[Chương 2] Cuba
[R18/CubaViet] Sóng lúa tôi nghe gió mía vẫy chào
Chương 2: Cuba
"Em ơi Cuba ngọt lịm đường."
Tag: hiện thân quốc gia, R18, lịch sử (yếu tố lịch sử chỉ là gia vị cho món thịt thà đầy ắp).
.
.
.
.
.
.
.
.
.
Có nhiều lúc tôi tự hỏi: "Rốt cuộc điều gì đã khiến bản thân không ngừng suy nghĩ về một đất nước ở phía bên kia bán cầu?". Thật khó hiểu khi tôi cứ mãi nghĩ về một vùng đất với nét văn hoá hoàn toàn bất đồng: Tây Ban Nha, tiệc tùng, lãng mạn và phóng khoáng quá trớn (Ôi, cái nụ hôn bất ngờ ngày đầu gặp mặt đó). Thế giới của hai đất nước tưởng chừng không hề giao thoa, tách biệt như hai đường thẳng song song lại có lúc cắt nhau tại một điểm: lịch sử. Dòng lịch sử đã hun đúc nên con người anh cũng giống như thời kỳ mà tôi đã từng trải qua, những con người khốn khổ tồn tại trong cảnh thuộc địa khốn cùng.
Những ngày ở Cuba, tôi sống trong những câu chuyện lịch sử qua giọng kể của anh. Về một vùng đất nghiệt ngã chìm trong sự đô hộ 400 năm. Về một tụ điểm xa hoa đối với lũ thực dân nhưng gieo rắc sự bần cùng cho dân bản địa.
Alegría de Pío. Ruộng mía bạt ngàn trải rộng trên đất Oriente. Tôi lén chạy vào ruộng khi anh còn mải đi ủng, tiện tay thó đi chiếc chìa khóa ca-nô mà Cuba bảo sẽ dẫn tôi ra biển trong hai tiếng tới. Một buổi hẹn hò lại hóa thành trò đuổi bắt của con trẻ, tiếng gọi của anh mải miết gọi với theo tiếng cười giòn tan của tôi vang vọng khắp ruộng. Chân chúng tôi dẫm lên phần đất lún sau một cơn mưa rào cuối thu, để lá mía cứa mình và gió biển thổi rát mặt. Cuối cùng lại ngã chúi xuống một bạt vải trải giữa lối đi. Tôi nghi ngờ anh chờ tôi chạy đến đây mới tăng tốc bắt tôi lại. Cái ý nghĩa bị anh vờn khiến tôi hờn, không chịu ngẩng đầu lên cho anh hôn.
Anh thơm lên tóc tôi một cái, tôi không chịu. Anh thơm hai cái, tôi ngửa mặt, chu môi hờn dỗi.
Cuba thấy tôi hết giận, muốn nâng tôi dậy nhưng tôi cứ nằm lì trên người anh. "Kể em nghe đi." Tôi nài nỉ, "câu chuyện về Oriente, về Pío, anh đã hứa với em hai tháng rồi."
Chưa bao giờ tôi thôi khao khát được nghe thêm những câu chuyện về cuộc đời anh. Lịch sử của xứ Mỹ Latin luôn có một hấp lực mạnh mẽ. Những trang sử trên dải ruộng này luôn ngọt vị mía và vị máu người. Từng câu chữ tanh mùi máu đọng trên lưỡi anh, “Bắt đầu bằng 82 người chiến sĩ…”, thấm vào lưỡi tôi, “...và kết thúc bằng mười hai người sống sót.”
Cuba nắm lấy tay tôi, trỏ ra phía biển. Gió thổi rừng đước trải rộng hơn một dặm, thấp thoáng trong những lùm cây lay động là ảo ảnh mờ mờ của một phần thuyền Granma nổi lên mặt biển. Trên con đường vượt biển từ Mexico về Cuba, chiếc thuyền chở vượt tải trọng ấy đã nhiều lần ngả nghiêng trước sự xô đẩy hằn học của sóng biển. Trong cái đầu óc bần thần của con người đang nương theo nhịp điệu thủy triều hết lên rồi hạ xuống, tôi lại mường tựa mình đang ngồi trên con thuyền ấy. Tôi vội đeo lấy cổ anh, sợ rằng biển cả sẽ nuốt chửng chúng tôi. Nhưng bi kịch cuộc đời cách mạng của anh chỉ bắt đầu khi anh thành công đặt chân lên đất liền.
“Ba-tis-ta” Ba âm tiết, ba tiếng thở nặng nhọc vang lên bên tai tôi “...đã đoán ra hết thảy.”
Đó là lần hiếm hoi anh để lộ bộ mặt đau khổ đến thế. Cuba chưa bao giờ là người sợ thất bại, cuộc đời anh toàn những đắng cay và anh đã quen với việc dẫm lên chúng để tiến lên. Nhưng chuyện ở Oriente giống như tấm gương tày liếp của cuộc đời Cuba, là quá khứ mà anh ít khi nhắc tới. Anh chỉ kể tôi nghe một lần duy nhất vào lúc này, trong chất giọng rền rĩ trộn giữa xúc cảm da thịt và nỗi đau quá khứ. Tán mía theo gió va vào nhau lạo xạo giống tiếng quân địch rẽ lá lùng sục khắp ruộng. Cuba bắt lấy đôi môi tôi đang hé mở, không để tiếng kêu của tôi làm lộ vị trí hai người. Chúng tôi không có nhiều không gian để hoạt động lắm, bạt vải chỉ vừa đủ để hai thân thể áp lên nhau. Tay bám cổ, chân bám eo, tôi kéo anh kề sát người mình trong mong mỏi được hòa làm một cùng với đời anh. Chúng tôi tới với nhau trong một sự đồng cảm sâu sắc của hai mảnh đời thuộc địa: sống khắc khổ và bị bạo hành. Những ngón tay anh lướt qua lớp vảy đóng trên eo tôi trong khi bàn tay tôi mân mê từng vết sẹo trên vòm ngực anh. Chúng tôi chỉ là những kẻ bên lề, ở vùng trũng thế giới, những kẻ bị địa lý đẩy vào một hoàn cảnh trái ngang. Nhưng cũng vì vậy mà hai kẻ ở hai phía bán cầu mới có thể tìm thấy nhau và yêu thương nhau.
Con người Cuba dịu dàng bao nhiêu thì lịch sử Cuba lại tàn bạo bấy nhiêu. Cuộc chiến khởi đầu ấy rõ ràng đã là một sai lầm tai hại với sự chênh lệch lực lượng và thiếu thông tin. Mỗi nụ hôn đặt trên người tôi là một chiến sĩ ngã xuống. Ruộng mía tắm máu người. Xác thịt thối rữa hòa vào đất làm chất dinh dưỡng cho cây. Chỗ tôi nằm đây là một bãi chiến trường. Chất lịch sử trần trụi hoàn toàn thấm nhập vào trong người. Nhưng vẫn còn nữa, vẫn còn cái bầu không khí nóng hừng hực khi quân địch đốt cháy một vùng ruộng để ép những người chiến sĩ còn lại đi ra. Giọng anh khàn đi, thoảng vị đường khen khét như thân mía bén lửa. Ngón tay tôi luồn vào trong những sợi tóc màu hạt dẻ, xoa đi nỗi sợ trong người anh. Tôi dùng cơ thể mình để làm hạ bớt đi sức nóng đến từ quá khứ.
Khi điệu nhảy trên nền nhạc lịch sử đã ngừng lại, tôi nằm gối đầu trên cánh tay Cuba, ngó theo hướng anh chỉ về phía Nam. Núi rừng hùng vĩ chạy một mạch từ phía tây về phía nam tỉnh Oriente, vươn lên đầy kiêu hãnh kế bên bờ biển. Tàn quân mười hai con người đã chạy về đây, dùng địa hình hiểm trở làm cái nôi nuôi dưỡng cách mạng.
“Kìa em thấy không? Sierra Maestra đứng sừng sững, nuôi giấu biết bao cán bộ.”
"Thế thì giống những khoảng đồi Tây Bắc, anh nhỉ?"
_______________________________
Trật tự hai cực đã chia thế giới ra làm hai nửa, tạo nên một cơn sóng ngầm chiến tranh luôn chờ chực ở hai đầu chiến tuyến. Những cuộc xung đột cứ nổ ra liên miên trong bầu không khí nghi kỵ của chính trị. Điểm tốt duy nhất của nó ắt hẳn là khiến cho những con người đứng cùng một phía tích cực đoàn kết với nhau. Nhưng điều đó cũng dẫn đến một bi kịch khác, khi tâm cực sụp đổ, đoàn người trong cùng một cực sẽ ngã nhào như hiệu ứng domino.
Vào một buổi tối mùa đông năm 1991, chúng tôi nhận được tin khiến cả thế giới phải bàng hoàng: “Liên Xô tan rã.”
Mùa đông năm ấy là mùa đông lạnh nhất mà tôi từng thấy, khi bức tường thành ở vùng đất trung tâm sụp đổ khiến cơn bão tuyết đổ ra tứ phía địa cầu. Em ngồi bất động trên ghế mây, ánh đèn soi lên gương mặt tái nhờn nhợt. Chúng tôi đã lờ mờ đoán ra kết cục này từ vài tháng trước, nhưng dù có chuẩn bị tâm lý kĩ càng đến đâu thì vẫn không tài nào chấp nhận được khi nó diễn ra. Tim tôi rung lên đau đớn bởi cơn tâm chấn lan tràn khắp thế giới, những đồng chí mà chúng tôi từng quen biết giờ bỗng hóa thành xa lạ. Chỉ còn mấy người, chỉ còn chúng tôi bấu víu vào nhau.
Việt Nam ngước lên nhìn tôi, đôi mắt em đỏ ửng, nhưng ráo hoảnh. Đôi mắt của người đã để tang quá nhiều máu thịt nhân dân trong trăm năm bi kịch mà cạn khô nước mắt, chỉ để lại sắc đen bi thương tuyệt vọng. Ánh mắt em nài nỉ tôi tới kế bên em.
“Lạnh…” Em nói, gần như đu lên người tôi “Anh ơi, lạnh.”
Không vì những đòi hỏi luyến ái, chúng tôi tìm đến cơ thể nhau trong một nỗ lực sưởi ấm thân thể buốt cóng. Nhưng dù tôi có cố gắng hôn em cùng khắp cũng không thể nào làm ấm em lên. Bởi một lẽ người tôi cũng lạnh, cũng bải hoải và rệu rã trước một bi kịch lịch sử. Dường như chỉ cần một giây buông lơi là tôi cũng sẽ rơi vào cái hố tử thần kia. Việt Nam cũng nhận ra điều đó nên hối hả ghì vít lấy bả vai tôi.
"Cuba…"
Cổ họng khàn đặc, em mở miệng gọi tên tôi. Tiếng gọi của em van lơn, gần như cầu xin, giữa bốn bề bão tuyết gào thét.
"Cuba, anh không được đi theo bọn họ…"
Lòng quặn thắt. Năm đầu ngón tay tôi tìm đến năm đầu ngón tay em đang run rẩy không ngừng, nắm chặt. Tôi khẳng định với em hết lần này đến lần khác rằng tôi vẫn luôn ở đây, đầy đủ thịt da và ấm hơi người.
Em mang nỗi lo lắng vào trong giấc ngủ của mình, bàn tay bấu chặt vào tôi chỉ thả lỏng một chút khi tôi nhẹ nhàng vỗ lưng em trấn an. Tôi thoáng nghĩ về tương lai mình, thầm suy đoán rằng sau này phải quy hoạch lại việc trồng trọt thôi, khách hàng của tôi hầu như đã không còn nữa rồi. Nhưng khi nghĩ đến lúc đã tự hào khoe với em về những dải ruộng mía bạt ngàn cùng vạn mẫu đất canh tác ngọt ngào, một nỗi sợ hãi không tên lại xâm lấn lấy bản thân.
"Nếu Cuba không còn ngọt lịm đường nữa, em có còn thích tôi không?"
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com