Phần 3.1: Thầy phù thuỷ
༎ຶ‿༎ຶ THẦY PHÙ THỦY ༎ຶ‿༎ຶ
CHAP 1:
Những điều mà con người càng cố che giấu thì lại càng thu hút sự chú ý của nhiều người hiếu kì và càng được quan tâm hơn nữa khi lời giải đáp dần được hé mở.
....................................
Nó là con út trong một gia đình cùng đinh ở vùng nông thôn nghèo quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm nhưng cái đói cái nghèo vẫn bám riết lấy gia đình nó. Đã nghèo đã khổ mà bố mẹ nó vẫn cố đẻ cho bằng được một thằng con trai, vì thời ấy trọng nam khinh nữ người ta quan niệm "một nam cũng là có, mười nữ cũng bằng không" chính vì vậy khi đẻ đến người thứ 11 vẫn là con gái thì bố nó mặc kệ lời khuyên răn van xin của vợ mà bắt bà phải đẻ bằng được con trai thì mới dừng lại dù cho nhà nghèo tới nỗi có những ngày cả gia đình phải uống nước để kìm qua cơn đói, nhiều người thân người quen họ nhìn mà thấy thương những đứa trẻ nên đã can ngăn nhưng sự ngu dốt lại cố chấp cổ hủ của bố nó, ông vẫn vỗ ngực mà cho rằng "tao không có của thì tao có con" ai cũng lắc đầu ngán ngẩm, ở cái thời ấy có con mà không có của thì chỉ cạp đất để ăn. Thật may mắn khi mẹ nó mang bầu lần thứ 12 bà đã hạ sinh ra một đứa bé trai - nó ra đời trong sự hân hoan của mọi người mà người sung sướng nhất là bố nó - ông vui mừng tới độ gọi con là cục vàng và bế đi khoe khắp xóm làng, thôi thì cũng coi đó là niềm an ủi lớn nhất mà ông trời ban cho những mảnh đời như họ
Từ khi sinh ra thằng bé đã có 1 đôi mắt màu nâu vàng không hề giống với mắt bố hay mẹ và cũng không giống với bất kì người nào, nó cũng không ngoan như những đứa trẻ khác mà quấy khóc suốt ngày, đôi mắt ấy cứ mở thao láo nhìn về 1 hướng rồi lại giật mình mà khóc ré lên, 3 tháng đầu còn nghĩ là con khóc dã đề nhưng đến nay đã gần 6 tháng rồi mà đứa trẻ vẫn không khá hơn, cả nhà ban ngày đi làm tối về lại không được ngủ vì phải thay nhau trông con trông em, ai nấy cũng gầy còm chỉ còn da bọc xương ấy thế mà đứa bé vẫn bụ bẫm khoẻ mạnh. Thời gian thấm thoát trôi qua đứa bé sơ sinh ngày nào giờ cũng biết đi biết nói, và đôi mắt cũng đậm màu hơn nhưng vẫn không giống với mắt của những người bình thường khác, đôi mắt ấy thỉnh thoảng vẫn hay nhìn về 1 hướng rồi lại cười nói một mình, nhiều khi đi làm đồng ở nhà không ai trông mẹ nó phải gánh con đi cùng có những lúc đang líu lo hát cho mẹ nghe thì nó dừng lại chỉ chỉ tay về phía trước miệng bi bô "Mẹ ơi, cụ...cụ, ông cụ" trong khi ấy xung quanh chỉ có 2 mẹ con. Rồi có nhiều lần ở nhà chơi với chị nó cũng chỉ tay ra ngoài đường rồi nói "em bé...em bé"... nhưng mọi người cũng không bận tâm vì còn phải làm việc để kiếm miếng cơm, càng ngày số lần thằng bé nhìn thấy những thứ mà người khác không nhìn thấy càng nhiều hơn, ban đầu nó cũng sợ nhưng lâu dần thành quen.
5 năm trôi qua dù là nghèo là đói khổ nhưng trong nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười, mọi người luôn yêu thương nhường nhịn nhau cứ nghĩ rằng cuộc sống êm đềm cứ thế trôi mãi thì bỗng trốc mọi thứ xụp đổ chỉ trong thời gian ngắn ngủi, nó đang từ một đứa trẻ hạnh phúc nhất trên thế gian khi có đủ bố mẹ và các chị thì nạn đói năm 1945 đã cướp đi sinh mạng của từng người trong gia đình chỉ để lại 1 đứa bé 5 tuổi côi cút trơ trọi giữa cuộc đời, không nơi nương tựa nó trở thành trẻ mồ côi lang thang khắp nơi xin ăn từng ngày, nhưng đi đâu để xin ăn khi xung quanh nhìn đâu cũng thấy xác người.....
Đói + lạnh đứa bé thu mình vào 1 góc tường đôi bàn tay run rẩy ôm lấy đôi chân trần lấm lem nứt nẻ, nó gục mặt xuống mà khóc nức nở "Bố ơi, mẹ ơi, các chị ơi...hức...hức.. mọi người đang ở đâu? Con đói lắm bố mẹ ơi hức...hức..."
- Cậu đói hả?
Một bé gái chạc tuổi nó từ đâu đi tới đứng bên cạnh, đứa bé đưa bàn tay nhỏ nhắn vỗ nhẹ nhẹ lên vai, nó ngước đôi mắt ướt nhoè nhìn người bạn xa lạ rồi lại nhìn xung quanh
- Ở đây là đâu?
Trong cơn đói đôi chân cứ bước mà nó không biết được rằng mình đã đi quá xa và đã nhịn đói mấy ngày, chỉ khi mệt lả không còn sức thì mới dừng lại ở nơi đây
- Cậu không biết đây là đâu sao. Ở đây là gần nhà tớ, thầy (bố) tớ nhìn thấy cậu ngồi đây nên bảo tớ ra gọi cậu về nhà. Đi về nhà tớ, tớ lấy cơm cho cậu ăn
Nghe thấy được ăn, nó đứng dậy đi theo cô bé kia mà không cần biết lý do là gì, với lại một đứa trẻ 5 tuổi đã biết gì mà cần lý do, nó chỉ cần được no cái bụng là hạnh phúc lắm rồi.
- Con tên gì?
Một người đàn ông to lớn dáng người điềm đạm từ trong nhà bước ra, thấy đứa bé mặt mũi lấm lem đang đứng núp sau cánh cửa thì tiến tới hạ giọng nhỏ nhẹ làm quen với nó
Thằng bé thấy người đàn ông đến gần mình thì lùi lại vài bước vẻ mặt sợ sệt lí nhí trả lời
- Thưa ông con tên là Vĩnh
Thấy thằng bé dễ thương lại lễ phép, người đàn ông vui ra mặt, biết nó đang sợ ông càng nhỏ nhẹ
- Bố mẹ con đâu, sao con lại đi có 1 mình?
- Bố mẹ và các chị con chết hết rồi hu..hu..
Thằng bé như bị chạm vào nỗi đau nỗi nhớ nhung bao lâu nay nó trả lời rồi oà khóc. Kéo nó vào lòng, người đàn ông đưa bàn tay thô kệch lau nước mắt cho nó rồi hỏi
- Ta biết rồi, vậy là bây giờ con không còn ai bên cạnh. Ta sẽ nhận nuôi con sẽ cho con ăn no cho con đi học, con có muốn ở lại đây với ta không?
Thằng bé sụt sùi đưa đôi mắt long lanh nhìn người đàn ông rồi khẽ gật đầu
Như thế là cuộc đời của thằng bé từ đây được bước sang trang mới, người đàn ông mà cô bé đó gọi bằng thầy lại là một thầy phù thủy rất giỏi người ta gọi ông là thầy Khắc, khi nhìn thấy thằng bé mồ côi với đôi mắt lạ, ông Khắc đã nhận nuôi nó thương yêu nó như con đẻ, cho nó đi theo mình và có ý định muốn nó nối nghiệp của ông - thằng bé đó chính là ông Vĩnh bây giờ. (Xin phép mọi người cho tui gọi ông Vĩnh bằng tên Vĩnh hoặc anh Vĩnh cho phù hợp với truyện vì đang kể về thời trẻ của ông Vĩnh mà cứ gọi là ông thì nghe nó kì kì :))))
Ông Khắc cũng đã lấy vợ nhưng không may vợ ông mất sớm khi 2 người còn chưa có với nhau lấy 1 mụn con, không biết do ông quá yêu vợ hay vì lý do nào khác mà đến nay đã ngoài 40 ông Khắc vẫn nhất quyết không chịu đi thêm bước nữa mặc cho mọi người có động viên ông như thế nào ông cũng bỏ ngoài tai chỉ cười trừ cho qua chuyện. Đứa bé gái đó là con nuôi mà ông Khắc nhặt được ở vệ đường trong 1 lần đi lễ về, thấy đứa bé trần truồng bị kiến bu quanh thì ông thương tình mà đem nó về nuôi và coi nó là niềm vui của mình, ông đặt tên cho nó là Cầm. Nhà có 2 người, con gái lại còn nhỏ nên mọi việc từ lớn đến bé đều do 1 tay ông vun vén, mặc dù không có ruộng nhưng nhờ vào công việc ông làm đó là trừ tà bắt ma cho dân nên mỗi lần xong việc ai cho gì thì ông nhận thứ ấy nhà nghèo họ cho ngô cho khoai nhà nào khá hơn thì cho gạo cho tiền còn nhiều gia đình giàu có họ lại cho vải vóc hay đồ trang sức ông đều đem lên chợ bán để đổi lấy gạo, nhờ thế mà cuộc sống của bố con ông Khắc cũng không phải vất vả khổ sở gì
....................
Thấm thoát mấy năm trôi qua thằng cu Vĩnh đã 9 tuổi, thằng bé càng lớn càng phổng phao khoẻ mạnh nhìn nó lớn hơn hẳn so với bọn trẻ cùng lứa
- Vĩnh ơi, con chuẩn bị tay nải đi theo thầy lên chợ huyện mua ít gạo, nhà mình hết gạo rồi.
- Dạ, thưa thầy
Vĩnh từ nhà dưới chạy xuống bếp nắm 1 ít cơm cho vào tay nải rồi chuẩn bị đi theo thầy
Thời ấy không tiện như bây giờ muốn mua gạo hay vật dụng gì thì phải lên chợ huyện, mà chợ thời ấy 3 hôm mới mở họp 1 phiên, nhà nào ở gần thì không sao nhà nào ở xa phải mất hẳn 1 ngày để đi chợ, nhiều nhà ở cuối huyện còn phải đi từ tối hôm trước để kịp cho buổi họp chợ sáng hôm sau.
- Thầy ơi. Con về ở với thầy cũng đã được mấy năm rồi nhưng có điều này con chưa dám hỏi
Ông Khắc cúi đầu nhìn thằng bé con đeo tay nải đi bên cạnh mình, ông cười hiền rồi xoa xoa đầu nó
- Có chuyện gì mà con lại chưa dám hỏi, con nói thầy nghe xem nào
- Thầy nói với con là nhà mình chỉ có 3 người, nhưng từ lúc con bước chân vào nhà con đã nhìn thấy rất nhiều người, họ chỉ làm việc mà chẳng nói chuyện với con, người nào mặt mũi cũng đờ đẫn trắng bệch nhìn họ chẳng nhanh nhẹn gì, những người đấy là ai vậy hả thầy? Sao thầy lại dối con là chỉ có 3 người
Ông Khắc bị đơ người mất một lúc khi nghe câu hỏi của cu Vĩnh, kể từ ngày đầu nhìn thấy đôi mắt của nó ông đã biết đôi mắt ấy không phải 1 đôi mắt bình thường nhưng tại sao nó không bình thường thì đến bây giờ nghe nó hỏi ông mới hiểu
- Những người đó khi nào lớn con sẽ biết họ là ai. Sau hôm nay về thầy sẽ dạy chữ nho cho con và em Cầm nhé
Ông Khắc không muốn trả lời câu hỏi của thằng bé Vĩnh vì ông biết bây giờ chưa phải lúc nên đã khéo léo lảng sang chuyện khác. Nắng sớm nhè nhẹ rọi xuống in bóng 2 thầy trò liêu xiêu trên con đường quê bốn bề là đồng ruộng bạt ngàn, vừa đi ông Khắc vừa hít thở cái mùi lúa trổ đòng nó thơm mát và cực kì dễ chịu, thằng bé Vĩnh đi phía trước nó tung tăng nhảy chân sáo đang đi giữa đường bỗng dưng nó quay lại kéo ông Khắc dạt vào lề đường, ông Khắc biết hành động của nó là có ý gì nhưng vẫn giả bộ ngạc nhiên hỏi
- Con né cái gì vậy Vĩnh?
- Có xe ngựa thầy ạ, thầy không nhìn thấy à, họ vừa đi qua rồi, thầy với con đi bộ nên phải tránh họ chứ. Nhưng mà thầy ơi sao họ lại đi xe ngựa? Con thấy mọi người toàn đi bộ hết mà
Ông Khắc đăm chiêu nhìn đứa trẻ ngây thơ đứng trước mặt mà không biết nên trả lời thế nào, ông thầm nghĩ đã đến lúc phải dạy nó cách để sử dụng đôi mắt của mình, còn câu hỏi vừa rồi của cu Vĩnh ông cũng trả lời ậm ừ cho xong
Hai thầy trò đi đến chợ thì cũng đã trưa, dừng chân tại 1 quầy bán bánh rán để ăn lót dạ, gọi là quầy cho sang chứ thực chất nó chỉ vỏn vẹn chưa đầy 3m vuông có 1 cái bàn và 3 cái ghế gỗ dài xếp quanh bàn theo hình chữ U
- Bà chủ bán cho 2 thầy trò nghèo chúng tôi 2 cái bánh rán
Bà chủ quán chỉ độ ngoài 30 tuổi người béo quay béo cút, đang lim dim nghỉ trưa nghe tiếng ông Khắc gọi thì giật mình tỉnh giấc liếc nhìn 2 người rồi làu bàu chửi
- Không thấy người ta đang nghỉ trưa hay sao mà gọi to thế, ông bị điếc nên cần phải nói to hả, cái bánh rán nó bé bằng cái hòn bi mà ăn có 2 cái chẳng bõ làm
Ông Khắc vẫn điềm tĩnh trả lời
- Bà chủ cho tôi hỏi từ sáng tới giờ bà đã bán được cái nào chưa vậy
Bà cô quắc mắt lườm ông Khắc rồi ngoắc cái mồm rộng toác
- Bán được hay chưa thì phiền hà gì đến nhà ông. Ăn hay không? Không ăn thì xéo cho đỡ ngứa mắt
Ông Khắc đứng dậy thò tay vào trong túi áo lấy ra 1 cái que nhỏ như que kem ném vào ống đũa được bày trên bàn rồi cười nói
- Chúc bà chủ buôn may bán đắt
Mụ chủ quán bực mình đứng dậy nhặt cái que ném ra khỏi ống đũa và cũng không quên chửi với theo
- Đúng là xui xẻo, gặp phải lão điên
Ông Khắc cứ bước đi mà không nói gì, dắt thằng cu Vĩnh đi sang hàng bánh rán kế bên, bà chủ bên này tính cách lại trái ngược hoàn toàn với bà chủ vừa rồi, thấy 2 thầy trò đi vào nhìn thấy tay nải đeo trên người biết là đi đường xa nên nhanh nhẹn đon đả rót 2 ly nước mời 2 thầy trò
- Ông đây vừa đi đường xa phải không? Mời vào đây nghỉ ngơi uống ly nước ăn miếng bánh lót dạ
Ông Khắc kéo cu Vĩnh cho nó ngồi ghế đàng hoàng rồi mới nhìn bà chủ quán
- Phiền bà cho 2 thầy trò tôi 2 cái bánh, ăn lót dạ. Chúng tôi đi từ sáng tới giờ mà chưa được ăn cái gì
Bà chủ quán nhìn thằng Vĩnh mặt mũi lấm lem thì thương tình, bưng ra 1 đĩa bánh gồm 5 cái bánh to đưa cho ông Khắc
- 2 thầy trò ông đói lắm phải không, nhìn thằng bé nó đói mà nuốt nước miếng ừng ực kia kìa. Ông gọi 2 cái nhưng thôi ông cho nó ăn thêm đi tôi chỉ lấy tiền 2 cái thôi
Thằng cu Vĩnh mắt cứ đau đáu nhìn chiếc bánh nhưng thầy chưa cho ăn nên nó không dám, ông Khắc liếc nhìn rổ bánh còn đầy của bà chủ
- Từ sáng tới giờ bà chưa bán được cái nào phải không? Bà không bán được thì lấy đâu ra lời lãi mà cho thầy trò tôi,
Nói rồi ông lại rút ra 1 cái que nhỏ cắm vào ống đũa, bà chủ quán nhìn thế thì có chút thắc mắc
- Ông làm gì thế sao lại cắm cái que ấy vào ống đũa của tôi?
- Rồi bà sẽ biết. Cảm ơn lòng tốt cả bà
Cầm đĩa bánh cho vào túi để vừa đi vừa ăn ông Khắc lại dắt tay thằng cu Vĩnh đứng dậy đi về phía cuối chợ để đổi vải lấy tiền mua gạo. Hai người vừa đi được mấy bước thì khách từ đâu ùn ùn kéo đến mua hết rổ bánh của bà chủ, bà ta há hốc mồm mắt thao láo nhìn 2 thầy trò rồi cúi người cảm ơn, ông Khắc chỉ cười rồi lại quay đi. Ai cũng hiểu chỉ có cu Vĩnh là không hiểu nó vẫn hồn nhiên mà gặm cái bánh rán 1 cách ngon lành
Đổi miếng vải lụa cũng được kha khá tiền ông Khắc hỏi cu Vĩnh thích ăn gì, nó bảo nó thích ăn sọ lợn nấu khoai, thế là 2 thầy trò lại đi mua sọ lợn nhưng tìm cả chợ chỉ còn mỗi 1 quầy là còn sọ lợn. Ông Khắc bước vào gọi mua chiếc sọ lợn, ông chủ quán đang chặt đôi cái sọ thì 1 người phụ nữ trẻ đẹp ăn mặc sang trọng bước vào hất hất cái cằm
- Ê chủ quán. Gói cho bà cái sọ này
- Con chào bà, nhưng mà cái này có người mua rồi
Ông chủ quán khép nép khi gặp người đàn bà này, có vẻ bà ta là người có tiền có quyền chăng
Nghe chủ quán trả lời người đàn bà quắc đôi mắt sắc lẹm nhìn về phía ông Khắc và cu Vĩnh
- Ai mua, ai dám mua trước bà đây, ngươi có biết ta là ai không? Ta là phu nhân của quan huyện đấy.
Ông Khắc cười khà khà, vẫn giữ cái giọng điềm đạm, khẽ cúi người thể hiện thái độ tôn kính mà nói
- Xin lỗi bà, nhường bà
Người chủ quán thấy vậy ngượng ngùng nhìn ông Khắc nhưng tay thì vẫn phải gói cái sọ cho người đàn bà ghê gớm này. Cầm được chiếc túi bọc sọ lợn trên tay bà ta quay ra vênh mặt rồi nghoe nguẩy cái đít bước đi. Đợi cho bà ta đi được độ chục bước ông Khắc mới giả vờ nói vu vơ
- Quan lớn bây giờ không thích ăn sọ lợn mà lại thích ăn sọ người
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen4U.Com