khi trách phạt kẻ có tội
thì chẳng oan sao ? Nào có phải tại nó làm nên tội mà nó chịu phạt cho cam, vì là tại thiên
mạng phú cho nó bẩm thọ lấy khí xấu khí nghịch mới hóa ra làm vậy, mà phạt nó làm sao ?
như nói làm vậy, mọi tội đều đổ cho thiên mạng mà ra thảy thảy; bởi đó kẻ làm lành cũng
chẳng đặng công phước gì, kẻ làm dữ cũng chẳng mắc tội vạ gì sao ? Nói thể ấy, có phải lẽ
mà nghe đặng chăng ? – Sau nữa bên Nhu sĩ có thờ thánh nào nữa chăng ?
Nhu sĩ rằng:
Chẳng những nhà Nhu, mà lại các vua chúa quan quyền cả và thiên hạ phương đông này
đều thờ phượng đức thánh Khổng tử, và Tứ phối, Thập triết, là bốn thánh, mười hiền; gọi
thánh Khổng tử là Thiên Ứng chi thánh, nghĩa là thánh trời sai, và phong là Đại Thánh chí
Thánh Văn Tuyên vương, nghĩa là, vua Văn Tuyên rất trọng rất thánh , vì người đã có công
trọng, dọn Lục Kinh là Kinh Diệc, Kinh Thơ, Kinh Thi, Kinh Lễ, Kinh Nhạc, Kinh Xuân Thu,
truyền đạo cho thiên hạ đặng học; lại xin người phù hộ cho các học trò đặng sáng trí, học
các sách người đã truyền, cùng thi đỗ đặng làm quan sang trọng; cho nên hễ các sanh đồ,
hương cống, tấn sĩ, khi đỗ cùng đặng lên chức, phải vào đền Tư Văn mà tế lễ thánh Khổng
Tử, cùng tạ ơn người, vì đã ban cho bấy nhiêu ơn trọng ấy.
Tây sĩ rằng:
Nhà Nhu kính ông Khổng Tử là đấng duệ trí thông minh, đã có công dọn sách truyền cho
thiên hạ học những lẽ công chính, thì thậm phải; thì thậm phải; song càu khẩn cùng người
vưng hộ (phù giúp) cho đặng sáng dạ cùng thi đỗ thì chẳng nên; vì quyền phép ấy về một Đấng Tạo
Hóa mà thôi. Mà ông Khổng cũng là người ta, ắt chẳng có phép trọng ấy: vì ông Khổng mới
sanh đời nhà Châu, vua Linh Vương, năm thứ hai mươi mốt, ở nước Lỗ, xứ Sơn Đông, phủ
Doãn Châu, huyện Khúc Phụ, làng Xương Bình; ông là Lương Phục, cha là Thúc Lương Hội,
mẹ là Nhan Thị; đặt tên là Khưu, tên chữ là Trọng Ni. Mà bởi người ta thấy người thông minh
duệ trí thì gọi rằng người thánh trời sanh. Song khi ông Tử Cống hỏi rằng: Thày có phải là
đấng thánh chăng? thì người rằng: "Ngã bác học đa thức, thánh ngã bất cảm", nghĩa là, ta
học nhiều biết nhiều, còn đấng thánh thì ta chẳng dám đâu. -Đến đời nhà Đàng, vua Huyền
Tông mới phong là Văn Tuyên Vương; lại đến đời vua Nguyên Võ Tông gia phong là Đại
Thánh Chí thánh Văn Tuyên Vương. Ấy ông Khổng Tử đã xưng thật, bởi người học nhiều thì
biết nhiều đều song người chẳng phải là thánh; nào có phép gì mà vưng hộ cho ai sáng dạ
thi đỗ, và đặng phước khỏi tội đâu ? Ấy vậy các vua dưới thế có phép phong cho người ta
làm quan quyền dưới thế, chẳng có phép phong cho ai làm thánh đâu.
Thày Pháp sư giải câu ấy rằng:
Mọi sự ta phải giữ ở đời này, thì đã tóm lại một câu đức Lão Tử rằng: "Vật vi, vật ý, vật
biện", là chớ làm gì, chớ có ý gì, chớ phân biện; chớ chi thiên hạ giữ bấy nhiêu sự cho trọn,
thì mọi người đặng bình an, thong thả, vui sướng là dường nào!
Tây sĩ rằng:
Thày nói đều ấy thì cao trí lạ lùng lắm, chẳng hiểu đặng; vì ở nhưng cả ngày đừng làm sự gì
sốt, thật thì đặng thong thả thanh nhàn lắm, song ai kiếm cho mà ăn, dân sự làm sao cho
đặng sống ? Vua chúa quan quyền đừng làm thì lấy ai mà coi sóc, cai trị dạy dỗ thiên hạ cho
bình an ? Nếu phải cứ đều ấy, là vật vi, thì sao các thày chịu khó nhọc, chạy ngược xuôi đêm
ngày, đi chữa người ta làm chi ? Sao mà bảo đào mồ đào mả ông bà cha mẹ người ta lên, dời
nơi nọ đổi nơi kia; sao bảo người ta nhường chỗ đổi số, giải ách tống tai làm chi ? Chớ thì phô
thày cũng lỗi đạo lắm sao ?
Tôi thấy trong sách Nhu chê việc ấy rằng:
Địa lý tiên sanh quán thuyết thông,
Chỉ nam, chỉ bắc, chỉ tây đông,
Thế gian quả hữu vương hầu địa,
Hà bất tiên mưu táng nãi ông ?
nghĩa là thày
Địa lý quen tuồng nói hướng không,
Chỉ nam chỉ bắc chỉ tây đông,
Dưới thế chỗ nào đất vương tướng,
Sao thày chẳng để táng cha ông?
(đọan này không thấy trong các bản Nôm và Nho)
Lại rằng: Vật ý, vật biện, là đừng có ý nào, đừng có suy xét đí gì sốt; nói làm vậy thì sao
cho phải lẽ? Kìa giống vật kia đói còn biết tìm ăn, khát thì tìm uống, cùng biết giống nào nên
ăn mới ăn, chẳng nên ăn thì đừng. Lại như giống lục súc kia còn biết giữ nhà cho chủ,
phương chi loài người có tính thiêng liêng, lại có đạo đức trong mình, biết tam cang
ngũ thường, vua là giềng tôi, cha là giềng con, chồng là giềng vợ; (nhơn ngãi lễ trí tín đã
giải trước) mà dạy rằng: Vật ý, vật biện, thế thì đừng biết ai là cha mẹ, đừng biết ai là vua
chúa, đừng biết ai là vợ chồng, một ở lộn lạo chung mãi, gặp thế nào thì hay thế ấy mà thôi
sao ? Ba đều ấy có xứng cho loài loài người sao ? một xứng cho loài đá, loài cây, tượng gỗ
giữ đạo ấy mà chớ; vì nó chẳng có làm gì, chẳng có ý nào, cũng chẳng biết đí gì chúc; Thày
nói vậy thì tôi chẳng chịu lẽ ấy.
Tây sĩ
hỏi Pháp môn có thờ vị nào nữa chăng ?
Thày Pháp môn rằng:
Bên đạo chúng tôi thờ phượng nhiều vị lắm, nhứt là vị đức thánh cả, là Thái Thượng Lão
Quân, vị vua Ngọc Hoàng Thượng Đế, vị thập nhị Hành khiển vương; mà mỗi một năm một
làn tế lễ trọng thể, xin đức thánh cả phù hộ cho thiên hạ khỏi mọi sự dữ đặng mọi sự lành
cùng cho trường sanh bất tử, nghĩa là sống lâu chẳng chết.
Tây sĩ rằng:
Ông Lão Tử mới sinh thì (thời) nhà Châu, vua Linh Vương năm thứ nhứt, tháng hai, ngày rằm, ở xứ
Hồ Quảng, họ Lý, tên Trọng Nhĩ, cũng có tên là Lão Đam và Lão Quân, sống đặng tám mươi
mốt (81) tuổi mà chết trong đời nhà Châu vua Kỉnh Vương, năm thứ ba mươi lăm,
ở đất Hàm Quan. Sách Luận ngữ Tây Sơn Chơn thị rằng:
Lão Đam, Dương Châu, Mặc Địch giai dữ Khổng Tử đồng thì, nghĩa là, người Lão
Đam, người Dương Châu, người Mặc Địch là những người sinh một đời cùng Khổng Tử. -Đến
đời nhà Tống, vua Chơn Tông, năm Giáp Dàn là năm thứ nhứt, vua viếng mồ Lão Tử mới gia
hiệu là Thái Thượng Lão Quân, - Song ông Lão tử vốn cũng là người ở đời nhà Châu, cũng
chẳng có công nghiệp gì với người thiên hạ; nào có phép gì mà cho người ta khỏi tội đặng
phước sao?
Còn vị Ngọc Hoàng, thật là người họ Trương, tên là Nghi, là cháu Trương Lương, học phép
Lão Quân làm chước tiên bay, sống đặng ba mươi tuổi mà chết. Trong đạo ấy rằng: Nhà
Tống, vua Huy Tông nằm chiêm bao thấy Trương Nghi giúp vua đánh giặc: đến khi vua thức
dậy ngờ là người ấy có phép tắc, liền phong cho Trương Nghi làm Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Ấy vua Huy Tông là người dương thế, bởi yêu Trương Nghi, liền phong cho làm vua cả trên
trời, há có phải lẽ đặng chăng ? Nếu vậy trước khi vua Hy Tông chưa phong ngươi Trương
Nghi, thì trên trời chưa có ai làm Thượng Đế sao ? -Vả lại sách bên nhà Phật cũng rằng:
Ngọc Hoàng là con vua Quang Nghiêm, ở đất Diệu Lạc, vợ là Bửu Nguyệt Quang bởi chẳng có con,
khi nằm chiêm bao thấy Nguyên Hậu khiến Lão Quân ẵm một con trai đưa cho nàng Nguyệt Quang,
tức thì liền chịu thai. Đến năm sau, tháng giêng, ngày mùng chín, sanh đặng con trai, đặt tên là Ngọc Hoàng,
ấy là lời bên nhà Phật thì làm vậy.
Song trong bản đồ các nước thiên hạ, chẳng thấy nước nào có tên Diệu Lạc, ấy là nước
riêng nhà Phật mà chớ. Lại ví bằng cha mẹ yêu con , muốn đặt tên trọng cho con, thì đặng
làm Ngọc Hoàng Thượng Đế trên trời sao ? Sự ấy có phải lẽ mà nghe đặng chăng ? Sau
nữa, về những thần Hành khiển vương là làm sao ?
Pháp sư rằng:
Mười hai vua ở trên trời, mỗi một năm, là một vua trị, đem binh xuống hạ giới, là dưới thế, làm
ốm đau, làm chết người ta; vì vậy phải lấy tiền cùng vàng bạc và lễ vật, dưng cho Hành
Khiển Vương mới khỏi.
Tây sĩ rằng:
Mười hai Hành Khiển ấy là Châu vương, Triệu vương, Ngụy vương, Trịnh vương, Sở vương,
Ngô vương, Tàn vương, Tống vương, Tề vương, Lỗ vương, Việt vương, Liệt vương ấy là mười
hai vua chư hầu mà thôi, cũng là người thế gian, đời nhà Châu đã phong cho làm vua.
Đến đời nhà Tống, có người Mạnh Tông mới bày ra gọi là mười hai vua Hành Khiển.
Đến đời nhà Lê vua Dương Đức năm đầu, có người Trịnh Thiên Thu và thày pháp môn là Trịnh Đạo Khiêm,
làm sách Hồng Liêu, có vẽ đồ hình mười hai vua ấy vào sách nữa. Song bấy nhiêu người ấy
cũng là người thế, có sanh có tử như kẻ khác; nào có phép tắc gì mà cầm quyền
sanh tử thưởng phạt ai đặng ? –
Vả lại nếu bấy nhiêu người đã đặng làm thánh cả, làm vua cả cai trị nước trên trời, sao mà lại
phải đói khát thèm lạt, đem binh xuống thế gian, ép nặn người ta, để lấy mâm xôi, tấm thịt,
ghè (hũ) rượu cùng một ít tiền bạc, đọan mới chữa người ta khỏi tật nguyền bịnh hoạn làm sao?
Ấy là những cách thế mọn dạ ăn vặt làm vậy, có xứng đáng cho vua trên trời chăng ? Ấy là
những đều chẳng thật, cho nên trong sách Sử rằng: Tàn Hoàng, Hán Võ cùng cực dĩ càu
thần tiên, liễu vô chứng nghiệm; nghĩa là vua Tàn Hoàng và vua Hán Võ , hết lòng hết sức
tìm kiếm thần tiên, mà không ích chi cả. Tống Đạo Quân phụng đạo chi càu, thuyết tiếu chi
hậu, thọ nhục ư Mạc Bắc, nhi đạo diệc bất văn, nghĩa là vua Tống Đạo Quân hết lòng giữ
đạo Lão Tử, làm chay đặt tế rất trọng thể, mà đến khi giặc bắt đặng vua ấy, đem về làm sỉ
nhục tại đất Mạc Bắc, cũng chẳng nghe đạo Lão Tử phù hộ chi. Bởi đó cho nên đạo Lão Tử
gọi là hư vô chi giáo thì hạp lắm.
Thày Hòa Thượng giải câu ấy rằng:
Bên Phật giáo dạy người ta tu ngũ đức: một là thí của, hai là giữ chay, ba là chịu nhục, bốn
là tu đức, năm là giữ lòng thật. Lại giới (giới) cấm năm đều: một là cấm sát sanh, hai là cấm ăn
trộm cướp, ba là cấm tà dâm, bốn là cấm nói dối, năm là cấm uống rượu.
Tây sĩ rằng:
Kẻ giữ và kẻ chẳng giữ bấy nhiêu sự, thì sẽ thưởng phạt làm sao ?
Thày Hòa thượng rằng:
Trong lục đạo đức Phật Thích Ca đã truyền sự thưởng phạt tỏ tường, chẳng có đều nào thật
hơn nữa. Thứ nhứt hễ ai giữ đạo Phật cho trọn thì đặng làm Phật nữa; thứ hai kẻ giữ bực
kém, chẳng đặng trọn, thì đặng làm vua trên trời; thứ ba kẻ giữ một bực kém nữa thì cho làm
thần; thứ bốn kẻ giữ một bực kém hơn nữa thì khi chết rồi lại nhập sanh người khác; thứ năm
kẻ giữ kém một bực nữa thì phải hóa ra một thần dông dài, chẳng có nơi mà ở, những đi
khuấy khỏa người ta; thứ sáu kẻ giữ kém một bực nữa thì hóa ra loài cầm thú côn trùng; kẻ
giữ càng kém hơn nữa, thì càng phải nên giống xấu xa hơn nữa.
Tây sĩ rằng:
Như trong lục đạo có sự thưởng phạt thể ấy thì tôi lấy làm sự quái gở lắm;
vì nếu cha mẹ phải phạt nhập sanh lại làm con người khác, mà hoặc khi khó khăn đi ở thuê mướn,
gặp phải cửa nhà con cháu, nó chửi rủa đập đánh phải cha mẹ, thì làm sao? hay là nó lấy vợ chồng lầm
phải cha mẹ, chẳng ra tội loạn luân sao? Lại nếu cha mẹ đã hóa ra loài muông chim cầm
thú, mà khi con cháu giỗ chạp giết trâu bò gà lợn, làm phải cha mẹ, thì chẳng mắc tội giết
cha mẹ sao ? Nếu đã hóa ra làm con nhà khác, hay là loài vật khác, chốc ấy con cháu cũng
thờ vật ấy, người ấy làm cha mẹ mình sao ?
Nếu các người lành dữ đã hóa ra hết làm vậy, thì còn ai trong âm phủ ?
Chớ con cháu làm chay làm tiếu, chữa tội ông bà ông vải làm chi nữa ?
Vả lại bên nhà Phật hay cấm sát sanh cho nhặt phép, kẻo lại hóa ra loài vật mình đã
giết . Ấy vậy những ông bà cha mẹ bụt, và chính thân bụt là Thích Ca trước ba mươi tuổi
chưa có tu hành , những đi săn bắn, thật đã giết muông chim cày cáo nhiều lắm: chúc ấy khi
cha mẹ bụt và chính bụt Thích Ca chết đoạn, thì làm sao ? Cũng lại hóa ra giống lục súc loài
vật mình đã giết ngày trước ấy sao ?
Nếu Thích Ca đã hóa thể ấy thì ai làm thần làm Phật nữa ?
Ấy là những lời quái gở, cho nên các Nhu sĩ chê rằng "Phật giả yêu ngôn", nghĩa là,
đạo Phật nói quái gở; lại rằng: "Dị đoan tịch diệt chi giáo", nghĩa là, đạo dị đoan hư không
làm hại kín đáo.
Mà Hán Minh Đế tin thờ đạo Phật thì nhà Nhu chê rằng: "Đảng ác chi nhơn" nghĩa là
người theo phe dữ; lại rằng: "Danh giáo trung vạn thế chi tội nhơn", nghĩa là, người có tội
muôn đời trong hàng danh giáo. Ấy bấy nhiêu lời đã đáng thật, chẳng có oan đâu.
Tây sĩ giải câu ấy rằng:
Khi Chúa mới dựng nên nguơn tổ loài người ta, liền ban cho có linh hồn hiệp với xác, có trí
khôn ngoan, có mọi nhơn đức, cùng biết chính Đấng cội rễ đầu mọi sự mà thờ phượng. Lại
ban cho chính đạo in vào trong lòng, mọi người đều biết tam cang ngũ thường, gọi là đạo
tánh giáo, là, đạo tự nhiên. Bởi đó cho nên, ai ai đều biết sự lành sự dữ, sự phước sự tội, tỏ
tường.
Lại ban cho mọi người có sự thong thả (tự do) trong mình thảy thảy. Song cũng để nhằm ý
thích tình người ta, muốn chịu về đàng lành hay là đàng dữ, thì mắc ý mình liệu; mà ai làm
việc phước đức thì sẽ đặng thưởng, ai làm sự tội lỗi thì sẻ phải phạt. Đều ấy tại ý mình muốn,
chẳng phải tại ai ép đâu.
Sau nữa, lại ban cho người ta mười điều răn mà giữ, là,
Đệ nhất giới (Điều răn thứ nhất): khâm sùng Thiên Chúa ư vạn hữu thị thường nghĩa là điều răn thứ nhất dạy kính chuộng một Đức Chúa Trời trên hết mọi sự;
Đệ nhị giới: Vô hô Thiên Chúa thánh danh dĩ phát hư thệ, thứ hai,chớ lấy tên Đức Chúa Trời mà thề dối;
Đệ tam giới: Thủ chiêm lễ chi nhựt, thứ ba, giữ ngày Chúa nhựt;
Đệ tứ giới: Hiếu chi phụ mẫu, thứ bốn thảo kính cha mẹ;
Đệ ngũ giới: vô sát nhơn, thứ năm chớ giết người;
Đệ lục giới: Vô hành tà dâm, thứ sáu chớ làm tà dâm;
Đệ thất giới: Vô du đạo, thứ bảy chớ ăn trộm cướp;
Đệ bát giới: Vô vọng chứng, thứ tám chớ bỏ vạ cho người;
Đệ cửu giới: Vô nguyện tha nhơn chi thê, thứ chín chớ muốn vợ chồng người;
Đệ thập giới: Vô tham tha nhơn chi tài, thứ mười, chớ tham của người;
- Mà mười đều răn ấy tóm lại trong hai sự này: Một là kính mến Thiên Chúa hết lòng hết sức trên hết mọi sự; hai là
thương yêu người ta như mình vậy.
Kẻ tuân giữ thì thưởng thiên đàng hưởng; kẻ chẳng tuân phải phạt hỏa ngục gia hình,
- Sau lại truyền Thất qui là bảy phép chỉ để làm ích cho người ta;
Nhứt viết Thánh tẩy, một là phép Rửa tội;
Nhị viết Kiên chấn, hai là phép Thêm sức;
Tam viết Thánh thể, ba là phép Mình Thánh Chúa;
Tứ viết Cáo giải, bốn là phép Giải tội;
Ngũ viết Chung phù, năm là phép Xức dầu thánh;
Lục viết Phẩm cấp, sáu là phép Truyền chức Thánh;
Thất viết Hôn phối, bảy là phép Hôn phối. Ấy là thất qui, phép thì tha tội cho kẻ thống hối cải
quá; phép thì giúp cho mạnh đạo, thà chết chẳng thà bỏ đạo Thiên Chúa truyền; có phép thì
để giúp sức mạnh phần hồn; có phép thì để giúp kẻ liệt cho đặng chết lành; có phép thì để
phong chức quờn cho các đấng làm thày; có phép thì để ban cho người nam người nữ đặng
phối hiệp cùng nhau mà sinh ra loài người ta.
Nhu sĩ rằng:
Đạo Thiên Chúa cũng chẳng qua đạo thánh Khổng Tử; vì các nước thiên hạ bên phương này
cứ một đạo thánh Khổng Tử truyền, thì cũng đủ đế vương, công hầu, khanh tướng, quân
quân, thần thần, phụ phụ, tử tử, phu phu, phụ phụ, bá tánh âu ca, quốc phú dân an, nghĩa là
vua cho phải vua, tôi cho phải tôi, cha cho phải cha, con cho phải con, chồng cho phải chồng,
vợ cho phải vợ, trăm họ ca ngợi, nước giàu dân an, nào có phải đi học đạo Thiên Chúa đâu ?
Nào đạo đức Khổng Tử có kém gì đâu ?
Tây sĩ rằng:
Ông Khổng Tử sán định lục kinh là sửa định sáu kinh cho thiên hạ phương này đặng học
những sự phải lẽ, thì có công trọng thật; song chẳng phải người đặt nên chữ Nhu đâu.
Trong sách rằng: Thương Đế sán văn tự, là vua Thương Đế tạo lập chữ Nhu; lại sách Lục
Kinh cũng chẳng phải của riêng người lập ra thì thiên hạ mới biết đâu. Hãy xem các vua đời
xưa khi chưa có Khổng Tử sinh ra như Nghiêu, Thuấn, Võ, Thang, Văn, Võ, thiên hạ đều
khen là thánh đế minh vương, là vua thánh vua sáng, thì các đấng ấy cứ đạo nào, học sách
nào mà dĩ đạo trị thiên hạ? Thật là các đấng ấy đã cứ đạo tự nhiên Thiên Chúa ban cho
người mà chớ. Cũng như đời này biết là bao nhiêu nước, bao nhiêu phương, chẳng có học
sách ông Khổng Tử cùng chẳng biết ông Khổng Tử là ai, mà cũng biết tam cang ngũ thường,
nhơn luân đạo lý, thì tại đâu ? Thật bởi đã có chính đạo thiên Chúa in vào lòng mọi người,
như lời đã dẫn trước rằng "Duy Hoàng Thượng Đế giáng trung vu hạ dân", nghĩa là, có một
vua trên trời ban đạo lành xuống cho dân; cùng lời ông Đổng Tử rằng: "Đạo chi đại nguyên
xuất ư thiên", là gốc tích đạo bởi trời mà xuống, lại rằng: "Phù đạo tại thiên hạ vô cổ kim chi
thù"; nghĩa là đạo ở trong thiên hạ từ xưa đến nay không có khác gì; lại lời tựa Đại Học rằng:
"Cái tự thiên giáng sinh dân, tắc ký mạc bất dữ chi ái nhân nghĩa lễ trí tín chi tánh dã", nghĩa
là, vì từ trời đã sinh ra dân, thì liền phú cho có tính nhơn ngãi lễ trí tín. Lại lời ông Châu Tử rằng:
"Tánh phi hữu vật, chỉ thị nhất cá đạo lý chi lại ư ngã dã", là tính chẳng phải là vật gì,
song vốn là đạo lý ở trong mình ta mà chớ.
Ấy bấy nhiêu lời tỏ ra đạo vốn đã có từ tạo thiên lập địa đến rày, chẳng phải là đạo mới đâu.
Mà sau Nhu sĩ nói rằng: Các nước bên phương đông này cứ một đạo Khổng Tử truyền; nói
làm vậy chẳng nghịch sách sao ? Có lời Tăng tử rằng: "Phu tử chi đạo trung thứ nhi dĩ hĩ ",
nghĩa là, đạo Khổng Tử dạy trung, thứ, hai đều ấy mà thôi: (trung là hết lòng, thứ là muốn
cho mình thể nào thì muốn cho người thể ấy) cùng dạy tu thân, tề gia, trị quốc ở đời này, là,
dạy sửa mình, an nhà, trị nước mà chẳng dạy ai cho biết đấng nào là chơn Chúa đã dựng
nên trời đất, thần, người muôn vật, mà thờ phượng cho đặng sống thật vô cùng đời sau, thì
đạo Khổng Tử chỉ là nhơn đạo mà thôi. – Mà đạo Thiên Chúa dạy người ta cho biết Đấng cội
rễ, mà thờ phượng cho đặng sống thật vô cùng đời sau; ấy là thánh đạo siêu thánh chi giáo,
nghĩa là, đạo thánh cùng là đạo cao quá tánh tự nhiên, mà chẳng trọng chẳng tỏ tường hơn
đạo Khổng Tử sao? Nhơn sao Nhu sĩ rằng: Đạo Thiên Chúa cũng chẳng quá khỏi khỏi đạo
Khổng Tử; nói thế ấy có thật chăng ?
Nhu sĩ rằng:
Bên đạo Tây sĩ có thờ thần nào hay là thánh nào chăng?
Tây sĩ rằng:
Có, vì thuở xưa khi Thiên Chúa dựng nên trời đất, có dựng nên vô số thiên thần thiêng liêng
vô hình, phân làm chín phẩm để mà chầu chực Thiên Chúa, cùng cho một Thiên thần tên là
Luxiphe, làm đầu cai chín phẩm ấy. Bấy giờ Luxiphe thấy mình đặng sang trọng dường ấy thì
sinh lòng kiêu ngạo muốn lên bằng Thiên Chúa, cùng muốn cho các Thiên thần tôn kính
mình làm Chúa nữa. Khi ấy một phần thiên thần trở lòng theo Luxiphe, tức thì Thiên Chúa
phạt thần ngụy ấy cùng thần theo nó, đuổi khỏi thiên đàng, phạt sa hỏa ngục, cất chức thiên
thần, biến làm quỉ thần. Từ ấy thần lành thần dữ phân ra khỏi nhau.
Mà trong chín phẩm thiên thần ấy phần thì giữ việc chầu chực Thiên Chúa, phần thì cầm mặt
trời mặt trăng và các ngôi sao soi sáng cho thiên hạ. Mà khi nói kính thờ thiên thần, nghĩa là
có ý cậy các đấng ấy cầu cùng Thiên Chúa phù hộ cho ta đặng mọi sự lành phần hồn phần
xác mà thôi; chẳng có thờ phượng tế lễ các đấng ấy bằng Thiên Chúa đâu.
Bằng sự các thánh, thì cũng là người ta, nhưng mà thuở còn sống đã hết lòng thờ phượng
Thiên Chúa, giữ điều răn nghiêm nhặt, làm việc lành phước đức đã trọn công; cho nên đã
ghe phen (?) Thiên Chúa đã cho làm nhiều dấu, tỏ ra công nghiệp người trọng vọng đẹp lòng
Thiên Chúa lắm, và khi sinh thì (chết) đoạn, thì đặng lên thiên đàng hưởng phúc chầu chực Thiên
Chúa, ta gọi các đấng ấy là Thánh. Vậy khi nói kính các thánh, nghĩa là có ý cậy các đấng ấy
đã được đẹp lòng Thiên Chúa mọi đàng, xin cầu bầu cho cho ta đặng giữ đạo cho trọn, ngõ hầu (cốt để)
mai sau đặng làm bạn cùng người trên nước Thiên đàng. Ấy là ý kính thờ thiên thần các
thánh thì làm vậy.
Nhu sĩ rằng:
Sao bên đạo, chẳng những thờ thiên thần, lại những người đã chết gọi là thánh, thì cũng
đặng thờ ? Mà bên chúng tôi kính những đấng linh thần anh hùng hào kiệt đã có công danh
trọng vọng trong đời đã có sắc gia ban là thượng đẳng, trung đẳng tối linh thần, cùng đại
vương đại thánh nghĩa là đã phong cho kẻ ấy làm thần rất linh thính, có bực nhứt, bực nhì
cũng làm vua cả thánh cả; thì bên đạo lại cấm, chẳng cho thờ phượng tế lễ, thì làm sao? hay
là muốn cho một đạo mình nên sang trọng mà thôi, cho nên ghen chẳng muốn cho đạo khác
thờ phượng hơn đạo mình.
Tây sĩ rằng:
Chẳng phải thể ấy đâu, một là vì sự đã có tôn ti đẳng cấp, là cao thấp các bực, mà sự thờ
phượng tế lễ là việc rất trọng, thì việc ấy chỉ xứng về một Thiên Chúa, là Đấng chí tôn vô đối
mà thôi.
Còn các thánh khác chẳng đặng sánh bày với Đấng rất trọng ấy đâu, cho nên
chẳng đặng tế lễ vị nào thay vì Thiên Chúa, kẻo phạm tội tiếm lễ như lời ông Khổng tử rằng:
"Giao xã chi lễ sở dĩ sự Thượng Đế", nghĩa là, lễ giao lễ xã thì để thờ một đấng Thượng Đế. –
Hai là vì trong các thần cũng có thần lành thần dữ, có thần đáng kính, có thần chẳng đáng
kính: thần lành vốn vưng lịnh Thiên Chúa, gọi là thiên thần, thì đáng kính; thần dữ là kẻ
nghịch mạng Thiên Chúa, gọi là quỉ thần, thì chẳng nên kính đâu.
Còn các tướng anh hùng hào kiệt, người ta thường nói rằng: khi thì hiển hiện ra bề ngồi
hoặc dùng miệng kẻ còn sống mà xưng mình là tướng (19a)nọ thần kia. Ấy là chước ma quỉ
mượn lấy tên kẻ đã chết, cho người ta tin mà thờ làm Chúa, làm thần.
Lại thờ làm vậy, có ý sợ hãi mà thờ; vì chẳng thờ thì e sẽ phải chết người, chết vật mà chớ.
Nên sách Sử rằng: Tự Thiếu Hạo thị suy, thiên hạ chi nhơn tương cụ dĩ thần, tương hoặc dĩ quái,
gia vi vu sử, dân độc vu tự, thiên đạo vi chi tiểu biến hĩ", nghĩa là, từ khi vua Hiếu Hạo suy,
người thiên hạ lấy việc quỉ thần mà nhát nhau, lấy việc yêu quái mà phỉnh nhau,
mỗi nhà đều làm sách bóng chàng (?), cho nên dân sự đều lọan trong việc tế tự, đạo trời dời đổi vì cớ ấy.
Ấy vậy trong sử đã chê làm vậy.
Lại thử xem đời này, hễ ai đặng làm quan nên sang trọng, trước thì làm tôi đức vua cho hết
lòng ngay, và có công nghiệp; lại phải có sắc lịnh và ấn tín đức vua ban cho, thì mới đặng
làm quan. Nếu thiếu bấy nhiêu sự còn dám xưng mình là quan, ấy là mạo xưng. Nếu lại cả
gan giục dân làm ngụy cùng vua, ấy là tướng ngụy tướng giặc mà chớ. Phương chi kẻ xưng
mình là thần là thánh đức Vua Cả trên trời, mà chẳng những là chẳng làm tôi Thiên Chúa,
những xui giục người ta bỏ Thiên Chúa,mà chỉ tôn kính thờ mình; những kẻ thể ấy có phải là
thần thật sao ? Ấy thật là yêu tinh ma quỉ mà chớ.
Lại rằng: Đã có sắc ban cho là Thượng đẳng tối linh, thiên cổ tối (19b)linh, là rất linh trên hết,
rất linh ngàn đời. Vậy những sắc ấy có phải sắc cùng ấn tín Thiên Chúa ban cho những vị ấy
đặng làm thần thánh ở trên trời chăng ? Thật chẳng phải, ấy là những sắc vua chúa ở đời này
phong cho mà chớ. Vậy đấng vua chúa có quờn cai trị muôn dân, thì cũng có quờn cai trị hết
các thần hay sao ? Vốn các đấng ấy, thuở bình sinh, đã chẳng nhìn Thiên Chúa, chẳng thờ phượng
tôn phục Thiên Chúa, thì đã ra ngụy nghịch cùng Thiên Chúa; khi chết đọan, ắt Thiên Chúa
chẳng nhìn các đấng ấy, huống lựa là (nói gì đến) ban sắc cho làm thần làm thánh sao ?
Dầu các vua thế gian có phong cho các đấng ấy làm thánh làm thần mặc lòng, cũng chẳng
cướp được phép công thẳng Thiên Chúa.
Nếu vậy, kẻ thờ phượng Thiên Chúa gọi các đấng ấy là thánh thần mà thờ phượng làm sao
đặng ?
– Lại có nơi thờ thần hùm, thần khỉ, thần rắn, thần chó, thần kẻ trộm, thần ăn mày,
bấy nhiêu giống ấy cũng đặng lên trời làm thần hết sao ? Ấy những người những vật làm vậy
có xứng đáng cho ta tế lễ sao? Nhơn sao Nhu sĩ muốn lấy những thần ấy mà sánh với Thiên
Chúa, với đấng thánh nhơn là kẻ thờ phượng làm tôi Thiên Chúa trọn đời làm sao đặng ?
Nhu sĩ rằng:
Tây sĩ chê nhạo thần kẻ trộm, thần ăn mày, chẳng đáng thờ lạy; sao bên đạo thờ lạy Giêsu
phải luận tội đóng đinh mà chết ? chẳng hèn hạ, chẳng xấu hơn, chẳng đáng chê hơn sao ?
Tây sĩ rằng:
Sự chịu chết cách hèn hạ làm vậy, cũng có khi ra hèn đáng chê; lại có khi càng ra trọng
vọng đáng khen. Vậy phải xem kẻ chịu chết ấy là ai, và nhơn vì ý nào mà chịu chết làm vậy,
thì mới nói đặng. Ví dụ: đứa trộm cướp kia phải chết chém bêu đầu lên, thì xấu hổ đáng chê thật,
vì tội lỗi nó đã đáng phải làm vậy; nhược bằng quan tướng trung thần kia, hoặc vì lo việc vua, giúp nước, giữ thành, mà quân giặc chém giết bêu đầu lên, thì sự xấu hổ có đáng chê sao ? Thật là nên trọng vọng đáng
kính thờ mà chớ. Cũng một lẽ ấy, Đức Chúa Giêsu chịu đóng đinh chịu chết khốn nạn làm
vậy, có ý chuộc tội cho cả và thiên hạ thì có đáng chê nhạo sao ? Thật thì ông chưa hiểu tỏ
lẽ ấy, thì nói làm vậy mà chớ.
Thày Hòa thượng rằng:
Chưa biết chuộc tội cho thiên hạ hay là chuộc tội cho mình; vì thuở xưa, đức Phật Thích ca và
đức Chúa Giê su là hai anh em, đức vua cả Ngọc Hoàng trên trời sinh ra; mà đức Phật Thích
ca có nhơn hậu từ bi đẹp lòng vua cha lắm, nên đặng làm tiên làm Phật đáng ngồi tòa sen;
bằng đức Chúa Giêsu là em chẳng đặng thể ấy, bởi có tính hung dữ độc địa, cho nên vua
cha phạt đày xuống hạ giới, phải luận tội đóng đinh thập tự mà chết, ấy là sự tích người làm
vậy. Mà sao Tây sĩ xưng rằng: Đức Chúa Giêsu chuộc tội cho thiên hạ, thì đã thật lắm sao ?
Tây sĩ rằng:
Thày Hòa thượng nói nghe dễ lắm chúc ! vì bên nhà Phật xưng rằng: Ngọc Hoàng là con vua
Quang Nghiêm ở đất Dịu Lạc, mẹ là Bửu Nguyệt Quang, sinh ra Ngọc Hoàng, tháng giêng,
ngày mồng chín, giờ ngọ. Ấy là sự tích Ngọc Hoàng đã chép làm vậy, mà sao thày rằng: là
hai con đức vua trên trời? Chớ thì trên trời thiếu vua trị, mà phải chọn lấy Ngọc Hoàng là
người thế gian, đem lên làm vua cả trên trời, thì năm nào, sách nào chép tích ấy ?
Còn Thích ca là con vua Tịnh Phạn Vương ở nước Thiên Trước, mẹ là Ma Da Thị, sinh ra Thích Ca là
ngày mồng tám tháng tư, đời nhà Châu, vua Chiêu Vương. Ấy sách Nhu đã chép rõ ràng làm
vậy, mà sao thày còn quyết rằng: Ngọc Hoàng là cha sinh ra Thích Ca nào nữa? Nói làm vậy
chẳng nghịch với sách sao ? Chớ thì có mấy Phật Thích ca, hay là Ngọc Hoàng có chung vợ
với Tịnh Phạn Vương mà sinh ra con sao ? Ấy đều này còn nói thể ấy, huống chi còn nói đều
khác. Có lời trong sách Sử rằng: Phụng Phật chi cẩn, xá thí chi đa, vô dĩ du ư Lương Võ;
nhiên tắc ngạ tử ư Đại thành, nhi Phật bất chi cứu; nghĩa là, thờ Phật hết lòng, cúng thí rất
nhiều, không ai hơn vua Lương Võ Đế; nhưng mà vua ấy chết đói đất Đại Thành, mà Phật
cũng chẳng cứu. Ấy là việc tỏ tường ai ai cũng biết.
Nhu sĩ rằng:
Chớ thì Giêsu sinh ra ở nước nào, mà có làm đặng công ơn gì, thì ắt là cho một ít kẻ ở nước
ấy đặng nhờ mà thôi; nào can chi đến cả phương đông này, đã cách bờ cõi, lại khác thế giới .
Vả lại bên này, nào có ai biết Giêsu là ai, nào có ai khiến, mà sao rằng: chịu chết cho muôn
dân đặng khỏi tội, thế chẳng ra đều hoang đàng lắm sao ?
Tây sĩ rằng:
Dầu mà Đức Giêsu khi mới giáng sinh ở trong nước Giudêu, song người đã có ý làm ơn cả
thể, là chuộc tội cho muôn nước muôn đời nữa. Như mặt trời vốn mọc ở phương đông, song
chẳng những là soi cho một phương đông, mà lại cũng soi sáng cả bên tây, bên nam, bên
bắc nữa, thì ơn chuộc tội này cũng như làm vậy.
Nhu sĩ rằng:
Đã vậy, các đấng từ Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn, Võ Thang, Văn Võ,
Châu Công, Khổng Tử, kể là liệt vị đại thánh, đại hiền, là các vị thánh hiền cả, thì Giêsu có
chuộc tội cho những đấng ấy chăng ?
Tây sĩ rằng:
Có, bởi vì thuở xưa ông Adong là tổ loài người, cả lòng nghịch mạng Thiên Chúa mà ăn trái
cấm, cho nên ông Adong cùng hết thảy con cái cháu chắt bởi ông ấy sinh ra, cũng gọi là
dòng dõi kẻ nghịch, kẻ ngụy; bởi đó hễ ai thóat sinh ra đều mắc lấy tội, gọi là tội tổ tông
truyền, chẳng khỏi sốt. Như lời Kinh Diệc rằng: Tất đãi tự thiên hữu chí, nhiên hậu họach
miễn, nghĩa là, phải đợi trên trời tha cho mới khỏi. Vì vậy ai ai cũng phải nhờ ơn Chúa Cứu
Thế chuộc cho, thì mới đặng rỗi mà chớ.
Nhu sĩ rằng:
Nếu Giêsu là Chúa thật thiên hạ, là Chúa trời đất, mà chẳng có phép tha tội cho kẻ phạm
đến người đặng sao ? Sao người phải chịu nạn chịu chết thì mới đền đặng tội ? Chớ thì phép
tắc vô cùng ở đâu ? phép tắc vô cùng làm những sự gì ?
Tây sĩ rằng:
Thật Người là Chúa cả trời đất, người ta cùng muôn vật, phép tắc vô cùng, muốn sao thì nên
vậy, muốn tha tội cho kẻ phạm đến người, thì cũng đặng. Song bổn tính Đức Chúa Trời rất
công chánh, thấy tội thì đều phạt cho công thẳng, thì mới hiệp đức công bình, phạt
cho thẳng mà chẳng cứu lấy, chẳng chuộc tội cho, thì lại chẳng tỏ đức nhơn từ vô cùng,
hay thương hơn hay phạt. Vì vậy Người đã muốn chịu nạn chịu chết để mà đền tội cho cả và
lồi người ta, thì mới vẹn đức lòng lành vô cùng, hay thương vô cùng, chẳng bỏ kẻ có tội
chết hư mất đời đời.
Nhu sĩ rằng:
Vốn tính tự nhiên ai ai cũng yêu mình trước, chớ hề thấy ai yêu kẻ khác hơn mình bao giờ. Vả
lại nếu Đức Chúa Giêsu có thương kẻ có tội mà tha cho nó, thì kể là may phước cho nó lắm.
Lẽ đâu mà chịu nạn chịu chết đền cho kẻ có tội, thì đều ấy chẳng khó nghe, khó hiểu lắm
sao ?
Tây sĩ rằng:
Đều ấy khó nghe, khó hiểu cũng phải, vì là sự rất hiếm rất lạ trong đời; song thử xem những
tích trong sách thể nào. Kìa vua Nghiêu, khi thấy kẻ có tội thì nói rằng: Ngã hãm chi dã. là
trẫm làm cho nó mắc tội. Võ vương kiến tội nhơn tắc hạ xa vấn nhi khấp chi, vua Võ vương
thấy người tội, thì xuống xe hỏi mà khóc. Vua Thành Thang thấy thiên hạ lâm phải đại hạn
mười năm, thì vua liền ăn chay cắt tóc, bó mình làm vật hy sinh, là của tế lễ; lại lấy sáu tội
trách mình, dưng mình tế lễ ở nội Tang lâm. Vua Tông thấy sâu ăn hết lúa thì rằng:
Thà bay ăn gan ruột trẫm, chẳng thà ăn hết lúa là của nuôi dân sống,"
liền bắt lấy con sâu keo gớm ghiếc ấy mà nuốt đi.
– Ấy các vua là đấng rất cao rất trọng, cầm quờn thưởng phạt trong nước, khi thấy tội dân mà còn
nhìn là tội mình, đau đớn sa nước mắt; khi thấy sự tai cực đến trong dân, thì chẳng nỡ để cho
dân chịu, bèn hạ mình xuống cam chịu lấy cả kẻo khốn dân.
Ấy bấy nhiêu đấng cũng là người ta, mà còn biết thương dân sự dường ấy, cho đến đỗi
chẳng tiếc sự sống mình làm vậy; huống chi Đức Chúa Giêsu là Đấng chí tôn vô đối, chí
nhơn chí mĩ (rất nhân từ, rất đẹp đẽ), đã sinh ra cả và loài người ta mà chẳng hay thương xót
thiên hạ bằng các vua đã kể trước này sao ?
Nhu sĩ rằng:
Đều này thật là kỳ quái, là Đức Chúa Giêsu mới sinh ra đời nhà Hán, vua Ai Đế, là đời hậu
thế, mà đã chuộc tội cho người thượng cổ cách ba bốn ngàn năm trước làm sao đặng ?
Tây sĩ rằng:
Dầu Đức Chúa Giêsu mới sinh ra đời hậu thế , mà muốn chuộc tội cho những người đời
thượng cổ, thì cũng đặng. Hãy xem đời nhà Thương, thiên hạ phải tay vua Trụ rất dữ tợn cai trị,
thì khốn nạn biết là ngần nào: các quan quyền phần thì phải chết, phần thì phải
giam cầm tù rạc, biết bao giờ khỏi, cho đến đời nhà Châu, may được vua Võ vương khoan
nhơn đại độ, liền truyền đại xá mở cửa tù ra thì các quan trước đời vua Trụ cầm trong ấy
đặng ra khỏi.
Cũng một lẽ ấy, bởi tội cho nên linh hồn người ta bấy nhiêu đời trước dầu
thượng cổ, trung cổ, cũng phải tay ma quỉ rất độc dữ cai trị buộc cầm hết thảy đến đời Đức
Chúa Giêsu xuống thế, là như vua Võ vương phá trừ phép ma quỉ mà cứu thiên hạ khỏi vòng
tội lỗi, nào có khó gì ?
Nhu sĩ rằng:
Còn một đều thái mê hoặc, là rất mê muội, là bà Maria vô nhơn đạo nhi sanh tử, là chẳng
theo thói thường mà sinh con. Lại rằng : sanh đọan hãy còn đồng trinh, thì lẽ nào đặng sao ?
Và người thể ấy có đáng khen đáng thờ sao?
Tây sĩ rằng:
Vô nhơn đạo nhi sanh tử là đều khó hiểu thật; nhưng mà do nhơn đạo nhi sanh, là, theo thói
thường mà sinh con, nào có dễ hiểu sao ? Dầu cho đấng rất thông thái thể nào, biết cho thấu
lẽ ấy cũng chẳng đặng. Mà bởi vì sự theo thói thường mà sinh con là việc thường thấy, dầu
người ta chẳng hiểu, song chẳng lấy làm lạ gì; còn chẳng theo thói thương mà sinh con, người ta
cũng chẳng hiểu, mà bởi việc không thường thấy, thì lấy làm lạ; vậy sự do nhơn đạo nhi sanh,
hay là sự bất do nhơn đạo nhi sanh, cả hai đều ấy chẳng ai hiểu đặng, dầu cha mẹ sinh con
cũng chẳng hiểu đặng, Vậy sự sinh con dầu cách nào mặc lòng cũng bởi phép Chúa đã phán định làm vậy,
mới gọi Người là Đấng khôn ngoan vô cùng, phép tắc vô cùng; có lẽ nào trí mọn người ta thấu hiểu
đặng đâu ? Đầu hết, bởi không Người dựng nên trời đất nhân vật, mà chẳng ai chê là sự trái
mê hoặc, song đạo ta nói rằng: Người dùng máu cực sạch trong lòng bà Maria mà dựng nên
Chúa cứu thế, Nhu sĩ dám chê là sự thái mê hoặc sao ? Thiên Chúa chẳng phải là Đấng
phép tắc vô cùng, muốn sao nên vậy sao ? – Còn sự bà Maria sinh con mà hãy còn đồng
trinh , là việc Thiên Chúa làm khó gì đâu ? Như yếng (ánh) sáng mặt trời thấu qua bình thủy tinh
mà bình thủy tinh chẳng bể chẳng hại chút nào ? Bà Maria sinh con cũng như làm vậy. – Hay
là như lửa nung vàng không làm cho vàng càng ra sạch và sáng hơn. Vàng là đồng trinh, lửa
là sự sinh đẻ bởi phép Chúa. – Còn sự Nhu sĩ trách rằng: Người thể ấy đáng khen, đáng kính
thờ sao ? thì hãy xem ở đời này, người nào đặng làm mẹ đấng vua chúa, thiên hạ còn phải
kính chuộng, còn tôn là đức Hoàng thái hậu, đức thánh từ, đức thánh mẫu: người thăng hà
là chết đọan, các quan và dân sự còn phải tang phục. Huống chi Cứu Thế chi thánh mẫu
kỳ lâm thuần tủy vô tì, kỳ đức tòan mãn vô khuyết, thượng ưng thiên Chúa chi sủng tích,
hạ vi chúng nhơn chi từ thị, nghĩa là Mẹ Chúa Cứu Thế là Đấng rất thánh, lòng người rất
trong sạch chẳng đúng bọn nhơ, Người gồm no các nhơn đức, trên thì đặng thiên Chúa ban ơn cho,
dưới thì làm cho mọi người đặng cậy nhờ mà chẳng đáng kính chuộng chẳng đặng thờ lạy hơn
mẹ vua chúa thế gian này thì làm sao ?
Nhu sĩ rằng:
Bên đạo có dạy thờ phượng đấng làm vua chúa chăng ?
Tây sĩ rằng:
///Có, vì trong đạo gọi đấng làm vua vi nhất quốc chi đại phụ, thị quốc như xích tử, nghĩa là ,
một đấng cha cả trong nước coi sóc mọi người như con. Vì vậy dạy các người trong nước phải
lấy năm sự này mà kính thờ vua chúa là, Nhứt tắc tôn kính vi nhứt quốc chi thượng, nghĩa là
trước phải tôn kính làm bề trên cả trong nước; nhị tắc thọ mạng, tuy lao khổ bất từ , hai là phải vưng lịnh người dạy, dầu khó nhọc cũng
chẳng từ; tam tắc phụ tùng cúng cấp, ba là phục chịu xâu thuế; tứ tắc hữu sự tương trợ, bốn
là khi có việc thì sẵn lòng giúp đỡ; ngũ tắc tận trung báo ân, năm là hết lòng trả ơn chớ khá
mống lòng ngụy nghịch. Ấy là năm sự về thờ phượng đấng vua chúa thì làm vậy.
Nhu sĩ rằng:
Trong đạo có dạy thờ cha mẹ là thể nào nữa chăng ?
Tây sĩ rằng:
Trong đạo thánh có điều răn con cái phải thảo kính cha mẹ; thì buộc kẻ làm con phải làm bảy
sự này mà phượng dưỡng cha mẹ. Nhứt tắc kỉnh úy, một là sợ; nhị tắc tùng mạng, hai là vưng
lời; tam tắc phượng dưỡng, ba là dưỡng nuôi, tứ tắc khuất nhẫn, bố là nnín nhịn, ngũ tắc tử
hậu dĩ lễ táng chi, năm là khi chết phải chôn theo phép Hội Thánh; lục tắc xá thí bần nhơn vị
phụ mẫu linh hồn khẩn kì ư Thiên Chúa, sáu là bố thí cho kẻ khó khăn mà cầu cùng Chúa
cho linh hồn cha mẹ; thất tắc cảm tứ chung thì, thường vị phụ mẫu hiền kính thất lễ; bảy là
trọn đời cám nhớ, hằng phải cầu hồn xin lễ cho cha mẹ. Ấy là bảy đều dạy con cái, phải sớm
viếng tối thăm, mà phượng dưỡng cha mẹ, khi còn................
58
...............sống và khi qua đời. Ấy là phép đạo dạy thờ tam phụ; hạ phụ là cha mẹ, trung phụ
là đấng làm vua, thượng phụ là Thiên Chúa thì làm vậy.
Nhu sĩ rằng:
Đều nói báo hiếu là nói cho ai vậy, vì khi cha mẹ chết, thì đem đi chôn sấp chôn ngửa vậy
mà thôi; nào thấy tế lễ gì đâu mà rằng phượng dưỡng ? Nào có thấy mão gậy chi đâu cho ra
tang chế, mà rằng: báo hiếu ?
Tây sĩ rằng:
Trong đạo dạy thờ tam phụ, song sai đẳng chẳng bằng nhau: mà việc tế lễ là cách thờ
phượng trọng thể nhứt, thì có một Đấng thượng phụ đáng việc trọng thể ấy mà thôi. Vậy con
cái chẳng dám tôn cha mẹ, là bậc hạ phụ, lên bằng thượng phụ, cho nên chẳng dám tế lễ,
Vả lại khi hành lễ, thì có mời tư văn bổn hội, sanh đồ hương cống, quan viên chức sắc, mặc
đại mão, hia tất, dưng cơm, đốt hương, đọc lời chúc văn, rót rượu pha trà, Làm những việc
trọng thể dường ấy, có xứng cho cha mẹ ngồi mà chịu sao ? Kìa lời ông Khổng tử dạy rằng:
Sự tử như sự sanh hiếu chi chí dã, nghĩa là, thờ khi chết như thờ khi sống, ấy là rất thảo. Nào
khi cha mẹ còn sống, có dám ngồi trên giường cho sanh đồ, hương cống quì xuống mà dưng
cho mình ăn uống bao giờ đâu ? Ông Thành Trinh trách rằng: Thiên hạ sự tử bất
như sự sanh, sanh nhi bất sự tử tắc sự chi, kì mậu dĩ thậm, nghĩa là, người thiên hạ thờ khi
chết chẳng như thờ khi sống, khi còn sống chẳng thờ, đến khi chết mới thờ, thì thật sai làm
đã lắm.- Còn sự mão gậy trong sách Gia Lễ, là lễ ông Châu Văn Công lập ra. Khi người làm
lễ hiếu sự cho cha mẹ người, thì người mặc áo ấy, đội mão ấy, tuy là áo gai mão chuối mặc
lòng, song hình dạng thể thức cũng về phẩm kẻ tấn sĩ đời nhà Tống, mới có đầu cân dải đến
gót làm vậy; nào kẻ thứ dân chức phẩm gì, sao đặng bắt chước người mà dùng cân đai thể
thức ấy, thì chẳng phải là tiếm lễ sao ? Cho nên ông Ôn công rằng: Lễ tắc pháp dã, lễ tắc
danh phận dã, nghĩa là, lễ là phép, lễ là theo danh phận vậy. Mà ông Khổng tử cũng trách họ
Tam Gia về sự tiếm lễ rằng: Hề thủ ư Tam Gia chi đường, nghĩa là, những lễ phép ấy làm
trong nhà họ Tam Gia, nào có nghĩa lý gì đâu ?
Nhu sĩ rằng:
Đã vậy chẳng tế lễ thì chớ, nhơn sao khi dọn cỗ bàn rồi, xúi xúi cứ ăn, mà chẳng đoái nhớ
cha mẹ, chẳng mời cùng người ăn uống với, thế thì làm vậy có hiếu sao ?
Tây sĩ rằng:
Vốn người ta ăn uống của dương thế cho đặng khỏe đặng sống, nhưng mà khi đã chết thì
thôi, vì ngũ quan đã hư nát, ngũ tạng đã rã rời, còn ăn gì đặng nữa mà mời ? Cho nên trong
tiểu chú Kinh Thi, Châu thị viết: Phụ mẫu kì một, dung mạo bất khả dĩ phục kiến, âm hưởng
bất khả phục văn, tuy hữu cam chỉ khinh noãn, diệc vô sở phụng chi dã, nghĩa là khi cha mẹ
đã chết rồi, thì hình tượng chẳng còn thấy đặng, tiếng tăm chẳng còn nghe đặng, dầu có
những vật ăn ngon ngọt, đồ mặc nhẹ ấm, cũng chẳng có lẽ mà dưng cho cha mẹ nữa. Còn
linh hồn là tính thiêng liêng hằng sống, chẳng hay mòn chẳng hay nát, cũng chẳng ăn uống
của thế gian này đặng. Vả lại linh hồn trọng hơn xác muôn phần, nếu lại lấy của phàm tràn
xác ăn mà mời linh hồn ăn, thì chẳng những là chẳng làm ích gì, mà lại ra như trêu chọc
nhạo cười cha mẹ vậy. Cũng như khi cha mẹ đã già nua răng rụng mà con lại đem khúc mía,
bánh khô đến mời cha mẹ ăn, thì cha mẹ có ấy làm toại lòng chăng ? Có lấy sự ấy làm hiếu
chăng ? Ấy là cũng một cách khi xác còn sống, cũng là một cách khi xác còn sống, cũng là
một của ăn người đã dùng khi trước, song khi già nua răng rụng chẳng còn sức dùng đặng
nữa, mà thấy con cái đem của ấy đến, còn lấy làm buồn, huống chi rày đã về kiếp khác, mà
con cái còn lấy của xác hèn ăn xưa, mời linh hồn thiêng liêng ăn hưởng làm sao cho đáng ? Cha mẹ có lẽ nào
lấy sự ấy làm hiếu sao ?
Nhu sĩ rằng:
Chớ thì ông Khổng tử dạy sự vong như sự tồn, hiếu chi chí dã, là, thờ chết như thờ sống, ấy
là đều rất hiếu, thì làm sao ? Chẳng phải là cha mẹ còn sống đã dùng của gì, thì khi người tạ
thế đọan, lại phải lấy của ấy mà phượng dưỡng sao? Thày cứ đâu mà nói đều cha mẹ chẳng
hưởng ?
Tây sĩ rằng:
Ví bằng ông cứ đều ấy mà rằng: phải nuôi cha mẹ khi chết cũng bằng khi sống, chúc ấy phải
phượïng dưỡng cơm nước một ngày là ba bữa, ít nữa là một ngày hai bữa, thì mới phải. Nhơn
sao khi mới chết có đặt tế đơm cơm bữa tối bữa sáng, rồi thì cách khỏan ra, bảy ngày một lần
đơm, ba mươi ngày một lần, sau hết một năm mới mời một bữa; còn những ngày khác thì cha
mẹ lấy đâu mà ăn cho sống ? Ông đã biết thật phải nuối cha mẹ, chẳng nên để cho người
đói khát mà có tội, mà sao một năm mới nhớ đến người một bữa, rồi lại đưa người đi ? Thể
ấy có hiệp chữ sự tử như sự sanh sao ? Sách nào dạy muốn cho người ăn thì cho, muốn bỏ
thì bỏ ? Thể ấy có gọi là hiếu chi chí dã chăng ? Sách làm vậy có nên cứ chăng ?
Ấy ông xem hai bên: một bên thì tin thật linh hồn ông bà cha mẹ đã về kiếp khác thì thôi,
chẳng còn trở lại ăn của dương thế nữa, cho nên con cháu chẳng đơm quải, chẳng mời khẩn
nữa; mà bên kia tin rằng linh hồn còn về ăn uống như thuở bình sanh, lại có phép phù hộ cho
con cháu, tin làm vậy mà lại bỏ chẳng cho ăn uống, hay là một năm mới cho ăn một bữa, rồi
lại đưa đi; vậy thì bên nào thật, bên nào hư ? – Kìa lời vua Hạ Võ rằng: Sanh ký dã, tử quy
dã, là làm sao ? Nghĩa là, sống là tạm gởi, thác là về quê. Ví bằng kẻ lành đã đặng về quê
thật thiên đàng, chầu chực Thiên Chúa, đặng phước vô cùng, lẽ nào còn phải đói khát, tìm
về nhà ăn hưởng với con cháu một bữa, mới đặng phỉ chí sao ? Lẽ nào dám bỏ việc rất trọng
chầu chực Thiên Chúa, để chốn rất thanh nhàn thể ấy mà về chốn trần ai khổ hải, cho đặng
ăn uống với con cháu, thì lấy làm trọng hơn sao ? Nhược bằng kẻ dữ đã phải giam cầm nơi
ngục đời đời, dầu muốn ước ao hết sức cho đặng ra khỏi đó mà về, phép nào mà mình về
đặng sao ? Cho nên lời vua Hạ Võ rằng: Tử qui dã, thì là thật lắm. Còn về sự phù hộ cho con
cháu thì khi chết rồi cũng như khi còn sống, con cháu hoặc phải đau bụng, hoặc phải đau
mắt, hoặc phải nóng rét, thì cũng chẳng có phép cất bịnh ấy cho nó khỏi đau đặng; lại có khi thấy nó hấp hối nằm trên tay mình mặc lòng, cũng chẳng có phép gì cầm lại cho nó khỏi chết đặng; huống chi bây giờ đã về kiếp khác mà phù hộ làm sao cho đặng ?
Nhu sĩ rằng:
Nhơn sao chẳng lạy cha mẹ, hay là cha mẹ đã chết chẳng phải là cha mẹ mình nữa sao ?
Tây sĩ rằng:
Phải biết trong mình người ta có hai phần: phần trọng hơn là linh hồn, vi vạn chi tối linh, là rất
thiêng hơn muôn vật: phần kém hơn là xác thịt: sanh thổ phản thổ, là, sanh ra bởi đất rồi trở
về đất. Vậy khi cha mẹ còn sống, con cái muốn lạy mà tỏ ra lòng cung kính, mến yêu cùng
mừng người, thì nên, cũng là việc phải lẽ: song khi cha mẹ đã tạ thế, thì linh hồn là phần cực
trọng đã ra khỏi xác đoạn , cũng như đức vua đã ngự ra khỏi đền rồi, dầu xác đang nằm trên
giường, thì xác cũng như áo long cầu đức vua mặc, đã cổi ra để đó vậy. Xưa nay có quan
nào, khi đức vua đã ngự ra ngoài mà còn chầu chực lạy cái áo không để đó, có lấy làm phải
lẽ chăng ? Hay là, khi cha mẹ đang giấc ngủ mê, con cái có kính lạy cùng mời người ăn uống
mặc lòng, thì người cũng chẳng hay gì sốt. Song từ xưa đến nay, nào có thấy ai lạy cha mẹ đang khi người ngủ mê mà lấy làm hiếu kính sao ? Nào có thấy ai mời người ăn uống đương (đang) lúc ngủ bất tỉnh nhơn sự mà kể rằng : đã cho cha mẹ ăn uống sao ?
Kìa vua Tống Huy Tông, khi bị người nước Kim bắt đem về phương bắc, mà ông Cao Tông là
con, người rằng: Vua Huy Tông là cha, cách mặt ở cõi bắc, thì con an lòng sao đặng ? liền
làm lễ vọng bái ở đất Việc Châu, lại làm lễ ấy ở đất Thiệu Hưng nữa; mà ông Huỳnh Phát
Trai chê trách: Vua Cao Tông khi ấy dầu có lạy vọng, cũng chẳng ai khen rằng: có thảo cùng
cha; dầu không lạy cũng chẳng ai chê rằng: không thảo cùng cha. Nếu vua biết sự thảo cho
thật, thì chẳng làm việc hư văn thể ấy làm chi, vì vua Huy Tông đang phải giam cầm ở cõi
bắc, nào có trông cho con lạy thể ấy đâu ? một trông cho con liệu cách nào mà đem cha về
khỏi chốn ấy mà chớ. Cho nên thị thần là Hồ Diễn khuyên vua Cao Tông : Vụ thật hiệu khử
hư văn, là lo việc thật mà đem cha về, đừng làm việc hư văn làm chi.Bởi đó trong đạo, khi
cha mẹ qua đời đoạn, con cứ việc đọc kinh càu nguyện cùng làm nhiều việc lành khác, để
giúp linh hồn người, mà chẳng có làm sự hư văn là lạy bóng lạy gió, lạy khỏan không làm
vậy, vì chẳng đặng ích gì cho cha mẹ đâu.
Khi ấy quan lớn mới phán đoán rằng:
(Đoạn này chỉ có trong bản Quốc Ngữ Latinh; bản Nôm không có)
Thày Nhu sĩ dạy thờ thánh Khổng tử ở nước Lỗ, và Tứ Phối Thất Triết; thày Hòa Thượng dạy
thờ Phật Thích Ca ở nước Thiên Trước và các bụt; thày Pháp sư dạy thờ Lão Quân ở xứ Hồ
Quảng, cùng 12 vua Hành Khiển; còn thày Tây sĩ dạy thờ Thiên Chúa là đấng dựng nên trời
đất, thần, người, muôn vật; và thờ phượng Đấng cứu chuộc lỗi người ta cho đặng sống đời đời;
lại thứ nhứt dạy thờ thượng phụ là Thiên Chúa, cầm quờn sanh tử thưởng phạt muôn dân
muôn nước đời này và đời sau chẳng cùng; thứ hai dạy thờ trung phụ là đấng làm vua, cầm
quờn sanh tử thưởng phạt ở đời này trong cả và nước; thứ ba dạy thờ hạ phụ là cha mẹ là
đấng sanh thành dưỡng dục con cái, cùng làm bề trên một nhà. Những lẽ đã nói cùng những
tích kinh sách đã trưng thì ta cũng đã nghe rõ ràng . Song lẽ thày Tây sĩ nói thì ta lấy làm
vững chắc hơn lẽ ba thày đã nói trước, cho nên trong đều thứ hai là Người ta ở đời này phải
làm thể nào, thì ta đoán đạo Thiên Chúa phải lẽ hơn và vững hơn mọi đàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com